Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2019/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2019 |
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI DI VẬT, CỔ VẬT
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29tháng 7năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật.
Thông tư này quy định quy trình giám định tư pháp để xác định một hiện vật là di vật, cổ vật hoặc không là di vật, cổ vật theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định tư pháp.
Thông tư này áp dụng đối với người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Di vật, cổ vật là hiện vật được xác định theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Người giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI DI VẬT, CỔ VẬT
Điều 4. Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
1. Người giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
2. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL).
Điều 5. Chuẩn bị thực hiện giám định
1. Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật về di sản văn hóa để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định tư pháp thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
3. Tổ chức giám định tư pháp quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên.
Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
1. Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định để xác định niên đại (tuyệt đối hoặc tương đối) và các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc xem xét đối tượng giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây:
a) Hình dáng, kích thước, chất liệu, thành phần hóa học, màu sắc và hoa văn trang trí, văn tự trên hiện vật;
b) Các dấu hiệu khác có liên quan.
2. Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có) và quy định của pháp luật về di sản văn hóa, người giám định tư pháp kết luận đối tượng giám định là di vật, cổ vật hoặc không phải di vật, cổ vật. Trường hợp có đủ căn cứ, người giám định tư pháp có thể kết luận thêm về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di vật, cổ vật.
Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 04a và 04b ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Điều 8. Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Biên bản bàn giao kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Điều 9. Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này.
Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Pháp chế) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Mẫu số 01: Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật
Mẫu số 02: Biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu giám định
Mẫu số 01. Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật
.............(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-......(2) | .....(3), ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thực hiện giám định tư pháp theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số..... ngày..... tháng..... năm.... của.......(4)
........................(5)
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa;
Căn cứ......................(6);
Căn cứ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số.... ngày... tháng... năm.... của.......(4);
Xét đề nghị của.... (nếu có),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thực hiện giám định tư pháp đối với vụ án/vụ việc theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số.... ngày... tháng.... năm..... của.....(4) bằng hình thức giám định tập thể, thành viên tham gia giám định như sau:
1....;
2.....;
3.....; (7)
Điều 2. Giao....(8) chủ trì tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.....(8) cử...(9) đồng chí là người giúp việc cho người giám định tư pháp.
Điều 3..........(10) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | ..........(5) (Ký, đóng dấu) Họ và tên |
_____________
(1) Tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định.
(2) Viết tắt in hoa tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định.
(3) Địa điểm quyết định thực hiện giám định tư pháp.
(4) Ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan, tổ chức trưng cầu/yêu cầu giám định.
(5) Người có thẩm quyền của tổ chức giám định tư pháp ra quyết định thực hiện giám định.
(6) Căn cứ xác định thẩm quyền của người ra quyết định thực hiện giám định tư pháp.
(7) Tên, chức danh, đơn vị công tác của từng người thực hiện giám định, phải ít nhất từ 03 người trở lên, trong đó có 01 người thuộc chuyên ngành đào tạo về luật.
(8) Đơn vị làm đầu mối trong công tác giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp.
(9) Số người giúp việc cho người giám định tư pháp.
(10) Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định.
(1)........................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
XEM XÉT ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH TẠI NƠI LƯU GIỮ CỦA NGƯỜI TRƯNG CẦU, YÊU CẦU
Hôm nay, hồi...... giờ.... ngày.... tháng.... năm.... tại:...................................... (2)
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện người trưng cầu/yêu cầu giám định:
Ông (bà).................................................................. chức vụ................................
2. Đại diện.......................................................................................................(3):
Ông (bà).................................................................. chức vụ................................
3. Người chứng kiến:
Ông (bà)............................................................................................................(4)
Tiến hành xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu/trưng cầu tại Quyết định trưng cầu/ yêu cầu giám định số.... (5) như sau:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
(Chú ý: Ghi rõ tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung thông tin và tình trạng của đối tượng giám định; lý do xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu/trưng cầu).
Biên bản xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu/trưng cầu đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và đại diện ký xác nhận; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Việc giao nhận hoàn thành hồi.......giờ............ ngày....../....../......
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN | ĐẠI DIỆN |
_____________
(1) Tên cơ quan/Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Địa điểm lưu giữ đối tượng giám định của người yêu cầu/trưng cầu.
(3) Tên cơ quan, đơn vị hoặc giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(4) Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người chứng kiến.
(5) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
- 1Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 2Thông tư 02/2017/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn chuyên gia giám định cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Thông báo 543/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp bàn việc xử lý tồn tại để phê duyệt quyết toán cổ phần hóa Công ty cổ phần Vật tư bưu điện do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 841/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định về quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Quyết định 1872/QĐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch lựa chọn, bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 1Thông tư 03/2021/TT-BVHTTDL bổ sung Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 5251/VBHN-BVHTTDL năm 2023 hợp nhất Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 2Luật di sản văn hóa 2001
- 3Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Luật giám định tư pháp 2012
- 6Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
- 7Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL quy định hồ sơ, mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Nghị định 79/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 9Thông tư 02/2017/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn chuyên gia giám định cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Thông báo 543/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp bàn việc xử lý tồn tại để phê duyệt quyết toán cổ phần hóa Công ty cổ phần Vật tư bưu điện do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 841/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở cấp Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định về quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 14Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 15Quyết định 1872/QĐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch lựa chọn, bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 03/2019/TT-BVHTTDL
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/07/2019
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 611 đến số 612
- Ngày hiệu lực: 01/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra