Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2017 |
Ngày 06 tháng 01 năm 2017, tại Trụ sở Bộ Xây dựng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 của ngành Xây dựng. Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Xây dựng báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành Xây dựng, ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kết luận như sau:
I. VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2016 CỦA NGÀNH XÂY DỰNG.
Đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của ngành Xây dựng trong năm vừa qua. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thị trường toàn cầu giảm mạnh; kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn trước tác động và diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu; thiên tai, hạn hán, lũ lụt, bão lũ, sự cố môi trường biển xảy ra ở nhiều nơi; năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, khả năng xây dựng huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển còn hạn chế... Là ngành kinh tế kỹ thuật tạo ra các tài sản cố định của nền kinh tế, trong năm 2016 ngành Xây dựng đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu, hành động quyết liệt, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch, góp phần quan trọng, thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, cụ thể trên một số lĩnh vực sau:
- Tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất toàn ngành Xây dựng theo giá hiện hành tăng 10,4% so với năm 2015, đóng góp 6,19% GDP cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
- Bộ Xây dựng đã tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước ngành Xây dựng, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư phát triển.
- Công tác quy hoạch xây dựng được quan tâm, tốc độ phủ kín quy hoạch tăng lên đáng kể, chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng ngày càng được cải thiện; công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch có nhiều chuyển biến tích cực.
- Công tác quản lý chất lượng công trình và chi phí xây dựng đạt được kết quả tích cực - đây chính là một trong những công cụ quản lý chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Việc thực hiện tái cấu trúc thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trọng tâm là nhà ở xã hội đã giúp cho thị trường bất động sản tăng trưởng ổn định, cơ cấu hàng hóa chuyển dịch theo hướng hợp lý, bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn. Các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, người dân nghèo tại các địa bàn khó khăn, phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị, công nhân, sinh viên tiếp tục thu được nhiều kết quả quan trọng, giúp cho hàng trăm ngàn hộ gia đình khó khăn được cải thiện chỗ ở, góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
- Công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng được tăng cường trên cơ sở tuân thủ quy hoạch, bám sát nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, duy trì sự ổn định thị trường xi măng và các vật liệu xây dựng chủ yếu.
Bên cạnh những thành tích đã đạt, cũng còn một số mặt tồn tại, hạn chế như: Một số văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu tính đồng bộ; chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng còn thấp, công tác phát triển đô thị còn thiếu tính bền vững; tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, vẫn còn nhiều bức xúc; thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro; việc phát triển nhà ở xã hội còn thiếu so với nhu cầu.
II. VỀ NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2017 CỦA NGÀNH XÂY DỰNG.
Để góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, ngành Xây dựng cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước của Ngành. Nghiên cứu xây dựng và trình dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Kiến trúc. Tiếp thu rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm thống nhất, đồng bộ để quản lý, kiểm soát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành.
2. Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng, gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch được duyệt; việc điều chỉnh quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học, được kiểm soát chặt chẽ, tránh tùy tiện, duy ý chí.
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng (quy hoạch, quản lý dự án, thiết kế, thi công, nghiệm thu, khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng), để chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng.
4. Tập trung quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, thực hiện đề xuất các giải pháp giảm áp lực dân số tại khu vực nội thành; kiểm soát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và thiết kế đô thị.
5. Kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cấu trúc thị trường bất động sản, gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia, trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội, khắc phục lệch pha cung - cầu các sản phẩm bất động sản; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho người có công, người nghèo, người có thu nhập thấp.
6. Tăng cường quản lý trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, theo đúng quy hoạch, bám sát nhu cầu trong nước và xuất khẩu; rà soát quy hoạch phát triển xi măng và các vật liệu xây dựng chủ yếu khác; nghiên cứu, phát triển vật liệu xây dựng mới. Lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực, có kinh nghiệm tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí.
7. Ngành Xây dựng cần tập trung hơn nữa trong việc thực hiện tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức một cách hợp lý; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giữ vững trật tự, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ doanh nghiệp, phục vụ người dân.
Đối với các đơn vị sự nghiệp, phải đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; gắn kết chặt chẽ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu thực tế của xã hội; tăng cường tính tự chủ về tài chính.
Đối với các doanh nghiệp ngành Xây dựng, phải hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong năm 2017; đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh; các doanh nghiệp chủ động cơ cấu lại sản phẩm, nguồn vốn, tăng cường quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm, mở rộng thị trường, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở; đào tạo cử tuyển cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật theo nhu cầu cho các vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, đáp ứng với yêu cầu quản lý, phát triển của Ngành trong tình hình mới.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Xây dựng và cơ quan, tổ chức biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 67/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về hiện tượng hải sản chết bất thường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 70/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ, ngành, các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh về khắc phục hậu quả cá chết bất thường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 49/TB-VPCP năm 2017 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Kiểm toán Nhà nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 133/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ô tô do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 10112/VPCP-CN năm 2023 Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông báo 67/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về hiện tượng hải sản chết bất thường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 70/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ, ngành, các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh về khắc phục hậu quả cá chết bất thường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 49/TB-VPCP năm 2017 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Kiểm toán Nhà nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 133/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ô tô do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 10112/VPCP-CN năm 2023 Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 76/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 của ngành Xây dựng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 76/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 14/02/2017
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Cao Lục
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra