BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2012/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2012 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Niu Di-lân, ký tại Oe-ling-tơn ngày 16 tháng 4 năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 4 năm 2012.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Nhận rõ vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế và xã hội và lợi ích tiềm năng của việc tăng cường hợp tác song phương, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Niu Di-lân (sau đây gọi là hai Bên) mong muốn thúc đẩy và mở rộng phát triển giáo dục và đào tạo ở các nước sở tại trên nguyên tắc hợp tác lâu dài và bền vững, bình đẳng và cùng có lợi, đã thỏa thuận như sau:
1. Thỏa thuận này sẽ cung cấp khuôn khổ cho các đề xuất chương trình chi tiết về giáo dục và đào tạo để hai Bên, các cơ sở giáo dục, các cơ quan và doanh nghiệp chủ chốt của hai Bên tham gia cùng xem xét.
2. Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Thỏa thuận này phù hợp với pháp luật và các quy định của mỗi nước.
Những hoạt động hoặc chương trình như vậy bao gồm, nhưng không hạn chế, các hình thức sau:
a. Trao đổi giáo sư, các nhà nghiên cứu, giáo viên và sinh viên;
b. Xây dựng và cung cấp các khóa học và đào tạo;
c. Thực hiện chương trình phối hợp nghiên cứu và xuất bản kết quả nghiên cứu;
d. Gặp gỡ giữa các tổ chức nghiên cứu, các cơ sở đào tạo để trao đổi thông tin;
e. Các hình thức hợp tác khác do các cơ sở đào tạo liên quan cùng đồng ý.
Các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ của văn bản Thỏa thuận này bao gồm, nhưng không hạn chế trong các lĩnh vực sau:
a. Giáo dục đại học;
b. Hợp tác nghiên cứu;
c. Đào tạo tiếng Anh;
d. Giáo dục nghề nghiệp;
e. Đào tạo giáo viên và bồi dưỡng chuyên môn;
f. Kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng và công nhận bằng cấp;
g. Giáo dục mầm non;
h. Xây dựng khung trình độ quốc gia của Việt Nam;
i. Các lĩnh vực hợp tác khác do hai Bên cùng quyết định.
1. Chi phí của bất kỳ thỏa thuận hợp tác song phương nào kể cả phương thức thanh toán và thu tiền học phí giữa các cơ sở, doanh nghiệp của hai Bên sẽ do các cơ sở liên quan tham gia trực tiếp quyết định. Hai Bên sẽ không chịu trách nhiệm đối với những chi phí của các cơ sở, cơ quan doanh nghiệp của mình.
2. Tất cả hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Thỏa thuận này đều phụ thuộc vào khả năng tài chính.
1. Hai Bên có thể tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động khác không nêu cụ thể trong Thỏa thuận này tại nước mình, phù hợp với pháp luật và quy định của nước mình và mục tiêu của Thỏa thuận này. Những chi tiết thực thi cụ thể của các hoạt động như vậy sẽ phụ thuộc vào khả năng nguồn lực của hai Bên.
2. Hai Bên có thể triệu tập các cuộc họp định kỳ cho các nhà chức trách và các cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp cho việc phát triển các chương trình và dự án cụ thể và để đánh giá việc thực hiện Thỏa thuận này.
Bất cứ sự khác biệt phát sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Thỏa thuận này sẽ được giải quyết bằng tham vấn giữa hai Bên.
Theo yêu cầu của một trong hai bên, Thỏa thuận này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung bằng văn bản do hai Bên cùng đồng ý.
1. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ có hiệu lực trong ba (03) năm hoặc kết thúc khi một trong hai Bên thông báo bằng văn bản cho Bên kia trước sáu (06) tháng qua đường ngoại giao.
2. Thỏa thuận này mặc nhiên được gia hạn thêm mỗi lần ba năm nữa trừ khi một trong hai Bên có văn bản thông báo cho Bên kia về mong muốn chấm dứt Thỏa thuận của mình.
3. Thỏa thuận này thay thế cho Thỏa thuận về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Niu Di-lân, ký tại Auckland ngày 28 tháng 02 năm 2008.
4. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt Thỏa thuận này sẽ không ảnh hưởng tới những hoạt động hợp tác đang diễn ra được khởi xướng trong thời gian thực hiện Thỏa thuận này. Những hoạt động hợp tác này sẽ được thực hiện cho đến khi hoàn thành, trừ trường hợp hai Bên có quyết định khác.
5. Việc thực hiện Thỏa thuận này sẽ không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ của hai Bên tương đương các ước quốc tế khác mà hai bên là thành viên.
Thỏa thuận này được ký tại Oe-ling-tơn ngày 16 tháng 4 năm 2012 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu và Thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn giữa Việt Nam và Phi-líp-pin
- 3Thông báo hiệu lực của Chương trình hành động Việt Nam - Niu Di-lân giai đoạn 2013-2016
Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Niu Di-lân
- Số hiệu: 28/2012/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 16/04/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Niu Di-lân
- Người ký: Trần Quang Quý, Lesley Longstone
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 361 đến số 362
- Ngày hiệu lực: 16/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực