Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ ******* Số: 01-BYT/TT | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 1960 |
Kính gửi: | Ủy ban hành chính các Khu tự trị Việt Bắc, Hồng Quảng, thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Ninh. |
Thi hành Nghị định số 284-TTg ngày 19-5-1958 của Thủ tướng phủ về việc tổ chức kiểm dịch và căn cứ Nghị định số 107-BYT/NĐ ngày 18-2-1959 của Bộ về việc thành lập các Phòng kiểm dịch.
Sau khi được sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, nay Bộ quy định mẫu cờ, dấu, phù hiệu, trang bị nghiệp vụ cho các phòng kiểm dịch và chế độ trang phục cho cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay và các cửa khẩu dọc theo biên giới như sau:
I. MÀU SẮC, KÍCH THƯỚC CỜ, DẤU VÀ PHÙ HIỆU
1. Cờ: Cờ kiểm dịch màu trắng, góc trên về phía cán thêu phù hiệu kiểm dịch, khuôn khổ tùy theo phương tiện đi lại (ca-nô, tàu, xe…) do cán bộ kiểm dịch đi mà may cho thích hợp.
2. Dấu: Dấu kiểm dịch khắc bằng đồng hình tròn, đường kính 30 ly, quanh phía trên có dòng chữ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đầu chữ Việt và cuối chữ hòa có 2 ngôi sao nhỏ; phía dưới có chữ Bộ Y tế; Trong lòng con dấu là tên của phòng kiểm dịch. Ví dụ: PHÒNG KIỂM DỊCH HẢI PHÒNG, PHÒNG KIỂM DỊCH GIA LÂM, PHÒNG KIỂM DỊCH LẠNG SƠN, .v.v…
3. Phù hiệu: Phù hiệu hình quả tim, thêu bằng kim tuyến, cao 42 ly, rộng 45 ly, nền tím than; quanh phía ngoài viền màu vàng, phía trên có dấu hồng thập tự màu đỏ nằm trên một nền tròn nhỏ màu trắng, trong lòng phù hiệu có 2 cánh chim nằm ngang màu trắng, bánh xe lửa màu đen, và 1 mỏ neo nằm dọc màu đỏ, chồng lên nhau.
II. PHẦN TRANG BỊ VỀ NGHIỆP VỤ
1. Trang bị:
a) Mỗi phòng kiểm dịch được trang bị:
- 1 cặp da.
- 1 hoặc 2 lá cờ tùy theo yêu cầu.
- 1 con dấu.
- 2 áo đi mưa bằng vải bạt.
b) Mỗi cán bộ được trang bị:
- 1 mũ lưỡi trai bằng dạ tím kèm theo 1 bọc bằng ka ki trắng.
- 1 phù hiệu kiểm dịch.
2. Việc sử dụng:
Phần trang bị về nghiệp vụ này chỉ sử dụng chung vào nghiệp vụ chuyên môn. Tuyệt đối cá nhân không được sử dụng riêng.
Do khối lượng công tác của mỗi phòng nhiều ít khác nhau nên không quy định thời gian sử dụng, nhưng mỗi cán bộ nhân viên đều phải có trách nhiệm bảo quản chung. Trường hợp hỏng hoặc mất có lý do chính đáng thì báo cáo lên cơ quan trực tiếp quản lý xin xét đổi hoặc xin cấp phát lại.
1. Những cán bộ chuyên tránh làm công tác kiểm dịch được cấp phát:
- Một bộ quần áo kaki trắng Nam Định, áo may theo kiểu 4 túi nắp ngoài - Thời gian tối thiểu là dùng một năm.
- Một đôi giầy da cao cổ. Thời gian tối thiểu là dùng hai năm.
2. Những phòng do khối lượng công tác ít mà chỉ phân công cán bộ kiêm nhiệm cũng được cấp phát những trang phục trên nhưng không quy định thời gian sử dụng (có thể thời gian gấp đôi nếu còn tốt vẫn tiếp tục dùng).
Những trang phục trên nếu dùng chưa hết hạn mà thôi việc hoặc đổi công tác khác thì phải trả lại cơ quan. Trường hợp cán bộ đó muốn sử dụng thì tính trừ tỷ lệ thời gian đã dùng còn thời gian còn lại thì trả lại bằng tiền.
3. Ngoài ra mỗi cán bộ nhân viên phải tự may thêm một bộ kaki màu tím thống nhất theo kiểu trên để dùng vào mùa thu đông cho thích hợp.
IV. CHẾ ĐỘ THÙ LAO KHI RA KHƠI
Riêng đối với cán bộ kiểm dịch ở hải cảng, mỗi lần ra khơi từ 2 giờ trở lên, kể cả giờ đi và giờ về (chỉ tính những giờ tàu, ca nô thực sự đi trên biển, những giờ đậu lại làm việc không tính) thì được bồi dưỡng thêm mỗi giờ 0đ45. Nếu phải đi đêm khoảng từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng thì mỗi giờ 0đ20 và hôm sau được nghỉ bù số giờ đã phải thức.
Trường hợp phải ăn cơm trên tàu nước ngoài mà phải trả mức cao hơn tiêu chuẩn hàng ngày, thì anh em chỉ phải chịu theo tiêu chuẩn (0đ60) còn lại do cơ quan thanh toán.
Khoản kinh phí trên do cơ quan trực tiếp quản lý có trách nhiệm dự trù cấp phát. Riêng con dấu phù hiệu và mũ lưỡi trai do Bộ làm chung rồi sẽ gửi các phòng sau.
- Phòng nào khối lượng công việc nhiều như cảng Hải Phòng, Cẩm Phả thì phân công cán bộ chuyên trách, còn những phòng khác hiện nay công việc còn ít thì phân công cán bộ kiêm nhiệm.
- Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Trong khi thi hành có gì mắc mứu hoặc có gì đề xuất kịp thời báo cáo về Bộ.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1Thông tư 01-BYT/TT năm 1959 bổ sung Thông tư 100-BYT/TT về việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành Dân y do Bộ Y Tế ban hành
- 2Thông tư 21-BYT-TT năm 1962 sửa đổi phù hiệu kiểm dịch và chế độ trang phục cho cán bộ làm công tác kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay và các cửa khẩu dọc theo biên giới do Bộ Y Tế ban hành
- 3Quyết định 35-NN/QĐ năm 1961 về việc trả phụ cấp và trang bị cho cán bộ làm nhiệm vụ chẩn đoán ở Vụ chăn nuôi và ở các trạm kiểm dịch do Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp ban hành.
- 1Nghị định 107-BYT/NĐ năm 1959 về việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan y tế địa phương chính thức thành lập những phòng kiểm dịch do Bộ Y Tế ban hành
- 2Thông tư 01-BYT/TT năm 1959 bổ sung Thông tư 100-BYT/TT về việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành Dân y do Bộ Y Tế ban hành
- 3Thông tư 21-BYT-TT năm 1962 sửa đổi phù hiệu kiểm dịch và chế độ trang phục cho cán bộ làm công tác kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay và các cửa khẩu dọc theo biên giới do Bộ Y Tế ban hành
- 4Quyết định 35-NN/QĐ năm 1961 về việc trả phụ cấp và trang bị cho cán bộ làm nhiệm vụ chẩn đoán ở Vụ chăn nuôi và ở các trạm kiểm dịch do Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp ban hành.
- 5Nghị định 248-TTg năm 1958 về việc Tổ chức việc kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay, cửa khẩu quan trọng khác dọc theo biên giới nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 01-BYT/TT năm 1960 quy định mẫu cờ, dấu, phù hiệu kiểm dịch và chế độ trang phục cho cán bộ làm công tác kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay và các cửa khẩu dọc theo biên giới do Bộ Y Tế ban hành
- Số hiệu: 01-BYT/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/02/1960
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Phạm Ngọc Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra