Hệ thống pháp luật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2011

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỚI GIÁO SƯ VIỆN SỸ PHẠM MINH HẠC, CHỦ TỊCH HỘI CỰU GIÁO CHỨC VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI VỚI CỰU GIÁO CHỨC

Ngày 23 tháng 3 năm 2011, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp với Giáo sư Viện sỹ Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam về đề nghị chế độ phụ cấp thâm niên đối với cựu giáo chức. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Giáo sư Viện sỹ Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam báo cáo tóm tắt tình hình phát triển của Hội và đề nghị về chế độ phụ cấp thâm niên đối với các nhà giáo đã nghỉ hưu; ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học và "tôn sư trọng đạo", nhà giáo luôn được nhân dân yêu mến, kính trọng. Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng, bảo vệ đất nước, đội ngũ các nhà giáo Việt Nam đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cao cả là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đạt được những thành tựu, kết quả rất quan trọng, góp phần to lớn vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và thường xuyên dành nguồn lực lớn cho việc phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục, trong đó có việc chăm lo điều kiện làm việc và đời sống của các nhà giáo, những người trực tiếp và quyết định sự phát triển của giáo dục và đào tạo.

Về vấn đề phụ cấp thâm tiên đối với nhà giáo, Quốc hội khóa XII đã có Nghị quyết về vấn đề này, đồng thời có cơ sở là trong hơn 1 triệu nhà giáo đã nghỉ hưu hiện nay, trên 80% đã được giải quyết chế độ thâm niên, chỉ còn lại khoảng 180.000 nhà giáo nghỉ hưu từ năm 1994 đến nay chưa được hưởng chế độ này. Mặc dù đất nước ta còn nghèo, ngân sách nhà nước hiện còn rất khó khăn, nhưng vấn đề này phải được xem xét một cách thấu đáo, đảm bảo sự công bằng, hợp lý, thể hiện sự ghi nhận công lao đối với các nhà giáo đã nghỉ hưu và có tác dụng động viện, khích lệ đối với các nhà giáo đang làm việc; đồng thời phù hợp với tương quan chung của các ngành nghề khác.

Vấn đề này thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ. Hiện nay, dự thảo Nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo đang được tiến hành xin ý kiến các Thành viên Chính phủ và sẽ được quyết định theo đa số, đúng theo quy định pháp luật.

Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp ý kiến của các Thành viên Chính phủ, góp ý của các Bộ, ngành; làm rõ thêm cơ sở pháp lý, tình hình thực tế và khả năng thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng TW Đảng;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội;
- Hội Cựu giáo chức Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ: PL, KTTH, TKBT, TCCV, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX(4).VM 59

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Hữu Vũ

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 94/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với Giáo sư Viện sỹ Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam về đề nghị chế độ phụ cấp thâm niên đối với Cựu giáo chức do Văn phòng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 94/TB-VPCP
  • Loại văn bản: Thông báo
  • Ngày ban hành: 20/04/2011
  • Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/04/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.