Hệ thống pháp luật

Chương 1 Thông tư 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự (sau đây gọi chung là đơn) của các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tố cáo về thi hành án dân sự là việc công dân báo cho người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự.

3. Đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự là việc công dân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với người có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong thi hành án dân sự.

4. Người khiếu nại là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.

5. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo về thi hành án dân sự.

6. Người bị khiếu nại là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có quyết định, hành vi về thi hành án dân sự bị khiếu nại.

7. Người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án dân sự.

8. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

9. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh là việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết hoặc kiến nghị, chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Điều 4. Nguyên tắc xử lý đơn

Việc xử lý đơn phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.

Thông tư 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 02/2016/TT-BTP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 01/02/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Chí Hiếu
  • Ngày công báo: 03/03/2016
  • Số công báo: Từ số 209 đến số 210
  • Ngày hiệu lực: 16/03/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH