Chương 1 Thông tư 01/2010/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) do Bộ Công thương ban hành
Điều 1. Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D
Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D (trong Thông tư này gọi tắt là C/O) là hàng hoá có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và được Tổ chức cấp C/O Mẫu D cấp C/O.
1. Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) giữa các quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi tắt là Hiệp định CEPT) là Hiệp định đã được ký kết chính thức Singapore ngày 28 tháng 1 năm 1992.
2. Tổ chức cấp C/O Mẫu D của Việt Nam (trong Thông tư này gọi tắt là Tổ chức cấp C/O) là các tổ chức được quy định tại Phụ lục 12.
3. Người đề nghị cấp C/O Mẫu D (trong Thông tư này gọi tắt là người đề nghị cấp C/O) bao gồm người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
4. Hệ thống eCOSys là hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt Nam có địa chỉ tại: http://www.ecosys.gov.vn.
Điều 3. Trách nhiệm của người đề nghị cấp C/O
Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:
1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;
2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;
3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;
5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);
6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;
7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.
Điều 4. Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O
Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O;
3. Xác minh thực tế xuất xứ của hàng hoá khi cần thiết;
4. Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ của Thông tư này và người đề nghị cấp C/O tuân thủ các quy định tại Điều 3;
5. Gửi mẫu chữ ký của những người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
6. Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp C/O theo thẩm quyền;
7. Xác minh lại xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
8. Trao đổi các thông tin có liên quan đến việc cấp C/O với các Tổ chức cấp C/O khác;
9. Thực hiện chế độ báo cáo, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ về xuất xứ và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công Thương.
Thông tư 01/2010/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 01/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/01/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thành Biên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 73 đến số 74
- Ngày hiệu lực: 21/02/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Trách nhiệm của người đề nghị cấp C/O
- Điều 4. Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O