Chương 5 Thông tư 03/2013/TT-BTP hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
MỤC 1. THEO DÕI HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 18. Thực hiện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường
1. Bộ Tư pháp theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.
Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Tổ chức pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
3. Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi của địa phương.
4. Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi của địa phương.
Điều 19. Căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường
1. Báo cáo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về công tác triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Bản án, quyết định của Tòa án có liên quan về bồi thường nhà nước.
4. Thông tin báo chí về tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường.
MỤC 2. ĐÔN ĐỐC HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 20. Thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
1. Các Bộ đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.
Tổ chức pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Trường hợp không có sự thống nhất giữa các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thuộc Bộ thì tổ chức Pháp chế thuộc cơ quan đó tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. UBND cấp tỉnh đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý đối với các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;
b) UBND cấp huyện.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
4. UBND cấp huyện thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
Điều 21. Căn cứ đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người bị thiệt hại về hoạt động giải quyết bồi thường.
2. Kết quả công tác theo dõi, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường.
3. Thông tin báo chí về tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 22. Thủ tục đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ đôn đốc quy định tại
2. Văn bản đôn đốc phải nêu rõ nội dung, trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện theo nội dung văn bản đôn đốc và có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền đôn đốc kết quả giải quyết.
4. Trong trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện giải quyết bồi thường, phải báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
MỤC 3. KIỂM TRA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
Điều 23. Kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường
1. Bộ Tư pháp kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.
Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Các Bộ kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thuộc phạm vi do mình quản lý.
Tổ chức Pháp chế tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
3. UBND cấp tỉnh kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
4. UBND cấp huyện kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
1. Kế hoạch hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
2. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về vi phạm của cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường.
4. Thông qua kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường.
1. Kiểm tra định kỳ do cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường thực hiện hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 Thông tư này.
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường tổ chức kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường về các nội dung sau đây:
1. Tính hợp pháp, đúng đắn của việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả;
2. Việc thực hiện báo cáo kết quả giải quyết bồi thường;
3. Quản lý nhà nước về công tác bồi thường và việc thực hiện các nhiệm vụ khác về bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Biện pháp xử lý sau kiểm tra
1. Sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra, đoàn kiểm tra gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan đã ra quyết định kiểm tra, đồng thời, gửi Bộ Tư pháp để phục vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
2. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Kiểm tra liên ngành đối với công tác bồi thường
1. Việc kiểm tra liên ngành đối với công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện để phục vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tổ chức kiểm tra liên ngành.
2. Nội dung kiểm tra được thực hiện theo quy định tại
Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra
Cơ quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, đồng thời phối hợp với Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu.
Thông tư 03/2013/TT-BTP hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Điều 4. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 5. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 6. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
- Điều 7. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp
- Điều 8. Thủ tục xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường
- Điều 9. Phối hợp xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường
- Điều 10. Hướng dẫn nghiệp vụ của các Bộ
- Điều 11. Hướng dẫn nghiệp vụ của UBND cấp tỉnh
- Điều 12. Hướng dẫn nghiệp vụ của UBND cấp huyện
- Điều 13. Hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp
- Điều 14. Thời hạn hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường
- Điều 15. Thực hiện giải đáp vướng mắc pháp luật
- Điều 16. Hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật
- Điều 17. Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường
- Điều 18. Thực hiện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường
- Điều 19. Căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường
- Điều 20. Thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
- Điều 21. Căn cứ đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
- Điều 22. Thủ tục đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường