Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 99/TB-BGTVT

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2010

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC NGÔ THỊNH ĐỨC VỀ BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀNH ĐAI 3 VÀ VÀNH ĐAI 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày 11/3/2010 tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức đã chủ trì hội nghị thẩm định Báo cáo đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3&4 Tp. Hồ Chí Minh. Tham dự cuộc họp có đ/c Trần Văn Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; lãnh đạo các Sở GTVT: Tp. HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai; và lãnh đạo, chuyên viên của các đơn vị: Vụ KHĐT, Vụ TC, Vụ KHCN, Vụ Môi trường, Vụ KCHT GT, Cục QLXD&CL CTGT, Cục Đường bộ Việt Nam, Ban QLDA Mỹ Thuận, Công ty ĐTPT đường cao tốc Việt Nam, Tư vấn TEDIS.

Sau khi nghe báo cáo của Ban QLDA Mỹ Thuận, ý kiến của các đơn vị tham dự cuộc họp, Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức đã kết luận như sau:

- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT Tp. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025. Tại các quyết định nêu trên đều thống nhất xây dựng Vành đai 3&4 TP.HCM với mục tiêu tạo nên hệ thống giao thông liên vùng, chống ùn tắc giao thông cho TP Hồ Chí Minh và việc phát triển giao thông trong khu vực chỉ ổn định khi Quy hoạch được phê duyệt.

- Bộ GTVT đã thống nhất với các địa phương: Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương về quy hoạch tổng thể của Vành đai 3&4. Đặc biệt trong QĐ số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 đã xác định chi tiết việc xây dựng Vành đai 3 thành tuyến cao tốc có điểm đầu tại TP Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, điểm cuối tại khu vực huyện Bình Chánh, Tp. HCM. Chiều dài tuyến ước tính khoảng 83km có quy mô 6-8 làn xe. Tuy nhiên, theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về điều chỉnh quy hoạch của TPHCM, TTgCP đã cho phép xây dựng Vành đai 3&4 là tuyến cao tốc đô thị.

Do vậy, Bộ GTVT thống nhất:

I. VÀNH ĐAI 3:

1. Hướng tuyến:

+ Điểm đầu: Khu vực Nhơn Trạch (tư vấn cần xác định chính xác toạ độ vị trí điểm đầu để đảm bảo tính kết nối của dự án với các dự án khác, đặc biệt là các dự án đường cao tốc).

+ Điểm cuối: Huyện Bình Chánh – TPHCM. Tư vấn kết hợp với địa phương xác định lại vị trí này với mục tiêu không làm ảnh hưởng đến các công trình đường bộ cao tốc đã xây dựng và đảm bảo phù hợp với các quy hoạch khác. Giao Ban QLDA Mỹ Thuận cùng với địa phương đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng khi điều chỉnh điểm cuối và có các phương án so sánh ưu nhược điểm khác nhau ở báo cáo cuối kỳ trước khi trình TTgCP.

+ Quy mô 6-8 làn xe.

+ Bổ sung đoạn tuyến từ nút giao TL 25 đến đoạn cầu đường Quận 9 – Nhơn Trạch vào dự án Vành đai 3.

2. Đề nghị UBND tỉnh Bình Dương có văn bản xác nhận về thay đổi tuyển Vành đai 3 đoạn đi qua tỉnh Bình Dương nhằm mục đích phù hợp với nhu cầu của địa phương và mục tiêu quy hoạch của dự án Vành đai 3.

3. Về các nút giao:

3.1 Thống nhất việc sử dụng nút giao Tân Vạn hiện nay do Tổng Công ty XD1 – Bộ XD đang đầu tư theo hình thức BOT trong dự án cầu Đồng Nai 2 làm nút giao của dự án Vành đai 3 ở khu vực này. Tư vấn lập Báo cáo đầu tư có trách nhiệm khảo sát và tính toán điều chỉnh sao cho hợp lý.

3.2 Nút giao giữa Vành đai 3 với đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây: Yêu cầu Tư vấn dự án làm việc cụ thể với VEC để xác nhận bằng văn bản tình hình triển khai của nút giao này với yêu cầu vị trí nút giao này phải trùng với vị trí giao trong quy hoạch của dự án Vành đai 3. Yêu cầu VEC báo cáo Bộ về tình hình cắm mốc tại nút giao giữa Vành đai 3 với đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.

3.3 Các nút giao khác: Yêu cầu Tư vấn dự án rà soát thật kỹ các nút giao còn lại theo hướng nút giao phải trùng vào các trục hướng tâm thành phố và đưa kết quả nghiên cứu này vào báo cáo cuối kỳ.

4. Hành lang An toàn giao thông:

Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, đối với các tuyến cao tốc đô thị, hành lang ATGT mỗi bên là 40 m. Trong điều kiện cụ thể, khi xây dựng các công trình trong phạm vi hành lang ATGT thì phải được Bộ GTVT và Cục ĐBVN thoả thuận chi tiết. Giao Vụ KCHT GT chỉ đạo Cục ĐBVN có thông tư hướng dẫn phù hợp với thực tế. TTgCP đã quy định hệ thống hành lang theo QĐ số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008.

5. Về thủ tục:

Thống nhất cho Tư vấn hoàn chỉnh báo cáo đầu tư để trình TTgCP phê duyệt, trong đó có đề xuất cơ chế, Bộ GTVT sẽ quản lý về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy mô và hành lang, từng địa phương tiếp nhận phạm vi của mình để chủ động kêu gọi xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên khi địa phương tiến hành thực hiện đầu tư phải thoả thuận với Bộ GTVT để đảm bảo tính thống nhất.

6. Tiến độ:

Trong tháng 04/2010 Tư vấn dự án phải hoàn thành báo cáo đầu tư để Bộ GTVT thẩm định trước khi trình TTCP phê duyệt.

II. VÀNH ĐAI 4

1. Bộ GTVT thống nhất về hướng tuyến theo hồ sơ báo cáo đầu tư.

2. Quy mô theo hồ sơ báo cáo đầu tư: 6-8 làn xe, chiều rộng chỉ giới từ 100-120m.

3. Trong tương lai sẽ hình thành Vành đai 5 liên kết các thành phố vệ tinh, do vậy các địa phương cần lưu ý để chuẩn bị cho công tác này.

4. Một số lưu ý:

+ Yêu cầu Tư vấn dự án nghiên cứu kỹ đề nghị của UBND Tp. Hồ Chí Minh và thống nhất với tỉnh Long An về vị trí điểm cuối tại Hiệp Phước sao cho phù hợp với nhu cầu của địa phương và không làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của tuyến.

+ Thống nhất đề nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về việc đề nghị kéo dài hướng tuyến từ Trảng Bom đến vùng Sân bay quốc tế Long Thành và kéo dài đến điểm giao tại Phú Mỹ.

+ Giao Tư vấn dự án làm việc lại với UBND Tp. HCM và UBND tỉnh Bình Dương về các điểm kết nối, đặc biệt là các vị trí vượt sông và các vị trí ranh giới giữa 2 địa phương (nếu có).

+ Giao Vụ KHĐT có văn bản đề nghị các địa phương cử cán bộ có thẩm quyền tham gia vào Tổ công tác liên ngành do Bộ GTVT thành lập để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đảm bảo tính thống nhất và ổn định. Phía các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT bao gồm đại diện lãnh đạo các Vụ KHĐT, KCHT GT, TC, MT, KHCN, Cục QLXD&CL CTGT và Cục ĐBVN.

5. Về thủ tục: Tư vấn hoàn chỉnh báo cáo đầu tư như đối với Vành đai 3.

Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ xin thông báo đến các đơn vị liên quan thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức (để b/c);
- Các đơn vị tham gia họp;
- Lưu VP.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Văn Công

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 99/TB- BGTVT kết luận của Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức về báo cáo đầu tư dự án xây dựng vành đai 3 và vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 99/TB-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông báo
  • Ngày ban hành: 23/03/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Văn Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản