- 1Thông tư 103/2020/TT-BTC bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực thuế, quản lý tài sản công và quản lý nợ công
- 2Quyết định 84/QĐ-BTC năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2021
- 3Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2002/TT-BTC | Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2002 |
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh thuế tài nguyên ban hành ngày 16 tháng 4 năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên;
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động khai thác thuỷ, hải sản, sau khi có ý kiến của Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với các cơ sở khai thác thuỷ, hải sản tự nhiên như sau:
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) trong nước và nước ngoài hoạt động đánh bắt thuỷ, hải sản tự nhiên (sau đây gọi chung là thuỷ sản) thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành là đối tượng áp dụng chế độ quản lý thu thuế hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thông tư này không quy định đối với những trường hợp sau đây:
a) Khai thác thuỷ sản nuôi trồng.
b) Sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuỷ sản.
c) Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, kể cả các dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên.
II- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP ĐỐI VỚI TỪNG CƠ SỞ KHAI THÁC THUỶ SẢN
1. Theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành thì hoạt động khai thác thuỷ sản thuộc đối tượng áp dụng các chính sách thuế thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thu khác (nếu có) theo quy định:
a) Thuế môn bài nộp một lần ngay từ đầu năm theo bậc môn bài căn cứ vào quy mô hoạt động của từng cơ sở khai thác.
b) Thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) nộp theo số thực tế phát sinh theo định kỳ quy định, cụ thể:
- Đối với cơ sở khai thác thuỷ sản đã thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, xác định được chính xác sản lượng, doanh thu và chi phí hoạt động khai thác thì thực hiện tính và nộp thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) theo số thực tế phát sinh được phản ảnh trên sổ sách chứng từ kế toán theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Đối với cơ sở khai thác thuỷ sản chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì phải nộp thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác (nếu có) theo mức thuế do cơ quan Thuế ấn định.
2. Phương pháp xác định mức thuế ấn định:
Để xác định được mức thuế tài nguyên, thuế GTGT và thuế TNDN ấn định đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản, cơ quan Thuế phải thực hiện:
2.1/ Xác định doanh thu tính thuế ấn định đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản:
Doanh thu tính thuế ấn định | = | Sản lượng khai thác thuỷ sản ấn định (kg) | x | Giá tính thuế (đ/kg) |
a) Để xác định được sản lượng khai thác thuỷ sản ấn định (gọi chung là sản lượng ấn định), cơ quan Thuế cần chủ động phối hợp với cơ quan Thuỷ sản và chính quyền địa phương cơ sở để thực hiện các công việc sau đây:
- Tổ chức điều tra thực tế 3 năm trước và năm tính thuế về năng lực khai thác thực tế của từng cơ sở, gồm: số đầu phương tiện, công suất (CV) phương tiện và ngư cụ của từng nghề khai thác, năng suất khai thác thực tế, số lượng lao động khai thác, ngư trường khơi lộng, mùa vụ.v.v để dự kiến mức sản lượng khai thác trong kỳ tính thuế đối với từng loại phương tiện, từng cơ sở khai thác.
- Tổ chức họp với ngư dân để hướng dẫn, giải thích về chính sách thuế của nhà nước và thông báo mức sản lượng khai thác dự kiến trong kỳ để các cơ sở nhận xét, đề xuất mức sản lượng khai thác phù hợp, bảo đảm dân chủ, công bằng. Cuộc họp với cơ sở khai thác phải lập biên bản, có ký tên và ghi rõ họ tên đại diện cơ quan Thuế, cơ quan Thuỷ sản, chính quyền địa phương và cơ sở khai thác.
- Căn cứ vào kết quả cuộc họp với ngư dân và tham khảo thêm mức sản lượng khai thác ấn định của ngư trường địa phương tỉnh bạn (nếu có), Cục Thuế thống nhất với Sở Thuỷ sản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt, quyết định và công bố mức sản lượng khai thác ấn định ổn định trong thời gian khoảng từ 3 năm - 5 năm để các cơ sở yên tâm khai thác (trừ trường hợp cơ sở có biến động tăng hoặc giảm từ 30% mức ấn định trở lên thì mới cần phải xem xét lại).
b) Giá tính thuế là giá bán thực tế bình quân từng loại thuỷ sản khai thác trong kỳ tính thuế tại thị trường điạ phương.
Để bảo đảm giá tính thuế sát với giá cả thị trường, Cục Thuế phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương (Sở Tài chính Vật Giá, Sở Thuỷ sản.v.v.) để khảo sát giá cả thị trường, đề xuất mức giá tính thuế phù hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá tính thuế đối với thuỷ sản khai thác ở địa phương và công bố để ngư dân thực hiện.
Đối với những tỉnh, thành phố có cùng ngư trường khai thác thì trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giá tính thuế, các Cục Thuế cần có sự trao đổi để có sự thống nhất về giá tính thuế, vừa bảo đảm sự đóng góp công bằng, vừa để chống thất thu ngân sách. Trường hợp giá cả thuỷ sản trên thị trường biến động (tăng, giảm) từ 20% trở lên thì phải trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
2.2/ Xác định tỷ lệ (%) số thuế phải nộp trên doanh thu (gọi chung là tỷ lệ % thuế phải nộp) áp dụng đối với từng cơ sở khai thác thuỷ sản:
Để đơn giản trong khâu tính, nộp thuế đối với cơ sở khai thác thuỷ sản và làm căn cứ để ngân sách nhà nước hạch toán khoản thu theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước, yêu cầu phải xác định tỷ lệ (%) tổng số thuế phải nộp (gồm các khoản thuế tài nguyên, thuế GTGT và thuế TNDN) và tỷ lệ % từng khoản thuế phải nộp trên doanh thu theo công thức sau đây:
Số thuế phải nộp | ||
Tỷ lệ (%) số thuế phải nộp | = | |
Doanh thu |
a) Số thuế phải nộp đối với từng khoản thuế được xác định như sau:
- Thuế tài nguyên, bằng (=) sản lượng thuỷ sản khai thác ấn định, nhân (x) giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, nhân (x) thuế suất.
- Thuế GTGT, bằng (=) GTGT (theo tỷ lệ % GTGT trên doanh thu do Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh và doanh thu tính thuế ấn định), nhân (x) thuế suất thuế GTGT quy định đối với mặt hàng thuỷ sản khai thác.
- Thuế TNDN, bằng (=) Thu nhập chịu thuế (theo tỷ lệ % thu nhập chịu thuế trên doanh thu do Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh và doanh thu tính thuế ấn định), nhân (x) thuế suất thuế TNDN.
b) Doanh thu làm căn cứ xác định tỷ lệ thuế phải nộp là doanh thu tính thuế ấn định tại thời điểm xác định tỷ lệ theo hướng dẫn tại điểm 2.1 mục này.
Trên cơ sở tỷ lệ (%) thuế phải nộp xác định trên đây, Cục Thuế tỉnh, thành phố thông báo cho cơ sở thực hiện kê khai, nộp thuế. Để các cơ sở khai thác chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà nước thì tỷ lệ thuế phải nộp thông báo cho cơ sở khai thác có thể ổn định trong thời gian 3 - 5 năm; Trừ trường hợp, các chính sách thuế và điều kiện khai thác có biến động lớn thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
2.3/ Xác định tổng số thuế phải nộp ấn định (bao gồm thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN) đối với từng cơ sở khai thác, chi tiết theo từng khoản thuế, cả năm và từng kỳ trong năm tính thuế, cụ thể là:
- Số thuế phải nộp cả năm, bằng = Tỷ lệ (%) thuế phải nộp (do Cục Thuế thông báo), nhân (x) với doanh thu tính thuế của năm tính thuế (theo sản lượng khai thác ấn định và giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm tính thuế).
- Số thuế phải nộp từng kỳ trong năm được xác định trên cơ sở số thuế phải nộp cả năm, chia (:) cho thời gian mùa vụ thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản của năm đó. Ví dụ: Tỉnh A, thời vụ khai thác thuỷ sản trong năm là 9 tháng, thì số thuế phải nộp từng tháng bằng (=) tổng số thuế phải nộp cả năm , chia (:) cho 9 tháng.
2.4/ Trên cơ sở các chỉ tiêu đã xác định trên đây, định kỳ hàng năm cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cơ sở khai thác có trách nhiệm thông báo cho cơ sở khai thác, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi trực tiếp thu thuế về tỷ lệ tổng số thuế phải nộp (có chi tiết tỷ lệ theo từng khoản thuế), doanh thu tính thuế, số tiền thuế phải nộp cả năm và từng kỳ, kỳ hạn nộp thuế và thời hạn nộp của từng kỳ, địa điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp trong năm có biến động, điều chỉnh một trong những chỉ tiêu đã thông báo thì phải có thông báo bổ sung sửa đổi kịp thời.
III- ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ
1. Theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành thì cơ sở khai thác thuỷ sản phải đăng ký, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước như sau:
a) Tất cả các cơ sở khai thác thuỷ sản phải đăng ký thuế (môn bài, tài nguyên, GTGT, TNDN và các khoản phải thu khác nếu có) với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý tại địa phương nơi cơ sở khai thác đóng trụ sở chính hoặc nơi chủ hộ khai thác thuỷ sản đăng ký hộ khẩu thường trú về ngành nghề khai thác, số lượng tàu và công suất của từng tàu hoạt động khai thác, khả năng về lưới cụ, số lao động tham gia hoạt động khai thác, ngư trường dự kiến hoạt động và dự kiến sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm.v.v..
Ngoài ra, đối với các cơ sở khai thác di chuyển ngư trường khai thác, ngoài ngư trường của địa phương nơi đóng trụ sở chính hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú, còn phải đăng ký thuế với cơ quan Thuế địa phương nơi di chuyển đến trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động khai thác tại ngư trường nơi di chuyển đến.
b) Thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương theo quy định sau đây:
- Thuế tài nguyên nộp tại địa phương nơi thực tế khai thác thuỷ sản.
- Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và các khoản thu khác (nếu có) nộp tại địa phương nơi cơ sở khai thác đóng trụ sở chính hoặc nơi chủ hộ khai thác thuỷ sản đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Căn cứ vào thông báo nộp thuế do cơ quan Thuế gửi đến, cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện nộp tiền vào Kho bạc nhà nước theo thời hạn, địa chỉ ghi trên thông báo.
Trường hợp ở địa phương do Kho bạc nhà nước chưa có điểm thu thuế thuận tiện, nên cơ sở khai thác không trực tiếp nộp tiền vào Kho bạc nhà nước được thì cơ quan Thuế thực hiện thu tiền thuế hoặc cơ quan Thuế có thể uỷ nhiệm cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu tiền thuế nộp ngân sách nhà nước. Khi thu tiền thuế của từng cơ sở khai thác, người thu tiền phải cấp biên lai thu thuế cho cơ sở, biên lai phải ghi cụ thể tổng số thuế đã nộp và ghi rõ số tiền thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN theo đúng mục lục ngân sách nhà nước quy định. Cơ quan Thuế hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu thuế phải nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định hiện hành, tuyệt đối không được giữ lại tiền thuế để chi tiêu trái quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan Thuế uỷ nhiệm cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp thu thuế thì trước khi uỷ nhiệm, cơ quan Thuế phải xác định số thuế phải nộp và lập sổ bộ thuế đối với từng cơ sở khai thác. Quá trình thực hiện, cơ quan Thuế phải hướng dẫn, kiểm tra; nếu có biến động về thuế (sửa đổi chính sách, miễn giảm thuế...) thì phải kịp thời điều chỉnh sổ bộ và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã nơi được uỷ nhiệm thu thuế thực hiện.
3. Đối với những cơ sở khai thác di chuyển ngư trường khác (ngoài ngư trường địa phương nơi đăng ký thuế) thì trong thời gian di chuyển ngư trường khai thác được tạm hoãn nộp thuế tài nguyên ở địa phương nơi đăng ký thuế để thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế với cơ quan Thuế địa phương nơi di chuyển đến, cụ thể như sau:
a) Đối với những cơ sở khai thác thực hiện nộp thuế ấn định theo từng mùa vụ, mà cơ sở đã khai thác hết mùa vụ thì phải nộp đủ thuế tại địa phương nơi đăng ký thuế trước khi di chuyển ngư trường (không được hoãn nộp); đồng thời khi đến ngư trường mới phải đăng ký, kê khai nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi di chuyển đến.
b) Đối với những cơ sở khai thác thực hiện nộp thuế khoán theo năm chia đều cho từng tháng hoặc quý thì trước khi di chuyển phải thanh toán hết số thuế còn nợ ngân sách đến ngày di chuyển và được tạm hoãn nộp số thuế tài nguyên phải nộp đã lên sổ thuế trong thời gian di chuyển ngư trường để đăng ký, kê khai nộp thuế tại địa phương nơi di chuyển đến.
Việc giải quyết tạm hoãn nộp thuế tài nguyên trong thời gian di chuyển ngư trường do cơ quan Thuế trực tiếp quản lý (nơi cơ sở đăng ký thuế) quyết định, căn cứ vào đơn đề nghị tạm hoãn nộp thuế do di chuyển ngư trường của cơ sở khai thác gửi đến, ghi rõ: thời gian di chuyển ngư trường, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp trước khi di chuyển và số thuế tài nguyên đề nghị được hoãn nộp. Đội thuế xã phường (hoặc phòng) trực tiếp quản lý thu thuế cơ sở khai thác nhận được đơn của cơ sở gửi đến có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu với sổ thuế, xác định cơ sở còn nợ đọng thuế hay không để yêu cầu nộp đủ số thuế còn nợ, đồng thời lập danh sách trình lãnh đạo Chi cục Thuế quận, huyện (hoặc lãnh đạo Cục đối với phòng trực thuộc Cục) duyệt và thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết việc tạm hoãn nộp thuế tài nguyên để làm căn cứ trừ vào số thuế phải nộp trong thời gian di chuyển ngư trường cho cơ sở khai thác. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định tạm hoãn, Chi cục Thuế quận, huyện phải báo cáo Cục Thuế về số thuế tài nguyên đã tạm hoãn cho cơ sở khai thác trên địa bàn do di chuyển ngư trường.
Kết thúc thời hạn di chuyển ngư trường khai thác trong thời hạn 30 ngày cơ sở khai thác phải xuất trình với đội Thuế xã phường (hoặc phòng) nơi đăng ký thuế các chứng từ (bản gốc) nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi khai thác phù hợp với thời gian thực tế di chuyển ngư trường (theo đơn đề nghị của cơ sở).
Căn cứ vào chứng từ nộp thuế của cơ sở, đối chiếu với hồ sơ và quyết định tạm hoãn nộp thuế, đội thuế xã phường (hoặc phòng) xác nhận số thuế được trừ của cơ sở khai thác và gửi hồ sơ đến Chi cục Thuế (hoặc Cục Thuế) để kiểm tra, giải quyết giảm trừ số thuế phải nộp tại nơi đăng ký thuế và thông báo cho cơ sở biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của đội thuế xã, phường (hoặc phòng) báo cáo. Số thuế tài nguyên được giảm trừ tại nơi đăng ký thuế là số thuế thực tế cơ sở đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế tại nơi khai thác, nhưng số thuế được giảm trừ tại nơi đăng ký thuế tối đa chỉ bằng số thuế tài nguyên phải nộp theo thuế suất tính trên doanh thu đã lập sổ thuế tại nơi đăng ký thuế.
Việc miễn giảm thuế đối với các cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện theo Điều 10 của Pháp lệnh thuế tài nguyên; Điều 28 và khoản 26 Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng; Điều 17, 18, 19, 20, 21 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 3/1998/QH10 ngày 20/5/1998.
Để thực hiện đúng chính sách ưu đãi đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý các cơ sở khai thác có trách nhiệm:
1. Thông báo công khai cho các cơ sở khai thác thuỷ sản biết các quy định của pháp luật về đối tượng thuộc diện không chịu thuế và đối tượng thuộc diện được giảm, miễn thuế.
2. Hướng dẫn cơ sở khai thác thực hiện hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét giảm, miễn thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế hiện hành.
Đối với những cơ sở thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định của pháp lệnh thuế tài nguyên, Luật thuế TNDN và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cơ sở khai thác đã thực hiện chế độ hạch toán kế toán hoặc chưa thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo quy định) ngoài hồ sơ, thủ tục quy định hiện hành, còn phải bổ sung:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở, ghi rõ hoạt động khai thác ở vùng biển xa bờ.
- Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền, ghi rõ các chỉ tiêu: trọng tải và công suất tàu thuyền, ngành nghề khai thác (câu, cào, rê, vây,.v.v.).
- Tàu thuyền hoạt động khai thác xa bờ phải có công suất máy chính (máy thuỷ hoặc máy khác thay thế lắp ráp vào tàu thuyền) từ 90 CV trở lên và trọng tải tàu tối thiểu như sau:
T T | Nghề khai thác | Trọng tải tàu thuyền (tấn) |
1 | Câu | 15 |
2 | Lưới rê, vây | 20 |
3 | Lưới cào | 40 |
3. Việc xem xét giảm, miễn thuế đối với từng cơ sở khai thác phải thực hiện hàng năm.
Trường hợp trong năm hoặc trong thời kỳ ổn định sản lượng khai thác và tỷ lệ (%) thuế trên doanh thu như đã nêu trên (kể cả trường hợp đã lập sổ bộ thuế), nhưng xét thấy cơ sở thuộc đối tượng được giảm, miễn thuế theo quy định của luật thuế và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật thuế GTGT), thực tế xẩy ra thiên tai bão lụt, tai nạn bất ngờ, gây thiệt hại về tài sản (tàu thuyền, lưới cụ...), cơ sở phải ngừng khai thác hoặc giảm sản lượng khai thác, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá cả giảm, ảnh hưởng tới doanh thu và thu nhập của ngư dân thì cơ quan Thuế phải kịp thời xem xét, giải quyết không thu thuế hoặc ra quyết định giảm, miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định.
4. Thẩm quyền xem xét, quyết định giảm, miễn thuế (tài nguyên, GTGT, TNDN) thực hiện như sau:
- Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định miễn, giảm thuế đối với các cơ sở khai thác do Cục Thuế quản lý.
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế xem xét, quyết định miễn, giảm thuế đối với cơ sở khai thác do Chi cục Thuế quản lý.
1. Các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải thực hiện các Luật, Pháp lệnh thuế được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Thông tư này. Mọi vi phạm về chính sách thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
2. Để tổ chức quản lý thu thuế đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản sát đúng, cơ quan Thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuỷ sản và tranh thủ sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp để bảo đảm sự chỉ đạo tập trung thống nhất, tổ chức các cơ sở khai thác thuỷ sản thực hiện đúng pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp cần thiết, ở những địa bàn phức tạp ở xa cơ quan Thuế, có thể uỷ nhiệm việc thu thuế hoạt động khai thác thuỷ sản cho cơ quan khác theo quyết định của Cục trưởng Cục Thuế, cơ quan nhận uỷ nhiệm thu thuế được trích thù lao 5% (năm phần trăm) trên số tiền thuế thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí cho việc thu thuế đối với hoạt động khai thác thuỷ sản.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2002; các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Vũ Văn Ninh (Đã ký) |
- 1Thông tư 60A/1997/TT-BTC sửa đổi TT 30-TC/TCT-1991 hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản và TT 69-TC/TCT-1991 hướng dẫn chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 30-BTC/TCT năm 1991 về chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 4066/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc chính sách ưu đãi thuế đối với ngư dân khai thác hải sản
- 4Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và hướng dẫn Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về lĩnh vực thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 103/2020/TT-BTC bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực thuế, quản lý tài sản công và quản lý nợ công
- 6Quyết định 84/QĐ-BTC năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2021
- 7Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 103/2020/TT-BTC bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực thuế, quản lý tài sản công và quản lý nợ công
- 2Quyết định 84/QĐ-BTC năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2021
- 3Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
- 2Luật Thuế giá trị gia tăng 1997
- 3Thông tư 60A/1997/TT-BTC sửa đổi TT 30-TC/TCT-1991 hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản và TT 69-TC/TCT-1991 hướng dẫn chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên do Bộ Tài chính ban hành
- 4Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) năm 1998
- 5Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 6Thông tư 30-BTC/TCT năm 1991 về chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 4066/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc chính sách ưu đãi thuế đối với ngư dân khai thác hải sản
- 8Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và hướng dẫn Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về lĩnh vực thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 03/2002/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với các cơ sở hoạt động khai thác thuỷ sản do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 03/2002/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/01/2002
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Vũ Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 9 đến số 10
- Ngày hiệu lực: 01/02/2002
- Ngày hết hiệu lực: 10/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực