BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2004/TT-BCN | Hà Nội ngày 02 tháng 7 năm 2004 |
Căn cứ Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất như sau:
1. Cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, có sử dụng năng lượng cho hoạt động chế biến, gia công, sản xuất sản phẩm hàng hoá; sửa chữa máy móc, thiết bị; khai thác mỏ; sản xuất điện năng; sản xuất, cung cấp nhiệt năng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khác có liên quan.
2. Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
a) Kiểm toán năng lượng là quá trình đo lường, đánh giá độc lập để xác định mức tiêu thụ năng lượng của một cơ sở sản xuất.
b) Tổ chức tư vấn kiểm toán năng lượng là tổ chức có năng lực chuyên môn và phương tiện cần thiết để hoạt động tư vấn kiểm toán năng lượng, điều kiện cụ thể để hoạt động tư vấn kiểm toán năng lượng quy định tại khoản 3, Mục IV của Thông tư này.
c) Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sản xuất, hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này, có mức sử dụng năng lượng đạt ít nhất một trong các chỉ tiêu sau:
- Mức tiêu thụ nhiên liệu và nhiệt năng tổng cộng hằng năm quy đổi ra tấn dầu tương đương từ 1.000 TOE trở lên;
- Sử dụng công suất điện từ 500 kW trở lên, hoặc tiêu thụ điện năng hằng năm từ 3.000.000 kWh trở lên.
II. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Hằng năm, các cơ sở sản xuất hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1, Mục I có mức tiêu thụ năng lượng nhỏ hơn quy định tại điểm c, khoản 2, Mục I Thông tư này phải lập báo cáo thống kê tình hình sử dụng năng lượng, suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, đăng ký chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng gửi Sở Công nghiệp để tổng hợp. Mẫu báo cáo được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. Giám đốc cơ sở sản xuất có trách nhiệm lựa chọn và thực hiện các biện pháp quản lý, áp dụng công nghệ phù hợp để thường xuyên cải thiện tình hình sử dụng năng lượng và hạ thấp chỉ tiêu tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm của đơn vị.
3. Giám đốc cơ sở sản xuất có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê tiêu hao năng lượng, kiểm toán năng lượng và tổ chức tuyên truyền, giáo dục về hoạt động tiết kiệm năng lượng tại cơ sở, khen thưởng kịp thời các tổ chức và cá nhân có thành tích trong hoạt động tiết kiệm năng lượng.
4. Kinh phí phục vụ các hoạt động tiết kiệnm năng lượng tại các cơ sở sản xuất được hạch toán vào chi phí của đơn vị.
III. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT SỬ DỤNGNĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM
1. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm; xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng trong năm gửi Sở Công nghiệp, cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Công nghiệp chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 của năm kế hoạch.
2. Hằng năm, chậm nhất vào ngày 25 tháng 12, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải báo cáo Bộ Công nghiệp, Bộ quản lý chuyên ngành và Sở Công nghiệp tình hình sử dụng năng lượng trong năm của đơn vị theo mẫu báo cáo được quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
Nếu mức sử dụng năng lượng trong năm báo cáo và kế hoạch năm tới đạt mức thấp hơn quy định tại điểm c, khoản 2, Mục I của Thông tư này, cơ sở sử dụng năng lượng đề nghị Bộ Công nghiệp rút tên ra khỏi danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Trong thời hạn 15 ngày, Bộ Công nghiệp sẽ xem xét kết quả kiểm toán năng lượng của cơ sở và có thông báo bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị của cơ sở.
3. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải cử cán bộ chuyên trách quản lý năng lượng giúp việc Giám đốc. Cán bộ quản lý năng lượng phải có trình độ từ kỹ sư trở lên, được đào tạo chuyên ngành năng lượng.
4. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý năng lượng:
a) Xây dựng kế hoạch tiết kiệm năng lượng hàng năm của cơ sở trình Giám đốc phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu và kế hoạch đã được Giám đốc phê duyệt;
c) Tổ chức đánh giá, giám sát việc thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện;
d) Lập sổ sách ghi chép, theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng theo chu kỳ tháng/năm của từng thiết bị và toàn bộ dây chuyền sản xuất, tình hình lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng của cơ sở;
đ) Giúp Giám đốc tổ chức việc thông tin, tuyên truyền và xem xét thưởng, phạt trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của đơn vị;
e) Theo chu kỳ hoạt động của trang thiết bị sử dụng năng lượng tại đơn vị, cơ sở lựa chọn đơn vị kiểm toán năng lượng đủ năng lực để tiến hành kiểm toán năng lượng;
g) Phân tích kết quả kiểm toán năng lượng, trình Giám đốc các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng;
h) Giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1, Mục III; lập báo cáo theo quy định tại khoản 2, Mục III của Thông tư này gửi Bộ Công nghiệp, cơ quan quản lý cấp trên và Sở Công nghiệp;
i) Lập, trình duyệt kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi có yêu cầu của Bộ Công nghiệp;
k) Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về tiết kiệm năng lượng theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp;
5. Kinh phí để thực hiện các sáng kiến về quản lý, cải tiến kỹ thuật sử dụng năng lượng, kiện toàn hệ thống giám sát, đo lường, kiểm toán năng lượng, tuyên truyền, bồi dưỡng và tập huấn về sử dụng năng lượng được hạch toán vào chi phí của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định của pháp luật.
6. Giám đốc cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm ban hành quy chế cụ thể về trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm kịp thời để thực hiện tốt kế hoạch sử dụng năng lượng tại cơ sở.
1. Khuyến khích các cơ sở sản xuất quy định tại khoản 1, Mục I tổ chức thực hiện kiểm toán năng lượng theo định kỳ từ 3 năm đến 5 năm một lần. Căn cứ kết quả kiểm toán năng lượng, cơ sở sản xuất lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thích hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cải thiện hoặc đầu tư mới.
2. Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng tới Sở Công nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên để tổ chức quản lý.
Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng tới Sở Công nghiệp, cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Công nghiệp.
3. Các tổ chức có đủ các điều kiện sau đây được phép thực hiện kiểm toán năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng:
a. Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
b. Có đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng.
c. Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, chuyên gia chủ trì về công nghệ và phân tích tài chính phải có kinh nghiệm ít nhất từ 5 năm trở lên.
d. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, công cụ tính toán, phân tích phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.
4. Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:
a. Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về mức sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất;
b. Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng;
c. Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng;
d. Đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng;
đ) Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm;
e. Phân tích hiệu quả đầu tư cho các hạng mục tiết kiệm năng lượng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ.
5. Vụ Khoa học, Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra hoạt động tư vấn kiểm toán năng lượng; trường hợp phát hiện có vi phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Giao Vụ Khoa học, Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này, cụ thể như sau:
a. Tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;
b. Căn cứ phân tích báo cáo hàng năm và kết quả kiểm tra, kiểm toán tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất, vào cuối quý I hằng năm, công bố tình trạng sử dụng năng lượng năm trước đó của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, đồng thời công bố danh sách điều chỉnh các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;
c. Hướng dẫn cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm lập và trình duyệt kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi xét thấy cơ sở không thực hiện các biện pháp khả thi nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ.
Đôn đốc, nhắc nhở cơ sở thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được duyệt;
d. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ và nhân viên của cơ sở sản xuất về hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
đ. Bố trí kinh phí nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ và môi trường với tỷ lệ phù hợp để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng dụng các kỹ thuật thông dụng về tiết kiệm năng lượng đã được khẳng định có hiệu quả rõ rệt trong thực tế.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Sở Công nghiệp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
a. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các cơ sở sản xuất tại địa phương, cập nhật số liệu của năm trước, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả áp dụng cho địa phương báo cáo Bộ Công nghiệp trước ngày 15 tháng 02 hàng năm;
b. Tổ chức đánh giá, góp ý kiến cho các chương trình, dự án đầu tư vì mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do các cơ sở sản xuất tại địa phương trình;
c. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông tư này trong phạm vi quản lý tại địa phương; kiến nghị Bộ Công nghiệp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các nội dung khi cần thiết;
d. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động tiết kiệm năng lượng:
- Thông tin, tuyên truyền về các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương;
- Khuyến khích, khen thưởng kịp thời các tổ chức và cá nhân có thành tích trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
đ. Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi được Bộ Công nghiệp uỷ quyền.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương, cơ sở sản xuất phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Hoàng Trung Hải (Đã ký) |
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
1. Giới thiệu chung
Tên Xí nghiệp | |
Địa chỉ | ............ |
Người đại diện | Họ và tên......................................................... |
Sản phẩm chính | |
Số lượng công nhân | |
Số ngày làm việc/năm | |
Ngày thành lập | |
Loại hình sở hữu |
2. Sản phẩm
TT | Loại sản phẩm | Đơn vị tính | Số lượng/năm | Suất tiêu hao năng lượng |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
.... |
3. Nhiên liệu
a. Đặc tính tiêu nhiên liệu
Loại nhiên liệu | Mục đích sử dụng | Đơn vị tính | Số lượng | Nhiệt trị thấp |
b. Tiêu thụ nhiên liệu
Tháng | Dầu nặng | Dầu Diesel | Gas | LPG | Loại khác | Giá tổng cộng (VNĐ) |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
.... | ||||||
12 | ||||||
Tổng |
4. Tiêu thụ điện năng
a. Điện năng mua:
Tháng | Công suất min | Công suất max | Công suất trung bình | Sản lượng |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
.... | ||||
12 | ||||
Tổng |
b. Điện năng tự sản xuất
- Thông số kỹ thuật của máy phát điện dự phòng
- Số giờ vận hành trong năm
- Suất tiêu hao nhiên liệu
- Sản lượng phát (kWh)
c. Biểu đồ phụ tải điện: Biểu đồ phụ tải ngày/tháng/năm của cơ sở trọng điểm
5. Tiêu thụ hơi
Dây chuyền công nghệ/máy móc | Công suất hơi trung bình (T/h) | Công suất hơi max | Áp suất hơi | Nhiệt độ hơi | Tiêu thụ hàng năm |
6. Danh mục và đặc điểm hộ tiêu thụ điện/nhiệt chính tại cơ sở
STT | Hộ tiêu thụ | Công suất định mức | Thời gian vận hành | Hộ tiêu thụ đặc biệt * | |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
5 | |||||
6 | |||||
...... |
* Hộ tiêu thụ đặc biệt: Không thể sa thải trong thời gian cao điểm/có thể sa thải thời gian ngắn (< 1h).
7. Các biểu mẫu khác phục vụ thống kê, quản lý tại cơ sở
a. Lò hơi
Mô tả | 1 | 2 | 3 | Tổng cộng |
Loại nhiên liệu | ||||
Loại lò hơi | ||||
Công suất thiết kế (Tấn/giờ) | ||||
Sản lượng thực tế (Tấn/giờ) | ||||
Thông số hơi (0 C, Bar) | ||||
Hiệu suất (%) | ||||
Đã lắp đặt thiết bị TKNL chưa? | ||||
Năm đưa vào vận hành | ||||
Sản lượng năm (Tấn/năm) | ||||
Số giờ làm việc |
b. Lò luyện
Mô tả | 1 | 2 | 3 | 4 |
Tên gọi | ||||
Công suất thiết kế (Tấn) | ||||
Công suất làm việc (Tấn) | ||||
Loại nhiên liệu | ||||
Nhiệt độ (0C) | ||||
Hiệu suất (%) | ||||
Nhiệt độ khói thải (0C) | ||||
Có thu hồi nhiệt không? | ||||
Số giờ làm việc | ||||
Năm đưa vào vận hành |
c. Tuabin hơi
Mô tả | 1 | 2 | 3 | 4 |
Loại Tuabin (ngưng hơi/đổi áp?) | ||||
Công suất thiết kế (MW) | ||||
Công suất làm việc | ||||
Thông số hơi (0C, Bar) | ||||
Số giờ làm việc | ||||
Năm đưa vào vận hành |
d. Máy nén khí
Mô tả | Loại Pitông/Litâm | Công suất định mức | Áp suất | Ghi chú |
* Yêu cầu ghi rõ:
- Áp suất nhỏ nhất của hệ thống nén khí (Bar)?
- Hệ thống nén khí có chu trình không?
- Có điều khiển tự động không?
(Nếu có, yêu cầu mô tả hệ thống vận hành)
đ. Thông gió
Mô tả | Công suất định mức (kW) | Điều khiển tự động |
1 | ||
2 | ||
3 |
e. Hệ thống Điều hoà nhiệt độ
- Thời gian làm việc
- Thời gian ngừng
- Phương pháp điều khiển khởi động hoặc ngừng hệ thống: Bằng tay/Tự động
- Loại Hệ thống điều hoà nhiệt độ?
Vị trí đặt | Loại/Công suất | Hiệu suất (BTU/kWh) | Số lượng |
8. Các kiến nghị và đề xuất liên quan tới hiệu suất sử dụng năng lượng
Mẫu báo cáo định kỳ đối với các cơ sở
sử dụng năng lượng trọng điểm
1. Giới thiệu chung
Tên xí nghiệp |
|
Địa chỉ | ........... |
Ngày thành lập | |
Loại hình sở hữu | |
Số lượng nhân viên | |
Người đại diện | Họ và tên..................................................... |
2. Sản phẩm
TT | Loại sản phẩm | Đơn vị tính | Số lượng/năm | Suất tiêu hao năng lượng |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
..... |
3. Nhiên liệu
a. Đặc tính nhiên liệu
Loại nhiên liệu | Mục đích sử dụng | Đơn vị tính | Số lượng | Nhiệt trị thấp |
b. Tiêu thụ nhiên liệu
Tháng | Dầu nặng | Dầu Diesel | Gas | LPG | Loại khác | Giá tổng cộng |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
.... | ||||||
12 | ||||||
Tổng |
4. Tiêu thụ điện năng
a. Điện năng mua:
Tháng | Công suất min (KW) | Công suất max (KW) | Công suất trung bình (KW) | Sản lượng (KWH) |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
.... | ||||
12 | ||||
Tổng |
b. Điện năng tự sản xuất
- Thông số kỹ thuật của máy phát điện dự phòng
- Số giờ vận hành trong năm
- Suất tiêu hao nhiên liệu
- Sản lượng phát (kWh)
c. Biểu đồ phụ tải điện
Xây dựng Biểu đồ phụ tải ngày/tháng/năm (cho tổng phụ tải của cơ sở trọng điểm)
5. Tiêu thụ hơi
Dây chuyền công nghệ/máy móc | Công suất hơi trung bình (T/h) | Công suất hơi max | Áp suất hơi | Nhiệt độ hơi | Tiêu thụ hàng năm |
6. Danh mục và đặc điểm hộ tiêu thụ điện/nhiệt chính tại cơ sở
TT | Hộ tiêu thụ | Công suất định mức (kW, T/h) | Thời gian vận hành | Hộ tiêu thụ đặc biệt * | |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
....... |
Hộ tiêu thụ đặc biệt: không thể sa thải trong thời gian cao điểm/có thể sa thải thời gian ngắn (<1h)
7. Các kiến nghị và đề xuất liên quan tới hiệu suất sử dụng năng lượng
8. Các vấn đề khác
(Môi trường, khí thải, chất thải rắn....)
- 1Nghị định 55/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp
- 2Nghị định 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- 3Thông báo số 32/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 01/2004/TT-BCN hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất do Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 01/2004/TT-BCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/07/2004
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: 15/07/2004
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 30/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực