ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/TB-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 03 năm 1979 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC HUY ĐỘNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH PHÒNG TUYẾN BẢO VỆ THÀNH PHỐ
Song song vói việc thực hiện các chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự, thanh niên xung phong, chỉ tiêu lao động phục vụ các công trình khai hoang, thủy lợi, v.v.. năm 1979, thành phố ta cần huy động một lực lựơng lớn lao động xã hội chủ nghĩa xây dựng công trình phòng tuyến bảo vệ thành phố.
Đây là đợt vận động chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhằm giáo dục thêm một bứơc tinh thần yêu nước, lòng căm thù địch, qua đó mà động viên ý thức làm chỉ tập thể trong lao động xây dựng và bảo vệ thành phố.
Việc xây dụng phòng tuyến bảo vệ thành phố là nhiệm vụ chung của nhân dân toàn thành. Nhưng đợt huy động lao động xã hội chủ nghĩa lần này, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ giao nhiệm vụ chỉ tiêu cho một số đơn vị và các quận, huyện sở tại (có phòng tuyến) và một số quận, huyện kế cận để tránh gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân trong việc đi lại, ăn, ở và lao động.
Những quận, huyện chưa được đóng góp vào công tác này sẽ được huy động vào các dịp xây dựng các công trình công cộng khác của thành phố.
Trong khi huy động lao động xã hội chủ nghĩa, các quận, huyện, các đơn vị cần vận dụng “bản quy định tạm thời về nghĩa vụ lao động xã hội chủ nghĩa” mà Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành ngày 3-6-1977, để tuyên truyền giải thích rộng rãi trong nhân dân. Vì phải tranh thủ hoàn thành công trình trước mùa mưa, nên đợt huy động này cho phép quận, huyện được huy động mỗi người làm luôn 12 ngày lao động xã hội chủ nghĩa của năm 1979.
Để việc huy động và tổ chức lao động được tiến hành tốt, ủy ban nhân dân thành phố lưu ý các ban ngành, sở, các quận, huyện liên quan cần làm tốt một số việc như sau:
- Về tổ chức lao động: các đơn vị, các quận, huyện cần tổ chức các đơn vị lao động thành đại đội, tiểu đội để chỉ huy, quản lý được dễ dàng. Mỗi đại đội không quá 100 người, mỗi tiểu đội không quá 20 người. Mỗi đại đội có 1 y tá, mỗi tiểu đội có 1 cấp dưỡng.
Mỗi đơn vị, mỗi quận, huyện có thể có nhiều đại đội.
Ủy ban nhân dân quận huyện cần cử ban phục trách công tác này gồm đại diện quân đội, Phòng Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do đồng chí trong Uỷ ban nhân dân quận làm trưởng ban.
- Dụng cụ lao động: do bên quân đội không có điều kiện cung cấp dụng cụ lao động, nên nhân dân phải tự túc lấy dụng cụ. Căn cứ vào việc bố trí lao động trên công trường mà bố trí dụng cụ lao động. Cứ 10 lao động cần có 3 cuốc, 3 xẻng (trong đó có 1 cuốc, 1 xẻng dự phòng) và quang gánh, ki, rổ đủ cho 6-7 người khiêng đất.
- Một số chế độ:
+ Đối với nhân dân có tiêu chuẩn lương thực 9kg/ tháng, được mua thêm 0kg,300 lương thực 1 ngày.
+ Các đối tượng khác: cán bộ, công nhân viên chức, học sinh học nghề, sinh viên không được mua thêm.
+ Ngoài ra, Nhà nước còn đài thọ cho mỗi lao động tại công trường mỗi ngày 0đ,02 tiền nước uống.
Việc ăn, ở tại công trường của nhân dân cần được tổ chức chu đáo. Nếu đơn vị nào phải ở lại công trường suốt thời gian lao động, phải chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm, nước uống và vải bạt, nylon làm lán trại.
Phân công trách nhiệm:
1- Căn cứ yêu cầu khối lượng lao động cần có tại công trường và căn cứ khả năng, đặc điểm tình hình của các đơn vị, các quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ nhiệm vụ chỉ tiêu như sau:
- Huyện Bình Chánh: 9.500m3 tại Rạch Thu Đào
- Huyện Hốc Môn: 11.500m3 tại ấp Đồn
- Huyện Thủ Đức: 10.500m3 tại ấp Giãn Dân
- Quận Bình Thạnh: 17.500m3 tại Cát Lái
- Huyện Nhà Bè: 12.800m3 tại ấp 6 và 7 Phú Xuân.
- Quận 1: 12.300m3 Rạch Ông No và ấp 7 Nhà Bè
- Quận 4: 1.800m3 tại Phú Mỹ Tây Nhà Bè
- Quận 8: 30.000m3 tại Cư xá Nam Hải, phường 7
- Mặt trận Tổ quốc: 23.000m3 tại Trại Quang Trung và Tân Hiệp (Hốc Môn).
- Các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp 34.500m3 tại Bình Trị Đông (Bình Chánh) và Tắc Rối (Nhà Bè).
- Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Quận 8 xây dựng công trình cư xá Nam Hải.
2- Bộ Tư lệnh Thành phố chịu trách nhiệm về thiết kế kỹ thuật và hướng dẫn thi công, nghiệm thu công trình.
3- Sở Lao động cử đoàn cán bộ đi thanh tra, kiểm tra về tổ chức lao động, chế độ, chánh sách lao động tại công trường.
4- Sở Văn hoá và thong tin, các cơ quan báo chí, đài truyền thanh, truyền hình phát động đợt tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về mục đích, ý nghĩa công tác này; tổ chức hệ thống loa biểu dương cụ thể người tốt việc tốt; tổ chức chiếu phim, biểu diễn văn nghệ tại công trường.
5- Các đoàn thể cần vận động đoàn viên trong tổ chức mình tích cực hưởng ứng đợt công tác này, thường xuyên đến ủy lạo, động viên nhân dân làm tại công trường.
6-Sở Lương thực, Sở Thương nghiệp và Phòng Lương thực, Phòng Thương nghiệp các quận, huyện chú ý giải quyết chu đáo vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong thời gian lao động tại công trừong. Có thể tổ chức bán bánh mì, kẹo, bia, nước ngọt tại công trường.
7- Các cơ quan y tế của thành phố và các quận, huyện cần bảo đảm thuốc men săn sóc sức khoẻ cho nhân dân lao động tại công trường.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Thông báo số 49/TB-UB về huy động lao động xã hội chủ nghĩa xây dựng công trình phòng tuyến bảo vệ thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 49/TB-UB
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 07/03/1979
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Thành Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/03/1979
- Ngày hết hiệu lực: 14/12/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực