Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01-NH/TT | Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1988 |
Thi hành Quyết định số 76/HĐBT ngày 13-5-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về tham dò, khai thác, chế biến và mua bán vàng, đá quý khai thác từ lòng đất, sau khi thống nhất với các ngành liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Tổng cục Mỏ và Địa chất), Ngân hàng Nhà nước Trung ương hướng dẫn việc tổ chức thực hiện điểm 3, điều 8 Quyết định số 76/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng như sau:
a) Công ty kinh doanh vàng bạc tỉnh, thành phố, dặc khu trực thuộc trung ương (gọi tắt là tỉnh) tổ chức mạng lưới thu mua tới các điểm khai thác, đảm bảo mua hết số vàng, đá quý do cá nhân, tập thể được cấp giấy phép khai thác để sử dụng và kinh doanh, góp phần quản lý thị trường, giá cả và phục vụ đời sống nhân dân. Trường hợp vượt định mức dự trữ vốn hiện kim, thì các Công ty kinh doanh vàng bạc bán lại số hiện kim vượt đó cho Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương.
b) Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương thu mua vàng, đá quý của các đơn vị kinh tế quốc doanh như: xí nghiệp khai thác vàng, đá quý trung ương và địa phương, các xí nghiệp khai thác khoáng sản khác (thiếc, đồng, v.v...); các đoàn địa chất làm nhiệm vụ thăm dò tài nguyên có thu được vàng và đá quý; các đơn vị quân đội làm kinh tế...
Để giảm bớt khó khăn cho đơn vị khai thác, Ngân hàng Trung ương uỷ nhiệm cho Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương thu mua vàng của các đơn vị khai thác có sản lượng hàng năm dưới 3 kg vàng cám. Việc thu mua, bán lại vàng và thanh toán giữa Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương với các Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương sẽ có công văn hướng dẫn riêng.
c) Các mẫu vật vàng hoặc đá quý có giá trị đặc biệt do Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan (Uỷ ban Vật giá, Tổng cục Mỏ và Địa chất, ngành văn hoá, khoa học kỹ thuật...) xác định giá mua các mẫu vật đặc biệt đó.
2- Giá mua bán vàng, bạc, đá quý:
a) Giá mua bán vàng: Quyết định số 76/HĐBT ngày 13-5-1987 quy định "giá cả thu mua phải khuyến khích người sản xuất theo nguyên tắc lấy giá bán lẻ kinh doanh trừ lùi chiết khấu thương nghiệp cộng với hao tổn và chi phí tinh luyện thành vàng 10".
+ Giá mua vàng khai thác của xí nghiệp quốc doanh và tổ chức kinh tế Nhà nước:
Căn cứ vào nguyên tắc trên và kết quả trao đổi với các ngành liên quan (Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Bộ Tài chính) thống nhất áp dụng tỷ lệ chiết khấu thương nghiệp là 9%, hao tổn và chi phí tinh luyện thành vàng 10 là 5% của giá bán lẻ bình quân. (Hai tỷ lệ này tạm thời áp dụng trong 6 tháng, kể từ ngày ban hành Thông tư này). Công thức định giá mua vàng khai thác là:
Giá mua vàng khai thác của các XNQD và các tổ chức kinh tế Nhà nước | Giá bán lẻ | Chiết khấu | Hao hụt |
Ví dụ: Giá bán buôn công nghiệp 1 kg vàng cám 100% do xí nghiệp luyện kim màu thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim khác đã được Uỷ ban Vật giá Nhà nước duyệt trong công văn số 564/UBVGNN-TLSX ngày 10-11-1987 là 11.500.000 đồng. Cách tính toán như sau:
Giá bán lẻ bình quân của Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương tại thời điểm đó là 13.333.000đ/kg (tính ra là 500.000 đ/lạng ta, với 1 kg = 26,66 lạng ta).
| 13.333.000 x 9 | 13.333.000 x 5 | ||||
13.333.000đ | - | + | = | 11. 466.620đ | ||
100 | 100 |
Lấy tròn là 11.500.000 đồng.
Đối với các xí nghiệp quốc doanh và tổ chức kinh tế Nhà nước khai thác vàng được dưới 3 kg/năm cũng áp dụng theo giá mua này. Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương có trách nhiệm thông báo giá mua cho Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương được uỷ nhiệm mua hộ biết để thực hiện.
Về giá bán lẻ của Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương căn cứ vào giá thị trường Hà Nội trước 7 ngày để xác định giá bình quân. Việc công bố giá bán lẻ của Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương sẽ quy định ở điểm c dưới đây:
+ Giá mua vàng khai thác của cá nhân và tập thể:
Các đồng chí Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu vận dụng phương pháp định giá mua vàng khai thác của xí nghiệp quốc doanh và tổ chức kinh tế Nhà nước nói trên để định giá mua vàng khai thác của cá nhân và tập thể. Căn cứ vào giá bán lẻ kinh doanh vàng tại địa phương và điều kiện khai thác cụ thể, xác định các khoản chi phí hợp lý để quy định giá mua thoả đáng, nhằm đảm bảo mua được, bán được vàng và có tích luỹ; đồng thời tác động tích cực đến quản lý thị trường.
+ Giá vàng bán lại giữa Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương với Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương theo giá bán lẻ vàng kinh doanh tại thị trường Hà Nội ở thời điểm bán trừ (-) chiết khấu thương nghiệp cấp I và hao hụt chi phí tinh luyện tạm thời quy định trong thời gian 6 tháng kể từ ngày ban hành Thông tư này là 5% (năm phần trăm). Nếu giá mua của Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương ngang bằng hoặc thấp hơn giá bán tại địa phương thì hai bên sẽ thoả thuận giá thanh toán; trường hợp hai Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương cần mua bán theo kế hoạch điều hoà của Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương thì giá mua tính theo bán lẻ vàng của thời điểm giao tại địa phương nơi bán.
b) Giá mua bán đá quý và bạc: Căn cứ vào giá vàng để quy định giá mua bán đá quý và bạc:
- Giá đá quý: Căn cứ quan hệ tỷ lệ giữa giá vàng và giá đá quý quy định tại Công văn số 27/NH-QĐ.B ngày 8-9-1975 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước, khi tính giá hiện nay cần đối chiếu với giá thị trường để tăng hoặc giảm cho phù hợp với thời giá.
- Giá bạc: Giá mua, bán vàng có quan hệ tỷ lệ chặt chẽ với giá mua bán bạc. Qua theo dõi trong thời gian dài ở thị trường trong nước và thị trường thế giới cho thấy: Cứ giá trị 1 kg vàng 10 tuổi = giá trị từ 75 đến 80 kg bạc 10 tuổi; căn cứ quan hệ tỷ lệ trên, lấy giá mua bán vàng để vận dụng xác định giá mua bán bạc cho thoả đáng.
c) Công bố giá mua bán vàng, bạc, đá quý: Mỗi khi thị trường có biến động giá tăng hoặc giảm có ảnh hưởng đến mua và bán thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, thống nhất về nguyên tắc với Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá cùng cấp; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước công bố và điều chỉnh giá mua, bán vàng, bạc, đá quý. Việc phân cấp công bố giá quy định như sau :
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh công bố giá mua, giá bán lẻ kinh doanh vàng bạc, dá quý tại địa phương kể cả giá mua vàng của tập thể và cá nhân khai thác trong địa phương nhằm đảm bảo cho Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương có thể mua bán được và kinh doanh có lãi, có tác dụng quản lý giá thị trường. Giám đốc Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương chịu trách nhiệm thi hành theo giá đã công bố.
- Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước công bố giá mua, bán vàng khai thác của xí nghiệp quốc doanh và các tổ chức kinh tế Nhà nước có khai thác vàng. Giám đốc Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành giá đã công bố.
- Giá mua bán vàng bạc, đá quý giữa Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương với các tổ chức kinh tế, các Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương do Giám đốc Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương dựa vào các nguyên tắc trên và giá kinh doanh vàng bạc tại thị trường Hà Nội để quy định.
3- Thể thức thanh toán mua, bán vàng, bạc, đá quý:
a) Các tập thể và cá nhân bán vàng, đá quý được trả tiền mặt theo kết quả từng lần hoặc thanh toán bằng chuyển khoản nếu có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước.
b) Các xí nghiệp quốc doanh, tổ chức kinh tế (bao gồm các Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương) bán vàng, đá quý được thanh toán tiền theo biên bản mua bán có ghi rõ khối lượng, chất lượng và đơn giá từng loại vàng hoặc đá quý, đơn vị mua bán thanh toán tiền kịp thời, sòng phẳng.
a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản căn cứ vào chính sách đầu tư quy định tại Quyết định số 76/HĐBT ngày 13-5-1987 của Hội đồng Bộ trưởng. Ngân hàng sẽ cấp phát và cho vay vốn các đơn vị khai thác vàng, đá quý theo kế hoạch đầu tư tập trung và dự toán được duyệt. Đối với những xí nghiệp do địa phương tổ chức khai thác thì nguồn vốn đầu tư là ngân sách địa phương. Ngân hàng cấp phát cho yêu cầu của chủ đầu tư, xí nghiệp được dùng vốn tự có để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nếu thiếu vốn thì Ngân hàng cho vay đầu tư chiều sâu theo thể lệ hiện hành.
b) Vốn lưu động: Những xí nghiệp đã thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được Nhà nước cấp vốn lưu động để khai thác vàng, đá quý theo chế độ hiện hành. Ngân hàng cho vay vốn lưu động như đối với các xí nghiệp khai thác khoáng sản khác khi xí nghiệp có nhu cầu.
c) Vốn bằng ngoại tệ: Trong quá trình sản xuất khi cần đổi mới thiết bị để nâng cao sản lượng vàng, nếu cần vốn ngoại tệ để nhập khẩu trang thiết bị, vật tư kỹ thuật cần thiết, xí nghiệp có thể lập phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được cơ quan chủ quản cấp trên phê chuẩn, yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay ngoại tệ bổ sung. Việc cho vay và trả nợ ngoại tệ được áp dụng theo chế độ cho vay ngoại tệ hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương. Xí nghiệp được dùng sản phẩm vàng đá quý bán cho Ngân hàng Nhà nước để chuyển đổi ngoại tệ trả nợ cho Ngân hàng Ngoại thương. Ngân hàng Ngoại thương cũng có thể nhận uỷ thác bán vàng ở thị trường thế giới để xí nghiệp có ngoại tệ trả nợ vay Ngân hàng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các đồng chí Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Giám đốc Công ty kinh doanh vàng bạc Trung ương, các đồng chí Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Giám đốc Công ty kinh doanh vàng bạc các tỉnh, thành phố, đặc khu chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Ngân hàng trung ương (Vụ Lưu thông tiền tệ - kho quỹ) để có chủ trương giải quyết.
Lê Hồ (Đã ký) |
Thông tư 01-NH/TT-1988 hướng dẫn thi hành Quyết định 76/HĐBT-1987 về thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán vàng, đá quý khai thác từ lòng đất do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 01-NH/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/01/1988
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Hồ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra