BỘ TÀI CHÍNH Số: 02-TC-CĐKT | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ ******* Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 1964 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ GHI CHÉP KẾ TOÁN TẠI CƠ QUAN CHỦ QUẢN XÍ NGHIỆP TRUNG ƯƠNG
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Tổng cục trực thuộc Hội đồng Chính phủ đều được ngân sách Nhà nước cấp phát kinh phí hành chính, sự nghiệp và vốn kiến thiết cơ bản để chi tiêu cho đơn vị mình và các đơn vị phụ thuộc. Riêng các ngành sản xuất kinh doanh còn được cấp vốn cố định, vốn lưu động, vốn kiến thiết cơ bản, v.v… để cấp phát lại cho các cơ quan, tổ chức và xí nghiệp phụ thuộc; được quyền điều hoà các loại vốn và kinh phí trong phạm vi quy định.
Các cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương có nhiệm vụ theo dõi và đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch nộp các khoản lợi nhuận, khấu hao, v.v… cho ngân sách; theo dõi, xét duyệt các loại vốn như quỹ xí nghiệp, tài sản thừa thiếu chờ giải quyết v.v…
Căn cứ vào các điều 3, 4, 6 và 13 của điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước thì đứng về mặt quản lý kinh phí và vốn của Nhà nước, các cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương ngoài những nhiệm vụ như: tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán đối với các đơn vị kế toán cấp dưới theo đúng nhiệm vụ của một đơn vị kế toán cấp chủ quản xí nghiệp trung ương, còn có nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức bộ máy kế toán, mở đầy đủ sổ sách kế toán cần thiết để phản ánh, theo dõi tình hình sử dụng các loại kinh phí hành chính, kinh phí sự nghiệp cấp cho bộ máy hành chính, sự nghiệp của mình, theo đúng nhiệm vụ của một đơn vị kế toán dự toán.
2. Tổ chức bộ máy kế toán, mở đầy đủ sổ sách kế toán cần thiết để phản ánh, theo dõi tình hình sử dụng các loại vốn cố định, vốn lưu động, vốn kiến thiết cơ bản v.v… do Nhà nước cấp phát cho ngành mình.
Hiện nay, mặt kế toán các loại kinh phí hành chính sự nghiệp thì các ngành đã mở sổ sách kế toán theo chế độ kế toán dự toán đơn vị và chỉ thị liên Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước số 32-CT-LB ngày 26-12-1962.
Nhưng về mặt kế toán các loại vốn sản xuất kinh doanh, kiến thiết cơ bản v.v… thì chưa có một quy định chính thức nào về tổ chức sổ sách kế toán tại cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương. Do đó, nhiều cơ quan chủ quản chưa tổ chức sổ sách kế toán các loại vốn này hoặc có tổ chức nhưng còn rất sơ sài; chưa đáp ứng yêu cầu quản lý các loại vốn đó.
Do không có sổ sách kế toán nên cơ quan chủ quản không theo dõi được cụ thể, thường xuyên và có hệ thống tình hình tăng, giảm các loại vốn, kết quả sử dụng các loại vốn đó tại các đơn vị trực thuộc, không theo dõi được thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch nộp các khoản xí nghiệp phải nộp cho ngân sách, thiếu tài liệu xác thực để đối chiếu, kiểm tra, xét duyệt những số liệu trong báo cáo của các đơn vị trực thuộc v.v…
Một số cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương tuy đã mở sổ sách nhưng việc ghi chép kế toán mỗi nơi làm việc một cách không thống nhất và nhiều chỉ tiêu quan trọng chưa được theo dõi; phương pháp ghi chép phức tạp không cần thiết.
Để bổ cứu tình trạng trên và căn cứ vào điều 11 và điều 51 của điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, Bộ Tài chính quy định chế độ ghi chép kế toán dưới đây áp dụng cho các cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương nhằm:
- Bảo đảm việc ghi chép kế toán thường xuyên và có hệ thống, đúng theo chức năng của đơn vị kế toán cấp chủ quản xí nghiệp trung ương để theo dõi tình hình tăng giảm, sử dụng các loại vốn mà đơn vị chủ quản trung ương được cấp và cấp lại cho các đơn vị trực thuộc.
- Giúp các đơn vị cấp chủ quản trung ương, thông qua việc ghi chép thường xuyên và có hệ thống mà tăng cường việc quản lý các loại vốn và theo dõi các khoản nộp ngân sách, có căn cứ để kiểm tra và xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, có số liệu cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch kịp thời và đầy đủ.
CHẾ ĐỘ GHI CHÉP KẾ TOÁN TẠI CƠ QUAN CHỦ QUẢN XÍ NGHIỆP TRUNG ƯƠNG
I. CHỨNG TỪ VÀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN
Tổ chức chứng từ, sổ sách của đơn vị kế toán cấp chủ quản xí nghiệp trung ương phải theo đúng những quy định của Nhà nước.
Trong chế độ này chỉ quy định chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị kế toán cấp chủ quản xí nghiệp trung ương dùng để ghi chép các loại vốn có liên quan đến sản xuất kinh doanh. Còn việc ghi chép sổ sách để quản lý kinh phí sự nghiệp và kinh phí hành chính thì vẫn theo chế độ kế toán đơn vị dự toán và chỉ thị liên Bộ Tài chính – Ngân hàng số 32-CT-LB ngày 26-12-1962.
Các cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương tuỳ theo phạm vi quản lý nhiều hay ít loại vốn và tuỳ theo tình hình hoạt động của mình mà tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định dưới đây và theo các mẫu sổ kèm theo. Trong mỗi mẫu sổ có quy định những chứng từ cần thiết để làm căn cứ ghi các loại hoạt động thuộc phạm vi ghi chép của mỗi mẫu sổ một.
Phương pháp kế toán áp dụng chung cho các ngành là phương pháp ghi đơn. Nếu cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương nào xét cần thiết và có điều kiện thì có thể áp dụng phương pháp ghi kép.
Để đảm bảo được các nhiệm vụ:
a) Theo dõi và quản lý chặt chẽ các loại vốn: lưu động, cấp bù lỗ, cố định, mà cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương nhận của Nhà nước và phân phối cho các đơn vị trực thuộc;
b) Theo dõi và đôn đốc các đơn vị cấp dưới thực hiện các kế hoạch nộp lợi nhuận, khấu hao, vốn lưu động thừa v.v…xét duyệt và quản lý quỹ xí nghiệp.
Các cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương phải mở các sổ sách sau đây:
A. SỔ SÁCH KẾ TOÁN VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
Mẫu sổ số 1-SS - Vốn lưu động: Phản ánh tình hình tăng giảm vốn lưu động mà cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương nhận của Nhà nước.
Mẫu sổ số 2-SS- Vốn lưu động cấp cho dưới: Phản ánh tình hình tăng, giảm vốn lưu động mà cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương đã cấp cho các đơn vị trực thuộc. Mẫu sổ này dùng để theo dõi chung và theo dõi riêng từng đơn vị trực thuộc một.
Mẫu sổ số 3-SS- Vốn cấp bù lỗ: Phản ánh tình hình tăng giảm về số vốn cấp bù lỗ mà cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương đã nhận của Nhà nước.
Mẫu sổ số 4-SS- Vốn cấp bù lỗ cho dưới: Phản ánh tình hình tăng, giảm vốn cố định mà cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương đã cấp cho các đơn vị trực thuộc. Mẫu sổ này dùng để theo dõi chung sổ cấp bù lỗ cho dưới và dùng để theo dõi chi tiết từng đơn vị trực thuộc một.
Mẫu sổ số 5-SS- Vốn cố định: Phản ánh tình hình tăng giảm vốn cố định mà cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương đã nhận của Nhà nước, đồng thời phản ánh tình hình cấp vốn cố định cho các đơn vị trực thuộc.
Mẫu sổ số 6-SS - Sổ theo dõi tài sản cố định: Phản ánh nguyên giá tài sản cố định tăng, giảm theo từng xí nghiệp một.
Mẫu sổ số 7-SS - Vốn khấu hao sửa chữa lớn: Phản ánh tình hình nhận vốn khấu hao sửa chữa lớn của các xí nghiệp và chuyển giao vốn đó cho các xí nghiệp thiếu vốn sửa chữa lớn. Sổ này dùng để theo dõi chùng và theo dõi chi tiết từng xí nghiệp có nhận và có giao.
Mẫu sổ số 8-SS – Các khoản thanh toán với các xí nghiệp: Để kế toán các khoản thuộc vể vãng lai công nợ giữa cơ quan chủ quãn xí nghiệp trung ương và các đơn vị trực thuộc. Sổ này dùng để theo dõi chung và theo dõi chi tiết từng đơn vị có quan hệ công nợ với cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương.
Mẫu sổ số 9-SS – Sổ tiền gửi Ngân hàng: Để theo dõi các khoản tiền mà cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương gửi Ngân hàng. Sổ này mở riêng theo từng khoản gửi Ngân hàng như: Vốn lưu động, vốn kinh phí chuyên dùng v.v…
Mẫu sổ số 10-SS - Sổ theo dõi các khoản nộp ngân sách: Phản ánh tình hình nộp ngân sách năm trước và năm nay về các khoản như: thu quốc doanh, lợi nhuận, khấu hao v.v…
Mẫu sổ số 11-SS - Sổ theo dõi quỹ xí nghiệp: Phản ánh tình hình trích và chi tiêu về quỹ xí nghiệp theo các khoản mục đã được quy định.
B. SỔ SÁCH VỀ QUẢN LÝ VỐN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
Vốn kiến thiết cơ bản hiện nay thi hành theo chế độ cấp phát hạn mức. Cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương quản lý vốn kiến thiết cơ bản có nhiệm vụ:
a) Theo dõi và phản ánh hạn mức kiến thiết cơ bản được Nhà nước phân phối và phân phối lại cho các đơn vị trực thuộc.
b) Theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng hạn mức kiến thiết cơ bản, sử dụng kinh phí kiến thiết cơ bản và tình hình quyết toán của các đơn vị kiến thiết cơ bản.
Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý vốn kiến thiết cơ bản, đơn vị kế toán cấp chủ quản xí nghiệp trung ương cần phải mở hai sổ chính sau đây về kiến thiết cơ bản:
Mẫu sổ số 12-SS - Sổ theo dõi hạn mức kiến thiết cơ bản:
Phản ánh tình hình hạn mức được phân phối và phân phối đi theo các chỉ tiêu xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác. Về hai chỉ tiêu sau lại có chú thích “trong đó, ngoài nước”.
Mẫu sổ số 13-SS - Sổ theo dõi chi tiết về kiến thiết cơ bản:
Phản ánh tình hình:
- Hạn mức cơ bản kiến thiết cơ bản mà đơn vị kiến thiết cơ bản trực thuộc được phân phối.
- Hạn mức kiến thiết cơ bản mà đơn vị trực thuộc rút ở Ngân hàng ra.
- Số quyết toán về công trình đã hoàn thành.
Mỗi phần phải phân tích chi tiết theo các chỉ tiêu tổng hợp:
- Xây lắp;
- Thiết bị (trong đó, ngoài nước);
- Kiến thiết cơ bản khác ( trong đó, ngoài nước).
C. SỔ SÁCH VỀ QUẢN LÝ KINH PHÍ CHUYÊN DÙNG
Về mặt quản lý kinh phí chuyên dùng,cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương có nhiệm vụ:
a) Theo dõi và nắm vững tình hình kinh phí chuyên dùng mà chủ quản xí nghiệp trung ương được cấp phát để cấp phát lại cho các đơn vị trực thuộc.
b) Theo dõi và kiểm tra việc sử dụng và kết quả sử dụng của các đơn vị trực thuộc về quyết toán với ngân sách.
Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý kinh phí chuyên dùng, đơn vị kế toán cấp chủ quản xí nghiệp trung ương cần mở sổ theo:
Mẫu sổ số 14-SS – Kinh phí chuyên dùng:
Phản ánh những mục:
- Kinh phí được cấp;
- Kinh phí cấp cho các đơn vị;
- Quyết toán kinh phí;
Mỗi phần có phân tích theo các chi tiết được quy định là:
- Biện pháp tổ chức kỹ thuật và cải tiến tổ chức lao động;
- Chế tạo sản phẩm mới;
- Kiến thiết cơ bản linh tinh;
D. SỔ SÁCH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN THỪA, THIẾU
Theo nguyên tắc tài vụ đã được thể hiện trong các chế độ kế toán thuộc các ngành và trong một số quy định của các ngành về mặt giải quyết tài sản tổn thất thì cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương phải theo dõi và xét duyệt những số tài sản thừa thiếu chờ giải quyết. Do đó, cần mở hai quyển sổ sau đây:
Mẫu sổ số 15-SS – Sổ theo dõi tài sản thiếu chờ giải quyết..
Mẫu sổ số 16-SS – Sổ theo dõi tài sản thừa chờ giải quyết.
Trong mỗi sổ chia ra hai phần: thừa hoặc thiếu; giải quyết thừa hoặc thiếu. Mỗi phần lại chia ra theo từng loại tài sản (hàng hoá, vật liệu v.v…) tuỳ theo tình hình và đặc điểm của từng ngành.
Các mẩu sổ trên đây được vạch ra theo hình thức kế toán đơn. Nếu tổ chức kế toán kép thì vẫn có thể sử dụng các mẫu này, nhưng phải sửa đổi như: thay chữ Nợ, Có vào chữ tăng, giảm và sửa lại trình tự các cột lớn của các quyển sổ cho phù hợp với trình tự khác nhau giữa các loại tài khoản về vốn và tài khoản về nguồn vốn. Ngoài ra còn phải mở sổ đăng ký chứng từ theo mẫu đính kèm để ghi những chứng từ gốc hay chứng từ ghi sổ dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
Các cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương áp dụng phương pháp ghi sổ kép sẽ dùng các tài khoản sau: Tên tài khoản và tiểu khoản dùng thống nhất cho tất cả các ngành. Riêng về ký hiệu tài khoản thì các cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương sẽ dựa vào ký hiệu của các chế độ kế toán sản xuất kinh doanh cơ bản hiện đang áp dụng cho ngành mình mà quy định. Dưới đây là hệ thống tài khoản kép của đơn vị kế toán cấp chủ quản với ký hiệu theo chế độ kế toán công nghiệp (nêu làm ví dụ):
TÊN TÀI KHOẢN | KÝ HIỆU | Mẫu sổ của kế toán đơn | |
Tài khoản | Tiểu khoản | ||
Vốn lưu động Vốn lưu động cấp cho dưới Vốn cấp bù lỗ Vốn cấp bù lỗ cho dưới Vốn cố định Vốn cố định cấp cho dưới Vốn khấu hao sửa chữa lớn Các khoản thanh toán với xí nghiệp Tiền gửi Ngân hàng Kinh phí chuyên dùng Kinh phí chuyên dùng cấp cho dưới Hạn mức kiến thiết cơ bản (tài khoản ngoài bảng) | 125 103 149 104 125 103 181 104 071 184 184B 6 | 125.2 103.2 - 104-3,4 125.1 103.1 - 104.5 - - | 1/SS 2/SS 3/SS 4/SS 5/SS 5/SS 7/SS 8/SS 9/SS 14/SS 12/SS |
Nội dung của các tài khoản:
Tài khoản: Vốn lưu động.
Bên Nợ ghi các khoản giảm về vốn lưu động trong những trường hợp.
- Nộp lại Bộ Tài chính;
- Do các xí nghiệp nộp lại Bộ Tài chính;
- Do vật rẻ tiền mau hỏng chuyển thành tài sản cố định.
Bên Có ghi các khoản tăng về vốn lưu động trong những trường hợp:
- Nhận vốn của Bộ Tài chính;
- Do tài sản cố định chuyển thành vật rẻ tiền mau hỏng.
Số dư Có phản ánh số vốn lưu động chưa cấp cho dưới.
Tài khoản: Vốn lưu động cấp cho dưới.
Bên Nợ ghi các khoản sau đây:
- Cấp vốn lưu động cho các xí nghiệp;
- Do tài sản cố định chuyển thành vật rẻ tiền mau hỏng.
Bên Có ghi các khoản sau đây:
- Do xí nghiệp nộp lại Bộ chủ quản;
- Do xí nghiệp nộp lại Bộ Tài chính;
- Do vật rẻ tiền mau hỏng chuyển thành tài sản cố định.
Số dư Nợ phản ánh số vốn lưu động hiện có tại các xí nghiệp.
Tài khoản: Vốn cấp bù lỗ.
Bên Nợ ghi các khoản giảm về vốn cấp bù lỗ trong những trường hợp:
- Nộp lại Bộ Tài chính;
- Do các xí nghiệp nộp lại Bộ Tài chính;
- Sau quyết toán năm trước chuyển tiêu số cấp bù lỗ cho dưới về năm trước.
Bên Có ghi các khoản tăng về vốn cấp bù lỗ:
- Nhận của Bộ Tài chính;
- Do các xí nghiệp nộp lại Bộ Tài chính;
Số dư Có phản ánh số vốn cấp bù lỗ chưa cấp cho dưới.
Tài khoản: Vốn cấp bù lỗ cho dưới.
Bên Nợ ghi các khoản cấp bù lỗ cho dưới.
Bên Có ghi các khoản sau đây:
- Do xí nghiệp nộp lại cho Bộ chủ quản;
- Do xí nghiệp nộp lại Bộ Tài chính;
- Sau quyết toán năm trước chuyển tiêu số cấp bù lỗ cho dưới về năm trước.
Số dư Nợ phản ánh số cấp bù lỗ hiện có tại các xí nghiệp.
Tài khoản: Vốn cố định
Bên Nợ ghi các khoản giảm vốn cố định trong những trường hợp sau đây:
- Vì chuyển tài sản cố định đi;
- Tài sản cố định chuyển thành vật rẻ tiền mau hỏng;
- Thanh toán tài sản cố định;
- Vì tăng khấu hao tài sản cố định;
Bên Có ghi các khoản tăng vốn cố định trong những trường hợp sau đây:
- Nhận tài sản cố định mới của đơn vị kiến thiết cơ bản;
- Nhận tài sản cố định do kinh phí chuyên dùng mua sắm xây dựng;
- Nhận tài sản cố định do nơi khác chuyển đến;
- Vật rẻ tiền mau hỏng chuyển thành tài sản cố định;
- v.v…
- Tăng vì giảm khấu hao tài sản cố định.
Số dư Có phản ánh số vốn cố định nhận được.
Tài khoản: Vốn cố định cấp cho dưới;
Bên Nợ ghi các khoản tăng:
- Về vốn cố định cấp cho các xí nghiệp;
- Vì giảm khấu hao tài sản cố định;
Bên Có ghi các khoản giảm:
- Di chuyển tài sản cố định đi;
- Tài sản cố định chuyển thành vật rẻ tiền mau hỏng;
- Thanh toán tài sản cố định;
- Vì tăng khấu hao tài sản cố định;
Số dư Nợ phản ánh số vốn cố định hiện có tại các xí nghiệp.
Tài khoản: Vốn khấu hao sửa chữa lớn.
Bên Nợ ghi các khoản giao cho xí nghiệp;
Bên Có ghi các khoản nhận của xí nghiệp;
Số dư Có phản ánh số vốn khấu hao sửa chữa lớn còn lại.
Tài khoản: Các khoản thanh toán với xí nghiệp.
Bên Nợ ghi các khoản xí nghiệp nợ.
Bên Có ghi các khoản nhận của xí nghiệp.
Nếu dư Nợ: Phản ánh số xí nghiệp nợ;
Nếu dư Có: Phản ánh số phải thanh toán cho các xí nghiệp.
Tài khoản:tiền gửi ngân hàng.
Bên Nợ ghi các khoản gửi vào Ngân hàng ;
Bên Có ghi các khoản rút tiền ở Ngân hàng ra;
Sồ dư Nợ phản ánh số tiền còn gửi tại Ngân hàng.
Tài khoản: Kinh phí chuyên dùng.
Bên Nợ ghi các khoản:
- Nộp lại Bộ Tài chính;
- Sổ đã quyết toán về kinh phí chuyên dùng;
Bên Có ghi các khoản nhận của Bộ Tài chính về kinh phí chuyên dùng.
Số dư Có phản ánh số kinh phí chưa được quyết toán.
Tài khoản: Kinh phí chuyên dùng cấp cho dưới.
Bên Nợ ghi các khoản đã cấp cho các xí nghiệp;
Bên Có ghi số xí nghiệp đã quyết toán về kinh phí chuyên dùng;
Số dư Nợ phản ánh số kinh phí các xí nghiệp chưa quyết toán.
Tài khoản (ngoài bảng): Hạn mức kiến thiết cơ bản.
Bên Nợ ghi hạn mức được phân phối;
Bên Có ghi hạn mức đã phân phối cho xí nghiệp;
Số dư Nợ phản ánh hạn mức chưa phân phối.
1. Hàng tháng căn cứ vào sổ sách kế toán (đơn cũng như kép) mà lập bảng cân đối tài khoản, số dư cuối kỳ của các tài khoản sẽ phản ánh như sau:
Vốn lưu động: Số còn lại ở sổ 1-SS tức là dư Có của tài khoản “vốn lưu động”.
Vốn lưu động cấp cho dưới: Số còn lại ở sổ 2-SS tức dư Nợ của tài khoản “vốn lưu động cấp cho dưới”
Vốn cấp bù lỗ: Số còn lại ở sổ 3-SS tức số dư Có ở tài khoản “vốn cấp bù lỗ”
Vốn cấp bù lỗ cho dưới: Số còn lại ở sổ 4-SS tức dư Nợ của tài khoản “vốn cấp bù lỗ cho dưới”.
Vốn cố định: Số còn lại ở sổ 5-SS (hiệu số cột 6- cột 13) tức dư Có của tài khoản vốn cố định”.
Vốn cố định cấp cho dưới: Số còn lại ở sổ 5-SS (hiệu số cột 19- cột 25) tức dư Nợ của tài khoản “Vốn cố định cấp chodưới”.
Vốn khấu hao sửa chữa lớn: Số còn lại giữa nhận và giao tức là dư Có của tài khoản “vốn khấu hao sửa chữa lớn”.
Các khoản thanh toán với xí nghiệp: Số còn lại ở sổ 7-SS tức là dư Nợ hoặc dư Có của tài khoản “các khoản thanh toán với xí nghiệp”.
Tiền gửi Ngân hàng: Số tiến còn lại tại Ngân hàng theo từng chi tiết: vốn lưu động, bù lỗ v.v…tức là dư Nợ của các tiểu khoản “tiền gửi Ngân hàng”.
Kinh phí chuyên dùng: Số còn lại chưa quyết toán với Bộ Tài chính ở sổ số 14-SS (hiệu số cột 5 - cột 13), tức dư Có của tài khoản “kinh phí chuyên dùng ”.
Kinh phí chuyên dùng cấp cho dưới: Số còn lại các xí nghiệp chưa quyết toán ở sổ 14-SS (hiệu số cột 9- cột 13) tức dư Nợ của tài khoản “kinh phí chuyên dùng cấp cho dưới”.
2. Căn cứ vào kết quả của bản cân đối tài khoản này để tính toán chuyển những số liệu cần thiết vào tổng kết tài sản chung thuộc mỗi hệ kinh tế của cơ quan chủ quản xí nghiệp trung ương theo cách sau đây:
Dư Có vốn lưu động – dư Nợ vốn lưu động cấp cho dưới để tổng hợp vào chỉ tiêu “vốn lưu động”.
Dư Có vốn cấp bù lỗ - dư Nợ vốn bù lỗ cho dưới để tổng hợp vào chỉ tiêu “ khoản ngân sách cấp bù lỗ”.
Dư Có của “Vốn cố định” và dư Nợ của “vốn cố định cấp cho dưới” thường triệt tiêu với nhau nên không có hiệu số để ghi vào các chỉ tiêu báo cáo chung.
Dư Có vốn khấu hao sửa chữa lớn tổng hợp vào chỉ tiêu “vốn khấu hao sửa chữa lớn”.
Dư Nợ hoặc dư Có của tài khoản “các khoản thanh toán với các xí nghiệp” phải triệt tiêu với các chỉ tiêu tài sản Nợ hoặc tài sản Có trong tổng kết tài sản chung của các xí nghiệp.
Dư Nợ các tiểu khoản “tiền gửi Ngân hàng” sẽ tổng hợp vào các chỉ tiêu thích ứng trong tổng kết tài sản
Dư Có tài khoản “kinh phí chuyên dùng” – dư Nợ tài khoản “kinh phí chuyên dùng cấp cho dưới” để tổng hợp vào chỉ tiêu “cấp phát kinh phí chuyên dùng”.
Chế độ ghi chép kế toán này bắt đầy thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1964. Đề nghị các Bộ và các Tổng cục trực thuộc Hội đồng Chính phủ:
- Dựa vào chế độ này và căn cứ vào tình hình đặc điểm của ngành có những quy định cụ thể hoặc bổ sung thêm mẫu mực sổ sách thích hợp, gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính trước khi thi hành.
- Quy định chế độ chứng từ và sổ sách cho các đơn vị kế toán cấp trung gian của ngành mình, quy định nguyên tắc, thủ tục lập và gửi chứng từ kế toán cho các xí nghiệp để có căn cứ ghi vào sổ sách.
(Các mẫu sổ không đăng Công báo)
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Thông tư 02-TC-CĐKT-1964 quy định chế độ ghi chép kế toán tại cơ quan chủ quản xí nghiệp Trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 02-TC-CĐKT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/01/1964
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: 11/03/1964
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 01/01/1964
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định