Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC DU LỊCH
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 01/2001/TT-TCDL

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2001

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2000/NĐ-CP NGÀY 24/8/2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 8/02/1999;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 27/12/1992 và Nghị định số 53/CP ngày 07/8/1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch;
Tổng cục Du lịch hướng dẫn cụ thể để thống nhất thi hành như sau:

Chương 1:

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam, bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân).

Trong trường hợp pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định khác quy định của Thông tư này về cơ sở lưu trú du lịch thì áp dụng quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài.

2. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ (là cơ sở lưu trú có cơ sở vật chất, trang thiết bị không đủ điều kiện tối thiểu để kinh doanh lưu trú du lịch); nhà dành cho các đối tượng là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê dài hạn; nhà khách, nhà nghỉ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu.

II. CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch, gồm:

1. Khách sạn (hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.

Những khách sạn hoạt động hoặc neo đậu trên mặt nước được gọi là khách sạn nổi (floating hotel).

Những khách sạn thấp tầng và gần đường giao thông, gắn liền với dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển của khách được gọi là mô-ten (motel).

2. Nhà nghỉ kinh doanh du lịch (tourist guest house) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 9 buồng ngủ trở xuống, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ khách du lịch.

3. Biệt thự kinh doanh du lịch (tourist villa) là nhà được xây dựng kiên cố, có buồng ngủ, phòng khách, bếp, ga ra Ô tô, sân vườn phục vụ khách du lịch.

4. Làng du lịch (tourist village) là khu vực được quy hoạch, xây dựng gồm các biệt thự hoặc băng-ga-lâu (bungalow) bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí, nghỉ dưỡng và các nhu cầu cần thiết khác của khách du lịch.

Băng-ga-lâu: là nhà một tầng, được xây dựng đơn chiếc hoặc thành dãy, thành cụm, chủ yếu bằng các loại vật liệu nhẹ.

5. Căn hộ kinh doanh du lịch (tourist apartment) là diện tích được xây dựng khép kín trong một ngôi nhà, gồm buồng ngủ, phòng khách, bếp, phòng vệ sinh, chủ yếu phục vụ cho khách du lịch đi theo hộ gia đình.

Căn hộ kinh doanh du lịch có thể là căn hộ đơn lẻ nằm trong một ngôi nhà hoặc nhiều căn hộ được xây dựng độc lập thành một khối phục vụ khách du lịch.

6. Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực được quy hoạch, xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.

III. HÌNH THỨC VÀ QUY MÔ KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ ĐU LỊCH

1. Hình thức kinh doanh

Việc kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.

a) Doanh nghiệp

- Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo các quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Một cơ sở lưu trú du lịch có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp; trong trường hợp cơ sở lưu trú du lịch là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp cũng phải thực hiện đầy đủ các quy định của Thông tư này.

b) Hộ kinh doanh cá thể

Cá nhân đăng ký kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Thông tư này.

2. Quy mô kinh doanh

Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có thể lựa chọn một hoặc đồng thời những cơ sở lưu trú du lịch được quy định tại Mục II, Chương I của Thông tư này.

IV. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

1. Về địa điểm

- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên phải được xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100 mét căn cứ vào ranh giới giữa hai cơ sở.

- Các cơ sở lưu trú du lịch không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an mình và các mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định hiện hành.

2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Có diện tích buồng ngủ và dịch vụ tối thiểu quy định tại phụ lục 1.

- Có trang thiết bị tối thiểu quy định tại phụ lục 2.

3. Về các Điều kiện khác

Cơ sở lưu trú du lịch phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 2:

PHÂN LOẠI, XẾP HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

I. LOẠI, HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

1. Loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và một số dịch vụ tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách du lịch về nghỉ ngơi, sinh hoạt trong thời gian lưu trú theo quy định tại Mục IV, Chương I của Thông tư này.

2. Loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ có chất lượng cao hơn loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về ăn, nghỉ, sinh hoạt và giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng sao do Tổng cục Du lịch quy định dựa trên các tiêu thúc về vị trí kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, các dịch vụ và mức độ phục vụ, nhân viên phục vụ, mức độ vệ sinh.

Tổng cục Du lịch có quy định riêng về việc xếp hạng cho khách sạn, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, bãi cắm trại du lịch.

II. THẨM QUYỀN PHÂN LOẠI, XẾP HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Việc thẩm định, quyết định công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo phân cấp như sau:

Tổng cục Du lịch thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao;

Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÂN LOẠI, XẾP HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

1. Lập hồ sơ

Căn cứ vào điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch tại Mục IV, Chương I của Thông tư này và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do Tổng cục Du lịch ban hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch lập hồ sơ theo quy định sau:

a) Trường hợp đề nghị công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu: làm đơn theo mẫu tại phụ lục 3.

b) Trường hợp đề nghị công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu tại phụ lục 4A;

- Danh sách người điều hành và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu tại phụ lục 4B;

Biểu điểm tự đánh giá hạng của chủ cơ sở lưu trú du lịch theo biểu điểm do Tổng cục Du lịch quy định.

2. Gửi hồ sơ

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu hoặc loại đạt tiêu chuẩn hạng 1 sao, 2 sao gửi hồ sơ nói tại điểm a hoặc điểm b, khoản 1 Mục này tới Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch.

b) Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận loại cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao, 4 sao hoặc 5 sao gửi một bộ hồ sơ nói tại điểm b, khoản 1 Mục này tới Tổng cục Du lịch và một bộ hồ sơ tới Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch.

3. Thẩm định và công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch

Trình tự thẩm định, xét duyệt và công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện như sau:

a) Thẩm định cơ sở lưu trú du lịch

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thấm quyền nói tại Mục II, Chương II của Thông tư này tổ chức đoàn thẩm định:

- Thành phần đoàn thẩm định đối với các cơ sở lưu trú du lịch được đề nghị đạt tiêu chuẩn tối thiểu hoặc đề nghị đại tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao gồm các chuyên viên am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ khách sạn do Giám đốc Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch xem xét, quyết định;

- Thành phần đoàn thẩm định đối với cơ sở lưu trú du lịch được đề nghị dạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao gồm các chuyên viên am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ khách sạn do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch xem xét, quyết định và đại diện của Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch.

b) Báo cáo của đoàn thẩm định

Sau khi thẩm định, đoàn thẩm định lập báo cáo kết quả đề nghị công nhận loại hạng cơ sở lưu trú du lịch

- Trường hợp đề nghị công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu gồm các văn bản sau:

* Báo cáo của đoàn thẩm định;

* Biên bản làm việc của đoàn thẩm định với cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu tại phụ lục 5A;

* Biên bản kết luận của đoàn thẩm định theo mẫu tại phụ lục 5B.

- Trường hợp đề nghị công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao gồm các văn bản sau:

* Báo cáo của đoàn thẩm định ;

* Biên bản làm việc của đoàn thẩm định với cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu tại phụ lục 6A;

* Biên bản kết luận của đoàn thẩm định theo mẫu tại phụ lục 6B;

* Bản tổng hợp về chất lượng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu tại phụ lục 6C.

* Biểu điểm của cơ sở lưu trú du lịch do đoàn thẩm định chấm theo biểu điểm do Tổng cục Du lịch quy định.

c) Xét duyệt, công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch

Trên cơ sở báo cáo của đoàn thẩm định, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Giám đốc Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch xét duyệt, quyết định công nhận loại, hạng cho cơ sở lưu trú du lịch theo thẩm quyền.

Trường hợp cơ sở lưu trú không đủ điều kiện tối thiểu để kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở thương mại-du lịch phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch được tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận loại đạt tiêu chuẩn 1 sao hoặc 2 sao, sau khi thẩm định nếu thấy có khả năng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên thì trong vòng 7 ngày làm việc, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch gửi toàn bộ hồ sơ gốc cùng với văn bản đề nghị của Sở cho Tổng cục Du lịch để tiến hành thủ tục thẩm định, công nhận theo thẩm quyền.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch được tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận loại đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao hoặc 5 sao, sau khi thẩm định nếu chỉ đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở xuống thì trong vòng 7 ngày làm việc, Tổng cục Du lịch có văn bản thông báo cho Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch để ra quyết định công nhận.

d) Trong thời hạn một tháng kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định và xét duyệt, công nhận theo thẩm quyền.

Trong thời hạn ba tháng kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, Tổng cục Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định và xét duyệt, công nhận theo thẩm quyền.

đ) Hàng tháng, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại~du lịch có trách nhiệm tổng hợp bằng văn bản gửi Tổng cục Du lịch về những cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận loại, hạng từ 2 sao trở xuống theo mẫu tại phụ lục 7.

4. Thẩm định lại cơ sở lưu trú du lịch

a) Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-Du lịch tiến hành thẩm định lại theo định kỳ hai năm một lần các cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận loại, hạng. Nếu cơ sở lưu trú du lịch được nâng cấp chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ hoặc xuống cấp, không duy trì được điều kiện, tiêu chuẩn của loại, hạng đã được công nhận thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để công nhận loại, hạng mới (nâng hạng hoặc xuống hạng) phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở lưu trú đó.

b) Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch có thể thẩm định lại theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

5. Lệ phí thẩm định

Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch nộp lệ phí thẩm định và thẩm định lại theo quy định của Bộ Tài chính.

IV. KHIẾU NẠI VỀ VIỆC CÔNG NHẬN LOẠI, HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan đã ra quyết định về việc công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại, cơ quan đã ra quyết định có trách nhiệm xem xét lại việc công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch và trả lời cho tổ chức, cá nhân có đơn khiếu nại. Trong trường hợp không nhất trí, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục khiếu nại các quyết định hành chính.

Chương 3:

KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ CÓ ĐIÊU KIỆN TRONG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

I. KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ YÊU CẦU PHẢI CÓ GIẤY PHÉP

1. Loại cơ sở lưu trú du lịch chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 sao trở lên, khi kinh doanh các dịch vụ đòi hỏi phải có giấy phép theo quy định của pháp luật như kinh doanh quầy rượu, thuốc lá điếu, tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, ka-ra-ô-kê, vũ trường... thì phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo các quy định hiện hành của pháp luật.

2. Loại cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận từ 1 sao trở lên được quyền kinh doanh các dịch vụ nói trên mà không cần phải xin phép kinh doanh cho từng loại dịch vụ, nhưng trước khi kinh doanh phải có văn bản thông báo về loại dịch vụ, địa điểm và thời điểm kinh doanh với cơ quan chức năng quản lý các hoạt động dịch vụ đó.

3. Đối với các dịch vụ mà pháp luật chỉ quy định các điều kiện kinh doanh, không cần giấy phép thì cơ sở lưu trú du lịch phải bảo đảm các điều kiện của mỗi loại dịch vụ trong suốt quá trình kinh doanh.

4. Người hành nghề các dịch vụ có điều kiện tại các cơ sở lưu trú du lịch phải có đủ điều kiên, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

II. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghị định. Một số nghĩa vụ được làm rõ thêm như sau:

1. Thông báo về thời điểm bắt đầu kinh doanh bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương theo mẫu phụ lục số 8 trước khi tiến hành kinh doanh;

2. Gửi hồ sơ đề nghị công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch chậm nhất sáu tháng tính từ thời điểm bắt đầu kinh doanh;

3. Phải có tên riêng cho cơ sở lưu trú du lịch không trùng với tên của cơ sở lưu trú khác trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trước tên riêng phải ghi rõ loại hình của cơ sở lưu trú du lịch được quy định tại Mục II, Chương I của Thông tư này và được viết gọn như sau: khách sạn, mô-ten, nhà nghỉ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc bãi cắm trại du lịch;

4. Gắn biển đúng với loại, hạng đã được công nhận tại cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.

Nội dung ghi trên biển của cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao theo mẫu tại phụ lục 9A. Nội dung ghi trên biển của cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu theo mẫu tại phụ lục 9B.

Chất liệu, kích thước, màu sắc biển; kích thước, kiểu sao, màu sắc sao; kích thước chữ, kiểu chữ, màu sắc chữ... được quy định cụ thể tại phụ lục 9A và 9B;

5. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; trong quá trình hoạt động phải thường xuyên duy trì các điều kiện và tiêu chuẩn quy định đối với từng loại, hạng đã được công nhận;

6. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng, tài sản của khách lưu trú tại cơ sở: giữ hộ tiền bạc, tư trang quý của khách; chấp hành nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy; an toàn các thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực; bảo mật phòng gian theo các quy định hiện hành.

Thực hiện việc khai báo tạm trú, tạm vắng cho khách lưu trú đúng với quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương;

7. Niêm yết công khai giá bán các hàng hoá, dịch vụ có trong cơ sở lưu trú.Trong trường hợp khuyến mại phải thông báo cho khách biết loại hàng hoá, dịch vụ giảm giá, tỷ lệ giảm giá và thời gian khuyến mại.

Công bố nội quy của cơ sở bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài phù hợp với đối tượng khách của cơ sở, đặt trong từng buồng ngủ theo quy định tại phụ lục 10;

8. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh và khách lưu trú tại cơ sở. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tổng cục Du lịch, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch thực hiện Thông tư này.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch đã hoạt động trước ngày ban hành Thông tư, nếu chưa phù hợp với điều kiện về địa điểm quy định tại khoản 1, Mục IV, Chương I của Thông tư này thì vẫn được hoạt động kinh doanh, nhưng không được mở rộng quy mô diện tích kinh doanh.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận loại, hạng trước khi ban hành Thông tư, quyết định công nhận loại, hạng trước đây vẫn có giá trị nhưng phải điều chỉnh, bổ sung các điều kiện cho phù hợp theo tiêu chuẩn loại, hạng mới do Tổng cục Du lịch quy định.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch đã hoạt động trước ngày ban hành Thông tư nhưng chưa thực hiện việc phân loại, xếp hạng thì tổ chức, cá nhân phải tiến hành các thủ tục đề nghị phân loại, xếp hạng theo quy định của Thông tư.

Thông tư có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục Du lịch để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Tuấn Cảnh

PHỤ LỤC 1

KIỆN VỀ DIỆN TÍCH BUỒNG NGỦ VÀ DỊCH VỤ TỐI THIỂU TRONG CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

1- Khách sạn:

+ Buồng ngủ và phòng vệ sinh khép kín

Diện tích buồng đôi (2 giường) có tối thiểu là 13 m2

Diện tích buồng đơn (1 giường) có tối thiểu là 9 m2

+ Dịch vụ tối thiểu: điện thoại, bảo quản tư trang quý, trông giữ xe.

* Khách sạn nổi:

+ Diện tích buồng ngủ có thể giảm từ 10 - 15 % so với khách sạn

+ Dịch vụ tối thiểu: điện thoại

* Mô ten:

+ Dện tích buồng ngủ có thể giảm từ 10 - 15% so với khách sạn

+ Dịch vụ tối thiểu: điện thoại, bảo quản tư trang quý, ga ra để xe, bảo dưỡng sửa chữa xe.

2- Nhà nghỉ kinh doanh du lịch:

+ Buồng ngủ và phòng vệ sinh khép kín

Diện tích buồng đôi (2 giường) có tối thiểu là 13 m2

Diện tích buồng đơn (1 giường) có tối thiểu là 9 m2

+ Dịch vụ tối thiểu: điện thoại, bảo quản tư trang quý, trông giữ xe.

3- Biệt thự kinh doanh du lịch:

+ Buồng ngủ, phòng tiếp khách, phòng vệ sinh, bếp khép kín

Diện tích buồng ngủ tối thiểu như khách sạn.

4- Làng du lịch:

+ Buồng ngủ và phòng vệ sinh khép kín

Nếu là băng-ga-lâu:

Diện tích buồng đôi: tối thiểu là 12 m2, chiều cao tối thiểu từ sàn đến trần nhà là 2,50m

Diện tích buồng đơn: tối thiểu là 8 m2, chiều cao tối thiểu từ sàn đến trần nhà là 2,50m

Nếu là biệt thự: theo yêu cầu tối thiểu ở mục 3 phụ lục này.

+ Các cơ sở dịch vụ trong làng du lịch (dịch vụ tối thiểu) gồm:

- Nơi đón tiếp, giao dịch, thông tin

- Nhà hàng ăn uống.

- Cửa hàng thực phẩm

- Cửa hàng tạp hoá

- Phòng điện thoại, điện tín

- Phòng y tế

- Sân chơi thể thao

- Bãi đỗ xe Ô tô, xe máy.

5- Căn hộ kinh doanh du lịch:

+ Buồng ngủ, phòng tiếp khách, phòng vệ sinh, bếp khép kín

Diện tích buồng ngủ tối thiểu như khách sạn.

6- Bãi cắm trại (camping):

+ Bãi cắm trại phải có nơi đỗ xe riêng, có khu vực cho khách cắm trại (bằng lều) hoặc buồng ngủ lưu động do Ô tô kéo (caravan).

+ Một khoảnh đất để bố trí cho một buồng ngủ lưu động hoặc dựng một lều trại bảo đảm diện tích tối thiểu cho 3 người được gọi là một đơn vị camping. Diện tích tối thiểu cho một đơn vị camping là 100 m2.

+ Diện tích của bãi cắm trại bao gồm:

- Tổng số đơn vị camping

- Nơi lắp đặt các cơ sở, thiết bị phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt (hệ thống vệ sinh, thông tin liên lạc).

Sân chơi thể thao, vui chơi giải trí, bãi tắm (nếu ở ven biển, ven sông) khu vực vườn hoa, cây xanh.

+ Bãi cắm trại phải có hệ thống cấp, thoát nước theo yêu cầu quy hoạch.

PHỤ LỤC 2

KIỆN VỀ TRANG THIẾT BỊ, TIỆN NGHI TỐI THIỂU TRONG CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

STT

Yêu cầu tối thiểu

Khách sạn

Nhà nghỉ kinh doanh du lịch

Biệt thự kinh doanh du lịch

Làng du lịch

Căn hộ kinh doanh du lịch

Bãi cắm trại du lịch

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Mặt tiền:

Biển tên cơ sở

x

x

x

x

x

x

II

Nơi làm thủ tục đón khách:

- Sơ đồ hướng dẫn về buồng ngủ

x

x

x

x

x

- Bảng ghi các dịch vụ có trong cơ sở và giá cả

x

x

x

x

x

x

- Quầy đón tiếp

x

x

x

- Két bảo quản tư trang quý của khách

x

x

x

- Tủ có ô để chìa khoá, thư tín cho khách có ghi số phòng

x

x

x

- Chìa khoá cho khách có ghi số buồng

x

x

x

x

x

- Điện thoại (nội thị, liên tỉnh, quốc tế)

x

x

x

x

x

- Danh bạ điện thoại

x

x

x

x

x

- Tủ thuốc thông thường

x

x

x

- Một số tài liệu, sổ sách phục vụ cho công tác đón tiếp (sổ đăng ký khách lưu trú, bảng theo dõi về sử dụng buồng, sổ ghi các dịch vụ bổ sung khác theo yêu cầu của khách...)

x

x

x

x

x

III

Buồng ngủ:

A. Buồng ngủ:

+ Đồ gỗ:

- Giường ngủ

x

x

x

x

x

- Bàn đầu giường

x

x

x

x

x

- Tủ đựng quần áo

x

x

x

x

x

- Bàn làm việc

x

x

x

x

x

- Ghề ngồi làm việc

x

x

x

x

x

- Bàn trà

x

x

x

x

x

- Ghế bàn trà

x

x

x

x

x

+ Đồ vải:

- Đệm nằm

x

x

x

x

x

- Vải trải giường

x

x

x

x

x

- Gối

x

x

x

x

x

- Chăn

x

x

x

x

x

- Màn

x

x

x

x

x

- Màn che cửa (riđô)

x

x

x

x

x

- Thảm chùi chân

x

x

x

x

x

+ Đồ điện:

- Quạt điện

x

x

x

x

x

- Đèn bàn làm việc

x

x

x

x

x

- Đèn phòng

x

x

x

x

x

+ Đồ sành sứ, thuỷ tinh:

- Bộ ấm chén uống trà

x

x

x

x

x

- Phích nước

x

x

x

x

x

- Cốc thủy tinh (uống nước lọc)

x

x

x

x

x

- Đĩa kê cốc

x

x

x

x

x

- Bình đựng nước lọc

x

x

x

x

x

- Gạt tàn thuốc lá

x

x

x

x

x

+ Các loại khác

- Hộp đựng chè

x

x

x

x

x

- Mắc treo quần áo (để trong tủ)

x

x

x

x

x

- Dép đi trong nhà

x

x

x

x

x

- Túi đựng đồ giặt là

x

x

x

x

x

B. Buồng vệ sinh

- Vòi tắm hoa sen

x

x

x

x

x

- Bàn cầu bệt có nắp

x

x

x

x

x

- Chậu rửa mặt (lavabo)

x

x

x

x

x

- Vòi nước 24/24

x

x

x

x

x

- Hộp đựng xà phòng

x

x

x

x

x

- Xà phòng nhỏ (20g)

x

x

x

x

x

- Cốc đánh răng

x

x

x

x

x

- Giá treo khăn mặt, khăn tắm

x

x

x

x

x

- Mắc treo quần áo khi tắm

x

x

x

x

x

- Giá (trên lavabo)

x

x

x

x

x

- Gương soi trên lavabo

x

x

x

x

x

- Hộp đựng giấy vệ sinh

x

x

x

x

x

- Cuộn giấy vệ sinh

x

x

x

x

x

- Bồ đựng rác nhựa có nắp

x

x

x

x

x

- Thảm trải cửa phòng vệ sinh

x

x

x

x

x

- Khăn mặt và khăn tắm

x

x

x

x

x

IV

Các phòng của cán bộ, nhân viên:

- Phòng làm việc của Ban giám đốc và nhân viên hành chính

x

x

x

x

- Phòng cho nhân viên phục vụ:

+ Phòng thay quần án

x

x

x

x

+ Phòng vệ sinh

x

x

x

x

V

Khu vệ sinh công cộng (tại các khu dịch vụ công cộng cho khách):

- Chậu rửa mặt (lavabo)

x

x

x

x

x

- Gương soi

x

x

x

x

x

- Hộp đựng xà phòng

x

x

x

x

x

- Bàn cầu bệt có nắp

x

x

x

x

x

- Hộp đựng giấy vệ sinh

x

x

x

x

x

- Thùng đựng rác có nắp

x

x

x

x

x

VI

Hệ thống điện:

- Hệ thống điện sáng

x

x

x

x

x

x

- Máy phát điện

x

x

x

x

x

x

VII

Các bình và phương tiện PCCC

x

x

x

x

x

x

VIII

Công trình cấp thoát nước và hệ thống xử lý rác thải

x

x

x

x

x

x

PHỤ LỤC 3

Tên doanh nghiệp
Tên cơ sở lưu trú du lịch
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

....., ngày... tháng... năm 200...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU

(Đối với cơ sở lưu trú du lịch được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn tối thiểu)

Kính gửi: Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch........

Sau khi nghiên cứu tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Du lịch... (hoặc Sở Thương mại - Du lịch...) xem xét, công nhận cơ sở lưu trú du lịch của chúng tôi đạt tiêu chuẩn tối thiểu, với đặc trưng sau:

- Tên cơ sở lưu trú du lịch (ghi rõ loại: khách sạn, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch hoặc bãi cắm trại và tên cơ sở):

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:

- Tổng số buồng:

- Các loại buồng và giá cả:

- Tổng số cán bộ, nhân viên:

+ Trực tiếp:

+ Gián tiếp:

Thực hiện các kiện:

Các điều kiện

Đã đăng ký thực hiện hoặc thoả thuận

Đã được kiểm tra

An ninh trật tự

Phòng cháy chữa cháy

Môi trường

Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định và bảo đảm chất lượng theo đúng tiêu chuẩn tối thiểu.

Giám đốc doanh nghiệp

(ký, đóng dấu)

Giám đốc cơ sở lưu trú du lịch

(ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 4A

Tên doanh nghiệp
Tên cơ sở lưu trú du lịch
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

....., ngày... tháng... năm 200...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

(Đối với cơ sở lưu trú du lịch được đề nghị đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao)

Kính gửi: Tổng cục Du lịch (1)

(hoặc Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch...) (2)

Sau khi nghiên cứu tiêu chuẩn và đánh giá theo biểu điểm xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch ban hành tại Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch, chúng tôi làm đơn này đề nghị Tổng cục Du lịch (hoặc Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch...) xem xét, định hạng cho cơ sở lưu trú du lịch của chúng tôi, với đặc trưng sau:

- Tên cơ sở lưu trú du lịch (ghi rõ loại: khách sạn, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch hoặc bãi cắm trại du lịch và tên cơ sở):

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:

- Tổng số buồng:

- Các loại buồng và giá cả:

- Tổng số cán bộ, nhân viên:

+ Trực tiếp:

+ Gián tiếp:

- Tự đánh giá hạng cơ sở lưu trú du lịch:

Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định và bảo đảm chất lượng theo đúng hạng được công nhận.

Giám đốc doanh nghiệp

(ký, đóng dấu)

Giám đốc cơ sở lưu trú du lịch

(ký, đóng dấu)

(1): Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch được đề nghị từ 3 đến 5 sao.

(2): Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch được đề nghị từ 1 đến 5 sao.

PHỤ LỤC 4B

Tên doanh nghiệp
Tên cơ sở lưu trú du lịch

DANH SÁCH NGƯỜI HÀNH VÀ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRONG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

STT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức danh

Trình độ văn hoá

Trình độ chuyên môn

Trình độ ngoại ngữ

Nam

Nữ

Giám đốc cơ sở lưu trú du lịch

(Ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5A

Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP...
Sở Du lịch...........
(Sở Thương mại-Du lịch...)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----

...., ngày... tháng... năm 200...

BIÊN BẢN

VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU

(Biên bản làm việc của đoàn thẩm định với cơ sở lưu trú du lịch)

Thực hiện Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch, hôm nay vào hồi... giờ..., ngày... tháng... năm 200..., đoàn thẩm định đã đến làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch.

I. Tên và địa điểm cơ sở lưu trú du lịch:

- Tên cơ sở lưu trú du lịch:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

II. Thành phần:

- Đoàn thẩm định:

1.

2.

3.

........................

- Đại diện cơ sở lưu trú du lịch....................

1.

2.

3.

........................

III. Nội dung:

Sau khi được đại diện cơ sở lưu trú du lịch hướng dẫn, xem xét tình hình chung và cung cấp các thông tin cần thiết, đoàn thẩm định ghi nhận một số điểm có liên quan tới cơ sở lưu trú du lịch:

1. Thông tin chung

a. Tổng số cán bộ, nhân viên:

Trong đó:

- Trực tiếp: - Buồng:

- Gián tiếp: - Bàn:

- Ban giám đốc: - Bếp:

- Tiếp tân: - Các loại khác:

Trình độ:

- Đại học:

- Trung cấp:

- Sơ cấp:

b. Tổng số vốn đầu tư:

c. Thời gian bắt đầu hoạt động:

d. Diện tích mặt bằng (m2):

đ. Diện tích mặt bằng xây dựng (m2):

e. Tổng diện tích xây dựng (m2):

g. Doanh thu (năm trước liền kề của năm thẩm định - nếu có):

Trong đó:

- Lưu trú (%)

- Nhà hàng (%)

- Khác (%)

h. Công suất phòng (năm trước liền kề của năm thẩm định - nếu có):

2. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật:

a. Buồng ngủ:

Tổng số buồng:

Tổng số giường:

Loại buồng

Số lượng buồng

Giá buồng

Ghi chú

Loại 1

Loại 2

.............

b. Các dịch vụ có trong cơ sở lưu trú du lịch

-

-

-

.................

Căn cứ tình trạng thực tế của cơ sở so với các tiêu chuẩn do Tổng cục Du lịch đề ra, đoàn thẩm định đã tiến hành nhận xét, đánh giá về chất lượng cơ sở lưu trú du lịch. Kết quả thẩm định sẽ là cơ sở để Giám đốc Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch.... ra quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Đại diện cơ sở lưu trú du lịch

Đại diện đoàn thẩm định

PHỤ LỤC 5B

Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP...
Sở Du lịch (hoặc Sở TM-DL)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

...., ngày... tháng... năm 200...

BIÊN BẢN

VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU

(Biên bản kết luận của đoàn thẩm định)

Thực hiện Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch, hôm nay vào hồi... giờ..., ngày... tháng... năm 200..., đoàn thẩm định cơ sở lưu trú du lịch của Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch.... tiến hành thảo luận, đánh giá các cơ sở lưu trú du lịch đã được kiểm tra trong thời gian từ ngày... đến ngày...

I. Thành phần: Đoàn thẩm định gồm có

1.

2.

3.

II. Nội dung:

Sau khi đi kiểm tra thực tế các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố bao gồm:

1. Tên cơ sở

Địa chỉ:

2. Tên cơ sở

Địa chỉ:

3. Tên cơ sở

Địa chỉ:

Căn cứ vào tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở lưu trú du lịch, sau khi xem xét, quan sát thực tế tại cơ sở lưu trú du lịch, đoàn thẩm định thống nhất đề nghị Giám đốc Sở du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch..., ra quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu cho các cơ sở sau đây:

1. Tên cơ sở:

2. Tên cơ sở:

3. Tên cơ sở:

Cuộc họp kết thúc vào hồi... giờ..., ngày... tháng... năm 200...

III. Các tài liệu kèm theo:

Bản nhận xét đánh giá cho mỗi cơ sở lưu trú du lịch (mức độ đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch so với yêu cầu tối thiểu).

Đại diện đoàn thẩm định

PHỤ LỤC 6A

Tổng cục Du lịch
(hoặc UBND)
(Sở Du lịch hoặc Sở TM-DL)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

...., ngày... tháng... năm 200...

BIÊN BẢN

VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

(Biên bản làm việc của đoàn thẩm định với cơ sở lưu trú du lịch)

Thực hiện Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch, hôm nay vào hồi... giờ..., ngày... tháng... năm 200..., đoàn thẩm định đã đến làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch.

I. Tên và địa điểm cơ sở lưu trú du lịch:

- Tên cơ sở lưu trú du lịch:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

II. Thành phần

- Đoàn thẩm định:

1.

2.

3.

........................

- Đại diện cơ sở lưu trú du lịch....................

1.

2.

3.

........................

III. Nội dung:

Sau khi được đại diện cơ sở lưu trú du lịch hướng dẫn, xem xét tình hình chung và cung cấp các thông tin cần thiết, đoàn thẩm định ghi nhận một số điểm có liên quan tới cơ sở lưu trú du lịch:

1. Thông tin chung

a. Tổng số cán bộ, nhân viên:

Trong đó:

- Trực tiếp: - Buồng:

- Gián tiếp: - Bàn:

- Ban giám đốc: - Bếp:

- Tiếp tân: - Các loại khác:

Trình độ:

- Đại học:

- Trung cấp:

- Sơ cấp:

b. Tổng số vốn đầu tư:

c. Thời gian bắt đầu hoạt động:

d. Diện tích mặt bằng (m2):

đ. Diện tích mặt bằng xây dựng (m2):

e. Tổng diện tích xây dựng (m2):

g. Doanh thu (năm trước liền kề của năm thẩm định):

Trong đó:

- Lưu trú (%)

- Nhà hàng (%)

- Khác (%)

h. Công suất phòng (năm trước liền kề của năm thẩm định):

2. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật:

a. Buồng ngủ:

Tổng số buồng:

Tổng số giường:

Loại buồng

Số lượng buồng

Giá buồng

Ghi chú

Loại 1

Loại 2

.............

b. Các dịch vụ có trong cơ sở lưu trú du lịch

-

-

-

.................

Căn cứ tình trạng thực tế của cơ sở so với các tiêu chuẩn do Tổng cục Du lịch đề ra, đoàn thẩm định đã tiến hành chấm điểm. Kết quả thẩm định sẽ là cơ sở để Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (hoặc Giám đốc Sở du lịch, Sở Thương mại - Du lịch.... ra quyết định công nhận hạng sao cho cơ sở lưu trú Du lịch.

Đại diện cơ sở lưu trú du lịch

Đại diện đoàn thẩm định

PHỤ LỤC 6B

Tổng cục Du lịch
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

...., ngày... tháng... năm 200...

BIÊN BẢN

VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

(Biên bản kết luận của đoàn thẩm định)

Thực hiện Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch, hôm nay vào hồi... giờ..., ngày... tháng... năm 200..., đoàn thẩm định cơ sở lưu trú du lịch của Tổng cục Du lịch (hoặc Sở Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại - Du lịch.... tiến hành thảo luận, đánh giá các cơ sở lưu trú du lịch đã được kiểm tra tại tỉnh (thành phố).... trong thời gian từ ngày... đến ngày...

I. Thành phần:

- Đại diện Tổng cục Du lịch (nếu có)

1.

2.

.............

- Đại diện Sở.......

1.

2.

.............

II. Nội dung:

Sau khi đi kiểm tra thực tế các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố bao gồm:

1. Tên cơ sở

Địa chỉ:

2. Tên cơ sở

Địa chỉ:

Căn cứ vào tiêu chuẩn và biểu điểm, trên cơ sở xem xét toàn diện về vị trí; trang trí nội, ngoại thất; số lượng, chất lượng các trang thiết bị tiện nghi; trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phục vụ trong khách sạn; mức độ vệ sinh theo yêu cầu của các hạng cơ sở lưu trú du lịch, đoàn thẩm định thống nhất đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (hoặc Giám đốc Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch...) ra quyết định công nhận hạng sao cho các cơ sở lưu trú du lịch sau:

1. Tên cơ sở: Hạng: sao

2. Tên cơ sở: Hạng: sao

.....................

Cuộc họp kết thúc vào hồi... giờ...., ngày... tháng.... năm 200....

III. Tài liệu kèm theo:

Biểu điểm cuối cùng của mỗi cơ sở lưu trú du lịch:

Đại diện Tổng cục Du lịch
(nếu có)

Đại diện Sở .......

PHỤ LỤC 6C

Tổng cục Du lịch (hoặc Sở Du lịch...)
Vụ Khách sạn (hoặc Phòng Khách sạn....)

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

STT

Tên, địa chỉ khách sạn

Tổng số buồng

Tổng số CBNV

Điểm và nhận xét

Đề nghị hạng sao

Tổng số điểm

Điểm Vị trí, kiến trúc

Điểm Trang thiết bị tiện nghi

Điểm Dịch vụ và mức độ phục vụ

Điểm CBNV phục vụ

Điểm Vệ sinh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Ghi chú:

Trường hợp trên cùng một địa bàn có nhiều cơ sở lưu trú du lịch được đề nghị cùng một thời điểm, có thể lập biểu này chung cho các cơ sở lưu trú đó.

PHỤ LỤC 7

Uỷ ban nhân dân........
Sở Du lịch..................
(hoặc Sở Thương mại - Du lịch....)
---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

...., ngày... tháng... năm 200....

THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐÃ ĐƯỢC PHÂN LOẠI, XẾP HẠNG

Số TT

Tên cơ sở lưu trú du lịch

Cơ quan chủ quản

Địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, internet

Tổng số buồng ngủ

Các loại dịch vụ trong cơ sở

Loại, hạng được công nhận

Ngày ra quyết định

GIÁM ĐỐC SỞ DU LỊCH
(HOẶC SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH)

(Ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 8

Tên doanh nghiệp
Tên cơ sở lưu trú du lịch
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

..., ngày... tháng... năm 200...

THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

(Thông báo trước khi kinh doanh)

Kính gửi: Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch...........

1. Tên cơ sở lưu trú du lịch (ví dụ: khách sạn Thăng Long, làng du lịch Việt Trung....)

2. Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

3. Số giấy và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

4. Địa chỉ

5. Thời điểm bắt đầu kinh doanh

6. Tên Giám đốc (hoặc chủ cơ sở)

7. Điện thoại, fax, e-mail, internet

8. Tổng số vốn đầu tư

9. Tổng số buồng ngủ

10. Tổng số cán bộ, nhân viên

11. Các loại dịch vụ có trong cơ sở lưu trú du lịch

Giám đốc doanh nghiệp

(ký, đóng dấu)

Giám đốc cơ sở lưu trú

(ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 9A

HƯỚNG DẪN CÁC CHI TIẾT THỂ HIỆN TRÊN BIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

(1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao)

I/ Chất liệu biển: bằng đồng thau sáng, bóng.

II/ Kích thước biển: xem minh họa kèm theo đây.

III/ Hình thức trang trí:

* Chữ và đường diềm dập chìm, phủ sơn màu xanh dương.

* Sao 5 cánh nổi, gắn vào biển đồng bằng ốc vít.

IV/ Kích thước chữ:

1. Đường diềm: đậm 0,2 cm

2. Dòng 1: Tên cơ sở lưu trú du lịch (dùng chữ in bằng tiếng Việt )

Chữ in hoa có chân, chiều cao chữ: 1,2 cm, chiều ngang chữ: 1,2 cm, đậm chữ: 0,3 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

3. Dòng II: Tên cơ sở lưu trú du lịch (dùng chữ in bằng tiếng Anh )

- Chữ in hoa đậm, không chân, chiều cao chữ: 1 cm, chiều ngang chữ: 0,7 cm, đậm chữ: 0,2 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

4. Dòng III:

- Chiều cao, chiều ngang sao: 5,5 cm, khoảng cách từ tim sao đến đỉnh sao: 3 cm, chiều dầy sao: 0,7cm. Khoảng cách giữa các sao tuỳ thuộc vào thứ hạng sao được công nhận mà trang trí cho cân đối, thẳng hàng ( Xem minh hoạ)

5. Dòng IV:

- Đối với cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao:

+ Ghi tên cơ quan quản lý Du lịch Trung ương (Tổng cục Du lịch Việt Nam).

+ Chữ in hoa đậm, không chân, chiều cao chữ: 1,2cm, chiều ngang chữ: 1,2 cm, đậm chữ: 0,3cm, khoảng cách giữa các từ: 0,8 cm.

- Đối với cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao, 2 sao:

+ Ghi tên cơ quan quản lý du lịch địa phương (tên Sở quản lý du lịch).

+ Chữ in hoa đậm, không chân, chiều cao chữ: 1,2cm, chiều ngang chữ: 1,2 cm, đậm chữ: 0,3 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,8 cm.

6. Dòng V:

Đối với cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao:

+ Ghi tên cơ quan quản lý du lịch Trung ương bằng tiếng Anh (Vietnam national administration of tourism).

+ Chữ in hoa đậm, không chân, chiều cao chữ: 0,9 cm, chiều ngang chữ: 0,7 cm, đậm chữ: 0,2 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

- Đối với cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao, 2 sao:

+ Ghi tên cơ quan quản lý du lịch địa phương bằng tiếng Anh.

+ Chữ in hoa đậm, không chân, chiều cao chữ: 0,9 cm, chiều ngang chữ: 0,7 cm, đậm chữ: 0,2 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

V/ Khoảng cách giữa các dòng:

- Từ mép trên dường diềm đến dòng I: 4,5 cm.

- Từ mép dưới dòng I đến mép trên dòng II: 1,5 cm.

- Từ mép dưới dòng II đến mép đỉnh trên của cánh sao: 3,5 cm.

- Từ mép đỉnh dưới của cánh sao đến mép trên của dấu ở dòng IV: 3,5 cm.

- Từ mép dưới dòng IV đến mép trên dòng V: 1,8 cm.

- Từ mép dưới dòng V đến mép trên đường diềm: 3 cm.


PHỤ LỤC 9B

HƯỚNG DẪN CÁC CHI TIẾT THỂ HIỆN TRÊN BIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH ĐẠT TIÊU CHUẨN TỐI THIÊU

I/ Chất liệu biển: bằng inox sáng, bóng.

II/ Kích thước biển: bằng kích thước của biển hạng sao (hướng dẫn tại phụ lục 9A).

III/ Hình thức trang trí:

* Chữ và đường diềm dập chìm, phủ sơn màu xanh dương.

* Sao 5 cánh nổi, gắn vào biển inox bằng ốc vít.

IV/ Kích thước chữ:

1. Đường diềm: đậm 0,2 cm

2. Dòng I: Tên cơ sở lưu trú du lịch (dùng chữ in bằng tiếng Việt)

- Chữ in hoa, có chân, chiều cao chữ: 1,2 cm, chiều ngang chữ: 1,2 cm, đậm chữ: 0,3 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

3. Dòng II: Tên cơ sở lưu trú du lịch (dùng chữ in bằng tiếng Anh)

- Chữ in hoa đậm, không chân chiều cao chữ: 1 cm, chiều ngang chữ: 0,7 cm, đậm chữ: 0,2 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

4. Dòng III: Đủ tiêu chuẩn (dùng chữ in bằng tiếng Việt)

- Chữ in hoa đậm, không chân chiều cao chữ: 1,2 cm, chiều ngang chữ: 1,2 cm, đậm chữ: 0,3 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

5. Dòng IV: Standard (dùng chữ in bằng tiếng Anh)

Chữ in hoa đậm, không chân chiều cao chữ: 1 cm, chiều ngang chữ: 0,7 cm, đậm chữ: 0,2 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

6. Dòng V: Tên cơ quan quản lý du lịch địa phương (bằng tiếng Việt)

- Chữ in hoa đậm, không chân chiều cao chữ: 1,2 crn, chiều ngang chữ: 1,2 cm, đậm chữ: 0,3 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,8 cm.

7. Dòng VI: Tên cơ quan quản lý du lịch địa phương (bằng tiếng Anh)

Chữ in hoa đậm, không chân chiều cao chữ: 0,9 cm, chiều ngang chữ: 0,7 cm, đậm chữ: 0,2 cm, khoảng cách giữa các từ: 0,5 cm.

V/ Khoảng cách giữa các dòng:

- Từ mép trên đường diềm đến dòng I: 2,5 cm

- Từ mép dưới dòng I đến mép trên dòng II: 1,5 cm.

- Từ mép dưới dòng II đến mép trên dòng III: 4,2 cm.

- Từ mép dưới dòng III đến mép trên dòng IV: 1,2 cm.

- Từ mép dưới dòng IV đến mép trên dòng V: 3,8 cm.

- Từ mép dưới dòng V đến mép trên dòng VI: 1,2 cm.

- Từ mép dưới dòng VI đến mép trên đường diềm: 2,5 cm

PHỤ LỤC 10

Tên cơ sở lưu trú

NỘI QUY CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Gồm những quy định cơ bản sau:

1. Đăng ký lưu trí (đối với khách)

2. Giờ tiếp khách

3. Giờ trả buồng (thời gian lưu trú một ngày được tính từ 12 giờ trưa hôm trước tới 12 giờ trưa hôm sau nếu cơ sở không có quy định khác).

4. Những đồ vật, súc vật không được mang vào cơ sở: vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại, hàng quốc cấm, súc vật...

5. Hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị trong buồng.

6. Các dịch vụ có trong cơ sở

7. Trách nhiệm bồi dưỡng của khách lưu trú đối với cơ sở

8. Trách nhiệm bồi thường của cơ sở lưu trú du lịch đối với khách lưu trú

9. Địa chỉ, điện thoại, fax của Sở Du lịch, Sở Thương mại-Du lịch địa phương và Tổng cục Du lịch.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 01/2001/TT-TCDL hướng dẫn Nghị định 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch do Tống Cục Du Lịch ban hành

  • Số hiệu: 01/2001/TT-TCDL
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 27/04/2001
  • Nơi ban hành: Tổng cục Du lịch
  • Người ký: Vũ Tuấn Cảnh
  • Ngày công báo: 30/06/2001
  • Số công báo: Số 24
  • Ngày hiệu lực: 12/05/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản