Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2024/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2024 |
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình.
Thông tư này quy định về quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp.
1. Thông tư này áp dụng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
2. Thông tư này không áp dụng đối với các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
Điều 3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp thì phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư số 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH.
2. Phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
3. Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.
5. Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.
6. Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước.
7. Đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới ; hướng tới yêu cầu xanh hóa trong đào tạo và các mục tiêu chuyển đổi số.
8. Bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
9. Quy định cụ thể về các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Điều 4. Cấu trúc của chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề gồm:
1. Tên ngành, nghề đào tạo;
2. Mã ngành, nghề (đối với những ngành nghề trong Danh mục);
3. Trình độ đào tạo;
4. Đối tượng tuyển sinh;
5. Thời gian khóa học (năm học);
6. Khối lượng kiến thức toàn khóa học (giờ, tín chỉ);
7. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo;
8. Mục tiêu đào tạo;
9. Bảng tổng hợp năng lực của ngành, nghề trong chương trình đào tạo;
10. Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
11. Chương trình chi tiết các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
12. Hướng dẫn sử dụng chương trình.
Điều 5. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
1. Thời gian khóa học và khối lượng học tập trong chương trình
a) Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ.
b) Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo.
c) Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu.
d) Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung, trong đó:
Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun; thời gian ôn và thi tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.
Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.
đ) Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:
Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình.
Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình.
e) Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành.
g) Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định.
2. Đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo
Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
a) Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút.
b) Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo.
c) Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân.
d) Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
1. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình.
b) Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề.
2. Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo
a) Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề.
b) Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.
c) Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định.
d) Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo.
đ) Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này.
e) Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo.
g) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định tại điểm e khoản 2 điều này.
3. Lựa chọn chương trình đào tạo
a) Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tự chủ lựa chọn chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo khác ở trong nước, nước ngoài hoặc chương trình chuyển giao từ nước ngoài đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để áp dụng thực hiện tại trường mình.
b) Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng chương trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành để áp dụng thực hiện. Việc tổ chức thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Điều 7. Thẩm định chương trình đào tạo
1. Hội đồng thẩm định
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có trách nhiệm tư vấn về chuyên môn trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo. Số lượng, tiêu chuẩn, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định, đảm bảo yêu cầu sau:
a) Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định có số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện thuộc cơ sở đào tạo khác và 01 đại diện doanh nghiệp sử dụng lao động.
b) Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: các nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng thẩm định không là thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất 1/3 thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng.
c) Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định: Có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề thẩm định. Khuyến khích mời giáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định.
2. Tổ chức thẩm định
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó phải có chủ tịch và thư ký.
b) Hội đồng thẩm định căn cứ quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được đối với mỗi cấp trình độ đào tạo; tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã ban hành hoặc kết quả khảo sát doanh nghiệp, kết quả phân tích nghề, phân tích công việc và các mục tiêu, yêu cầu của ngành, nghề để đánh giá, thẩm định, nghiệm thu chương trình đào tạo. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở ý kiến đánh giá và kết quả bỏ phiếu thông qua của các thành viên Hội đồng.
c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận rõ về chương trình đào tạo theo 03 mức: chương trình đào tạo được thông qua không cần chỉnh sửa; thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa; chương trình không được thông qua và nêu rõ lý do không được thông qua.
Điều 8. Ban hành chương trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ kết quả thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định để ra quyết định ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng của trường mình làm cơ sở để đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo quy định.
Điều 9. Đánh giá và cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo
1. Tối đa 03 năm chương trình đào tạo phải được tổ chức đánh giá để cải tiến, cập nhật, bổ sung những thay đổi theo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực của người học; những tiến bộ của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ngành, nghề đào tạo; các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của thị trường lao động.
2. Việc cải tiến, sửa đổi, cập nhật, bổ sung nội dung chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này hoặc theo quy trình rút gọn và tổ chức đơn giản hơn, tuỳ theo mức độ sửa đổi, cập nhật, điều chỉnh và do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định.
3. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp ban hành chương trình đào tạo đã được sửa đổi, cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định sau khi chương trình đào tạo đã được thông qua.
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 10. Yêu cầu về giáo trình đào tạo
1. Tuân thủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chương trình đào tạo và các môn học, mô đun trong chương trình.
2. Bảo đảm tính chính xác, hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
3. Nội dung kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về năng lực của người học phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
4. Kết thúc mỗi chương, bài phải có hệ thống câu hỏi, bài tập và phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học; giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có nguồn gốc rõ ràng.
5. Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ chuyên môn nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
6. Đảm bảo phù hợp với trang thiết bị, nguồn học liệu và các phương pháp, phương tiện dạy học khác.
Điều 11. Biên soạn và lựa chọn giáo trình đào tạo
1. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập tổ/nhóm biên soạn giáo trình đảm bảo yêu cầu: Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 03 năm trong lĩnh vực ngành, nghề cần biên soạn; am hiểu và có kinh nghiệm về xây dựng, biên soạn giáo trình.
2. Tổ chức biên soạn giáo trình
a) Nghiên cứu chương trình đào tạo; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực, vị trí việc làm của ngành, nghề; chương trình chi tiết môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và các kết quả khảo sát doanh nghiệp, kết quả phân tích nghề, phân tích công việc.
b) Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn khác có liên quan.
c) Biên soạn nội dung chi tiết giáo trình (Theo mẫu tại Phụ lục 04).
d) Xin ý kiến chuyên gia về nội dung của giáo trình.
đ) Tổng hợp ý kiến góp ý, sửa chữa, biên tập, hoàn thiện giáo trình.
3. Lựa chọn giáo trình
a) Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn giáo trình do cơ sở đào tạo khác ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và phù hợp với chương trình đào tạo để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức của trường.
b) Tùy theo yêu cầu cụ thể của giáo trình đào tạo được lựa chọn, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc tổ chức thẩm định giáo trình trước khi phê duyệt áp dụng thực hiện. Việc thẩm định (nếu có) được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
Điều 12. Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình
1. Hội đồng thẩm định giáo trình
a) Hội đồng thẩm định giáo trình do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và sử dụng.
b) Hội đồng thẩm định giáo trình có số lượng thành viên là số lẻ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Thành viên Hội đồng thẩm định có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và biên soạn giáo trình.
2. Tổ chức thẩm định, duyệt giáo trình
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có chủ tịch và thư ký.
b) Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về nội dung dự thảo giáo trình trên cơ sở chương trình đào tạo và các yêu cầu về nội dung chuyên môn; Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá của từng thành viên.
c) Tổ/nhóm biên soạn tiếp thu, hoàn thiện giáo trình theo ý kiến nhận xét, góp ý của Hội đồng thẩm định.
d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình sau khi đã hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định để người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 04 năm 2024. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Những chương trình, giáo trình đào tạo được xây dựng, thẩm định, lựa chọn và ban hành theo quy định của Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH và Luật Giáo dục nghề nghiệp được tiếp tục áp dụng thực hiện cho đến lần cập nhật, chỉnh sửa tiếp theo theo quy định tại Thông tư này.
3. Những chương trình, giáo trình đang xây dựng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH nhưng chưa thẩm định, ban hành khi Thông tư này có hiệu lực thi hành được công nhận những kết quả đã tổ chức thực hiện.
4. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐỊNH DẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư số: 01/2024/TT-BLĐTBXH ngày 19/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BỘ/UBND .............................
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH/NGHỀ: ………………………. MÃ NGÀNH/NGHỀ: …………………. TRÌNH ĐỘ: ……………………………. Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng ………………………………. ............., Năm.................. |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngành, nghề:
Mã ngành, nghề:
Trình độ đào tạo:
Đối tượng tuyển sinh:
Thời gian khóa học: (năm học)
1. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
4. Khối lượng kiến thức và thời gian học tập
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: ……. (giờ/tín chỉ)
- Số lượng môn học, mô đun: …………
- Khối lượng học tập các môn học chung: ............... (giờ/tín chỉ)
- Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: ........ (giờ/tín chỉ)
- Khối lượng lý thuyết: .... (giờ); thực hành, thực tập: ..... (giờ/tín chỉ)
5. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT | Mã năng lực | Tên năng lực |
I | Năng lực cơ bản (năng lực chung) | |
1 | NLCB-01 | …….............................. |
2 | NLCB-02 | …….............................. |
… | ……... | …….............................. |
II | Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) | |
3 | NLCL-01 | …….............................. |
4 | NLCL-02 | …….............................. |
… | ……... | …….............................. |
III | Năng lực nâng cao | |
5 | NLNC-01 | …….............................. |
6 | NLNC-02 | …….............................. |
… | ……... | …….............................. |
6. Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/thực tập/thí nghiệm/thảo luận | Thi/ Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | |||||
MH | ………………………………. | |||||
MH | ………………………………. | |||||
….. | ………………………………. | |||||
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | |||||
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | |||||
…... | ||||||
…… | ||||||
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | |||||
....... | ||||||
…… | ||||||
II.3 | Môn học, mô đun tự chọn, nâng cao | |||||
....... | ||||||
…… | ||||||
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
7. Hướng dẫn sử dụng chương trình
Gợi ý viết hướng dẫn sử dụng chương trình về một số nội dung sau:
- Hướng dẫn việc giảng dạy các môn học chung bắt buộc;
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đối với đào tạo theo niên chế
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ;
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đối với những nội dung có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến;
- Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa;
- Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc môn học, mô đun;
- Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp;
..........................................................................................
MẪU ĐỊNH DẠNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
(Kèm theo Thông tư số: 01/2024/TT-BLĐTBXH ngày 19/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học:
Mã môn học:
Thời gian thực hiện môn học: ..... giờ; (Lý thuyết: ..... giờ; Thực hành, tích hợp, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: ..... giờ; Thi/Kiểm tra.......giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học
- Vị trí:
- Tính chất:
II. Mục tiêu môn học
- Về kiến thức:
- Về kỹ năng:
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
III. Nội dung môn học
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT | Tên chương, mục | Thời gian (giờ) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập | Thi/ Kiểm tra | ||
1 | Chương 1: |
|
|
|
|
1. Tên mục:.…….. |
|
|
|
| |
1.1. Tên tiểu mục:.… |
|
|
|
| |
2 | Chương 2: |
|
|
|
|
1. Tên mục:.…….. |
|
|
|
| |
1.1. Tên tiểu mục:.… |
|
|
|
| |
n | Chương n: |
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
2. Nội dung chi tiết
Chương 1 Thời gian:....giờ
1. Mục tiêu
2. Nội dung
2.1. Tên mục
2.1.1. Tên tiểu mục
Chương 2 Thời gian:....giờ
1. Mục tiêu
2. Nội dung
2.1. Tên mục
2.1.1.Tên tiểu mục
Chương n Thời gian:....giờ
IV. Điều kiện thực hiện môn học
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
2. Thiết bị, máy móc
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
4. Các điều kiện khác
V. Nội dung và phương pháp, đánh giá
1. Nội dung
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
2. Phương pháp
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học
1. Phạm vi áp dụng môn học
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học
- Đối với giáo viên, giảng viên
- Đối với người học
3. Những trọng tâm cần chú ý
4. Tài liệu tham khảo
5. Ghi chú và giải thích (nếu có)
MẪU ĐỊNH DẠNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
(Kèm theo Thông tư số: 01/2024/TT-BLĐTBXH ngày 19/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun:
Mã mô đun:
Thời gian thực hiện mô đun: ..... giờ; (Lý thuyết: ..... giờ; thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: ..... giờ; kiểm tra:......giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí:
- Tính chất:
II. Mục tiêu mô đun
- Kiến thức:
- Kỹ năng:
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
III. Nội dung mô đun
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT | Tên các bài trong mô đun | Thời gian (giờ) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập | Kiểm tra | ||
1 | Bài 1: |
|
|
|
|
1. Tên tiêu đề:.…….. |
|
|
|
| |
1.1. Tên tiểu tiêu đề:.… |
|
|
|
| |
2 | Bài n: |
|
|
|
|
1. Tên tiêu đề:.…….. |
|
|
|
| |
1.1. Tên tiểu tiêu đề:.… |
|
|
|
| |
Cộng |
|
|
|
|
2. Nội dung chi tiết
Bài 1 Thời gian:....giờ
1. Mục tiêu của bài
2. Nội dung bài
2.1. Tên tiêu đề
2.1.1.Tên tiểu tiêu đề
Bài 2 Thời gian:....giờ
1. Mục tiêu của bài
2. Nội dung bài
2.1. Tên tiêu đề
2.1.1. Tên tiểu tiêu đề
Bài n Thời gian:....giờ
IV. Điều kiện thực hiện mô đun
1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng
2. Thiết bị, máy móc:
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
4. Các điều kiện khác
V. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
2. Phương pháp đánh giá
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun
1. Phạm vi áp dụng mô đun
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun
- Đối với giáo viên, giảng viên
- Đối với người học
3. Những trọng tâm cần chú ý
4. Tài liệu tham khảo
5. Ghi chú và giải thích (nếu có)
MẪU ĐỊNH DẠNG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư số: 01/2024/TT-BLĐTBXH ngày 19/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BỘ/UBND ............................. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: ………………..... NGÀNH/NGHỀ: ………………………. TRÌNH ĐỘ: …………………. Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng ………………………………. ............., Năm.................. |
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Nghiêm cấm mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh.
LỜI GIỚI THIỆU
Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình.
Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia.
…............, ngày…..........tháng…........... năm……
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
2...……….
3..………..
………...
MỤC LỤC
| TRANG |
1. Lời giới thiệu | …… |
2. ………. | …… |
3. ……… | …… |
……… | …… |
n……….. | …… |
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN
Tên môn học/mô đun:
Mã môn học/mô đun:
Vị trí, tính chất và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí:
- Tính chất:
- Vai trò của môn học/mô đun trong chương trình:
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
- Về kỹ năng:
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Nội dung của môn học/mô đun:
CHƯƠNG/BÀI 1:
Mã chương/bài:
Giới thiệu:
Mục tiêu:
Nội dung chính:
1. Tên mục 1
1.1. Tên tiểu mục 1
1.2. Tên tiểu mục 2
.......
2. Tên mục 2
2.1. Tên tiểu mục 1
2.2. Tên tiểu mục 2
.......
n. Tên mục n
.......
* Lưu ý: Nội dung cần thể hiện trong các mục, tiểu mục gồm:
- Các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, công việc;
- Quy trình, các bước và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc;
- Các loại hình vẽ, bản vẽ, những điểm cần ghi nhớ
- Câu hỏi, bài tập thực hành cho học sinh, sinh viên;
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học/mô đun;
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SỐ TÍN CHỈ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC CHUNG BẮT BUỘC
(Kèm theo Thông tư số: 01/2024/TT-BLĐTBXH ngày 19/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT | Tên môn học | Số giờ | Số tín chỉ | ||
Trình độ TC | Trình độ CĐ | Trình độ TC | Trình độ CĐ | ||
1 | Tiếng Anh | 90 | 120 | 3 | 4 |
2 | Tin học | 45 | 75 | 2 | 3 |
3 | Giáo dục Chính trị | 30 | 75 | 2 | 5 |
4 | Pháp luật | 15 | 30 | 1 | 2 |
5 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 45 | 75 | 2 | 3 |
6 | Giáo dục thể chất | 30 | 60 | 1 | 2 |
| Tổng cộng | 255 | 435 | 11 | 19 |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/TT-LĐTBXH | Hà Nội, ngày |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2016 và bãi bỏ các quy định được ban hành tại các văn bản khác liên quan đến các quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được phép đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho các trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định (sau đây gọi là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Mô đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hành trọn vẹn một hoặc một số công việc của một ngành hoặc nghề.
Học phần là khối lượng kiến thức, kỹ năng tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập; học phần có khối lượng từ 2 - 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần được thiết kế kiểu mô đun hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học.
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích luỹ được trong một khoảng thời gian nhất định của người học để học một học phần, mô đun, môn học cụ thể.
Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.
Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và những phẩm chất khác mà người học cần phải đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở mỗi cấp trình độ, mỗi ngành, nghề đào tạo; được cơ sở giáo dục nghề nghiệp cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.
Đào tạo theo niên chế là phương thức đào tạo theo đơn vị năm học, mỗi chương trình đào tạo của của một ngành, nghề được quy định đào tạo trong một số năm học nhất định.
Đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ là phương thức đào tạo không tổ chức theo năm học mà theo các học kỳ, mỗi năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ; một chương trình đào tạo của một ngành, nghề được tính theo số lượng mô đun hoặc tín chỉ mà người học cần phải tích lũy; khi tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ theo quy định của ngành, nghề học thì được xét cấp bằng tốt nghiệp.
Chương II
QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Điều 4. Yêu cầu chung về chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1. Tên ngành, nghề trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng phải tuân thủ theo danh mục ngành, nghề trong giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Nội dung chương trình đảm bảo đúng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.
3. Chương trình phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun, học phần tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập.
4. Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động.
5. Phân bổ thời gian, trình tự thực hiện các môn học, mô đun, học phần để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả.
6. Thể hiện được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
7. Thể hiện được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các học phần, mô đun, môn học của chương trình đào tạo.
8. Nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phương và đất nước, phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ.
9. Bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới.
10. Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 5. Cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề được thiết kế gồm:
- Tên ngành, nghề đào tạo;
- Mã ngành, nghề;
- Trình độ đào tạo;
- Đối tượng tuyển sinh;
- Thời gian đào tạo;
- Mục tiêu đào tạo;
- Khối lượng kiến thức tối thiểu;
- Thời gian khóa học và thời gian thực học;
- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun, học phần;
- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun, học phần;
- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Điều 6. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1. Thời gian khoá học
a) Thời gian khoá học theo niên chế:
- Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần; thời gian ôn và thi tốt nghiệp. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành. Thời gian thực học được tính bằng giờ.
- Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: thời gian khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết, lao động và dự phòng.
b) Thời gian khóa học theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ:
- Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học, thời gian chuẩn bị cá nhân, thời gian thi tích lũy mô đun hoặc tín chỉ. Thời gian thực học được tính bằng môn học, mô đun hoặc học phần; môn học, mô đun hoặc học phần có khối lượng từ 2 đến 6 tín chỉ tùy theo kết cấu của mỗi môn học, mô đun hoặc học phần được thiết kế; nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bổ đều trong một học kỳ. Kiến thức, kỹ năng trong mỗi môn học, mô đun, học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế.
- Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: thời gian khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết, lao động và dự phòng.
2. Đơn vị thời gian
a) Thời gian khoá học được tính theo năm học, kỳ học và theo tuần.
b) Một giờ chuẩn học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ chuẩn học lý thuyết là 45 phút.
c) Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ chuẩn; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.
d) Mỗi tuần học không quá 40 giờ chuẩn thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ chuẩn lý thuyết.
Điều 7. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1. Bước 1: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề đào tạo.
2. Bước 2: Thiết kế chương trình đào tạo
a) Xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra của ngành, nghề đào tạo.
b) Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo theo niên chế và theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ (có thể tham khảo cấu trúc chương trình đào tạo cùng ngành, nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác ở trong nước và nước ngoài).
c) Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun, học phần theo chương trình đào tạo đã xác định.
d) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đơn vị sử dụng lao động về chương trình đào tạo.
đ) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.
3. Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo
a) Xác định thời gian, khối lượng học tập của khoá học, thời gian thực học tối thiểu.
b) Xác định danh mục các môn học, mô đun, học phần; thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.
c) Xác định yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả học tập của người học.
d) Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun, học phần (tham khảo các Phụ lục 1, 2, 3).
đ) Lập sơ đồ quan hệ và tiến trình đào tạo giữa các môn học, mô đun, học phần đảm bảo phù hợp với trình tự của logic nhận thức, logic sư phạm
4. Bước 4: Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo
a) Xin ý kiến chuyên gia là giáo viên, giảng viên có cùng ngành, nghề đào tạo để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.
b) Tổ chức Hội thảo chuyên gia (gồm đại diện các chuyên gia kỹ thuật của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
c) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở các ý kiến góp ý.
5. Bước 5: Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo.
Điều 8. Quy trình thẩm định chương trình đào tạo
1. Bước 1: Chuẩn bị
a) Thành lập hội đồng thẩm định chương trình.
b) Hội đồng thẩm định nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá dự thảo chương trình đào tạo.
2. Bước 2: Tổ chức thẩm định
a) Ban Chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo báo cáo kết quả biên soạn chương trình.
b) Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá về bản dự thảo chương trình đào tạo.
c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng của chương trình đào tạo đã được xây dựng.
3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định
Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo để người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định ban hành.
Điều 9. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo
1. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo cho từng ngành, nghề do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng ngành, nghề đào tạo.
2. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình bao gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, uỷ viên thư ký và các thành viên; số lượng và tiêu chuẩn các thành viên do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định.
3. Thành viên Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần xây dựng.
4. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của chương trình đào tạo được phân công theo các quy định về xây dựng chương trình đào tạo.
Điều 10. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo
1. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập.
2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo.
3. Cơ cấu thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp và không bao gồm thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng.
4. Hội đồng thẩm định có ít nhất 7 người gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thư ký và các thành viên; trong đó có 02 ủy viên phản biện thuộc một cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.
5. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần thẩm định.
c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mời giáo viên, giảng viên có uy tín của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định.
6. Thẩm định chương trình
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định;
b) Hội đồng thẩm định căn cứ các quy định về chương trình đào tạo, mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành, nghề để phân tích, đánh giá chương trình đào tạo. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở ý kiến đánh giá và kết quả biểu quyết của các thành viên Hội đồng.
c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận rõ về chương trình theo 3 mức: chương trình đào tạo được thông qua không cần chỉnh sửa; thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ những nội dung chính cần chỉnh sửa, bổ sung; chương trình không được thông qua và nêu rõ lý do không được thông qua.
Điều 11. Ban hành chương trình đào tạo
Người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ kết quả thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định để ra quyết định ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trước khi đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đào tạo theo các quy định.
Điều 12. Cập nhật và đánh giá chương trình đào tạo
a) Ít nhất 2 năm 1 lần, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập Hội đồng chuyên môn để tổ chức đánh giá lại chương trình đào tạo đã ban hành để cập nhật, bổ sung những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về chương trình đào tạo; những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học của ngành, nghề đào tạo; các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình; những thay đổi trong các học phần, mô đun, môn học hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của thị trường lao động.
b) Việc dự thảo các nội dung cần sửa đổi, cập nhật trong chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này hoặc theo quy trình rút gọn và tổ chức đơn giản hơn, tuỳ theo mức độ sửa đổi, cập nhật.
c) Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành chương trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của hội đồng chuyên môn sau khi chương trình đào tạo đã được cập nhật, bổ sung.
Chương III
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 13. Yêu cầu chung về Giáo trình
1. Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các học phần, mô đun, môn học trong chương trình đào tạo.
2. Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
3. Các nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun, học phần.
4. Mỗi chương, bài của giáo trình phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.
5. Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
6. Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.
Điều 14. Cấu trúc của giáo trình
Cấu trúc của giáo trình đào tạo được thiết kế gồm:
- Thông tin chung của giáo trình;
- Mã mô môn học, mô đun, học phần; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình môn học, mô đun, học phần;
- Nội dung của giáo trình môn học, mô đun, học phần (gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện các bước nhiệm vụ, công việc; quy trình và cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun, học phần.
Điều 15. Biên soạn giáo trình
1. Bước 1: Thiết kế cấu trúc giáo trình
a) Xác định mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun, học phần;
b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun, học phần;
c) Xin ý kiến chuyên gia để thống nhất về cấu trúc của giáo trình;
d) Tổng hợp, hoàn thiện các nội dung về cấu trúc của giáo trình.
2. Bước 2: Biên soạn giáo trình
a) Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành/nghề, chương trình chi tiết môn học, mô đun, học phần;
b) Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan;
c) Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình (tham khảo tại Phụ lục 04);
d) Xin ý kiến chuyên gia về từng nội dung của giáo trình;
e) Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện giáo trình.
3. Bước 3: Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về giáo trình
4. Bước 4: Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình
5. Bước 5: Thẩm định và ban hành giáo trình
Điều 16. Lựa chọn giáo trình
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể lựa chọn giáo trình do các cơ sở khác ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn phù hợp với chương trình, trình độ và lĩnh vực ngành, nghề cần đào tạo, tổ chức thẩm định và phê duyệt để đưa vào sử dụng.
Điều 17. Thẩm định, phê duyệt giáo trình
1. Hội đồng thẩm định giáo trình
a) Hội đồng thẩm định giáo trình do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ thẩm định giáo trình cho từng ngành, nghề của từng cấp trình độ đào tạo.
b) Hội đồng thẩm định giáo trình có nhiệm vụ giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định để người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt và sử dụng.
c) Hội đồng thẩm định giáo trình gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các Uỷ viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên của ngành, nghề có liên quan; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình; có uy tín trong sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo.
2. Tổ chức thẩm định, phê duyệt giáo trình
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch hội đồng.
b) Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch và Thư ký.
c) Tổ/nhóm biên soạn báo cáo kết quả biên soạn giáo trình;
d) Hội đồng thẩm định giáo trình nhận xét, đánh giá về bản dự thảo giáo trình; Chủ tịch hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình;
đ) Hoàn thiện giáo trình theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định;
e) Báo cáo kết quả thẩm định giáo trình sau khi đã hoàn chỉnh theo ý kiến của hội đồng thẩm định để người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra quyết định phê duyệt.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ quy định về chương trình, giáo trình đào tạo để tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề đào tạo của đơn vị mình.
3. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch sử dụng chương trình, giáo trình vào giảng dạy và học tập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo và tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thực hiện đúng các quy định về chương trình, giáo trình đào tạo. Tham gia phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc căn cứ quy định về chương trình, giáo trình để xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình theo quy định.
2. Tham gia phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình đào tạo, kế hoạch dạy học và việc thực hiện các quy định hiện hành về giáo dục nghề nghiệp.
Điều 20. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình cho các ngành, nghề đào tạo.
2. Thực hiện đúng các quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề đào tạo đảm bảo chất lượng.
3. Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về về công tác xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình các ngành, nghề đào tạo của trường mình làm cơ sở cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra.
Điều 21. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
1. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra nội bộ và tự đánh giá việc tổ chức thực hiện các quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo của nhà trường.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức áp dụng chương trình, giáo trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định hiện hành./.
PHỤ LỤC 1:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành/nghề:
Mã ngành/nghề:
Trình độ đào tạo:
Loại hình đào tạo:
Đối tượng tuyển sinh:
Thời gian đào tạo:
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Kiến thức:
- Kỹ năng:
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun
- Thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung (đại cương)
- Thời gian học các môn học, mô đun chuyên môn
- Thời gian học lý thuyết
- Thời gian thực hành, thực tập
3. Nội dung chương trình:
- Các mô đun, môn học chung (đại cương)
- Các mô đun, môn học chuyên môn
+ Kiến thức cơ sở
+ Kiến thức chuyên ngành/nghề
Kiến thức chuyên ngành/nghề bắt buộc
Kiến thức chuyên ngành/nghề tự chọn
- Thực tập, đồ án, khóa luận tốt nghiệp
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
1. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo
2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
3.Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, mô đun
4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
5. Các chú ý khác
PHỤ LỤC 02:
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học
Mã môn học
Thời gian thực hiện môn học
I. Vị trí, tính chất của môn học
II. Mục tiêu môn học
III. Nội dung môn học
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
2. Nội dung chi tiết
Bài mở đầu:
Chương 1:
Mục tiêu:
Phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy:
Chương 2 :
Mục tiêu :
Phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy:
IV. Điều kiện thực hiện môn học
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
2. Trang thiết bị máy móc
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
4. Các điều kiện khác
V. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung
2. Phương pháp
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học
1. Phạm vi áp dụng môn học
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy
3. Những trọng tâm cần chú ý
4. Tài liệu tham khảo
5. Ghi chú và giải thích
PHỤ LỤC 03:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun
Mã mô đun
Thời gian thực hiện mô đun
I. Vị trí, tính chất của mô đun
II. Mục tiêu mô đun
III. Nội dung mô đun
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
2. Nội dung chi tiết
Bài1: Thời gian:
Mục tiêu của bài
Phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy
Bài 2: Thời gian:
Bài n: Thời gian:
IV. Điều kiện thực hiện mô đun
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:
2. Trang thiết bị máy móc:
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
2. Phương pháp đánh giá
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun
1. Phạm vi áp dụng mô đun
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy mô đun
3. Những trọng tâm cần chú ý
4. Tài liệu tham khảo
5. Ghi chú và giải thích
PHỤ LỤC 04:
GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
BỘ/UBND .............................
TRƯỜNG .............................
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: ……………….....
NGÀNH/NGHỀ: ……………………….
TRÌNH ĐỘ:………………….
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ........………........... của ……………………………….
............., năm..................
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình.
Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia.
…............, ngày…..........tháng…........... năm……
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
2……….
3………..
………...
MỤC LỤC
TRANG
· Lời giới thiệu ……
· ………. ……
· ……… ……
………… ……
n……….. ……
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN
Tên môn học/mô đun
Mã môn học/mô đun
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun
Mục tiêu của môn học/mô đun
Nội dung của môn học/mô đun
CHƯƠNG/BÀI 1:
Mã chương/Bài:
Giới thiệu:
Mục tiêu:
Nội dung chính:
1. (Tên mục 1):
2. (Tên mục 2):
n. (Tên mục n):
Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục gồm:
- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
- Các bước và cách thức thực hiện công việc
- Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
- Ghi nhớ
Gợi ý:
+ Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu;
+Nội dung và hình vẽ minh họa phải làm sáng tỏ nội dung và cần tuân thủ các quy định trong Luật bản quyền;
+ Tích hợp được các trang thiết bị dạy học, các nguồn học liệu khác...một cách khoa học;
+ Phong cách viết dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn và chính xác;
+ Cuối mỗi chương có thể có các bài mở rộng và nâng cao. Nếu nội dung của mỗi chương đơn giản, khó thiết kế một bài tập loại này có thể bỏ qua.
- 1Quyết định 1570/QĐ-BQP năm 2005 về Danh mục giáo trình đào tạo cán bộ quân sự cấp xã hoàn thiện trung cấp quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Quyết định 1571/QĐ-BQP năm 2005 về Danh mục giáo trình đào tạo cán bộ quân sự cấp xã đã có bằng trung cấp lý luận chính trị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Công văn 2035/BNN-TCCB xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư 29/2018/TT-BGDĐT quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH về Chương trình môn học tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Công văn 454/TCGDNN-KĐCL năm 2019 về hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 1Quyết định 1570/QĐ-BQP năm 2005 về Danh mục giáo trình đào tạo cán bộ quân sự cấp xã hoàn thiện trung cấp quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Quyết định 1571/QĐ-BQP năm 2005 về Danh mục giáo trình đào tạo cán bộ quân sự cấp xã đã có bằng trung cấp lý luận chính trị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Công văn 2035/BNN-TCCB xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 5Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 6Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 29/2018/TT-BGDĐT quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH về Chương trình môn học tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Công văn 454/TCGDNN-KĐCL năm 2019 về hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 12Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 13Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 01/2024/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/02/2024
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 367 đến số 368
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra