Điều 16 Thông tư 04/2010/TT-BYT hướng dẫn việc lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng do Bộ Y tế ban hành
Điều 16. Sơ đồ lấy mẫu nguyên liệu ban đầu và vật liệu bao gói
1. Trước khi thực hiện việc lấy mẫu, người lấy mẫu phải kiểm tra tính nguyên vẹn, mức độ hư hỏng của thùng đựng, sự đồng đều của sản phẩm bên trong của mỗi đơn vị lấy mẫu.
2. Việc lấy mẫu có thể được thực hiện theo một trong ba sơ đồ lấy mẫu ghi tại Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Các giá trị n, p hoặc r cho N đơn vị bao gói*
Giá trị n, p, r | Giá trị N | ||
Sơ đồ n | Sơ đồ p | Sơ đồ r | |
2 | Tới 3 | Tới 25 | Tới 2 |
3 | 4 - 6 | 25 – 56 | 3 – 4 |
4 | 7 – 13 | 57 – 100 | 5 – 7 |
5 | 14 – 20 | 101 – 156 | 8 – 11 |
6 | 21 – 30 | 157 - 225 | 12 – 16 |
7 | 31 – 42 | 17 – 22 | |
8 | 43 – 56 | 23 – 28 | |
9 | 57 – 72 | 29 – 36 | |
10 | 73 - 90 | 37 - 44 |
a) Sơ đồ n
Sử dụng “Sơ đồ n” trong trường hợp lô nguyên liệu cần lấy mẫu được coi là đồng nhất và được cung cấp từ một nguồn xác định. Có thể lấy mẫu từ bất kỳ phần nào trong thùng nguyên liệu (thường từ lớp trên cùng). “Sơ đồ n” dựa trên công thức n = 1 + , với N là số đơn vị bao gói của lô hàng. Số đơn vị lấy mẫu tối thiểu n có được bằng cách làm tròn đơn giản. Từ n đơn vị lấy mẫu được chọn ngẫu nhiên, lấy ra các mẫu ban đầu, đựng trong các đồ đựng mẫu riêng biệt. Nếu các mẫu ban đầu lấy được không có nghi ngờ gì về cảm quan và định tính, các mẫu ban đầu được trộn đều thành mẫu riêng, mẫu chung để chia thành mẫu phân tích và mẫu lưu theo trình tự chung.
b) Sơ đồ p
Sử dụng “sơ đồ p” trong trường hợp lô nguyên liệu được xem là đồng nhất, từ một nguồn xác định và mục đích chính là để kiểm tra định tính. “Sơ đồ p” dựa vào công thức p = 0,4, với N là số đơn vị bao gói của lô hàng. Giá trị p có được bằng cách làm tròn lên đến số nguyên lớn nhất tiếp theo. Các mẫu ban đầu được lấy từ mỗi trong số N đơn vị bao gói của lô hàng và được đựng trong các đồ đựng mẫu riêng biệt. Các mẫu ban đầu này được kiểm tra về cảm quan, định tính. Nếu kết quả phù hợp, p mẫu chung được tạo thành bằng cách trộn lẫn thích hợp các mẫu ban đầu để lưu hoặc phân tích (nếu cần thiết).
c) Sơ đồ r
Sử dụng “sơ đồ r” khi lô nguyên liệu bị nghi ngờ là không đồng nhất và/hoặc tiếp nhận từ nguồn không xác định, dược liệu hay các nguyên liệu ban đầu là dược liệu đã được chế biến một phần. Sơ đồ này dựa trên công thức r = 1,5 , với N là số đơn vị bao gói của lô sản phẩm. Giá trị r thu được bằng cách làm tròn tới số nguyên lớn nhất tiếp theo.
Các mẫu ban đầu được lấy từ mỗi trong số N đơn vị bao gói và được đựng trong các đồ đựng mẫu riêng biệt. Các mẫu ban đầu này được kiểm tra cảm quan và định tính. Nếu kết quả phù hợp, lựa chọn ngẫu nhiên r mẫu để thực hiện kiểm nghiệm riêng rẽ. Nếu kết quả kiểm nghiệm đồng nhất, các mẫu lưu có thể được gộp lại thành 01 mẫu lưu.
3. Lấy mẫu nguyên liệu ban đầu để định tính đối với các cơ sở sản xuất không áp dụng các sơ đồ trên mà theo nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (GMP-WHO).
Thông tư 04/2010/TT-BYT hướng dẫn việc lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 04/2010/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/02/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Minh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 155 đến số 156
- Ngày hiệu lực: 29/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều kiện người lấy mẫu
- Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm của người lấy mẫu
- Điều 5. Nơi lấy mẫu thuốc
- Điều 6. Dụng cụ lấy mẫu thuốc
- Điều 7. Vận chuyển và bàn giao mẫu
- Điều 8. Chi phí lấy mẫu thuốc