Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THỦY SẢN

*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Số : 02-TS-TT

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 1963

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Các Sở, Ty Thủy sản các tỉnh
- Các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh
- Các trường trung cấp thủy sản trung ương và địa phương
- Trường kỹ thuật cơ khí hàng hải
- Các trạm nghiên cứu, trạm vật tư.

Ngành thủy sản mới thành lập, nhưng sự phát triển sản xuất rất phức tạp, mang nhiều tính chất công tác khác nhau như khai thác cá biển, cơ khí tàu thuyền, chế biến thủy sản, thu mua phân phối thực phẩm nguyên vật liệu mà nhất là nghề đánh cá ngoài biển khơi, thường xuyên lưu động trên mặt biển chịu đựng với thời tiết thiên nhiên, sóng gió bất ngờ nặng nhọc và nguy hiểm. Trong điều kiện làm việc cũng gặp nhiều khó khăn, vì chế độ phòng hộ lao động chưa được ban hành đầy đủ và thống nhất trong ngành, do đó cũng làm trở ngại cho các cơ sở xí nghiệp trong việc lập kế hoạch bảo hộ lao động và dự trù mua sắm dụng cụ phòng hộ hàng năm để trang bị cho công nhân sản xuất. Mặt khác việc quy định phân công trách nhiệm của cán bộ môn chưa được rõ ràng, trách nhiệm bảo quản, sử dụng các dụng cụ phòng hộ lao động chưa có kế hoạch chu đáo, nên việc chấp hành các nội quy chưa được nghiêm chỉnh..

Căn cứ theo tinh thần thông tư số 13-LĐ-TT ngày 20-06-1962 của Bộ Lao động đã quy định các nguyên tắc cấp phát, sử dụng, bảo quản dụng cụ phòng hộ lao động;

Căn cứ theo nghề nghiệp của ngành thủy sản hiện nay và phát triển sản xuất sắp đến, để đáp ứng yêu cầu của sản xuất , nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến cơ thể người lao động;

Được sự thỏa thuận của Bộ Lao động tại công văn số 2047-LĐ-BHLĐ ngày 17-12-1962 và Tổng công đoàn Việt-nam tại Công văn số 18-HC-P9, ngày 08-01-1963 cùng với sự thống nhất của Công đoàn thủy sản Việt-nam, Tổng cục Thủy sản ban hành chế độ trang bị phòng hộ lao động, cụ thể cho từng nghề nghiệp và thống nhất trong ngành thủy sản nhằm:

Thống nhất những thông tư đã ban hành và các văn bản quy định tạm thời trước đây;

- Phân biệt tính chất điều kiện lao động cụ thể của từng nghề để trang bị cho thích hợp với yêu cầu sản xuất;

- Quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng bảo quản và trách nhiệm của các bộ môn trong cơ quan, xí nghiệp, việc dự trù mua sắm cấp phát dụng cụ và trách nhiệm bảo quản của cá nhân được cấp phát dụng cụ phòng hộ lao động.

I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ CẤP PHÁT TRANG BỊ DỤNG CỤ PHÒNG HỘ

A. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRANG BỊ

Những cán bộ công nhân làm việc trong một hay nhiều Điều kiện sau đây thì được trang bị cá nhân (hoặc cho mượn) tùy theo công việc làm thường xuyên hay không thường xuyên.

1. Làm việc trực tiếp với những nguyên vật liệu có chất độc, khí độc, hơi độc, bụi độc nhiễm vào người, ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Làm việc trực tiếp với những nguyên vật liệu ẩm ướt, hôi thối dơ bẩn dễ bị nhiễm trùng hoặc làm việc ở nơi nóng quá, lạnh quá mức bình thường.

3. Làm việc trong những điều kiện không bình thường như:

- Ánh sáng chói quá có hại đến mắt;

- Dưới hầm kín hoặc trong buồng kín thiếu không khí khó thở;

- Tiếp xúc với những vật nhọn, sắc cạnh, vật nặng, vật ráp có thể bị cọ xát cơ thể;

- Tiếp xúc với vật bị đun nóng, nung nóng, hơi khí nóng, nước sôi, những mảnh kim loại nóng có thể bắn làm cháy bỏng da thịt;

- Có nhiều bụi độc quá tiêu chuẩn quy định;

- Thường xuyên làm việc những nơi nóng quá, lạnh quá tiêu chuẩn quy định.

- Những nơi dơ bẩn lầy lội, hoặc có các chất axit dễ ăn lở loét chân tay, da như: mổ cá, rửa cá, gọt dứa, cắt dứa, lội dưới âu đà, trộn chượp; v.v...

- Thường xuyên phải lưu động, làm việc ngoài trời chịu ảnh hưởng nắng mưa sương gió, vì công việc không thể nghỉ để trú ẩn được (nhất là nghề đánh cá ngoài khơi và vận tải đường thủy).

4. Làm việc trong những điều kiện nguy hiểm như:

- Tiếp xúc với thiết bị có điện thế trên 36vôn;

- Làm việc trên cao như: chữa dây điện, bắt dây buồm, chữa ống khói;

- Làm việc dưới nước như: lặn kẹp chì, gỡ rạn, gỡ lưới vướng chân vịt.

B. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRANG BỊ PHÒNG HỘ

1. Cán bộ, công nhân, viên chức khi làm việc ở một hay nhiều điều kiện nói trên, không phân biệt chính thức hay tạm tuyển, trong hay ngoài biên chế, lao động hợp đồng, thợ học việc thường xuyên và học sinh, sinh viên chuyên nghiệp thực tập, đều được sử dụng trang bị những dụng cụ phòng hộ lao động đã quy định theo tính chất công việc làm.

Cụ thể là:

- Công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước;

- Công nhân tạm tuyển, phụ động (lực lượng thường xuyên cố định);

- Công nhân ký hợp đồng làm khoán mà cơ quan quản lý về nhân lực hoặc về kỹ thuật sản xuất;

- Học sinh và sinh viên chuyên nghiệp thực tập hay tập sự ở các xí nghiệp, các tàu thuyền.

2. Những cán bộ, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ ở các cơ sở trực tiếp sản xuất, làm nhiệm vụ hướng dẫn sản xuất hay sửa chữa thường xuyên hàng ngày phải tiếp xúc với công việc ở vào những điều kiện nói trên được trang bị cá nhân hoặc cho mượn (nếu không thường xuyên).

3. Cán bộ lãnh đạo xí nghiệp (giám đốc kỹ thuật), cán bộ kỹ thuật, cán bộ bảo hộ lao động xuống kiểm tra thì được mượn số dụng cụ (sắm chung trang bị cho phòng hay tổ) để dùng trong khi làm nhiệm vụ nói trên, không cấp phát cho từng cá nhân và cũng không được mược dùng vào việc khác.

4. Đối với những công việc làm không được thường xuyên nhưng khi làm cần thiết phải có trang bị phòng hộ thì đơn vị được mua sắm một số dự phòng cho khi làm những công việc đó, như áo mưa, ủng cách điện, v.v...

5. Đối với những công việc không gây nhiễm độc và nguy hiểm mà chỉ làm trong một thời gian ngắn, sau đó lại đi làm việc khác, nếu chưa trang bị đầy đủ cũng không gây ra tai nạn thì không nhất thiết phải trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định (như: quần áo, mũ, áo mưa, yếm vệ sinh v.v...) nhưng đối với những công việc dễ nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc nguy hiểm đến tính mạng công nhân, thì mặc dù chỉ làm trong một thời gian ngắn, công nhân phải được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ theo tiêu chuẩn quy định như: công nhân làm việc trên cao phải có dây an toàn, lặn dưới nước phải dây an toàn và đồ lặn, trực tiếp với điện phải có trang bị an toàn về điện.

C. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC TRANG BỊ HAY CHO MƯỢN:

1. Công nhân viên chức ở các xí nghiệp, cơ sở trực tiếp sản xuất nhưng công tác không ở trong điều kiện nói trên thì không được trang bị.

2. Những người hợp đồng làm khoán tự do theo một khối lượng công việc nhất định xong rồi thì thôi, hưởng một số tiền do hai bên thỏa thuận. Những người nhận làm khoán gia công ký hợp đồng giao nguyên liệu. Những người làm khoán hưởng theo giá cước; ba loại này, tuy ta không quản lý nhân lực và kỹ thuật, nhưng trong khi ký hợp đồng với họ đều phải ghi rõ vấn đề an toàn lao động, để các tổ chức làm khoán ấy có trách nhiệm thi hành cho đúng đồng thời xí nghiệp cũng có trách nhiệm giúp đỡ họ về mặt tổ chức và đôn đốc kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện an toàn lao động.

II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG GIỮ GÌN BẢO QUẢN

A. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG:

1. Cá nhân, tổ, bộ phận được cấp phát hoặc được mượn dụng cụ trang bị phòng hộ đều bắt buộc phải sử dụng trong khi làm việc và chỉ được sử dụng những dụng cụ đó trong khi làm việc chung.

2. Những dụng cụ phòng hộ cấp phát cho công việc nào thì chỉ dùng cho công việc ấy. Nhất thiết không được dùng chung lẫn lộn, vì dụng cụ ấy chỉ có một tác dụng nhất định. Ví dụ: không thể dùng ủng đi mưa vào việc cách điện, dùng găng tay cao su vào việc kéo dây cáp, v.v... Mặt khác cũng không được dùng giày, ủng và áo quần mang đi phố.

3. Đơn vị khi mua sắm phải theo đúng quy cách, mẫu mực, phẩm chất dụng cụ dùng cho từng công việc, cá nhân hay bộ phận được trang bị, không được tự ý thay đổi sửa chữa hay cho mượn đổi lẫn với nhau.

4. Người đã được cơ quan trang bị cá nhân hay cho mượn dụng cụ phòng hộ, khi làm việc mà không sử dụng trang bị phòng hộ thì những người có trách nhiệm bảo đảm an toàn có quyền yêu cầu phải mang dụng cụ phòng hộ mới được làm việc, nếu không nghe thì có quyền đình chỉ công tác và báo cáo lên giám đốc và Ban bảo hộ lao động của xí nghiệp cơ quan.

5. Khi giao dụng cụ phòng hộ cho công nhân sử dụng cần được hướng dẫn cách bảo quản giữ gìn, nếu dụng cụ nào sử dụng chưa thành thạo cần hướng chu đáo.

6. Những người làm việc đã được trang bị phòng hộ, nếu đổi sang làm việc khác không có tiêu chuẩn trang bị thì phải trả lại. Nếu sang làm công việc mới phải trang bị thêm hay rút bớt đều được cấp thêm hay rút bớt. Trường hợp đổi công tác từ cơ sở này sang cơ sở khác nhưng cùng trong một xí nghiệp, Sở, Ty nếu được ban giám đốc đồng ý thì được mang đi theo và ghi vào sổ cấp phát để đơn vị mới theo dõi, nếu là đơn vị, phân xưởng hạch toán thì không thể mang đi được.

7. Khi muốn được lĩnh dụng cụ mới, do hết thời hạn sử dụng mà đã rách, hay vì rách nát do phẩm chất kém hoặc lý do khác chính đáng thì phải nạp cái cũ lại, mới được cấp phát. Nhưng không phải vì thế mà làm trở ngại cho việc đảm bảo an toàn, kể cả trường hợp làm mất chưa xử lý xong. Thủ kho có nhiệm vụ bảo quản dụng cụ đã hư hỏng sau bán lại cho công ty phế phẩm chế biến.

B. NGUYÊN TẮC GIỮ GÌN BẢO QUẢN

1. Dụng cụ phòng hộ là tài sản chung của Nhà nước, không phải của phúc lợi tập thể của công nhân, nhưng tùy theo yêu cầu của công việc phải làm thường xuyên hay bất thường, tùy theo điều kiện làm việc và tính chất của mỗi loại nghề nghiệp mà giao hẳn hay tạm thời cho cá nhân hay bộ phận sử dụng. Cho nên cá nhân hay bộ phận đó có trách nhiệm giữ gìn bảo quản sử dụng đó.

2. Để đảm bảo chất lượng của dụng cụ phòng hộ, như dụng cụ dùng vào việc cách điện, đề phòng nhiễm độc, dây an toàn, phao an toàn, v.v... Các đơn vị sử dụng cần kiểm tra thử nghiệm trước khi cấp phát cho công nhân, đồng thời định kỳ kiểm tra và thử lại sau từng thời gian sử dụng, nhưng tốt nhất trước khi sử dụng công nhân phải kiểm tra xem xét chu đáo các dụng cụ phòng hộ lao động.

3. Những tổ, bộ phận được trang bị dụng cụ phòng hộ dùng chung, tùy theo từng tổ, bộ phận phải quy định có một nơi để như giá treo hay tủ để dụng cụ và giao trách nhiệm cho từng người phải thực hiện những quy định đó. Chỗ để cần chọn nơi nhiệt độ trung bình, khô ráo, thoáng khí để tránh ẩm ướt, mối, chuột hoặc han rỉ (nếu là bằng kim loại), phải phân công giặt rũ bảo quản chu đáo.

4. Những dụng cụ mới rách hoặc hư hỏng nhẹ, cá nhân hay bộ phận phải tự sửa chữa lấy. Cơ quan, xí nghiệp chịu trách nhiệm sửa chữa những dụng cụ phòng hộ rách nhiều hoặc hư hỏng nặng mà cá nhân hay bộ phận không đủ điều kiện sửa chữa.

5. Dụng cụ phòng hộ và quần áo dùng để làm việc ở những nơi do bẩn gây nhiễm trùng, nhiễm độc đối với cơ thể công nhân, phải định kỳ khử độc bằng phương pháp sấy hoặc tẩy nấu ở nhiệt độ cần thiết.

6. Để cho việc bảo quản và sử dụng tốt, những người thay đổi công tác khác phải nạp lại dụng cụ phòng hộ, trước khi nạp giao cho thủ kho bảo quản phải giặt rũ lau chùi sạch sẽ.

III. HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Để mọi người có ý thức sử dụng và giữ gìn dụng cụ phòng hộ được tốt, tránh lãnh phí cho công quỹ, dựa trên tiêu chuẩn đã quy định thời gian sử dụng. Đối với cá nhân hoặc tổ chức bộ phận có ý thức bảo vệ tốt dụng cụ phòng hộ, cần có sự động viên khuyến khích. Đối với cá nhân hay bộ phận kém ý thức bảo vệ làm hư hỏng mất mát thì cần có xử lý và bồi thường.

a) Để khuyến khích những cá nhân hay đơn vị có thành tích trong việc sử dụng và giữ gìn dụng cụ phòng hộ, hàng năm xí nghiệp được trích một khoản tiền bằng từ 20%-30% trong giá trị tiết kiệm được của những dụng cụ phòng hộ do anh em đã sử dụng lâu hơn thời gian quy định, để thưởng cho cá nhân hay đơn vị có ý thức tiết kiệm, giữ gìn tốt trang bị đó (mua vật kỷ niệm tặng) đồng thời được tính một tiêu chuẩn trong việc bình bầu thi đua của năm đó (tùy theo lớn hay nhỏ). Nhưng phải hết sức chú ý đến bảo đảm an toàn, không phải vì tiết kiệm mà không sử dụng dụng cụ phòng hộ trong khi làm việc, để kéo dài được thời gian sử dụng, gây tai nạn lao động.

b) Trường hợp làm mất mát hoặc hư hỏng nặng dụng cụ phòng hộ mà không có lý do chính đáng thì đơn vị xí nghiệp tùy theo lỗi nặng nhẹ (một lần hay nhiều lần, vô tình hay cố ý) mà xử trí thích đáng bằng biện pháp hành chính, từ phê bình, cảnh báo, bồi thường bằng tiền (áp dụng nguyên tắc bồi thường, khi cán bộ công nhân viên chức làm mất tiền hay đồ vật của Nhà nước, quy định tại công văn số 1076-TN ngày 14-03-1958 của Thủ tướng) theo giá trước khi mất hoặc hư hỏng. Việc xử lý này cấp phụ trách đơn vị xí nghiệp quyết định với sự thỏa thuận của Công đoàn cùng cấp. Tùy theo số tiền bồi thường có ảnh hưởng tới sinh hoạt công nhân nhiều hay ít mà trừ dần vào lương hàng tháng, nhưng mỗi lần không trừ quá 20% tiền lương và phụ cấp bản thân của người công nhân viên chức.

IV. TRÁCH NHIỆM THI HÀNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ

1. Cơ quan cấp phát có nhiệm vụ thi hành những điểm quy định trong thông tư này, tập hợp ý kiến, nghiên cứu đề nghị lên Tổng cục cần bổ sung thêm bớt hoặc sửa đổi cho sát để thích hợp với nghề sản xuất.

2. Căn cứ vào những điều đã quy định trong thông tư này và tình hình cụ thể của đơn vị, xí nghiệp mình mà xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản cấp phát, theo dõi kiểm tra và thu hồi. Đề ra kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, khen thưởng, kỷ luật. Các bản nội quy này cần được sư tham gia ý kiến của công đoàn cùng cấp rồi tổ chức cho công nhân viên chức học tập và thực hiện.

3. Hàng năm các Sở, Ty, xí nghiệp, trường, trạm lập kế hoạch sản xuất đồng thời lập kế hoạch bảo hộ lao động (thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp, tuyên truyền giáo dục và dự trù trang bị phòng hộ) trong đó có dự trù trang bị phòng hộ lao động gửi tới Ty thương nghiệp địa phương, đối với các mặt hàng trong nước. Đối với các mặt hàng nhập ngoại thì gửi lên trạm vật tư của Tổng cục, để tập hợp yêu cầu xin ngoại tệ và ký hợp đồng với ngoại thương. (Để có hàng hóa dụng cụ phòng hộ cho năm sau thì tháng chín năm trước phải làm bản dự trụ gửi đến các Ty thương nghiệp địa phương, đối với hàng xuất trong nước. Còn hàng nhập ngoại thì phải làm dự trù tháng bảy năm trước gửi về trạm vật tư mới kịp tập hợp lập kế hoạch và ký hợp đồng với Ngoại thương),

4. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động để nhằm đảm bảo an toàn lao động xuất là nhiệm vụ chung của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị, xí nghiệp, chính quyền phối hợp chặt chẽ với Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh niên lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để đảm bảo sự lãnh đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động được tốt, cần quy định trách nhiệm cụ thể như sau:

- Tổ chức, lao động nhân lực có kế hoạch nhân lực trong đơn vị xí nghiệp theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng năm;

- Cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật và chuyên trách công tác bảo hộ lao động căn cứ vào chế độ quy định và tình hình nghề nghiệp, tính chất sản xuất, cùng với Công đoàn y tế hướng dẫn cho các đơn vị sản xuất, đề xuất các yêu cầu về thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp, tuyên truyền giáo dục và xây dựng nội quy, tổ chức màng lưới an toàn viên, dự trù phòng hộ lao động, đôn đốc kiểm tra thực hiện, nghiên cứu đề nghị bổ sung chính sách, đề nghị kỷ luật khen thưởng trong việc sử dụng bảo quản dụng cụ bảo hộ lao động và việc chấp hành nội quy an toàn trong xí nghiệp. Riêng phần kỹ thuật còn nghiên cứu cải tiến thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp và dụng cụ phòng hộ cho thích hợp với yêu cầu sản xuất và thiết kế các bộ phận đó;

- Cán bộ kế hoạch và tài vụ của các đơn vị, xí nghiệp tập hợp yêu cầu của các bộ phận lập kế hoạch bảo hộ lao động cùng với kế hoạch sản xuất, trình lên cấp trên xét duyệt, xin kinh phí để thực hiện các kế hoạch đó;

- Cán bộ cung ứng căn cứ vào kế hoạch đã được xét duyệt lập dự trù, mua sắm gửi đến Ty thương nghiệp địa phương và trạm vật tư của Tổng cục (có hợp đồng cụ thể). Mua sắm, bảo quản, cấp phát, thu hồi, sửa chữa và hướng dẫn công nhân sử dụng dụng cụ phòng hộ. Khi cấp phát phải có sổ theo dõi và thống kê số tiết kiệm.

5. Lề lối làm việc: Khi có một công nhân mới tuyển hoặc nơi khác chuyển đến thì tổ chức nhân lực sắp xếp rồi, cán bộ bảo hộ lao động phổ biến hướng dẫn quy tắc an toàn của công việc đó, rồi giới thiệu sang cung ứng cấp phát trang bị phòng hộ và giao xuống tổ sản xuất giáo dục nội quy an toàn. Nếu công nhân chuyển đi nơi khác phải bảo đảm khi cung ứng thu hồi lại dụng cụ phòng hộ, khi đó tổ chức nhân lực mới quyết định đi.

V. PHẠM VI ÁP DỤNG

Những nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định trang bị phòng hộ nói trong thông tư này được áp dụng trong các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, công trường các đơn vị kinh doanh và sự nghiệp, các trạm nghiên cứu nuôi cá, đánh cá, các trường kỹ thuật cơ khí hàng hải, trung cấp thủy sản, có công nhân viên chức, học sinh, sinh viên làm các công việc có những điều kiện nói ở mục 1 (điểm A và B) không phân biệt là quốc doanh trung ương hay địa phương.

Thông tư này thay thế các Thông tư số 16 NL-TT ngày 24-9-1959 của Bộ Nông lâm cũ công văn số 368-TS-LĐTL ngày 11-4-1962 của Tổng cục quy định tạm thời cho các xí nghiệp và trường chuyên nghiệp của Tổng cục Thủy sản.

Kèm theo thông tư này có bản quy định tiêu chuẩn trang bị phòng hộ cho các loại công nhân viên chức trong ngành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Để việc thi hành chế độ này có kết quả tốt. Tổng cục yêu cầu các cấp, các đơn vị, xí nghiệp tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức đề phòng tai nạn và sử dụng trang bị phòng hộ trong quần chúng công nhân, tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, đồng thời thu thập kinh nghiệm và cách giải quyết khó khăn phản ảnh với Tổng cục để nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi cho thích hợp với yêu cầu trang bị bảo hộ lao động trong ngành thủy sản.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN
TỔNG CỤC PHÓ





Nguyễn Cao Đàm


BẢNG QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Thứ tự

Công việc cần trang bị

Điều kiện làm việc hoặc tính chất công tác cần trang bị PH

Được trang bị

Thời hạn sử dụng

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

Hàn điện

Tia lửa bắn vào chân tay, quần áo.

Quần áo vải xanh

1 năm

Ánh sáng chói mắt

Điện giật

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Mặt nạ hàn (thợ chính)

Không thời hạn

Sắm chung cho tổ, không cấp phát cho cá nhân

Găng tay da mềm

2 năm

Kính hàn (thợ phụ)

Không thời hạn

Giày vải cao cổ đế cao su

1 năm

2

Hàn hơi

Tia lửa bắn vào tay chân quần áo.

Quần áo vải xanh

1 năm

Ánh sáng chói mắt

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Giày vải cao cổ đế cao su

1 năm

Găng tay da mềm

2 năm

3

Thợ rèn bằng tay

Thợ rèn bằng tay

Tia lửa bắn vào tay chân

Tia lửa bắn vào chân tay, quần áo.

Quần áo vải xanh

1 năm

Tro bụi bay vào người dơ bẩn

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Găng tay bạt (tay cầm kìm)

6 tháng

Giày vải cao cổ đế cao su

1 năm

4

Thợ đúc nấu đồng, gang

Nước kim loại bắn vào chân tay, người xem nước kim loại chói mắt

Quần áo vải bạt mềm

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Găng tay vải bạt

6 tháng

Giày da lộn cao cổ đế da

2 năm

5

Thợ đúc làm khuôn

Bụi bắn vào người

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

6

Thợ điều khiển máy dưới tàu thuyền lắp máy

Dầu mỡ dây vào quần áo dơ bẩn, đi trong buồng máy dễ trượt

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân xanh

1 năm

Giày da lộn đế da ngắn cổ

2 năm

Phao bơi an toàn

Không thời hạn

7

Đốt nồi hơi, nấu dầu, nhuộm lưới nấu nước mắm

Trực tiếp với lửa dễ bỏng tay chân bụi than bay vào người xem lửa chói mắt

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Găng tay bạt

6 tháng

Giày da lộn cao cổ đế da

2 năm

Kính dâm

Không thời hạn

Khẩu trang

4 tháng

8

Điều khiển máy lạnh và sửa chữa máy lạnh

Dầu mỡ dây vào quần áo dơ bẩn

Có hơi độc amoniac (NH3)

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Mặt nạ phòng độc

Không thời hạn

(cấp cho buồng máy)

Giày da lộn đế da ngắn cổ

2 năm

(chỉ cấp cho máy lạnh dưới tàu)

9

Công nhân xếp đá, ca trong buồng lạnh

Nơi làm việc lạnh cao từ bốn độ trở xuống

Quần áo bông mũ bông

2 năm

Găng tay vải bạt

6 tháng

Khẩu trang nhiều lớp

4 tháng

Vải quấn chân

1 năm

Ủng cao su chống nước

1 năm

10

Sửa chữa máy và ô-tô

Dầu mỡ bụi bẩn vào người dơ bẩn

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Kính che mắt

Không thời hạn

Khẩu trang

4 tháng

(chỉ cấp cho tổ 1 cái dùng khi sửa chữa dưới gầm máy, xe)

11

Sửa chữa máy vô tuyến điện

Dầu mỡ dây vào người

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1năm

12

Sửa chữa máy dưới tàu

Dầu mỡ bụi bẩn vào người dơ bẩn và trơn trượt

Quần áo vải xanh

1 năm

Chỉ sắm cấp cho tổ vài ba đôi để dùng chung, không phát cá nhân

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Giày da lợn đế da (ngắn cổ)

2 năm

13

Tiện, phay, bào, khoan, nguội, gò

Mảnh kim loại bắn vào mắt

Quần yếm vải xanh

1 năm

Nước dầu mở bắn vào người

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Kính trắng che mắt (tiện nguội)

Không thời hạn

Găng tay vải bạt (thợ gò)

4 tháng

14

Điều khiển máy đá mài

Bột đá bắn vào mắt và người, đề phòng bụi đá vào mũi

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Kính che mắt (trắng)

Không thời hạn

Mỗi máy 1 cái

15

Thợ điện đường dây

Trực tiếp với điện trèo trên cao

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Thảm cách điện

Không thời hạn

Tổ dùng chung không phát cá nhân

Sào cách điện

-

Găng tay cao su cách điện

1 năm

Ủng cao su cách điện

2 năm

16

Thợ điện sửa chữa pha chế axit

Trực tiếp với điện pha chế axit có hơi độc

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Tổ dùng chung không phát cá nhân

Găng tay cao su cách điện

1 năm

Ủng cao su cách điện

2 năm

Khẩu trang

4 tháng

17

Sơn si

Sơn bay vào quần áo dơ bẩn, có hơi độc

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Găng tay bạt

6 tháng

Mặt nạ phòng độc

Không thời hạn

(Nếu không có mặt nạ dùng khẩu trang nhiều lớp)

18

Sơn thường và cạo rỉ

Sơn dây vào quần áo rỉ sét bắn mắt, có hơi độc trong sơn

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Quần yếm vải xanh

1 năm

Găng tay vải bạt

6 tháng

Kính che mắt

Không thời hạn

(Cấp cho tổ dùng khi cạo rỉ)

Khẩu trang

6 tháng

19

Hàn thiếc

Tro bụi bay vào người axit bắn vào tay

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Găng tay vải mộc

4 tháng

Khẩu trang

1 năm

20

Lái xe xúc than

Bụi than bay vào người dơ bẩn quần áo và nóng

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Giày vải thường

1 năm

21

Lái xe vận tải (cả phụ lái)

Dầu mở bám vào quần áo khi làm nội quy và sửa chữa nhỏ

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Kính che mắt

Không thời hạn

22

Lại xe điện động

Thường xuyên đứng, ngoài trời mưa nắng

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ lá

6 tháng

Áo mưa vải bạt ngắn

3 năm

(Cấp mùa mưa)

Ủng cao su chịu nước

2 năm

-

23

Lái xe con

Tu dưỡng xe, làm vệ sinh, nội quy dây dầu mỡ

Quần áo vải xanh

1 năm

2 bộ giao cho tổ quản lý

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

24

Điều khiển máy dập hộp, đóng đinh, ghép mý, cắt tôn

Dầu mỡ dơ bẩn, cọ sát kim loại và gỗ

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Găng tay vải bạt

4 tháng

25

Cưa gỗ bằng tay

Mạt cưa vào người vào mắt

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Cứ 2 người cưa sắm 1 cái cho người ngồi dưới nếu cưa gỗ đứng

Kính che mắt (trắng)

Không thời hạn

26

Thợ máy cưa đĩa cưa rọc

Mùn cưa vào người. Đề phòng mảng gỗ đâm vào người

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh

1 năm

Kính trắng che mắt

Không thời hạn

(Sắm chung cho tổ)

(Chung cho tổ)

Khẩu trang

4 tháng

Yếm da che ngực, bụng

Không thời hạn

27

Thợ mộc mẫu và đóng bàn ghế

Bụi gỗ bắn vào người

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh

1 năm

28

Đóng tàu, thuyền

Cọ xúc gỗ mau mòn quần, nhảy lên xuống tàu thuyền dễ dẫm đinh, bụi gỗ vào đầu

Quần yếm vải xanh (có độn)

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Giày vải bộ đội

1 năm

Kính che mắt (trắng)

Không thời hạn

(Tổ dùng khi xẵm dưới đáy tàu thuyền

Khẩu trang

4 tháng

29

Làm âu đà

Lội dưới bùn dơ bẩn mưa gió phải chui dưới đáy sản sửa chữa

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ lá

6 tháng

Ủng cao su chịu nước

1 năm

Áo mưa vải bạt

3 năm

Kính che mắt (trắng)

Không thời hạn

Sắm cho tổ vài cái dùng khi xám dưới đáy thuyền

Khẩu trang

4 tháng

30

Vận chuyển Khuân vác gỗ ván

Vác nặng, trực tiếp với cạnh sắt gỗ ván

Găng tay vải bạt

4 tháng

Đệm vai vải bạt

1 năm

31

Giã vôi làm mát tít xam tàu thuyền

Bột vôi bay vào người ăn mỏng da

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân xanh

1 năm

Kính trắng che mắt

Không thời hạn

Khẩu trang

4 tháng

(Cấp cho bốc vôi)

Găng tay vải mộc (Nam-định)

4 tháng

32

Thuyền trưởng và thủy thủ đánh cá thuyền thủ công

Đánh lưới kéo lưới trên mặt biển thường xuyên bị nước mặn. nhớt cá thấm vào quần áo dơ bẩn, lặn dưới biển, trèo trên cột buồm, xuống hầm bắt cá

Quần áo vải xanh

8 tháng

Mũ lá hay nón lá

6 tháng

Găng tay vải bạt

4 tháng

Ủng cao su chịu nước mặn

1 năm

Mỗi thuyền sắm vài ba đôi để khi xuống khoan bắt cá.

Mỗi thuyền mỗi thứ 1 cái dùng khi cần thiết

Dây da an toàn (trèo cao)

Không thời hạn

Dây da an toàn và đồ lặn đơn giản (lặn dưới bể)

-

Áo vải mưa bạt ngắn

3 năm

Áo bông, mũ bông (rét)

3 năm

Phao bơi an toàn (cao-su hay bông gòn bọc vải)

Không thời hạn

Mỗi thuyền 1 tấm

Vải bạt che mưa nắng

-

33

Thuyền trưởng các tàu lớn như Việt Xô, Việt Trung (trên 200 mã lực)

Hướng dẫn điều khiển tàu và có khi phải trực tiếp lao động khi thời tiết biến động (mưa, gió, bão)

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Áo mưa vải bạt dài có mũ

3 năm

Phao bơi an toàn

Không thời hạn

Ủng cao su chịu nước mặn

1 năm rưỡi

34

Thuyền trưởng, thuyền phó, thủy thủ các tàu nhỏ và thuyền lắp máy, thuyền phó và thủy thủ các tàu lớn

Mũ lá hay mũ đan mây

Lá 6 tháng

Mây 1 năm

Quần áo vải xanh

8 tháng

Găng tay vải bạt

4 tháng

Ủng cao su chịu nước mặn

1 năm

Áo mưa vải bạt ngắn

3 năm

Đồ lặn chỉ cấp mỗi đội tàu 1 cái hay 1 đôi 2 cái

Áo bông, mũ bông (mùa rét)

3 năm

Dây da an toàn (trèo cao)

Không thời hạn

Đồ lặn đơn giản

Phao bơi an toàn (Trung quốc)

35

Cấp dưỡng dưới tàu

Bụi tro bay vào người, đề phòng khi mưa gió

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Áo mưa vải bạt ngắn

3 năm

Phao bơi an toàn

Không thời hạn

36

Thuyền trưởng và thủy thủ ca-nô vận tải

Chịu đựng sóng gió mưa nắng

Áo mưa vải bạt ngắn có mũ

3 năm

Phao bơi an toàn

Không thời hạn

37

Thợ máy điều khiển ca - nô

Dầu mở dây vào người

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ công nhân vải xanh

1 năm

Phao bơi an toàn

Không thời hạn

38

Làm phân ủ cho cá ăn

Trực tiếp với mùi hôi thối dơ bẩn bắn vào quần áo

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ lá hay nón lá

6 tháng

Ủng cao-su

1 năm

Găng tay vải bạt

6 tháng

Khẩu trang

6 tháng

39

Đánh cá sông, bờ, ao

Trực tiếp mưa nắng trên mặt nước

Mũ lá hay nón lá

6 tháng

Chỉ cấp trong mùa mưa

Áo mưa vải bạt ngắn

3 năm

40

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn ngư dân đánh cá

Chịu đựng sóng gió mưa nắng

Áo mưa vải bạt dài có mũ

3 năm

Phao an toàn

Không thời hạn

41

Thu mua ngư cụ miền núi

Điều kiện đi lại rừng núi, gai góc, mưa gió

Giày vải bạt cao cổ

1 năm

Áo mưa vải bạt dài có mũ

3 năm

42

Áp tải theo bè (ngư cụ)

Thường xuyên lưu động trên mặt sông, biển mưa gió

Áo mưa vải bạt dài có mũ

3 năm

Phao an toàn

Không thời hạn

43

Thợ nề đục tường đánh vữa

Đề phòng vôi bắn vào người, gạch vụn bắn vào mắt

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ lá hay nón lá

6 tháng

Chỉ cấp cho người đánh vữa

Ủng cao-su

1năm

Găng tay vải bạt

4 tháng

Chỉ cấp người bốc gạch

Kính che mắt (trắng)

Không thời hạn

Chỉ cấp cho người khi đục tường

44

Mổ cá, rửa cá, rửa khay

Trực tiếp với mùi tanh hôi của cá, nhớt cá bám vào người dơ bẩn

Yếm choàng vải nhựa có tay

1 năm

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Ủng cao su chịu nước

1 năm

45

Xay bột cá, bột tôm; nấu nước sốt, nước đường; rán sấy cá, chuối, lạc; than trùng, làm chả, nấu dầu gang-cá; tinh chế dầu lạc: bột cà chua, làm bánh phồng tôm và thạch

Nước cá bắn vào người hôi tanh

Áo choàng vải trắng

1 năm

Nước nóng bắn văn người

Mũ vải trắng (kiểu y tế)

1 năm

Đề phòng trượt ngã

Khẩu trang

4 tháng

Bảo đảm vệ sinh thực phẩm

Găng tay vải mộc

4 tháng

Ủng cao-su chịu nước

2 năm

Chỉ cấp phát 1 cho phân xưởng chế biến.

46

Sấy ớt và xay ớt

Nồng độ cùa ớt dễ ho sặc và nóng bay vào mặt có hại

Áo choàng vải trắng

1 năm

Mũ vải trắng

1 năm

Khẩu trang có độn bông

4 tháng

Nếu có mặt nạ phòng độc thì dùng mặt nạ không dùng kính và khẩu trang

Kính che mắt

Không giới hạn

Găng tay vải mộc

6 tháng

47

Vào đồ hộp, ghép mi hộp thành phẩm xếp hộp thành phẩm

Bảo đảm vệ sinh thực phẩm

Áo choàng vải trắng

1 năm

Đề phòng trượt ngã

Mũ vải trắng (kiểu y tế)

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Ủng cao-su chịu nước

1 năm

48

Gọt dứa, cắt dứa, bóc nhãn

Nước dứa ăn vào tay chân loét da.

Áo choàng vải trắng

1 năm

Bảo đảm vệ sinh thực phẩm

Mũ vải trắng (kiểu y tế)

1 năm

Găng tay cao-su chống axit

6 tháng

Ủng cao-su chống a-xit

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

49

Bốc cá, lựa cá bốc chượp

Muối cá

Nước hôi tanh bắn vào người

Ngạnh cá, xương cá đâm vào tay chân

Yếm choàng vải nhựa có tay.

1 năm

Mũ vải xanh

1 năm

Găng tay vải bạt

6 tháng

Khẩu trang

4 tháng

Ủng cao-su chống nước mặn

1 năm

50

Vận chuyển cá mắm chượp vào kho, bể, lò

Nước cá mắm bắn vào người.

Mùi hôi thối của cá mắm

Yếm vải nhựa

Mũ vải xanh

Khẩu trang

Đệm vai vải bạt

1 năm

1 năm

4 tháng

1 năm

51

Quấy mắm ngoài trời, trộn chượp trong bể

Làm việc ngoài trời nắng

Yếm choàng vải nhựa có tay

1 năm

Mắm chượp bắn vào người

Nón lá hay mũ lá

6 tháng

Mùi hôi thối của mắm chượp

Khẩu trang

4 tháng

Đề phòng cạnh nắp sành cọ sát tay

Găng tay vái bạt

6 tháng

52

Nấu các loại keo và chế biến đặc sản

Đề phòng chất axit Bảo đảm vệ sinh thực phẩm

Áo choàng vải trắng

1 năm

Mũ vải trắng (kiểu y tế)

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Găng tay cao-su chống axit

6 tháng

Ủng cao-su chống axit

1 năm

53

Kéo rút nước mắm

Trực tiếp với nước mắm bắn vào người dơ bẩn

Yếm vải nhựa

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

1 năm

54

Đóng nước mắm và nấu xi-hàn nước mắm

Trực tiếp với nước mắm bắn vào người dơ bẩn, đề phòng xi bẩn vào tay

Yếm vải nhựa

Mũ vài xanh công nhân

1 năm

1 năm

Chỉ cấp cho người nấu xi hàn mắm

Găng tay vải mộc

4 tháng

55

Xay bột cá làm phân, giã dần bã mắm làm phân

Trực tiếp với mùi hôi thối, dơ bẩn.

Áo choàng vải xanh

1 năm

Bụi độc vào người

Mũ vải xanh

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

56

Vận chuyển bã mắm

Chất bẩn của mắm bắn vào người, xương cá đâm vào chân

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Giầy vải bộ đội

1 năm

57

Bốc than vận chuyển nắm than quả hàng

Thường xuyên bụi than bay vào người dơ bẩn

Quần yếm vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

58

Thử hộp 14

Trực tiếp với nước ướt át

Yếm vải nhựa

1 năm

Chỉ cấp mỗi người 1 cái cho tay ngâm dưới nước

Găng tay cao-su chịu nước

6 tháng

59

Vận chuyển sắt vụn (chỗ đập hộp sắt)

Trực tiếp với kim loại sắc nhọn dễ đâm vào chân tay

Yếm vải xanh

1 năm

Găng tay vải bạt

4 tháng

Giày vải bộ đội

1 năm

60

Vận chuyển hoa quả, thành phẩm, vật tư.

Đi lại gió bụi bắn vào người, các hàm gỗ có cạnh sắc. Găng tay vãi bạt

Yếm vải xanh

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

1 năm

Đệm vai vải bạt

1 năm

61

Nhân viên kiểm nghiệm hóa chất

Khi thử phân chất có hơi độc bay ra

Áo choàng vải trắng

1 năm

Mũ vải trắng (kiểu y tế)

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

Găng tay cao-su chống axit

6 tháng

62

Vệ sinh trong phân xưởng chế biến thực phẩm

Thường xuyên đổ nước lau dọn đề phòng trượt ngã

Yếm vải nhựa

Mũ vải xanh

Khẩu trang

Ủng cao-su chịu nước

1 năm

1 năm

4 tháng

1 năm

63

Vệ sinh chung xí nghiệp

Trực tiếp với bụi bần

Yếm vải xanh

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

64

Cấp dưỡng

Trực tiếp với tro, khói, bảo đảm vệ sinh ăn uống

Yếm vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh (kiểu y tế_

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

65

In ronéô

Thường xuyên trực tiếp với mực có chất độc

Yếm vải xanh

Khẩu trang

1 năm

4 tháng

66

Y tế, giữ trẻ

Bảo đảm vệ sinh cho bản thân, cho các cháu

Áo choàng vải trắng

1 năm

Mũ vải trắng

1 năm

Khẩu trang

4 tháng

67

Vô tuyến điện dưới tàu đánh cá

Tuy không thường xuyên trực tiếp lao động như thủy thủ đôi khi cần thiết cũng phải trực tiếp lao động

Quần áo vải xanh

1 năm

Mũ vải xanh công nhân

1 năm

Áo mưa vải bạt ngắn

3 năm

Phao hơi an toàn

không thời hạn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 02-TS-TT năm 1963 quy định thống nhất chế độ trang bị phòng hộ lao động do Tổng cục Thuỷ sản ban hành.

  • Số hiệu: 02-TS-TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/01/1963
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thuỷ sản
  • Người ký: Nguyễn Cao Đàm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 5
  • Ngày hiệu lực: 12/02/1963
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản