Điều 59 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
Điều 59. Nội dung báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
1. Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính là văn bản mô tả kết quả đã làm được, những việc chưa làm được; những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; đề xuất, kiến nghị; đồng thời nêu các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong kỳ báo cáo tới. Nội dung cơ bản gồm:
a) Tình hình, kết quả kiểm soát quy định thủ tục hành chính (tình hình, kết quả đánh giá tác động về thủ tục hành chính; tình hình, kết quả thẩm định, thẩm tra về thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tình hình, kết quả ban hành thủ tục hành chính);
b) Tình hình, kết quả kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính (tình hình, kết quả công bố, công khai thủ tục hành chính; tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bao gồm cả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông);
c) Tình hình, kết quả tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
d) Tình hình, kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (nếu có);
đ) Tình hình, kết quả nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (nếu có);
e) Tình hình, kết quả công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;
g) Nội dung khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Văn phòng Chính phủ.
2. Các biểu mẫu báo cáo kèm theo gồm các thông tin cụ thể về tên biểu, tên cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo và nhận báo cáo (sau đây gọi là đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo); kỳ báo cáo; nội dung báo cáo; đơn vị tính; ngày tháng năm thực hiện báo cáo; họ tên, chữ ký của thủ trưởng cơ quan, tổ chức báo cáo, đóng dấu theo quy định và các nội dung khác có liên quan.
Danh mục biểu mẫu báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 02/2017/TT-VPCP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/10/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 823 đến số 824
- Ngày hiệu lực: 15/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Mục đích, yêu cầu công bố thủ tục hành chính
- Điều 5. Điều kiện, phạm vi công bố thủ tục hành chính
- Điều 6. Hình thức và nội dung Quyết định công bố
- Điều 7. Trách nhiệm xây dựng Quyết định công bố
- Điều 8. Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc xây dựng quyết định công bố
- Điều 9. Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Điều 10. Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 11. Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Tổng Giám đốc Cơ quan
- Điều 12. Phạm vi và trách nhiệm công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 13. Trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết
- Điều 14. Yêu cầu của việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 15. Cách thức công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 16. Công khai nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
- Điều 17. Trách nhiệm nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính
- Điều 18. Quy trình nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính
- Điều 19. Kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Rà soát, đánh giá chất lượng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
- Điều 21. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
- Điều 22. Quyền của cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
- Điều 23. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
- Điều 24. Quy trình rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
- Điều 25. Rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính
- Điều 26. Rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính
- Điều 27. Tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
- Điều 28. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo chuyên đề
- Điều 29. Quy trình tiếp nhận, phân loại, chuyển phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
- Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
- Điều 31. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
- Điều 32. Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên Hệ thống thông tin
- Điều 33. Trả lời phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp
- Điều 34. Công khai kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị
- Điều 35. Quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị
- Điều 36. Hình thức kiểm tra
- Điều 37. Thẩm quyền kiểm tra
- Điều 38. Cách thức kiểm tra
- Điều 39. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra
- Điều 40. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn kiểm tra
- Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được kiểm tra
- Điều 42. Xây dựng và thông báo kế hoạch kiểm tra
- Điều 43. Thành lập Đoàn kiểm tra
- Điều 44. Chuẩn bị thực hiện kiểm tra
- Điều 45. Tiến hành kiểm tra
- Điều 46. Thông báo kết luận kiểm tra
- Điều 47. Quy trình kiểm tra đột xuất
- Điều 48. Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 49. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo
- Điều 50. Kiểm tra việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 51. Kiểm tra việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính
- Điều 52. Kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 53. Kiểm tra việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
- Điều 54. Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính
- Điều 55. Kiểm tra công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.
- Điều 56. Biện pháp xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 57. Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kết luận kiểm tra
- Điều 58. Theo dõi và báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 59. Nội dung báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 60. Báo cáo định kỳ
- Điều 61. Báo cáo đột xuất
- Điều 62. Hình thức báo cáo
- Điều 63. Quy trình sử dụng Phân hệ Quản lý báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 64. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo
- Điều 65. Trách nhiệm của cơ quan nhận báo cáo
- Điều 66. Thẩm quyền ký, ban hành báo cáo tổng hợp
- Điều 67. Chỉnh lý, bổ sung báo cáo