Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2017/TT-BTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2017 |
Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc phân bổ dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi (-) giá bán của khoản nợ được tổ chức tín dụng bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tắt là VAMC) theo giá thị trường và giá trị khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính khoản nợ (sau đây gọi là phân bổ) theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức tín dụng bán nợ xấu theo giá thị trường cho VAMC (sau đây gọi là tổ chức tín dụng), bao gồm:
a) Tổ chức tín dụng có kết quả kinh doanh bị lỗ trong năm tài chính bán nợ.
b) Tổ chức tín dụng khi thực hiện hạch toán ngay vào chi phí hoạt động toàn bộ phần giá trị chênh lệch sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh của năm thực hiện bán nợ của tổ chức tín dụng bị lỗ.
1. Giá trị ghi sổ là Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc.
2. Giá trị chênh lệch là giá trị chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá bán của khoản nợ được mua theo giá trị thị trường và giá trị khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính khoản nợ được bán.
3. Giá trị chênh lệch còn lại là giá trị chênh lệch của khoản nợ được mua bán theo giá trị thị trường trừ đi giá trị đã phân bổ vào chi phí hoạt động.
Điều 3. Phương pháp thực hiện phân bổ
1. Thời điểm thực hiện phân bổ giá trị chênh lệch
a) Tại thời điểm bán nợ, tổ chức tín dụng hạch toán toàn bộ phần giá trị chênh lệch vào tài khoản chi phí chờ phân bổ.
b) Tại thời điểm 31/12, tổ chức tín dụng hạch toán số tiền phải phân bổ vào chi phí hoạt động trong năm.
2. Việc phân bổ giá trị chênh lệch được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Thời hạn phân bổ tối đa 05 năm kể từ năm bán nợ.
b) Trong thời gian thực hiện phân bổ, tổ chức tín dụng được chủ động quyết định số tiền phân bổ vào chi phí hoạt động hàng năm. Trong năm phân bổ, trường hợp tổ chức tín dụng có chênh lệch thu lớn hơn chi (lợi nhuận) trước khi thực hiện phân bổ thì số tiền phải phân bổ vào chi phí hoạt động trong năm tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi trước khi thực hiện phân bổ.
Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Theo dõi giá trị chênh lệch phải phân bổ chi tiết cho từng khoản nợ.
2. Thực hiện việc phân bổ giá trị chênh lệch theo đúng quy định tại Thông tư này.
3. Báo cáo về tình hình thực hiện phân bổ giá trị chênh lệch phải được thể hiện trong báo cáo tài chính định kỳ (quý/năm) của các tổ chức tín dụng.
4. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ về số liệu báo cáo.
5. Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 3 năm 2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 1860/QĐ-NHNN năm 2015 đính chính Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 18/2015/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 09/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 33/2020/TT-BTC quy định về mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 2Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 3Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 1860/QĐ-NHNN năm 2015 đính chính Thông tư 14/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 18/2015/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- 7Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 09/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9Thông tư 33/2020/TT-BTC quy định về mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 04/2017/TT-BTC hướng dẫn Khoản 2 Điều 1 Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 04/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/01/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 161 đến số 162
- Ngày hiệu lực: 04/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra