Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2006/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2006 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM GIA KHIÊM TẠI CUỘC HỌP GIAO BAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ DỊCH CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
Ngày 23 tháng 2 năm 2006, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã chủ trì cuộc họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc phòng, chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc phòng, chống đại dịch cúm ở người về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A ở người. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch cúm A ở người, báo cáo của Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống dịch 13 tỉnh, thành phố và ý kiến của một số đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã kết luận như sau:
1. Đến nay dịch cúm gia cầm và dịch cúm A ở người trên phạm vi cả nước đã được khống chế, đã hơn 2 tháng không tái phát dịch cúm gia cầm và hơn 3 tháng không có người nhiễm cúm A. Kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm ở các địa phương được kiểm tra về cơ bản sử dụng đúng mục đích, hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi bị thiệt hại.
Nguyên nhân đạt được kết quả này là do sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương và huy động cả hệ thống chính trị tham gia. Đã áp dụng tổng hợp, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch: thông tin tuyên truyền kịp thời, sâu rộng đến tận cơ sở, tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân và các cấp về nguy cơ dịch bệnh từ đó chủ động, tự giác, tích cực tham phòng, chống dịch. Kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống; chủ động tiêm phòng vắc xin cho gia cầm, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, bảo vệ môi trường; chấn chỉnh lại việc giết mổ, lưu thông, vận chuyển tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tổng kết, đánh giá, làm rõ những nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệp từ công tác phòng, chống dịch vừa qua để tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
2. Tuy dịch cúm gia cầm đã được khống chế ở nước ta, nhưng vẫn có nguy cơ tái bùng phát và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhân dân. Do mầm bệnh vẫn tồn tại trong môi trường, trên dàn thủy cầm, chim loang, chim di trú; một số nơi có dấu hiệu buông lỏng công tác phòng, chống dịch, kiểm soát vệ sinh thú y, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm có phần bị lới lỏng, không được quản lý chặt chẽ ở các địa phương; trong khi đó một số nước vẫn đang xảy ra dịch, có người nhiễm và tử vong do vi rút cúm A (H5N1), vì vậy yêu cầu:
- Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 339/TTg-NN ngày 10 tháng 2 năm 2006 về tiếp tục chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm.
- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Giao thông vận tải và các địa phương có biện pháp củng cố, duy trì và xiết chặt lại việc kiểm soát vận chuyển, lưu thông, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các khu đô thị và vùng có mật độ dân cư cao.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các địa phương hướng dẫn việc khôi phục phát triền chăn nuôi gia cầm bảo đảm an toàn dịch bệnh, nhất là nuôi mới tại các vùng có ổ dịch cũ; không chăn nuôi gia cầm trong các khu đô thị, vùng có mật độ dân cư cao; cung cấp con giống có chất lượng, được kiểm soát chặt chẽ về thú y và tiêm phòng trước khi đưa ra nuôi; quy hoạch, tổ chức lại chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung; chỉ đạo triển khai tốt việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm năm 2006.
- Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh dịch cúm A (H5N1) ở người đến tận cơ sở, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc, trang bị phòng, chống dịch.
- Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệp sản xuất thuốc, vắc xin phòng, chống dịch, máy thở, thiết bị giết mổ, chế biến gia cầm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện nghiêm việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí phòng, chống dịch theo Công điện số 69/TTg-NN ngày 12 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn số 9933/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc chuẩn bị phương án phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1)
- 2Công văn số 239/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm
- 3Quyết định 348/QĐ-TTg năm 2006 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 779/TTg-NN về việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Công văn số 9933/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc chuẩn bị phương án phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1)
- 2Công văn số 239/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm
- 3Quyết định 348/QĐ-TTg năm 2006 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 779/TTg-NN về việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông báo số 41/2006/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp giao ban về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 41/2006/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 24/02/2006
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Văn Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra