Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:01/2000/TT-UB | Hà Nội,ngày 23 tháng02 năm 2000 |
THÔNG TƯ
CỦA UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH SỐ 01/2000/TT-UB NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH NĂM 2000
Để triển khai thống nhất, đồng bộ các hoạt động của chương trình và huy động sự cố gắng vượt bậc của toàn xã hội nhằm đạt được mức sinh thay thế chậm nhất vào năm 2005, sớm hơn 10 năm so với Nghị quyết Trung ương lần thứ tư đã đề ra; Căn cứ các Quyết định 531/TTg ngày 08 tháng 08 năm 1996, Quyết định 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và các Quyết định 240/1999/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 123/1999/QĐ-BKH ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định 90/1999/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2000, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình hướng dẫn kế hoạch chương trình DS-KHHGĐ như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2000
Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Quốc hội thông qua, trong đó giảm tỷ lệ sinh bình quân chung của cả nước là 0,5%o. Để thực hiện chỉ tiêu chung của cả nước, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh cho mỗi địa phương tại quyết định nêu trên (chỉ tiêu cụ thể như biểu 1 kèm theo).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là các chỉ tiêu hướng dẫn quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức phấn đấu và kết quả đạt được của mỗi địa phương.
2. Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai.
Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là chỉ tiêu hướng dẫn nhằm khuyến khích các địa phương phấn đấu thực hiện và chủ động cân đối phương tiện, nhân lực và kinh phí đảm bảo. Số người mới sử dụng BPTT bao gồm cả số người được cung cấp miễn phí phương tiện tránh thai và số người tự mua phương tiện tránh thai, tự thanh toán phí dịch vụ KHHGĐ (chỉ tiêu cụ thể như biểu 3 kèm theo).
3. Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại.
Phấn đấu tăng tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại làm cơ sở tin cậy cho việc thực hiện mục tiêu giảm sinh. Để tăng tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại một cách vững chắc thì đồng thời với việc tăng thêm số người mới sử dụng BPTT là việc duy trì số người tiếp tục sử dụng BPTT, giảm tỷ lệ bỏ cuộc xuống mức thấp nhất (chỉ tiêu cụ thể như biểu 2 kèm theo).
Để đạt được chỉ tiêu trên, cần nâng cao chất lượng các hoạt động của chương trình, trong đó công tác tuyên truyền vận động chuyển hướng tiếp cận sang tư vấn và đối thoại; dịch vụ KHHGĐ phải đảm bảo an toàn, thuận tiện nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng BPTT phù hợp, giảm tỷ lệ tai biến và tỷ lệ thất bại; quản lý các đối tượng sử dụng BPTT hiện đại để giúp đỡ, tư vấn trực tiếp (quản lý đối tượng theo Quyết định 138 UB/QĐ, Công văn 280/1998/UB-KHCS ngày 21 tháng 4 năm 1998 và Công văn số 752 UB/KHCS ngày 13 tháng 10 năm 1999 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình về việc hướng dẫn chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê DS-KHHGĐ).
Ngoài các chỉ tiêu có tác động trực tiếp đến mục tiêu giảm sinh đã hướng dẫn ở phần trên, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình hướng dẫn các chỉ tiêu nhiệm vụ về khối lượng công việc để thực hiện các hoạt động của chương trình và khối lượng thực hiện trong trong xây dựng cơ bản (các chỉ tiêu nhiệm vụ được hướng dẫn ở biểu 5 và biểu 6)
Nhằm bước đầu thực hiện các chỉ tiêu chất lượng, trước mắt là tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nạo phá thai, đặc biệt đối với vị thành niên; giảm tỷ lệ vô sinh; giảm tỷ lệ bệnh phụ khoa và giảm tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ xuống mức thấp nhất. Để thực hiện các chỉ tiêu trên, cần tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, chính xác; theo dõi, hướng dẫn và tư vấn các đối tượng có nguy cơ cao; giúp đỡ họ thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
Các chỉ tiêu về dân số, kế hoạch hoá gia đình, đơn vị hành chính quận, huyện, xã, phường là cơ sở để tính kinh phí hoạt động của các địa phương.
6. Cơ chế điều hành các chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, số người mới sử dụng BPTT, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại là chỉ tiêu hướng dẫn ở mức tối thiểu, làm cơ sở để đánh giá sự phấn đấu, thi đua; các chỉ tiêu nhiệm vụ đã giao là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động của chương trình. Các địa phương chủ động xây dựng các chỉ tiêu với mức cao hơn và chủ động điều hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong quá trình thực hiện.
Năm 2000 là năm đầu thực hiện các chỉ tiêu giảm tỷ lệ nạo phá thai, giảm tỷ lệ vô sinh, giảm tỷ lệ bệnh phụ khoa và giảm tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ, nên Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình chưa hướng dẫn số lượng các chỉ tiêu này. Các địa phương cần thu thập chính xác số liệu về số lượng tuyệt đối và xây dựng chỉ tiêu phấn đấu, báo cáo với Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hoá gia đình để làm cơ sở đánh giá sự phấn đấu thi đua.
II. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2000
Nguồn vốn đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ được hình thành từ các nguồn:
1. Ngân sách Trung ương
Năm 2000, ngân sách Trung ương đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia DSK-HHGĐ là 410.000 triệu đồng, bao gồm các nguồn vốn và các hình thức quản lý như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng số | Vốn đầu tư phát triển | Vốn sự nghiệp | Ghi chú | |
Tổng số | 410.000 | 30.000 | 380.000 |
|
1. Vốn vay | 130.000 | 130.000 | Dự án DS-SKGĐ thực hiện | |
2. Vốn viện trợ | 25.000 | 25.000 | Dự án do TW thực hiện | |
3. Ngân sách trong nước | 255.000 | 30.000 | 225.000 | Theo hướng dẫn tổ chức thực hiện |
+ Do Trung ương thực hiện | 45.516 | 5.900 | 39.616 | |
+ Do các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện | 209.484 | 24.100 | 185.384 |
1.1. Vốn vay
Vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á phần vốn sự nghiệp là 130 tỷ đồng để thực hiện các nội dung của dự án theo hướng dẫn cụ thể riêng và do Ban quản lý Dự án Dân số và Sức khoẻ gia đình thực hiện. Ngoài ra, vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á còn bao gồm phần vốn đầu tư phát triển là 70 tỷ đồng được Chính phủ giao theo nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung cho Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình để đầu tư xây dựng các cơ sở y tế tại 20 tỉnh của dự án Dân số- Sức khoẻ gia đình.
1.2. Vốn viện trợ
Vốn viện trợ song phương và đa phương của các tổ chức quốc tế, Chính phủ và phi Chính phủ là 25 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động của dự án theo tiến độ cụ thể (các dự án viện trợ do Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình trực tiếp quản lý, không bao gồm những dự án viện trợ của các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương về lĩnh vực DS-KHHGĐ). Các dự án viện trợ cung cấp hiện vật cho địa phương như: phương tiện tránh thai (bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, thuốc uống tránh thai); các loại thuốc thiết yếu và các tài liệu truyền thông.
1.3. Vốn trong nước
Vốn trong nước của Trung ương đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ là 255 tỷ đồng, bao gồm vốn đầu tư phát triển là 30 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 255 tỷ đồng. Vốn trong nước chỉ đảm bảo mức chi tối thiểu để triển khai các hoạt động chủ yếu và cấp thiết của chương trình được hướng dẫn cụ thể ở phần sau.
Ngân sách địa phương bao gồm các nguồn vốn: Kinh phí địa phương, vốn viện trợ và vốn vay nước ngoài để đầu tư trực tiếp cho chương trình DS-KHHGĐ tại địa phương. Kinh phí địa phương đầu tư bổ sung để thực hiện mục tiêu, các chính sách chế độ của địa phương và bổ sung thêm các hoạt động, công việc phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, điều kiện địa lý của mỗi địa phương do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch năm 2000.
3. Nguyên tắc phân bổ và sử dụng kinh phí
Phân bổ công khai toàn bộ nguồn lực ngay từ đầu năm và đưa tuyệt đại bộ phận kinh phí về cơ sở, nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của chương trình là nguyên tắc cơ bản của chương trình DS-KHHGĐ trong việc phân bổ kinh phí. Việc phân bổ kinh phí được căn cứ theo các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, các hoạt động cụ thể của chương trình và đảm bảo chính sách chế độ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, đối với người cung ứng và người sử dụng các BPTT.
Phân bổ kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ cho các địa phương để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức kinh phí trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, các hoạt động và đảm bảo chính sách chế độ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, đối với người cung ứng và người sử dụng các BPTT theo quy định của trung ương và địa phương. Việc phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí của các cấp địa phương phải theo đúng mục tiêu và chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
Phân bổ kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ cho các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương để tổ chức thực hiện các hoạt động có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, sơ kết, tổng kết, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương; sản xuất các sản phẩm truyền thông mẫu; trực tiếp thực hiện các hoạt động và kiểm tra các cấp thực hiện (các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương không phải cấp kinh phí cho các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương).
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo Luật ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách, các chế độ tài chính hiện hành và các quy định về mức chi đối với một số nội dung chi đặc thù của chương trình DS-KHHGĐ tại Thông tư liên tịch số 67/1998/TT-LT/BTC-UBQGDS ngày 18 tháng 05 năm 1998 của Bộ Tài chính và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Cấp phát, quyết toán và giám sát tình hình sử dụng kinh phí theo hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan quản lý chương trình với tổ chức, đơn vị thực hiện các hoạt động của chương trình và theo tiến độ thực hiện các hoạt động đã được ký kết trong hợp đồng trách nhiệm.
PHẦN THỨ HAI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
I. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ (VDS-01)
Triệt sản là BPTT có tác dụng lâu dài, có hiệu quả tránh thai lâu nhất, nhưng việc tổ chức thực hiện rất khó khăn, phức tạp. Để giảm bớt khó khăn cho việc thực hiện chỉ tiêu này, chính sách triệt sản của trung ương quy định như sau:
Nội dung | Đơn vị tính | Mức kế hoạch |
Tổng số: + Người tự nguyện triệt sản - Bồi dưỡng người triệt sản - Thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ + Kinh phí tổ chức thực hiện (bình quân cả nước) - Các tỉnh miền núi, Tây nguyên - Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung - Các tỉnh đồng bằng và thành phố trực thuộc TW + Trợ cấp tai biến (Dự kiến bình quân) | Đồng/ca Đồng/ca Đồng/ca Đồng/ca Đồng/ca Đồng/ca Đồng/ca Đồng/ca Đồng/ca | 176.000 136.000 100.000 36.000 30.000 40.000 30.000 25.000 10.000 |
1.1. Chế độ bồi dưỡng
Nhằm bù đắp cho người tự nguyện triệt sản phải nghỉ việc đi thực hiện biện pháp triệt sản và bồi dưỡng sức khoẻ để trở lại làm việc bình thường, tiếp tục duy trì chế độ bồi dưỡng người triệt sản là 100.000 đồng. Người tự nguyện triệt sản là người trong tuổi sinh đẻ đã có đủ số con mong muốn và tự nguyện triệt sản.
1.2. Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ người tự nguyện triệt sản
Để chăm sóc sức khoẻ đối với những người triệt sản và kịp thời xử lý những tai biến (nếu có), tiếp tục cấp thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ trong 1 năm cho người triệt sản ngay sau khi áp dụng phẫu thuật. Việc cấp thẻ bảo hiểm cho người triệt sản năm 2000 được thực hiện theo hai hình thức sau: À tiếp tục mua thẻ bảo hiểm của Bảo Việt cấp về 55 tỉnh, thành phố và Á phân bổ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế đối với 6 tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Trị, Bình Phước, Sóc Trăng) chấp nhận mức 36.000 đồng/người/năm.
1.3. Tổ chức thực hiện triệt sản
Kinh phí tổ chức thực hiện triệt sản bao gồm các khoản chi: À Chi cho Ban DS-KHHGĐ xã để lập danh sách đăng ký triệt sản, tập hợp đối tượng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Á Chi vận chuyển người tự nguyện triệt sản từ nơi tập trung đến các trung tâm làm kỹ thuật triệt sản hoặc chi vận chuyển các đội dịch vụ KHHGĐ lưu động xuống các cụm kỹ thuật để triệt sản. Â Chi cho người chăm sóc người triệt sản tại nơi phẫu thuật hoặc tại nhà. Ã Chi cho CTV quản lý địa bàn cư trú của người triệt sản để theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ sau triệt sản.
1.4. Trợ cấp tai biến.
Trường hợp người triệt sản bị tai biến sau thời gian được bảo hiểm và người đặt vòng tránh thai bị tai biến sẽ được trợ cấp kinh phí xử lý tai biến theo từng trường hợp cụ thể về viện phí, thuốc thiết yếu, chi phí kỹ thuật, chi phí đi lại và trợ cấp khó khăn (nếu có). Căn cứ các chứng từ hợp lệ, các địa phương thanh toán và quyết toán kinh phí trợ cấp tai biến trong tổng nguồn kinh phí đã phân bổ về các địa phương.
2.1. Khuyến khích cộng đồng
Khuyến khích cộng đồng hưởng ứng cuộc vận động "Dừng ở 2 con để nuôi và dạy cho tốt", khen thưởng xã, phường có thành tích trong năm 1999 về giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên nhanh nhất, tăng nhanh số người sử dụng BPTT, nhiều năm liền có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên thấp nhất. Mức khuyến khích là 2 triệu đồng/xã và số xã được khen thưởng bằng số huyện của mỗi tỉnh, nhưng không nhất thiết huyện nào cũng có một xã được khen thưởng nếu không có thành tích nổi bật hơn so với các xã ở các huyện khác. Kinh phí khuyến khích dành để hỗ trợ các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho cộng đồng.
2.2. Khuyến khích tập thể và cá nhân
Khuyến khích tập thể và cá nhân tích cực hoạt động DS-KHHGĐ nhằm động viên kịp thời tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ. Kinh phí Trung ương bố trí bình quân 1 triệu đồng/huyện để cùng với kinh phí khen thưởng của địa phương để khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ trên phạm vi tỉnh, thành phố.
3. Quản lý chương trình DS-KHHGĐ cấp xã, phường
Kiện toàn Ban dân số xã, phường về cơ cấu bộ máy, phương thức hoạt động, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác dân số tại xã, phường về các nội dung dân số và phát triển, trình độ quản lý, kỹ năng tuyên truyền để công tác dân số đi vào hoạt động có hiệu quả. Nội dung sử dụng kinh phí quản lý chương trình DS-KHHGĐ cấp xã, phường như sau:
Nội dung | Đơn vị tính | Mức kế hoạch (đồng) |
Kinh phí bình quân cho 1 xã/năm 1. Thù lao cán bộ chuyên trách + Các xã thuộc miền núi cao, hải đảo + Các xã thuộc vùng sâu, núi thấp + Các xã thuộc trung du, duyên hải + Các xã thuộc đồng bằng + Các xã phường thuộc thị xã, thành phố | Xã /năm Người/ tháng Người/ tháng Người/ tháng Người/ tháng Người/ tháng | 5.815.000 192.000 184.000 176.000 168.000 160.000 |
2. Thù lao cộng tác viên | Người/ tháng | 20.000 |
3. Chi quản lý (sơ kết, tổng kết, văn phòng phẩm, giao ban hàng tháng) | Xã/ năm | 360.000 |
3. 1. Thù lao cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, phường.
Thù lao hàng tháng cho cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, phường (CBCT) để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Thông tư số 37 UB/KHCS ngày 28/1/1993 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. CBCT do Ban DS-KHHGĐ xã chọn cử theo đúng chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đã được quy định của UB-DSKHHGĐ huyện thẩm định năng lực, tiêu chuẩn, ký hợp đồng với CBCT. Do chính sách quy định cụ thể của mỗi địa phương và mức sống giữa các địa phương không giống nhau nên mức thù lao hàng tháng cho CBCT được vận dụng như sau:
+ Đối với những địa phương đã đưa CBCT là một chức danh chuyên môn của xã theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ thì bổ sung thêm kinh phí để đảm bảo mức sinh hoạt phí của CBCT tương đương với mức thu nhập của các ngành khác trong xã.
+ Đối với những địa phương có CBCT là những công chức thuộc biên chế Nhà nước đã được hưởng lương, nên phần kinh phí trung ương chuyển về không phải chi trả hoặc chỉ chi trả một phần tiền thù lao cho CBCT, thì phần kinh phí còn lại được dùng để tăng mức thù lao cho CTV hoặc tăng kinh phí hoạt động của Ban Dân số xã.
+ Đối với những địa phương đang thử nghiệm mô hình "Nhân viên dân số - sức khoẻ gia đình" của Dự án DS-SKGĐ đã được hưởng thù lao, nên phần kinh phí trung ương chuyển về không phải chi trả cho CBCT, không phải chi trả cho những CTV được chọn làm "Nhân viên dân số- sức khoẻ gia đình" và không phải chi phí cho hoạt động của Ban Dân số xã, thì phần kinh phí đó được dùng để tăng thêm các hoạt động của chương trình do tỉnh quyết định.
+ Đối với CBCT về danh nghĩa là chuyên trách nhưng thực tế là cán bộ kiêm nhiệm và đã hưởng lương hoặc tiền thù lao của các ngành khác (cán bộ Y tế, Phụ nữ, Giáo dục, Thanh niên,...) thì tuỳ theo chất lượng và hiệu quả công việc để quy định mức thù lao hợp lý nhằm động viên sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ cơ sở.
3.2. Hỗ trợ cộng tác viên DS-KHHGĐ.
Hỗ trợ những người tình nguyện, nhiệt tình làm cộng tác viên DS-KHHGĐ (CTV) để tuyên truyền, vận động, tư vấn, phân phối phương tiện tránh thai phi lâm sàng và quản lý đối tượng thực hiện KHHGĐ, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo thống kê DS-KHHGĐ. Số lượng CTV cho mỗi xã tuỳ thuộc vào quy mô dân số và đặc điểm địa lý. Để mở rộng tính lồng ghép của công tác DS-KHHGD, có thể bố trí cán bộ của các ngành khác (đảm bảo được tiêu chuẩn quy định) tham gia làm CTV để vừa tạo nên sự bền vững của chương trình ở cộng đồng, vừa tạo khả năng tăng thu nhập cho CTV.
3.3. Hoạt động của Ban dân số xã phường.
Kinh phí giao ban hàng tháng của Ban Dân số xã để trao đổi công việc, báo cáo số liệu sinh, chết và số người thực hiện các BPTT, kiểm điểm tình hình thực hiện trong tháng và nhiệm vụ công việc cho tháng tiếp theo, mua sắm sổ sách, giấy bút văn phòng phẩm phục vụ công tác và ghi chép thông tin, biểu mẫu báo cáo của xã và CTV.
4. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
4.1. Đào tạo lớp dân số cơ bản:
Đối tượng là cán bộ làm công tác dân số cấp tỉnh, huyện và ban, ngành trung ương theo học tập trung tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong thời gian 3 tháng, Kinh phí đào tạo do Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đảm nhận, chi phí đi lại từ nơi công tác đến địa điểm đào tạo và ngược lại do cơ quan cử cán bộ đi đào tạo đảm nhận.
4.2. Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Đối tượng là CBCT xã, cán bộ chuyên trách quận, huyện và lãnh đạo Uỷ ban DS-KHHGĐ quận, huyện. Thời gian tập huấn bình quân cho các đối tượng là 3 ngày và mức kinh phí tập huấn bình quân cho một đối tượng là 230.000 đồng. Nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ là thống kê, kế hoạch, kế toán, giám sát, đánh giá, quản lý dịch vụ KHHGĐ và kỹ năng truyền thông sẽ được lồng ghép trong chương trình tập huấn cụ thể do Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh quy định theo hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.
Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, thành phố về nghiệp vụ thống kê, kế hoạch, kế toán, giám sát, đánh giá, quản lý dịch vụ KHHGĐ và kỹ năng truyền thông và nội dung dân số phát triển. Nội dung tập huấn là các nghiệp vụ chuyên sâu, những vấn đề mới trong nghiệp vụ và cơ chế quản lý. Chi phí ăn, ở, đi lại từ nơi công tác đến địa điểm đào tạo và ngược lại do cơ quan cử cán bộ đi đào tạo đảm nhận.
5. Điều tra, khảo sát, giám sát, đánh giá
5.1. Giám sát và đánh giá.
Thường xuyên tiến hành giám sát và đánh giá theo hình thức liên ngành từ trung ương đến địa phương đối với các hoạt động đang triển khai để uốn nắn kịp thời các sai sót nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Mức kinh phí bố trí theo kế hoạch hàng năm đối với các tỉnh, thành phố như sau:
Dân số bình quân | Đơn vị tính | Mức kế hoạch |
+ Tỉnh có số dân dưới 2 triệu người + Tỉnh có số dân từ 2 triệu đến dưới 3 triệu người + Tỉnh có số dân trên 3 triệu người | Triệu đồng/tỉnh Triệu đồng/tỉnh Triệu đồng/tỉnh | 20 25 30 |
Để đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các hoạt động đối với mục tiêu của chương trình và đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về DS-KHHGĐ của các cấp làm cơ sở để điều hành và quản lý chương trình. Mục tiêu đánh giá hàng năm theo nội dung hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.
5.2. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu.
Để phục vụ quản lý chương trình DS-KHHGĐ trên phạm vi cả nước một cách hiệu quả, chất lượng cao, các đơn vị nghiên cứu và các địa phương đăng ký nhu cầu điều tra, khảo sát, nghiên cứu với Trung tâm nghiên cứu, thông tin và tư liệu dân số của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.
Năm 2000, đã bố trí một khoản kinh phí là 1,3 tỷ đồng cho Tổng cục Thống kê để tiến hành điều tra trọn mẫu các chỉ tiêu DS-KHHGĐ và điều chỉnh số liệu các năm phù hợp với kết quả tổng điều tra dân số 1/4/1999. Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình các tỉnh, thành phố phối hợp với Cục thống kê địa phương triển khai thực hiện nhằm thu thập thông tin, số liệu để đánh giá kết quả của chương trình tại địa phương.
5.3. Nội dung chi cho điều tra, khảo sát, đánh giá.
Các khoản chi cho điều tra, khảo sát, đánh giá được áp dụng theo Thông tư liên Bộ số 49-TC-KHCN ngày 01 tháng 07 năm 1995 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường về chế độ chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu triển khai bao gồm: À Xây dựng phương án điều tra, đánh giá, Á Lấy thông tin và trả tiền cho cung cấp thông tin, Â Thiết kế phiếu điều tra, đánh giá, Ã Chi phí đi lại điều tra, đánh giá và phúc tra, Ä Chi phí ăn ở, Å Bồi dưỡng cán bộ điều tra, đánh giá, Æ Xử lý số liệu, Ç Báo cáo phân tích kết quả điều tra, đánh giá, È Tổ chức nghiệm thu kết quả điều ra, khảo sát, đánh giá.
6. Thông tin quản lý và điều hành
6.1. Thông tin quản lý
Đảm bảo thông tin, số liệu cung cấp kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý, điều hành chương trình DS-KHHGĐ của các cấp quản lý. Năm 2000, tiến hành in lại sổ hộ gia đình để phục vụ cho các năm 2001- 2005, nội dung sổ hộ gia đình theo hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Mức kế hoạch phân bổ kinh phí cho thông tin quản lý được tính gộp bình quân theo 1 CTV dân số xã, phường như sau:
Nội dung | Đơn vị tính | Mức kế hoạch |
Chi phí bình quân cho 1 CTV + In sổ hộ gia đình (mỗi CTV 1 sổ) + Thu thập, lập báo cáo thống kê của CTV + In biểu mẫu báo cáo, phiếu, sổ quản lý | Đồng/CTV Đồng/CTV Đồng/CTV Đồng/CTV | 26.000 6.000 16.000 4.000 |
Kinh phí dành cho thông tin quản lý bao gồm: In sổ hộ gia đình, in biểu mẫu báo cáo thống kê theo Quyết định 138/UB-QĐ, các tài liệu, phiếu, sổ quản lý (Phiếu tự nguyện đình sản, phiếu sử dụng biện pháp tránh thai...) và chi phí cho CTV dân số thu thập, lập báo cáo thống kê DS-KHHGĐ hàng tháng, quý.
6.2. Công tác kiểm tra, thanh tra.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các vụ, việc và các hoạt động của chương trình DS-KHHGĐ ở tất cả các cấp, đặc biệt là kiểm tra, thanh tra sử dụng các nguồn lực (chi phí cho công tác này đã bố trí trong nguồn kinh phí hành chính của các cấp).
II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
(VDS-02)
1.1. Vòng tránh thai.
Việc thử nghiệm lâm sàng vòng tránh thai TCu 380A của ấn Độ đã có báo cáo sơ kết giữa kỳ, nhưng cần có thời gian để nhập khẩu vòng tránh thai, nên những tháng đầu năm 2000 vẫn có khả năng thiếu vòng tránh thai TCu 380A. Các địa phương cần chủ động điều phối các loại vòng và giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ, khi có tình trạng thiếu vòng tránh thai cần báo cáo kịp thời về Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình để nghiên cứu, xử lý.
1.2. Bao cao su tránh thai cấp miễn phí:
Tỷ lệ cung cấp bao cao su miễn phí từ ngân sách Trung ương đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên là 40%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là 30%; Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là 20%. Đối tượng được cung cấp bao cao su miễn phí là đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, dân tộc Khơme, xã nghèo vùng sâu, vùng xa có đăng ký sử dụng để tránh thai. Năm 2000, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình sẽ sử dụng vốn viện trợ và các nguồn vốn khác để mua bao cao su cấp hiện vật cho các tỉnh của dự án UNFPA, JICA (Nghệ An) và một số địa phương khó khăn (có kế hoạch thông báo riêng). Các địa phương khác được giao kinh phí để mua bao cao su tránh thai cấp cho các đối tượng nói trên.
1.3. Bao cao su tiếp thị xã hội.
Bao cao su tiếp thị xã hội được bán cho 100% đối tượng có nhu cầu sử dụng BPTT và các nhu cầu khác thông qua hệ thống DS-KHHGĐ và màng lưới thương mại của các tỉnh, thành phố. Các đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội bao cao su là tổ chức DKT, Dự án Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai và dự án VIE/97/P16 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Phương thức cung ứng đến các đại lý, đến người bán lẻ do các dự án tiếp thị xã hội hướng dẫn riêng.
1.4. Thuốc viên uống tránh thai cấp miễn phí.
Thuốc viên uống tránh thai cấp miễn phí do cán bộ y tế, CTV dân số cung cấp cho đối tượng sử dụng. Người cung cấp phải được tập huấn sử dụng bảng câu hỏi kiểm tra sức khoẻ của người sử dụng (gọi tắt là Bảng kiểm) theo giáo trình do Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình biên soạn. Việc cấp miễn phí thuốc viên uống tránh thai thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 5328/BMTE ngày 01/08/1995 của Bộ Y tế và thực hiện chế độ báo cáo sử dụng phương tiện tránh thai theo yêu cầu của các dự án quản lý thuốc viên uống tránh thai và của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.
1.5. Thuốc viên uống tránh thai tiếp thị xã hội.
Thuốc viên uống tránh thai tiếp thị xã hội được tiếp tục mở rộng địa bàn cung ứng ở các thành phố, thị xã, các tỉnh đồng bằng do tổ chức DKT và dự án Tiếp thị xã hội của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thực hiện. Phương thức cung ứng đến các đại lý, đến người bán lẻ do các dự án Tiếp thị xã hội thuốc viên uống tránh thai hướng dẫn cụ thể.
1.6. Thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai:
Thực hiện cung ứng thuốc tiêm tránh thai loại DMPA, thuốc cấy tránh thai ở những tỉnh đang sử dụng và các địa bàn mở rộng ở một số địa phương có nhu cầu và đủ điều kiện triển khai theo đề nghị của Bộ Y tế.
2. Thuốc thiết yếu và chi phí kỹ thuật
Định mức thuốc thiết yếu và các vật liệu tiêu hao để phòng chống nhiễm khuẩn trong các thủ thuật KHHGĐ phải được phổ biến rộng rãi, thông báo công khai tại các cơ sở dịch vụ KHHGĐ để khách hàng tham gia giám sát và nhận đủ số lượng, đúng các loại thuốc thiết yếu theo định mức. Kinh phí đảm bảo cho thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật, quản lý được áp dụng theo hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Bộ Tài chính.
Đơn vị tính: Đồng
Danh mục kỹ thuật | Thuốc thiết yếu | Chi phí KT và QL | Cộng |
1. Triệt sản nam - Theo c.v. 4379/BMTE - Bao cao su (20 cái) - Chuẩn đoán thai sớm - Theo dõi và tư vấn 2. Triệt sản nữ - Theo c.v. 4379/BMTE - Chuẩn đoán thai sớm - Theo dõi và tư vấn 3. Đặt DCTC - Theo c.v. 4379/BMTE - Theo dõi và tư vấn 4. Thuốc tiêm tránh thai - Chi phí kỹ thuật - Khám, tiêm, theo dõi và tư vấn. 5. Nạo thai - Theo c.v. 4379/BMTE 6. Hút thai sớm - Theo c.v. 4379/BMTE - Chuẩn đoán thai sớm | 28.11 28.111 58.325 58.325 9.838 9.838 18.361 18.361 14.376 14.376 | 18.500 3.000 6.000 8.500 1.000 13.500 4.000 8.500 1.000 3.000 2.000 1.000 13.200 7.200 6.000 3.000 3.000 10.000 1.500 8.500 | 46.611 31.111 6.000 8.500 1.000 71.825 62.325 8.500 1.000 12.838 11.838 1.000 13.200 7.200 6.000 21.361 21.361 24.376 15.876 8.500 |
2.1. Biện pháp tránh thai.
Năm 2000, tiếp tục thực hiện định mức kinh phí thuốc thiết yếu và chi phí kỹ thuật nêu trên cho đến khi có hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Bộ Tài chính vì: Ngày 24 tháng 11 năm 1999, Bộ Y tế có Quyết định 3785/1999/QĐ-BYT về việc ban hành định mức thuốc thiết yếu và các vật liệu tiêu hao để phòng chống nhiễm khuẩn trong các thủ thuật KHHGĐ, nhưng dự toán ngân sách năm 2000 của chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ được xây dựng, bảo vệ từ tháng 8/1999 và đã được giao kế hoạch và dự toán ngân sách theo định mức kinh phí mới chỉ đảm bảo cho thuốc thiết yếu, các vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật, quản lý theo Công văn số 4379/YT-BMTE ngày 02/07/1998 của Bộ Y tế.
Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đã có Công văn số 10 UB/KHCS ngày 6 tháng 1 năm 2000 đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế tiếp tục áp dụng định mức thuốc thiết yếu, các vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật, quản lý đã hướng dẫn tại Công văn số 4379/YT-BMTE cho đến khi Chính phủ bổ sung ngân sách đáp ứng phần thiếu hụt theo định mức mới quy chuẩn tại Quyết định 3785/1999/QĐ-BYT sau khi đã thống nhất với Bộ Tài chính.
Định mức kinh phí để đảm bảo cho thuốc thiết yếu, các vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật quản lý được áp dụng cho các đối tượng đăng ký sử dụng BPTT ở tất cả các tỉnh, thành phố. Riêng đối với 8 tỉnh thuộc chương trình UNFPA chu kỳ V sẽ dùng thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao của dự án viện trợ, kinh phí trong nước chỉ bổ sung thêm chi phí kỹ thuật, quản lý (bao gồm chi phí về điện, xăng dầu sấy hấp dụng cụ, xà phòng, vật tư tiêu hao, đồ vải...) theo định mức nêu trên.
Ngoài phần chi phí kỹ thuật, quản lý theo Công văn số 4379/YT-BMTE, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình bổ sung thêm một số chi phí đối với từng loại BPTT như sau: À Triệt sản nam được cấp 20 bao cao su, được chuẩn đoán thai sớm cho người vợ và chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi triệt sản nam; Á Triệt sản nữ được chi phí chuẩn đoán thai sớm và chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi triệt sản nữ; Â Đặt dụng cụ tử cung được chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi đặt dụng cụ tử cung; và Ã Thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai được chi phí kỹ thuật để khám, tiêm, cấy và chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi tiêm, cấy thuốc tránh thai.
2.2. Nạo, hút thai.
Đối tượng tự nguyện nạo thai và hút thai sớm được cấp miễn phí thuốc thiết yếu, chi phí dịch vụ là những người có thai trong khi đang sử dụng BPTT lâm sàng (đặt dụng cụ tử cung, triệt sản, tiêm và cấy thuốc tránh thai) có phiếu thực hiện KHHGĐ; đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh, huyện miền núi; đồng bào dân tộc Khơme; đồng bào thiên chúa giáo thực hiện nạo, hút thai tại các cơ sở dịch vụ KHHGĐ của y tế Nhà nước.
Cơ sở để quyết toán kinh phí là danh sách người nạo, hút thai theo mẫu quy định và kèm thêm một trang của phiếu thực hiện KHHGĐ (đặt dụng cụ tử cung, triệt sản, tiêm và cấy thuốc tránh thai) để xác nhận là thất bại do dùng các biện pháp tránh thai này. Nếu đối tượng là đồng bào dân tộc, đồng bào thiên chúa giáo thì danh sách cần ghi rõ họ tên, dân tộc, quê quán.
2.3. Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật KHHGĐ
Phụ cấp thủ thuật phẫu thuật KHHGĐ được thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 01/TT-LB ngày 24/01/1992 của Bộ Y tế - Tài chính - LĐTBXH về chế độ phụ cấp phẫu thuật cho cán bộ y tế và quy định xếp loại thủ thuật KHHGĐ và Quyết định số 794/TTg ngày 05/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế.
Đơn vị tính: Đồng
Diễn giải | Phẫu thuật loại III | ||
| 3 ca | 2 ca | 1 ca triệt sản hoặc |
Người mổ (hay thủ thuật viên chính) Người phụ mổ thủ thuật Người giúp việc | 7. 500 5. 000 2. 500 | 7. 500 5. 000 2. 500 | 7. 500 5. 000 2. 500 |
Đối với những địa phương đã bố trí kinh phí từ nguồn chi cho sự nghiệp y tế của địa phương thì không sử dụng nguồn kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ.
2.4. Điều trị phụ khoa
Xuất phát từ quyền lợi của người sử dụng BPTT lâm sàng và góp phần bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, đặc biệt cho những nhóm đối tượng đặc thù góp phần chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với người nghèo ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa. Năm 2000, kinh phí trung ương hỗ trợ để điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho những phụ nữ đăng ký đặt vòng tránh thai, đình sản nữ và tiêm, cấy thuốc tránh thai trong các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ tại các địa phương. Mức tính toán kế hoạch bình quân là 8.000 đồng/ca.
2.5. Chuẩn đoán thai sớm
Chuẩn đoán thai sớm được áp dụng cho các đối tượng: triệt sản nữ, vợ của người triệt sản nam, đặt DCTC, hút thai sớm và người đang sử dụng BPTT lâm sàng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh, huyện miền núi, đồng bào dân tộc Khơme, đồng bào thiên chúa giáo nghi ngờ có thai, có nhu cầu hút thai sớm.
Chi phí cho chuẩn đoán thai sớm bao gồm kinh phí mua que thử thai và phí dịch vụ được quyết toán theo các BPTT và hút thai sớm. Trường hợp các đối tượng là người đang sử dụng BPTT lâm sàng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh, huyện miền núi, đồng bào dân tộc Khơme, đồng bào thiên chúa giáo nghi ngờ có thai đến hút thai sớm và chuẩn đoán thai sớm có kết luận là âm tính thì lập danh sách riêng để quyết toán.
3. Trang thiết bị dịch vụ KHHGĐ
Trang thiết bị dịch vụ KHHGĐ được các dự án viện trợ và các dự án vốn vay cung cấp, kinh phí trong nước chỉ đầu tư đối với các tỉnh không có các dự án đó. Danh mục chủng loại và số lượng cụ thể đối với từng loại thiết bị, dụng cụ theo hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.
4.1. Bảng kiểm thuốc uống tránh thai
Đối với những xã đã giao cho CTV cung cấp thuốc uống tránh thai thì cần tổ chức tập huấn cho những CTV chưa được tham dự tập huấn về bảng kiểm hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận nhằm đảm bảo cho 100% CTV được tham gia cung cấp thuốc uống tránh thai. Đối với những xã chỉ có cán bộ y tế cung cấp thì chưa tổ chức tập huấn cho CTV, Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tỉnh phối hợp với Sở Y tế để nhanh chóng giao nhiệm vụ cho CTV cung cấp thuốc viên uống tránh thai. Thời gian tập huấn là 5 ngày và định mức kế hoạch kinh phí bình quân cho 1 CTV là 120.000 đồng/ người.
4.2. Kỹ thuật thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai
Để triển khai thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai cho các huyện, quận tại 21 tỉnh và những tỉnh sẽ mở rộng địa bàn, Uỷ ban DS-KHHGĐ các tỉnh phối hợp với ngành y tế và các dự án viện trợ tổ chức tập huấn về kỹ thuật, tư vấn và tuyên truyền vận động sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai. Nội dung và đối tượng đào tạo cho mỗi huyện áp dụng theo hướng dẫn của dự án mở rộng sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai.
4.3. Thực hành kỹ thuật đặt DCTC, nạo và hút thai sớm.
Đối tượng là y, bác sỹ, nữ hộ sinh của những cơ sở đã có phòng kỹ thuật và đã được cung cấp trang thiết bị, dụng cụ dịch vụ KHHGĐ hoặc sẽ được nâng cấp cải tạo phòng kỹ thuật. Thời gian đào tạo là 4-6 tuần, kể cả lý thuyết và thực hành và định mức kế hoạch kinh phí bình quân là 750.000 đồng/người.
4.4. Thực hành phẫu thuật triệt sản nam, nữ.
Đối tượng là bác sỹ của những huyện chưa đủ hai phẫu thuật viên làm được kỹ thuật này. Thời gian đào tạo là 6-8 tuần, kể cả lý thuyết và thực hành và định mức kế hoạch kinh phí bình quân là 2 triệu đồng/người.
Đối với các lớp thực hành nêu trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Sở Y tế chọn cơ sở đào tạo. Sau mỗi lớp học phải tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ cho những học viên đạt yêu cầu, được phép thực hiện các kỹ thuật dịch vụ đã đào tạo. Nội dung và tài liệu kỹ thuật KHHGĐ thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế, trong đó có nội dung tư vấn các biện phát tránh thai.
Các khoản khác bao gồm: chi phí tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản phương tiện tránh thai, trang thiết bị dịch vụ KHHGĐ và chi phí về hoạt động tiếp thị xã hội được thực hiện theo hướng dẫn và quy định hiện hành. Các tỉnh cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo và tồn kho an toàn đủ nhu cầu PTTT 3 tháng của toàn tỉnh. Những tỉnh để hết PTTT mới báo cáo và yêu cầu cấp khẩn cấp thì phải thanh toán phí vận chuyển những lần cấp đột xuất với kho trung ương.
III. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC (VDS-03)
1. Hoạt động truyền thông thường xuyên ở tuyến tỉnh, huyện, xã.
Định mức kế hoạch kinh phí hoạt động truyền thông thường xuyên ở các tuyến theo quy mô dân số và điều kiện địa lý của từng vùng như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dân số bình quân | Đồng bằng, Trung du, ven biển | Miền núi vùng sâu, hải đảo |
1. Tuyến tỉnh, thành phố - Dưới 2 triệu dân - Trên 2 triệu dân 2. Tuyến quận, huyện - Dưới 200.000 dân - Trên 200.000 dân 3. Tuyến xã, phường - Dưới 10.000 dân - Trên 10.000 dân | 60 70 5 6 0.6 0.7 | 70 80 6 7 0.7 0.8 |
Hoạt động truyền thông thường xuyên ở tuyến tỉnh, huyện, xã bao gồm: mít tinh kỷ niệm ngày dân số thế giới và ngày dân số Việt Nam; nói chuyện chuyên đề với mọi nhóm đối tượng; tổ chức phát thanh, truyền hình, truyền thanh; tổ chức chiếu phim, chiếu video, văn nghệ; hỗ trợ sinh hoạt câu lạc bộ, kẻ vẽ khẩu hiệu; sửa chữa panô, áp phích; viết bài, tin và mua tài liệu truyền thông.
Định mức kế hoạch kinh phí ở các tuyến nêu trên bao gồm kinh phí cho hoạt động truyền thông của cơ quan dân số, các ban ngành đoàn thể và các cơ quan truyền thông đại chúng. Để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả chất lượng của các báo, tạp chí, thông tin, đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình đối với công tác DS-KHHGD, ngân sách trung ương hỗ trợ để sản xuất chương trình, trả nhuận bút, biên tập viên, phát thanh viên, và thưởng cho các tập thể, cá nhân có những sản phẩm tốt cho chương trình DS-KHHGĐ.
Kinh phí đầu tư cho các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, huyện để thực hiện các nhiệm vụ: À Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông có tính chất thử nghiệm với từng nhóm đối tượng đặc thù; Á Sơ kết, tổng kết, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các ngành đoàn thể ở địa phương và cơ sở; Â Trực tiếp thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ về dân số và phát triển trong ngành, đoàn thể trên địa bàn. (Các ban ngành đoàn thể ở tỉnh huyện không cấp kinh phí xuống cho các ban ngành đoàn thể ở cấp dưới).
2. Tăng cường hoạt động truyền thông đối với những địa bàn khó khăn
Địa bàn khó khăn trong công tác DS-KHHGĐ là vùng có mức sinh cao, vùng núi cao hải đảo, vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào dân tộc Khơme, vùng đồng bào theo đạo thiên chúa giáo, vùng ven biển, vùng nghèo đời sống khó khăn và các xã đông dân trên 20.000 người trở lên.
Ngoài định mức kinh phí cho các hoạt động truyền thông thường xuyên nêu tại điểm 1, bổ sung thêm kinh phí theo định mức kế hoạch tính bình quân cho mỗi xã khó khăn như sau:
Địa bàn khó khăn | Đơn vị tính | Mức kế hoạch |
- Xã vùng núi cao, hải đảo - Xã vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa - Xã vùng đồng bào dân tộc Khơme, thiên chúa giáo - Xã vùng ven biển - Xã có từ 20.000 dân trở lên | Đồng/xã Đồng/xã Đồng/xã Đồng/xã Đồng/xã | 1.400.000 900.000 600.000 400.000 500.000 |
Các hoạt động truyền thông được tăng cường đối với các địa bàn khó khăn bao gồm:
À Chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ: Các khoản chi phí cho tổ chức chiến dịch truyền thông gồm: Điều tra nắm đối tượng, xây dựng kế hoạch, thực hiện chiến dịch, chi phí trang trí và thuê phương tiện, bồi dưỡng người tham gia, tổng kết chiến dịch. Định mức kế hoạch kinh phí cho một chiến dịch truyền thông là 3 triệu đồng cho xã vùng núi cao, hải đảo và 2,5 triệu đồng cho xã vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa.
Á Tuyên truyền lưu động tạo nên bề nổi rộng khắp; Â Tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề đối với từng nhóm đối tượng; Ã Tổ chức các cuộc thi; Ä Tăng thêm sản phẩm truyền thông; Å Mở rộng mô hình lồng ghép dân số và phát triển ở các xã nghèo theo dự án đã được phê duyệt. Các khoản chi phí cho các hoạt động trên được áp dụng theo các mục đã hướng dẫn và các chế độ tài chính hiện hành. Riêng đối với các xã núi cao, hải đảo, vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa và các xã có từ 20.000 dân trở lên địa phương có thể áp dụng để chi hỗ trợ cho CTV, CBCT xã do phải thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn và đi lại khó khăn hơn.
3. Sản xuất và nhân bản các sản phẩm truyền thông
Các sản phẩm truyền thông mẫu do các ban, ngành trung ương và địa phương sản xuất theo đơn đặt hàng của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Sau khi tuyển trọn, các sản phẩm này được giao cho địa phương để nhân bản cấp cho mỗi tỉnh, huyện có 6 băng Audio và 4 băng Vidieo, cấp cho mỗi xã 6 băng Audio mỗi năm. Kinh phí dành cho việc nhân bản sản phẩm truyền thông và các sản phẩm truyền thông khác được bố trí trong nguồn vốn vay của dự án "Dân số sức khoẻ gia đình".
Báo "Gia đình và xã hội" là sản phẩm truyền thông, năm 2000, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tiếp tục mua báo "Gia đình và xã hội" (kể cả 22% phí phát hành) để cung cấp cho các địa phương, đảm bảo mỗi ban DS-KHHGD xã, phường, mỗi Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh, huyện và mỗi đồn biên phòng đều có một tờ báo, riêng đối với các xã thuộc vùng núi thấp, vùng sâu, vùng miền núi cao, hải đảo được cung cấp thêm một tờ báo cho trưởng Ban Dân số xã. Các địa phương sử dụng các thông tin trên báo để tuyên truyền, vận động, đồng thời viết tin, bài phản ảnh tình hình công tác dân số, những điển hình tiên tiến của địa phương và đóng góp ý kiến với báo "Gia đình và xã hội".
Ngoài số lượng đã được cung cấp nêu trên, các địa phương có thể sử dụng nguồn kinh phí đã bố trí trong mục sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông để mua báo "Gia đình và xã hội" cung cấp cho các đơn vị, tổ chức tham gia tuyên truyền, vận động.
4. Trang thiết bị truyền thông và tư vấn
Các đơn vị truyền thông được đầu tư các trang thiết bị cần thiết từ năm 1993, qua 5 năm sử dụng, các thiết bị này đã hư hỏng, cần được bổ sung và thay thế. Dự kiến năm 2000, bằng nguồn vốn vay của dự án DS-SKGĐ sẽ hỗ trợ cho một số xã, nhất là các xã nghèo, xã vùng sâu, xa, miền núi và hải đảo một bộ loa tay và radio-casset, Dự án Dân số và Sức khoẻ gia đình sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền thông và tư vấn theo chiều sâu, năm 2000 thử nghiệm đầu tư trang thiết bị cho tư vấn về sức khoẻ sinh sản đối với 4 cơ sở đã được hình thành là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
IV. KINH PHÍ HÀNH CHÍNH BỘ MÁY DS-KHHGĐ TỈNH, HUYỆN
Kinh phí hành chính cho bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tỉnh và huyện lấy trong kinh phí sự nghiệp của chương trình, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGD phân bổ kinh phí hành chính theo số lượng cán bộ chuyên trách và định mức kinh phí hành chính được tính bình quân cả năm cho mỗi cán bộ, nhân viên, kể cả biên chế và hợp đồng (theo định mức của Bộ Tài chính được áp dụng chung cho tất cả các ngành, các cấp trong cả nước, có phân biệt theo vùng địa lý: đồng bằng, trung du và miền núi).
Đơn vị tính: Triệu đồng/người
Đồng bằng | Trung du, duyên hải | Núi thấp, vùng sâu | Núi cao, hải đảo | |
1. Cấp tỉnh, thành phố - TP. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - Thành phố trực thuộc Trung ương - Các tỉnh | 13,6 11,4 10,0 | 11,4 | 17,0 | 18,0 |
2. Cấp quận, huyện - Quận thuộc Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - Huyện thuộc Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh - Quận thuộc TP.trực thuộc Trung ương - Thành phố thuộc tỉnh - Huyện và thị xã | 10,2 9,6 8,5 8,5 8,0 | 9,8 8,7 | 15,5 14,0 | 17,3 16,3 |
Định mức kinh phí hành chính bao gồm các khoản lương và phụ cấp lương, bảo hiểm, công tác phí, hội nghị phí, mua sắm trang thiết bị làm việc, sửa chữa nhỏ và xây dựng công trình phụ. Định mức kinh phí hành chính nêu trên là chưa tính phần tăng thêm quỹ tiền lương do nâng mức lương tối thiểu từ 144.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng.
Trường hợp các địa phương có quy định khác với định mức này, Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh lập tờ trình đề nghị bổ sung thêm phần ngân sách địa phương để đảm bảo hoạt động quản lý của Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh, huyện.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2000 bao gồm: Vốn vay của Ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á được Chính phủ giao theo nguồn vốn xây dựng cơ bản (XDCB) tập trung là 70 tỷ đồng và vốn ngân sách trong nước được giao theo chương trình mục tiêu quốc gia là 30 tỷ đồng. Vốn XDCB trong nước được bố trí cho ba loại dự án: À Vốn đối ứng của dự án dân số sức khoẻ gia đình, Á Dự án trung tâm DS-KHHGĐ tuyến tỉnh và Â Dự án nâng cấp, cải tạo phòng dịch vụ và truyền thông DS-KHHGĐ. Các dự án này được quản lý theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
1. Dự án Dân số và sức khoẻ gia đình
Dự án Dân số và Sức khoẻ gia đình sử dụng hai nguồn vốn (nguồn vốn vay là 70 tỷ đồng và vốn đối ứng trong nước là 4,4 tỷ đồng) để nâng cấp trung tâm bảo vệ BMTE/KHHGĐ tỉnh, trung tâm dân số tỉnh, khoa sản và khu mổ bệnh viện huyện, trạm y tế xã, nhà y tế bản của 20 tỉnh, thành phố. Năm 2000, hoàn thành cơ bản việc nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế, các địa phương cần giám sát kỹ thuật thi công, đảm bảo chất lượng công trình, nhanh chóng sửa chữa các cơ sở bị hỏng và thiệt hại do lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế để kết thúc việc nâng cấp cơ sở y tế vào cuối năm 2000.
2. Dự án trung tâm DS-KHHGĐ tuyến tỉnh
Dự án trung tâm DS- KHHGĐ tuyến tỉnh được sử dụng vốn trong nước để xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo cơ sở hiện có nhằm đáp ứng ba chức năng cơ bản của trung tâm DS-KHHGĐ tuyến tỉnh: À Trực tiếp tuyên truyền vận động; Á Đào tạo, tập huấn, hội thảo; Â Quản lý và điều hành chương trình.
Năm 2000, tập trung vốn đầu tư cho các trung tâm xây dựng chuyển tiếp để hoàn thành đưa công trình vào sử dụng ngay từ đầu năm. Đối với các trung tâm đã có quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và quyết định phê duyệt tổng dự toán của cấp có thẩm quyền đã được bố trí trong kế hoạch năm 2000, cần khẩn trương tiến hành các thủ tục đấu thầu để sớm thi công xây dựng. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng chủ quản đầu tư và giải quyết mọi vấn đề trong việc đầu tư xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án hoàn thành.
3. Dự án nâng cấp, cải tạo phòng dịch và truyền thông DS-KHHGĐ
Dự án nâng cấp, cải tạo phòng dịch vụ và truyền thông DS-KHHGĐ được sử dụng vốn trong nước để đầu tư cho các địa phương ngoài các tỉnh có dự án dân số sức khoẻ gia đình và dự án hỗ trợ y tế quốc gia. Để thực hiện tốt dự án này, cần kết hợp các nguồn vốn (vốn của dân số, vốn của y tế, vốn của xã, vốn đóng góp của dân...) để tiến hành nâng cấp, cải tạo chung cả trạm y tế xã theo mô hình thiết kế mẫu của Bộ Y tế ban hành cho từng vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nguồn vốn đã giao, các địa phương cần tập trung vào các hạng mục công trình còn dở dang để hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản kịp thời, không dàn trải ra các hạng mục mới làm phân tán nguồn vốn và không quyết toán được kịp thời.
Trên đây là hướng dẫn kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình DS-KHHGĐ năm 2000 đã được toàn thể các thành viên Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2000. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố báo cáo về Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình để giải quyết kịp thời.
Trần Thị Trung Chiến (Đã ký) |
CHỈ TIÊU DÂN SỐ NĂM 2000
(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)
Số TT | Tỉnh thành phố | Dân số | Dân số thành thị (1000 người) | Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) | Tỷ lệ giảm sinh (%o) | ||
1999 | 2000 | 1999 | 2000 | ||||
| Toàn quốc | 76,787 | 77,963 | 18,025 | 18,291 | 1. 53 | 0. 5 |
1 | Lai Châu | 592 | 607 | 73 | 74 | 2. 53 | 0. 8 |
2 | Sơn La | 887 | 905 | 113 | 116 | 2. 10 | 0. 7 |
3 | Lao Cai | 598 | 611 | 102 | 105 | 2. 18 | 0. 8 |
4 | Yên Bái | 684 | 695 | 134 | 136 | 1. 69 | 0. 7 |
5 | Hà Giang | 606 | 618 | 51 | 52 | 1. 92 | 0. 7 |
6 | Tuyên Quang | 679 | 691 | 75 | 76 | 1. 67 | 0. 5 |
7 | Cao Bằng | 494 | 503 | 54 | 55 | 1. 72 | 0. 7 |
8 | Lạng Sơn | 709 | 720 | 132 | 135 | 1. 57 | 0. 5 |
9 | Bắc Cạn | 277 | 280 | 40 | 41 | 1. 24 | 0. 4 |
10 | Thái Nguyên | 1,052 | 1,066 | 220 | 223 | 1. 24 | 0. 4 |
11 | Hoà Bình | 762 | 773 | 106 | 107 | 1. 35 | 0. 4 |
12 | Quảng Ninh | 1,011 | 1,025 | 446 | 452 | 1. 40 | 0. 4 |
13 | Bắc Giang | 1,501 | 1,522 | 112 | 113 | 1. 35 | 0. 4 |
14 | Bắc Ninh | 947 | 960 | 89 | 90 | 1. 35 | 0. 4 |
15 | Phú Thọ | 1,269 | 1,285 | 180 | 182 | 1. 25 | 0. 4 |
16 | Vĩnh Phúc | 1,099 | 1,112 | 112 | 113 | 1. 25 | 0. 4 |
17 | Hà Nội | 2,688 | 2,720 | 1,548 | 1,566 | 1. 16 | 0. 3 |
18 | Hải Phòng | 1,683 | 1,705 | 572 | 579 | 1. 28 | 0. 3 |
19 | Hà Tây | 2,401 | 2,435 | 192 | 195 | 1. 40 | 0. 4 |
20 | Hải Dương | 1,660 | 1,680 | 229 | 232 | 1. 24 | 0. 3 |
21 | Hưng Yên | 1,075 | 1,089 | 93 | 94 | 1. 24 | 0. 3 |
22 | Thái Bình | 1,796 | 1,821 | 104 | 105 | 1. 34 | 0. 4 |
23 | Nam Định | 1,900 | 1,925 | 236 | 239 | 1. 31 | 0. 4 |
24 | Hà Nam | 796 | 807 | 49 | 49 | 1. 31 | 0 4 |
25 | Ninh Bình | 889 | 901 | 114 | 116 | 1. 28 | 0. 4 |
26 | Thanh Hoá | 3,489 | 3,538 | 320 | 325 | 1. 42 | 0. 4 |
27 | Nghệ An | 2,876 | 2,928 | 293 | 299 | 1. 81 | 0. 7 |
28 | Hà tĩnh | 1,277 | 1,298 | 113 | 115 | 1. 66 | 0. 5 |
29 | Quảng Bình | 799 | 812 | 86 | 88 | 1. 70 | 0. 7 |
30 | Quảng Trị | 577 | 587 | 136 | 138 | 1. 76 | 0 7 |
31 | Thừa thiên Huế | 1,051 | 1,069 | 290 | 295 | 1. 68 | 0. 5 |
32 | TP Đà Nẵng | 688 | 700 | 541 | 550 | 1.71 | 0. 5 |
33 | Quảng Nam | 1,381 | 1,404 | 197 | 200 | 1. 71 | 0. 5 |
34 | Quảng Ngãi | 1,197 | 1, 220 | 131 | 134 | 1. 91 | 0. 7 |
35 | Bình Định | 1,470 | 1,494 | 353 | 359 | 1. 65 | 0. 5 |
36 | Phú Yên | 792 | 806 | 150 | 153 | 1. 82 | 0. 7 |
37 | Khánh Hoà | 1,038 | 1,053 | 377 | 383 | 1. 47 | 0. 4 |
38 | Ninh Thuận | 506 | 516 | 120 | 122 | 1. 96 | 0. 7 |
39 | Bình Thuận | 1.053 | 1,073 | 247 | 252 | 1. 89 | 0. 7 |
40 | Gia Lai | 978 | 1,003 | 244 | 250 | 2. 62 | 0. 8 |
41 | Kom Tum | 316 | 325 | 101 | 104 | 2. 88 | 0. 8 |
42 | Đắc Lẵc | 1,787 | 1,833 | 358 | 367 | 2. 56 | 0. 8 |
43 | Lâm Đồng | 1, 002 | 1, 020 | 388 | 395 | 1. 81 | 0. 7 |
44 | TP Hồ Chí Minh | 5, 068 | 5,129 | 4,230 | 4,281 | 1. 20 | 0. 3 |
45 | Đồng Nai | 2,002 | 2,035 | 611 | 621 | 1. 68 | 0. 5 |
46 | Bình Phước | 658 | 668 | 100 | 101 | 1. 63 | 0. 5 |
47 | Bình Dương | 721 | 733 | 235 | 239 | 1. 63 | 0. 5 |
48 | Tây Ninh | 971 | 983 | 125 | 127 | 1. 27 | 0. 4 |
49 | Bà Rịa Vũng Tàu | 805 | 819 | 335 | 340 | 1. 66 | 0. 5 |
50 | Long An | 1,314 | 1,333 | 216 | 219 | 1. 43 | 0. 4 |
51 | Đồng Tháp | 1,574 | 1,597 | 228 | 232 | 1. 42 | 0. 4 |
52 | Tiền Giang | 1, 615 | 1,636 | 215 | 217 | 1. 30 | 0. 4 |
53 | An Giang | 2, 061 | 2, 089 | 406 | 411 | 1. 31 | 0. 4 |
54 | Bến Tre | 1, 305 | 1,323 | 111 | 112 | 1. 37 | 0. 4 |
55 | Vĩnh Long | 1,017 | 1,030 | 146 | 148 | 1. 29 | 0. 4 |
56 | Trà Vinh | 972 | 984 | 126 | 127 | 1. 26 | 0. 4 |
57 | Cần Thơ | 1,822 | 1,847 | 388 | 393 | 1. 39 | 0. 4 |
58 | Sóc Trăng | 1,181 | 1,201 | 211 | 215 | 1. 66 | 0. 5 |
59 | Kiên Giang | 1,503 | 1,529 | 332 | 338 | 1. 69 | 0. 7 |
60 | Bạc Liêu | 741 | 752 | 182 | 185 | 1. 54 | 0. 5 |
61 | Cà Mau | 1,125 | 1,142 | 209 | 212 | 1. 54 | 0.5 |
Ghi chú: (*) Đã điều chỉnh theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999.
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH NĂM 2000
(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)
ĐVT: 1000 người
STT | Tỉnh thành phố | Phụ nữ 15-49 | Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại (%) | Số người sử dụng BPTT hiện đại | |||
1999 | 2000 | 1999 | 2000 | 1999 | 2000 | ||
Toàn quốc | 12,607 | 12,799 | 57.50 | 59.00 | 7,249 | 7,551 | |
1 | Lai Châu | 96 | 99 | 50.76 | 51.69 | 49 | 51 |
2 | Sơn La | 153 | 156 | 58,90 | 59,97 | 90 | 93 |
3 | Lao Cai | 100 | 102 | 48.78 | 50.61 | 49 | 52 |
4 | Yên Bái | 116 | 118 | 53.32 | 54.30 | 62 | 64 |
5 | Hà Giang | 106 | 108 | 52.46 | 53.42 | 55 | 58 |
6 | Tuyên Quang | 114 | 116 | 52.57 | 53.53 | 60 | 62 |
7 | Cao Bằng | 98 | 99 | 53.97 | 54.96 | 53 | 55 |
8 | Lạng Sơn | 121 | 123 | 52.51 | 53.46 | 64 | 66 |
9 | Bắc Cạn | 39 | 39 | 55.78 | 56.80 | 22 | 22 |
10 | Thái Nguyên | 177 | 180 | 55.79 | 56.80 | 99 | 102 |
11 | Hoà Bình | 134 | 136 | 60.59 | 59.95 | 81 | 81 |
12 | Quảng Ninh | 182 | 185 | 60.29 | 59.65 | 110 | 110 |
13 | Bắc Giang | 272 | 276 | 59.71 | 60.80 | 163 | 168 |
14 | Bắc Ninh | 172 | 174 | 59.71 | 60.80 | 103 | 106 |
15 | Phú Thọ | 217 | 220 | 59.76 | 60.85 | 130 | 134 |
16 | Vĩnh Phúc | 188 | 190 | 59.76 | 60.85 | 112 | 116 |
17 | Hà Nội | 494 | 500 | 63.25 | 62.58 | 312 | 313 |
18 | Hải Phòng | 315 | 319 | 60.21 | 59.57 | 190 | 190 |
19 | Hà Tây | 402 | 407 | 63.68 | 63.01 | 256 | 257 |
20 | Hải Dương | 299 | 303 | 67.35 | 66.64 | 201 | 202 |
21 | Hưng Yên | 194 | 196 | 67.35 | 66.64 | 131 | 131 |
22 | Thái Bình | 208 | 211 | 67.43 | 66.71 | 140 | 141 |
23 | Nam Định | 336 | 340 | 61.76 | 61.11 | 207 | 208 |
24 | Hà Nam | 141 | 143 | 61.76 | 61.11 | 87 | 87 |
25 | Ninh Bình | 144 | 146 | 55.35 | 56.36 | 80 | 82 |
26 | Thanh Hoá | 574 | 582 | 61.35 | 60.71 | 352 | 353 |
27 | Nghệ An | 643 | 471 | 60.25 | 59.61 | 279 | 281 |
28 | Hà tĩnh | 193 | 196 | 59.57 | 60.66 | 115 | 119 |
29 | Quảng Bình | 121 | 123 | 54.45 | 55.44 | 66 | 68 |
30 | Quảng Trị | 87 | 89 | 54.68 | 55.67 | 48 | 49 |
31 | Thừa Thiên Huế | 149 | 151 | 43.88 | 45.52 | 65 | 69 |
32 | TP Đà Nẵng | 111 | 113 | 56.31 | 57.34 | 62 | 65 |
33 | Quảng Nam | 222 | 226 | 56.32 | 57.34 | 125 | 130 |
34 | Quảng Ngãi | 177 | 181 | 55.59 | 56.60 | 99 | 102 |
35 | Bình Định | 225 | 228 | 56.38 | 57.40 | 127 | 131 |
36 | Phú Yên | 120 | 122 | 46.20 | 47.93 | 55 | 58 |
37 | Khánh Hoà | 160 | 162 | 53.55 | 54.53 | 86 | 88 |
38 | Ninh Thuận | 73 | 75 | 52.71 | 53.67 | 39 | 40 |
39 | Bình Thuận | 160 | 163 | 53.06 | 54.03 | 85 | 88 |
40 | Gia Lai | 153 | 157 | 40.01 | 41.51 | 61 | 65 |
41 | Kom Tum | 50 | 51 | 42.38 | 43.96 | 21 | 22 |
42 | Đắc Lẵc | 280 | 288 | 43.08 | 44.70 | 121 | 129 |
43 | Lâm Đồng | 160 | 163 | 42.80 | 44.40 | 68 | 72 |
44 | TP Hồ Chí Minh | 850 | 860 | 50.27 | 51.19 | 427 | 440 |
45 | Đồng Nai | 309 | 314 | 50.42 | 51.34 | 156 | 161 |
46 | Bình Phước | 107 | 109 | 52.81 | 53.77 | 57 | 59 |
47 | Bình Dương | 122 | 124 | 52.80 | 53.76 | 64 | 66 |
48 | Tây Ninh | 154 | 156 | 53.94 | 54.92 | 83 | 86 |
49 | Bà Rịa Vũng Tàu | 123 | 125 | 52.07 | 53.02 | 64 | 66 |
50 | Long An | 212 | 215 | 50.19 | 51.11 | 107 | 110 |
51 | Đồng Tháp | 271 | 275 | 50.86 | 51.79 | 138 | 142 |
52 | Tiền Giang | 268 | 272 | 51.88 | 52.83 | 139 | 144 |
53 | An Giang | 331 | 335 | 50.09 | 51.00 | 166 | 171 |
54 | Bến Tre | 216 | 219 | 51.36 | 52.29 | 111 | 114 |
55 | Vĩnh Long | 170 | 172 | 44.82 | 46.50 | 76 | 80 |
56 | Trà Vinh | 156 | 158 | 43.72 | 45.36 | 68 | 72 |
57 | Cần Thơ | 301 | 305 | 49.43 | 51.28 | 149 | 156 |
58 | Sóc Trăng | 193 | 196 | 42.41 | 43.99 | 82 | 86 |
59 | Kiên Giang | 242 | 246 | 43.33 | 44.95 | 105 | 110 |
60 | Bạc Liêu | 114 | 116 | 40.74 | 42.27 | 46 | 49 |
61 | Cà Mau | 175 | 177 | 40.74 | 42.26 | 71 | 75 |
CÁC CHỈ TIÊU HƯỚNG DẪN NĂM 2000
(Kèm theo Thông tư số: 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)
ĐVT: Nghìn người
STT | Tỉnh thành phố | Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai | Nạo hút thai | |||||
Cộng | Đình sản | Vòng tránh thai | Thuốc tiêm, cấy | Thuốc uống | Bao cao su | |||
| Tổng cộng | 3,174 | 90 | 1,350 | 34 | 800 | 900 | 278 |
1 | Lai Châu | 27.4 | 0.4 | 16 | 6 | 5.0 | 3 | |
2 | Sơn La | 33.0 | 0.5 | 17 | 9 | 6.5 | 4 | |
3 | Lào Cai | 38.4 | 0.9 | 13 | 9 | 15.5 | 3 | |
4 | Yên Bái | 27.9 | 1.6 | 13 | 0.8 | 6 | 6.5 | 3 |
5 | Hà Giang | 27.9 | 0.8 | 16 | 0.6 | 6 | 4.5 | 3 |
6 | Tuyên Quang | 35.0 | 1.5 | 16 | 9 | 8.5 | 3 | |
7 | Cao Bằng | 16.8 | 0.3 | 11 | 3 | 2.5 | 2 | |
8 | Lạng Sơn | 33.8 | 0.3 | 14 | 9 | 10.5 | 3 | |
9 | Bắc Cạn | 13.9 | 0.4 | 6 | 4 | 3.5 | 1 | |
10 | Thái Nguyên | 47.9 | 1.4 | 21 | 13 | 12.5 | 5 | |
11 | Hoà Bình | 28.7 | 1.2 | 15 | 5 | 7.5 | 3 | |
12 | Quảng Ninh | 41.2 | 0.7 | 12 | 8 | 20.5 | 3 | |
13 | Bắc Giang | 62.2 | 0.7 | 31 | 15 | 15.5 | 6 | |
14 | Bắc Ninh | 44.1 | 0.6 | 21 | 12 | 10.5 | 4 | |
15 | Phú Thọ | 55.3 | 0.8 | 26 | 13 | 15.5 | 5 | |
16 | Vĩnh Phúc | 47.2 | 0.7 | 26 | 8 | 12.5 | 4 | |
17 | Hà Nội | 106.3 | 1.1 | 30 | 1.2 | 24 | 50.0 | 6 |
18 | Hải Phòng | 80.9 | 1.4 | 45 | 9 | 25.5 | 7 | |
19 | Hà Tây | 90.8 | 1.3 | 50 | 19 | 20.5 | 8 | |
20 | Hải Dương | 66.2 | 1.7 | 43 | 11 | 10.5 | 7 | |
21 | Hưng Yên | 60.7 | 1.2 | 36 | 11 | 12.5 | 6 | |
22 | Thái Bình | 63.9 | 1.4 | 43 | 1.5 | 12 | 6.0 | 7 |
23 | Nam Định | 62.0 | 1.5 | 34 | 11 | 15.5 | 5 | |
24 | Hà Nam | 47.3 | 0.8 | 20 | 11 | 15.5 | 3 | |
25 | Ninh Bình | 39.7 | 0.7 | 18 | 1.5 | 9 | 10.5 | 3 |
26 | Thanh Hoá | 115.3 | 3.8 | 65 | 3.0 | 18 | 25.5 | 11 |
27 | Nghệ An | 107.3 | 3.6 | 65 | 1.2 | 19 | 18.5 | 12 |
28 | Hà Tĩnh | 46.2 | 1.9 | 28 | 0.8 | 5 | 10.5 | 5 |
29 | Quảng Bình | 31.3 | 1.3 | 16 | 0.5 | 6 | 7.5 | 3 |
30 | Quảng Trị | 16.5 | 1.0 | 8 | 3 | 4.5 | 2 | |
31 | Thừa Thiên Huế | 45.2 | 1.2 | 13 | 0.5 | 9 | 21.5 | 4 |
32 | TP Đà Nẵng | 24.9 | 0.9 | 8 | 0.5 | 5 | 10.5 | 2 |
33 | Quảng Nam | 50.4 | 1.4 | 21 | 0.5 | 5 | 22.5 | 5 |
34 | Quảng Ngãi | 44.3 | 1.8 | 21 | 9 | 12.5 | 4 | |
35 | Bình Định | 54.4 | 1.1 | 20 | 0.8 | 16 | 16.5 | 4 |
36 | Phú Yên | 37.4 | 0.9 | 14 | 10 | 12.5 | 3 | |
37 | Khánh Hoà | 45.8 | 1.2 | 11 | 1.1 | 16 | 16.5 | 3 |
38 | Ninh Thuận | 23.3 | 0.8 | 7 | 9 | 6.5 | 2 | |
39 | Bình Thuận | 44.5 | 2.5 | 16 | 11 | 15.0 | 4 | |
40 | Gia Lai | 31.7 | 1.2 | 9 | 15 | 6.5 | 3 | |
41 | Kom Tum | 14.0 | 0.5 | 4 | 5 | 4.5 | 1 | |
42 | Đắc Lẵc | 44.1 | 2.6 | 18 | 13 | 10.5 | 5 | |
43 | Lâm Đồng | 53.9 | 1.9 | 13 | 2.5 | 14 | 22.5 | 4 |
44 | TP Hồ Chí Minh | 160.1 | 4.6 | 41 | 2.0 | 52 | 60.5 | 10 |
45 | Đồng Nai | 72.5 | 2.5 | 17 | 19 | 34.0 | 5 | |
46 | Bình Phước | 24.4 | 1.1 | 9 | 1.8 | 7 | 5.5 | 2 |
47 | Bình Dương | 35.5 | 1.0 | 11 | 2.0 | 10 | 11.5 | 3 |
48 | Tây Ninh | 46.6 | 2.1 | 15 | 16 | 13.5 | 5 | |
49 | Bà Rịa Vũng Tàu | 37.8 | 1.3 | 11 | 13 | 12.5 | 3 | |
50 | Long An | 54.1 | 1.6 | 21 | 15 | 16.5 | 4 | |
51 | Đồng Tháp | 69.3 | 3.3 | 22 | 7.5 | 21 | 15.5 | 5 |
52 | Tiền Giang | 54.1 | 1.6 | 17 | 19 | 16.5 | 7 | |
53 | An Giang | 91.4 | 3.9 | 40 | 29 | 18.5 | 8 | |
54 | Bến Tre | 56.8 | 1.1 | 17 | 2.2 | 18 | 18.5 | 4 |
55 | Vĩnh Long | 43.9 | 0.9 | 18 | 1.5 | 13 | 10.5 | 4 |
56 | Trà Vinh | 42.9 | 1.4 | 16 | 13 | 12.5 | 4 | |
57 | Cần Thơ | 81.8 | 2.3 | 35 | 27 | 17.5 | 7 | |
58 | Sóc Trăng | 54.9 | 1.4 | 25 | 16 | 12.5 | 5 | |
59 | Kiên Giang | 85.1 | 3.6 | 38 | 19 | 24.5 | 7 | |
60 | Bạc Liêu | 45.5 | 1.0 | 12 | 22 | 10.5 | 3 | |
61 | Cà Mau | 76.1 | 1.6 | 23 | 31 | 20.5 | 8 | |
62 | Bộ ngành | 12.0 | 12 |
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH QUẬN, HUYỆN, XÃ, PHƯỜNG NĂM 2000 (Tính đến 21 tháng 2 năm 2000)
(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 22 tháng 02 năm 2000)
S TT | Tỉnh thành phố | Quận, huyện | Xã, phường | Xã, phường theo vùng địa lý | |||||||||
Tổng số | Đồng bằng | Trung du | Miền núi thấp Vùng sâu | Miền núi cao Hải đảo | Tổng số | Phường thị trấn | xã | Đồng bằng trung du | Vùng thấp và Vùng sâu | Vùng cao và Hải đảo | |||
| Toàn quốc | 615 | 305 | 34 | 130 | 146 | 10,478 | 1,545 | 8,936 | 5,775 | 2,503 | 2,200 | |
1 | Lai Châu (1) | 10 | 10 | 154 | 14 | 140 | 154 | ||||||
2 | Sơn La (1) | 10 | 2 | 8 | 201 | 14 | 187 | 59 | 142 | ||||
3 | Lao Cai (1) | 10 | 2 | 8 | 180 | 19 | 161 | 28 | 152 | ||||
4 | Yên Bái (2) | 9 | 7 | 2 | 180 | 21 | 159 | 2 | 108 | 70 | |||
5 | Hà Giang (1) | 10 | 2 | 8 | 190 | 16 | 174 | 6 | 51 | 133 | |||
6 | T. Quang (2) | 6 | 5 | 1 | 145 | 11 | 134 | 108 | 37 | ||||
7 | Cao Bằng (1) | 11 | 1 | 10 | 189 | 14 | 175 | 2 | 13 | 174 | |||
8 | L. Sơn (2) | 11 | 4 | 7 | 225 | 19 | 206 | 92 | 133 | ||||
9 | Bắc Cạn (1) | 7 | 2 | 5 | 122 | 10 | 112 | 21 | 101 | ||||
10 | Thái Nguyên (2) | 9 | 4 | 4 | 1 | 180 | 33 | 150 | 45 | 115 | 20 | ||
11 | Hoà Bình (2) | 10 | 8 | 2 | 214 | 18 | 196 | 155 | 59 | ||||
12 | Q. Ninh (2) | 13 | 1 | 4 | 6 | 2 | 183 | 50 | 133 | 75 | 82 | 26 | |
13 | B Giang (2) | 10 | 1 | 2 | 6 | 1 | 224 | 19 | 205 | 57 | 125 | 42 | |
14 | Bắc Ninh | 8 | 7 | 1 | 123 | 9 | 114 | 123 | |||||
15 | Phú Thọ (2) | 12 | 1 | 1 | 10 | 270 | 21 | 249 | 56 | 207 | 7 | ||
16 | Vĩnh Phúc | 7 | 3 | 3 | 1 | 150 | 14 | 136 | 111 | 39 | |||
17 | Hà Nội | 12 | 12 | 228 | 110 | 118 | 228 | ||||||
18 | Hải Phòng | 13 | 11 | 2 | 216 | 59 | 157 | 198 | 18 | ||||
19 | Hà Tây | 14 | 12 | 2 | 324 | 24 | 300 | 315 | 9 | ||||
20 | Hải Dương | 12 | 10 | 2 | 263 | 24 | 239 | 232 | 31 | ||||
21 | Hưng Yên | 10 | 10 | 160 | 12 | 148 | 160 | ||||||
22 | Thái Bình | 8 | 8 | 285 | 13 | 272 | 285 | ||||||
23 | Nam Định | 10 | 10 | 226 | 24 | 202 | 226 | ||||||
24 | Hà Nam | 6 | 6 | 114 | 10 | 104 | 99 | 15 | |||||
25 | Ninh Bình | 8 | 5 | 3 | 142 | 17 | 125 | 88 | 51 | 3 | |||
26 | Thanh Hoá | 27 | 10 | 6 | 4 | 7 | 630 | 48 | 582 | 325 | 210 | 95 | |
27 | Nghệ An | 19 | 9 | 4 | 6 | 466 | 34 | 432 | 266 | 106 | 94 | ||
28 | Hà Tĩnh | 10 | 6 | 4 | 262 | 18 | 244 | 192 | 70 | ||||
29 | Quảng Bình | 7 | 2 | 2 | 2 | 1 | 152 | 15 | 137 | 95 | 31 | 26 | |
30 | Quảng Trị | 9 | 3 | 4 | 1 | 1 | 137 | 17 | 120 | 94 | 21 | 22 | |
31 | T. Thiên Huế | 9 | 4 | 3 | 1 | 1 | 150 | 27 | 123 | 106 | 22 | 22 | |
32 | TP Đà Nẵng | 7 | 6 | 1 | 47 | 33 | 14 | 44 | 3 | ||||
33 | Quảng Nam | 14 | 8 | 2 | 4 | 217 | 22 | 195 | 121 | 42 | 54 | ||
34 | Quảng Ngãi | 13 | 7 | 6 | 179 | 15 | 164 | 98 | 24 | 57 | |||
35 | Bình Định | 11 | 7 | 1 | 1 | 2 | 152 | 25 | 127 | 108 | 23 | 21 | |
36 | Phú Yên | 7 | 4 | 3 | 101 | 14 | 87 | 58 | 40 | 3 | |||
37 | Khánh Hoà | 8 | 5 | 2 | 1 | 131 | 24 | 107 | 105 | 22 | 4 | ||
38 | Ninh Thuận | 4 | 3 | 1 | 55 | 11 | 44 | 28 | 10 | 17 | |||
39 | Bình Thuận | 9 | 3 | 5 | 1 | 111 | 18 | 93 | 49 | 46 | 16 | ||
40 | Gia Lai (1) | 12 | 12 | 167 | 18 | 149 | 11 | 156 | |||||
41 | Kom Tum (1) | 7 | 1 | 6 | 79 | 12 | 67 | 20 | 59 | ||||
42 | Đắc Lẵc (1) | 18 | 18 | 204 | 27 | 177 | 3 | 28 | 173 | ||||
43 | Lâm Đồng (1) | 11 | 3 | 8 | 135 | 29 | 106 | 7 | 32 | 96 | |||
44 | TP Hồ Chí Minh | 22 | 22 | 303 | 242 | 61 | 303 | ||||||
45 | Đồng Nai | 9 | 5 | 4 | 163 | 30 | 133 | 110 | 53 | ||||
46 | Bình Phước (2) | 6 | 3 | 3 | 80 | 11 | 69 | 41 | 39 | ||||
47 | Bình Dương | 7 | 7 | 79 | 13 | 66 | 79 | ||||||
48 | Tây Ninh | 9 | 4 | 5 | 90 | 11 | 79 | 78 | 12 | ||||
49 | Bà rịa Vũng Tàu | 7 | 5 | 1 | 1 | 69 | 21 | 48 | 61 | 8 | |||
50 | Long An | 14 | 12 | 2 | 183 | 21 | 162 | 159 | 24 | ||||
51 | Đồng Tháp | 11 | 8 | 3 | 139 | 19 | 120 | 66 | 73 | ||||
52 | Tiền Giang | 9 | 7 | 2 | 163 | 19 | 144 | 130 | 33 | ||||
53 | An Giang | 11 | 9 | 2 | 140 | 22 | 118 | 119 | 21 | ||||
54 | Bến Tre | 8 | 8 | 158 | 15 | 143 | 158 | ||||||
55 | Vĩnh Long | 7 | 7 | 107 | 13 | 94 | 47 | 60 | |||||
56 | Trà Vinh | 8 | 8 | 98 | 16 | 82 | 98 | ||||||
57 | Cần Thơ | 8 | 8 | 105 | 25 | 80 | 105 | ||||||
58 | Sóc Trăng | 7 | 7 | 98 | 17 | 81 | 98 | ||||||
59 | Kiên Giang | 13 | 4 | 7 | 2 | 111 | 21 | 90 | 23 | 74 | 14 | ||
60 | Bạc Liêu | 4 | 4 | 52 | 11 | 41 | 52 | ||||||
61 | Cà Mau | 7 | 3 | 4 | 77 | 16 | 61 | 41 | 36 | ||||
Ghi chú: (1) Là các tỉnh vùng cao; (2) là các tỉnh miền núi
CÁC CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ
(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000 )
STT | Tỉnh thành phố | Cán bộ dân số huyện được tập huấn (người) | Số sổ hộ gia đình (sổ) | Số biểu báo cáo thống kê (biểu) | Số bao cao su phải mua (1000 bao) | Số người được điều trị phụ khoa (người) | Cán bộ y tế được đào tạo đặt vòng (người) | Số CTV được đào tạo bảng kiểm (người) | Số băng Video Audio được nhân bản (băng) |
| Tổng cộng | 1,845 | 177,354 | 4,039,660 | 11,167 | 474 | 159 | 17,633 | 69,260 |
1 | Lai Châu | 30 | 2,357 | 54,496 | 159 | 5 | 236 | 1,055 | |
2 | Sơn La | 30 | 3,076 | 70,893 | 190 | 6 | 308 | 1,334 | |
3 | Lào Cai | 30 | 2,754 | 63,558 | 476 | 5 | 275 | 1,210 | |
4 | Yên Bái | 27 | 2,754 | 63,491 | - | 5 | 275 | 1,184 | |
5 | Hà Giang | 30 | 2,815 | 64,954 | - | 6 | 282 | 1,267 | |
6 | T.Quang | 18 | 2,219 | 51,081 | 254 | 6 | 222 | 937 | |
7 | Cao Bằng | 33 | 2,861 | 66,062 | 63 | 4 | 286 | 1,279 | |
8 | Lạng Sơn | 33 | 3,504 | 80,732 | 317 | 5 | 344 | 1,487 | |
9 | Bắc Cạn | 21 | 1,867 | 43,060 | 95 | 2 | 187 | 822 | |
10 | T. Nguyên | 27 | 2,916 | 66,731 | 381 | 7 | 287 | 1,174 | |
11 | Hoà Bình | 30 | 3,244 | 74,726 | 222 | 5 | 10 | 324 | 1,403 |
12 | Q. Ninh | 39 | 2,933 | 67,378 | 447 | 4 | 10 | 293 | 1,221 |
13 | B Giang | 30 | 3,830 | 86,978 | 357 | 11 | 383 | 1,444 | |
14 | Bắc Ninh | 24 | 1,771 | 41,183 | - | 7 | 177 | 818 | |
15 | Phú Thọ | 36 | 4,132 | 94,980 | 357 | 9 | 14 | 423 | 1,740 |
16 | Vĩnh Phúc | 21 | 2,484 | 56,600 | - | 9 | 10 | 245 | 970 |
17 | Hà Nội | 36 | 4,136 | 93,404 | - | 10 | 10 | 414 | 1,488 |
18 | Hải Phòng | 39 | 3,079 | 71,811 | - | 15 | 308 | 1,426 | |
19 | Hà Tây | 42 | 4,666 | 108,250 | - | 17 | 467 | 2,084 | |
20 | Hải Dương | 36 | 3,598 | 84,133 | - | 15 | 360 | 1,698 | |
21 | Hưng Yên | 30 | 2,304 | 53,497 | - | 12 | 230 | 1,060 | |
22 | Thái Bình | 24 | 3,899 | 90,835 | - | 15 | 390 | 1,790 | |
23 | Nam Định | 30 | 3,580 | 82,048 | - | 12 | 358 | 1,456 | |
24 | Hà Nam | 18 | 1,642 | 38,204 | - | 7 | 164 | 744 | |
25 | Ninh Bình | 24 | 1,943 | 45,566 | - | 6 | 194 | 932 | |
26 | Thanh Hoá | 81 | 9,330 | 215,395 | 643 | 23 | 933 | 4,050 | |
27 | Nghệ An | 57 | 7,284 | 166,930 | - | 23 | 728 | 2,986 | |
28 | Hà Tĩnh | 30 | 3,905 | 90,100 | 238 | 10 | 390 | 1,672 | |
29 | Q. Bình | 21 | 2,266 | 52,385 | 167 | 6 | 222 | 982 | |
30 | Quảng Trị | 27 | 1,928 | 45,130 | 95 | 3 | 193 | 912 | |
31 | T. Thiên Huế | 27 | 2,484 | 46,801 | 500 | 5 | 248 | 990 | |
32 | TP.Đà Nẵng | 21 | 1,036 | 23,270 | - | 3 | 104 | 352 | |
33 | Quảng Nam | 42 | 3,335 | 76,818 | - | 7 | 332 | 1,412 | |
34 | Quảng Ngãi | 39 | 2,947 | 67,537 | 286 | 8 | 10 | 288 | 1,204 |
35 | Bình Định | 33 | 3,272 | 72,789 | 381 | 7 | 321 | 1,022 | |
36 | Phú Yên | 21 | 1,786 | 40,463 | 286 | 5 | 179 | 676 | |
37 | Khánh Hoà | 24 | 2,170 | 49,629 | - | 4 | 214 | 866 | |
38 | N. Thuận | 12 | 1,093 | 24,565 | 143 | 3 | 107 | 370 | |
39 | B. Thuận | 27 | 2,022 | 45,884 | 357 | 6 | 10 | 200 | 756 |
40 | Gia Lai | 36 | 2,706 | 62,173 | 143 | 3 | 271 | 1,153 | |
41 | Kom Tum | 21 | 1,208 | 28,102 | 95 | 1 | 116 | 556 | |
42 | Đắc Lẵc | 54 | 3,726 | 84,695 | 238 | 7 | 362 | 1,439 | |
43 | Lâm Đồng | 33 | 2,376 | 54,001 | 474 | 5 | 230 | 921 | |
44 | TP Hồ Chí Minh | 66 | 7,854 | 171,651 | - | 15 | 15 | 785 | 2,038 |
45 | Đồng Nai | 27 | 4,049 | 88,656 | 556 | 6 | 10 | 405 | 1,068 |
46 | B. Phước | 18 | 1,350 | 30,628 | - | 3 | 135 | 510 | |
47 | B.Dương | 21 | 1,403 | 31,703 | - | 4 | 140 | 544 | |
48 | Tây Ninh | 27 | 2,040 | 45,255 | 206 | 6 | 199 | 630 | |
49 | Bà Rịa Vũng Tàu | 21 | 1,483 | 32,953 | 190 | 4 | 10 | 148 | 484 |
50 | Long An | 42 | 2,635 | 61,579 | 254 | 8 | 10 | 264 | 1,238 |
51 | Đồng Tháp | 33 | 2,802 | 62,822 | 238 | 8 | 280 | 944 | |
52 | Tiền Giang | 27 | 3,052 | 68,712 | 254 | 6 | 10 | 305 | 1,068 |
53 | An Giang | 33 | 3,577 | 78,283 | 286 | 15 | 10 | 358 | 950 |
54 | Bến Tre | 24 | 2,730 | 61,998 | 286 | 6 | 10 | 273 | 1,028 |
55 | Vĩnh Long | 21 | 2,003 | 45,194 | 159 | 6 | 200 | 712 | |
56 | Trà Vinh | 24 | 1,835 | 41,514 | 106 | 6 | 176 | 668 | |
57 | Cần Thơ | 24 | 3,312 | 71,077 | 220 | 12 | 10 | 311 | 698 |
58 | Sóc Trăng | 21 | 2,258 | 49,919 | 190 | 9 | 226 | 658 | |
59 | K. Giang | 39 | 2,557 | 56,789 | 381 | 14 | 249 | 796 | |
60 | Bạc Liêu | 12 | 1,313 | 28,656 | 159 | 4 | 131 | 352 | |
61 | Cà Mâu | 21 | 1,866 | 40,953 | 317 | 8 | 187 | 532 |
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2000
(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)
STT
| Tỉnh thành phố | Số trung tâm dân số tỉnh được đầu tư | Số phòng dịch vụ và TGT dân số được | Ghi chú |
1 | Hà Nội | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
2 | Hải Phòng | |||
3 | TP Hồ Chí Minh | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
4 | Bà Rịa Vũng Tầu | 1 | ||
5 | Đà Nẵng | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
6 | Hà Tây | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
7 | Nam Định | 1 | ||
8 | Hà Nam | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
9 | Hải Dương | 1 | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành |
10 | Hưng Yên | 1 | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành |
11 | Thái Bình | 1 | ||
12 | Long An | 1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành |
13 | Tiền Giang | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
14 | Bến Tre | 1 | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
15 | Đồng Tháp | |||
16 | Vĩnh Long | 1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành | ||
17 | An Giang | 1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
18 | Kiên Giang | 1 | ||
19 | Cần Thơ | 1 | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
20 | Bạc Liêu | |||
21 | Cà Mau | |||
22 | Trà Vinh | 1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành | ||
23 | Sóc Trăng | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
24 | Bắc Ninh | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
25 | Vĩnh Phúc | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
26 | Ninh Bình | 1 | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
27 | Thanh Hoá | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
28 | Nghệ An | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
29 | Hà Tĩnh | 1 | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
30 | Quảng Bình | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
31 | Quảng Trị | 1 | 3 | 3 phòng TGT hoàn thành |
32 | T. Thiên Huế | 3 | 3 phòng TGT hoàn thành | |
33 | Bình Thuận | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
34 | Đồng Nai | |||
35 | Bình Dương | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
36 | Tây Ninh | 1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành |
37 | Quảng Nam | 3 | 3 phòng TGT hoàn thành | |
38 | Bình Định | 4 | 4 phòng TGT hoàn thành | |
39 | Khánh Hoà | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
40 | Quảng Ngãi | 1 | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành |
41 | Phú Yên | 1 | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
42 | Ninh Thuận | 1 | ||
43 | Bắc Giang | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
44 | Phú Thọ | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
45 | Bình Phước | 1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
46 | Bắc Cạn | 1 trung tân DS tỉnh hoàn thành | ||
47 | Thái Nguyên | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
48 | Cao Bằng | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
49 | Lạng Sơn | 1 | ||
50 | Tuyên Quang | |||
51 | Hà Giang | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
52 | Yên Bái | 1 | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
53 | Lao Cai | |||
54 | Hoà Bình | 1 | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành |
55 | Sơn La | 2 | 2 phòng TGT hoàn thành | |
56 | Lai Châu | |||
57 | Lâm Đồng | |||
58 | Gia Lai | 1 | ||
59 | Đắc Lắc | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành | |
60 | Kon Tum | 1 | ||
61 | Quảng Ninh | 1 | 1 phòng TGT hoàn thành |
- 1Quyết định 531-TTg năm 1996 về quản lý các chương trình Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 37-TTg năm 1997 về đẩy nhanh thực hiện chiến lược dân Số- Kế hoạch hoá gia đình đến năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 05/1998/QĐ-TTg về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 01/2000/TT-UB hướng dẫn Kế hoạch Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2000 do Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình ban hành
- Số hiệu: 01/2000/TT-UB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/02/2000
- Nơi ban hành: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
- Người ký: Trần Thị Trung Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 10/03/2000
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra