Chương 2 Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 9. Cặp đồng tiền giao dịch
Cặp đồng tiền giao dịch trong các giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam hoặc cặp đồng tiền khác cho Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Loại hình giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Điều 11. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi
Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi do Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận trong phạm vi từ 03 (ba) đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày.
Phương tiện giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là qua Reuters, điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giao dịch hối đoái được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có máy ghi âm đảm bảo ghi âm các giao dịch và lưu trữ để sử dụng khi cần thiết.
1. Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa Đôla Mỹ và Đồng Việt Nam được xác định theo các quy định về tỷ giá và chế độ tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa các ngoại tệ chuyển đổi khác (không phải là Đôla Mỹ) với Đồng Việt Nam được xác định dựa trên tỷ giá tính chéo của tỷ giá Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam và tỷ giá Đôla Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế tại ngày giao dịch.
1. Trong quá trình giao dịch hối đoái, các giao dịch viên phải sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ngôn ngữ sử dụng phải rõ ràng, tránh gây ra sự hiểu nhầm giữa hai bên.
2. Giao dịch hối đoái trên các phương tiện giao dịch được coi là cam kết không thay đổi trừ khi hai bên giao dịch đạt được thỏa thuận sửa đổi hoặc hủy bỏ giao dịch.
Thời gian giao dịch hối đoái chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giờ làm việc của Ngân hàng Nhà nước các ngày làm việc trong tuần.
Trường hợp phát sinh các giao dịch hối đoái ngoài thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng quy trình, quy định quản lý các giao dịch đảm bảo quản lý rủi ro.
Quy trình giao dịch đối với từng loại hình giao dịch hối đoái sẽ được Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hướng dẫn theo mục tiêu chính sách can thiệp trong từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, mạng Reuters hoặc các phương tiện khác.
Sau khi giao dịch hối đoái được hai bên thống nhất, xác nhận giao dịch phải được gửi qua SWIFT hoặc các phương tiện khác được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. Trường hợp xác nhận giao dịch bằng fax, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, bản gốc do người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).
1. Thanh toán cho các giao dịch hối đoái phải được thực hiện theo Hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký với Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thanh toán.
2. Thời hạn thanh toán:
a) Giao dịch giao ngay: Thời hạn thanh toán tối đa là 02 (hai) ngày làm việc sau ngày giao dịch.
b) Giao dịch kỳ hạn: Thời hạn thanh toán tối thiểu là 03 (ba) ngày làm việc sau ngày giao dịch và do hai bên thỏa thuận.
c) Giao dịch hoán đổi: Thời hạn thanh toán giao ngay tối đa là 02 (hai) ngày làm việc sau ngày giao dịch; thời hạn thanh toán của kỳ hạn xác định trong tương lai là thời hạn theo thỏa thuận giữa hai bên theo các quy định hiện hành.
d) Các loại hình giao dịch hối đoái khác: Thời hạn thanh toán tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
đ) Trong trường hợp ngày thanh toán trùng vào các ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
3. Trong trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bên thanh toán chậm sẽ chịu mức phạt như sau:
a) Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất Libor 01 tuần của đồng tiền thanh toán tại ngày phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
b) Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 02/2012/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/02/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 249 đến số 250
- Ngày hiệu lực: 12/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Hoạt động của Ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại tệ Việt Nam
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái
- Điều 5. Đại diện giao dịch
- Điều 6. Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái
- Điều 7. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái
- Điều 8. Hủy quan hệ giao dịch hối đoái
- Điều 9. Cặp đồng tiền giao dịch
- Điều 10. Loại hình giao dịch
- Điều 11. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi
- Điều 12. Phương tiện giao dịch
- Điều 13. Tỷ giá
- Điều 14. Nguyên tắc giao dịch
- Điều 15. Thời gian giao dịch
- Điều 16. Quy trình giao dịch
- Điều 17. Xác nhận giao dịch
- Điều 18. Thanh toán giao dịch