Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/TB-BYT | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2024 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ ĐỖ XUÂN TUYÊN, ỦY VIÊN BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN NỘI DUNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 2021-2025
Ngày 13/12/2023, tại Thành phố Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm (2021-2023) thực hiện nội dung Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tham dự có Lãnh đạo: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Viện Dinh dưỡng, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; Đại diện Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật của 63 tỉnh thành/phố; Đại diện các Viện khu vực (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh; Báo Sức khỏe và Đời sống); Đại diện một số tổ chức trong nước và quốc tế, các cơ quan thông tấn, báo chí.
Sau khi nghe Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kế hoạch hoạt động năm 2024, ý kiến của đại diện Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; ý kiến tham luận của đại biểu tham dự; Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 có ý kiến kết luận như sau:
1. Năm 2023 là năm đầu tiên ngành Y tế triển khai nội dung Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có nhiều khó khăn nhưng đã đạt được kết quả nhất định đáng khích lệ. Cải thiện dinh dưỡng, nâng cao thể lực và trí lực cho trẻ em nhằm giảm nghèo đa chiều và bền vững là một hoạt động có tính nhân văn của Nhà nước dành cho các đối tượng dễ bị tổn thương - đó là bà mẹ và trẻ em của các hộ gia đình nghèo trên phạm vi toàn quốc, với trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Bộ Y tế đã xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, tài liệu truyền thông, tổ chức tập huấn, giám sát; cơ bản đảm bảo cho mạng lưới dinh dưỡng từ tỉnh, huyện, xã, thôn tại các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn. Có nhiều tỉnh, thành phố đã lồng ghép nguồn lực trung ương và nguồn lực địa phương để triển khai hoạt
động, truyền thông, tư vấn và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng tại hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cho trẻ em tại các huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo. Đã có sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và tăng cường phối hợp liên ngành trong quá trình thực hiện.
2. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, công tác cải thiện dinh dưỡng trẻ em trong chương trình vẫn gặp phải một số khó khăn vướng mắc như:
- Chậm triển khai nội dung dinh dưỡng so với kế hoạch ban đầu; trong năm 2023, việc triển khai tại các tuyến chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và tỷ lệ giải ngân. Điều này, có thể ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả thực hiện chỉ tiêu, mục tiêu giảm suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng của Chương trình.
- Vấn đề phân bổ ngân sách tại các địa phương chưa có sự thống nhất và có nơi còn chưa hợp lý; Sở Y tế gặp khó khăn trong việc triển khai công tác chỉ đạo, giám sát tuyến cơ sở.
- Việc tiếp cận nguồn cung cấp và năng lực về thực hiện công tác mua sắm đấu thầu sản phẩm dinh dưỡng còn gặp khó khăn ở tuyến huyện, đặc biệt nếu kinh phí thuộc Ủy ban nhân dân huyện quản lý.
- Đội ngũ cán bộ chuyên ngành dinh dưỡng còn thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn của nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân đối với công tác dinh dưỡng.
3. Để khắc phục những điểm tồn tại nêu trên, đề nghị ngành Y tế, hệ thống mạng lưới dinh dưỡng từ cấp trung ương đến địa phương trong thời gian tới tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
3.1. Sở Y tế và đơn vị y tế các cấp
- Tăng cường hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo các cấp, trong đó thể hiện rõ vai trò y tế trong Ban chỉ đạo, hướng dẫn và báo cáo thực hiện; Sở Y tế sớm kiện toàn và nâng cao năng lực của tổ thường trực chương trình ở cấp tỉnh. Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn.
- Các tỉnh cần tổ chức tổng kết các Chương trình mục tiêu của năm 2023 trong đó có hoạt động dinh dưỡng, đánh giá các chỉ tiêu đạt được, xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Rà soát từng nội dung công việc để lập kinh phí triển khai phân theo nguồn trung ương và nguồn địa phương.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giao và phân công triển khai, mua sắm, phân bổ tỷ lệ cho phù hợp với số đối tượng.
- Chủ động, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
- Thường xuyên kiểm tra, báo cáo việc huy động Ngân sách địa phương để triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các tỉnh.
- Tiếp tục bàn các giải pháp giải quyết khó khăn trong công tác mua sắm đấu thầu các sản phẩm dinh dưỡng của Chương trình.
- Tăng cường phối hợp liên ngành tại tuyến tỉnh, huyện, xã để kết hợp nội dung dinh dưỡng với các cấu phần khác của các chương trình trên cùng địa bàn có liên quan đến dinh dưỡng (nông nghiệp, sinh kế, giáo dục, an sinh xã hội...).
3.2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, Bộ Y tế, cơ quan trung ương, Viện khu vực rà soát và có hướng dẫn cụ thể theo hướng cầm tay chỉ việc, phân công phụ trách vùng phù hợp. Phải có hướng dẫn kỹ về phân cấp phân quyền cho tỉnh, huyện, xã để phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Hướng dẫn Sở Y tế/Trung tâm y tế huyện/Phòng Y tế huyện xây dựng kế hoạch kinh phí và nội dung hoạt động phù hợp.
- Rà soát, xây dựng và ban hành các hướng dẫn chuyên môn còn thiếu để thực hiện các hoạt động của Chương trình.
- Làm rõ về công tác quản lý, mua sắm đối với các sản phẩm dinh dưỡng được Bộ Y tế hướng dẫn cho Chương trình là thuốc hay là thực phẩm, bao gồm đa vi chất (cho phụ nữ có thai và trẻ em), viên sắt, sản phẩm điều trị trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính (RUTF - hiện nay là sản phẩm được quy định bởi Codex nhưng kê đơn để điều trị trẻ theo hướng dẫn của Bộ).
- Phổ biến tuyên truyền để doanh nghiệp tham gia cung ứng sản phẩm dinh dưỡng, tham gia hoạt động của Chương trình, hỗ trợ truyền thông hoặc cải thiện bữa ăn cho người dân.
- Rút kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch, cấp kinh phí sớm cho các Vụ, Viện đảm bảo thực hiện các hoạt động đúng tiến độ, hiệu quả.
- Tham mưu Chính phủ để có cơ chế hỗ trợ phụ cấp thường xuyên cho nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng để khôi phục hệ thống triển khai Chương trình tại cơ sở.
- Tham mưu đề xuất Ban chỉ đạo, Chính phủ xem xét kéo dài Chương trình đến năm 2030, tăng độ bao phủ, các đối tượng hưởng lợi và nội dung các can thiệp để mang lại tác động bền vững về cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, giảm khoảng cách giữa các vùng miền và dân tộc.
3.3. Đề nghị Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các Bộ liên quan
- Trong quá trình thực hiện, tiếp tục rà soát việc thực hiện các Thông tư quy định về tài chính và các Hướng dẫn triển khai tại các cấp thực hiện cho phù hợp.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí của Dự án 3, 6, 7 cho hoạt động cải thiện dinh dưỡng: Thống nhất về cấp quản lý, đơn vị quản lý, định mức phân bổ (giữa các xã/huyện theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 -2025 và các xã/huyện khác) và các nội dung hoạt động hàng năm (đảm bảo được tỷ lệ ngân sách dành trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi). Đề xuất xem xét phân bổ kinh phí cho Sở Y tế để ngành Y tế có thể chủ động điều tiết, chỉ đạo, quản lý và giám sát phù hợp nhất đến tuyến cơ sở về cả ngân sách và chuyên môn.
- Tăng kinh phí hàng năm phân bổ cho Bộ Y tế thực hiện Tiểu dự án 2 (Dự án 6) và Tiểu dự án 1 (Dự án 7) để triển khai các nội dung về truyền thông tại Trung ương và nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến tỉnh.
- Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện các Thông tư đặc biệt là Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
- Bộ Tài chính thông báo và cấp sớm kinh phí cho để Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh để giao kế hoạch thực hiện cho các đơn vị trực thuộc.
Văn phòng Bộ Y tế thông báo để các đơn vị biết và triển khai thực hiện./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2074/BYT-BM-TE năm 2022 về góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 2594/QĐ-BYT về Kế hoạch hoạt động năm 2022 thực hiện "Cải thiện dinh dưỡng" trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3452/QĐ-BYT năm 2023 hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Thông báo 358/TB-BYT năm 2024 kết luận của đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị Giao ban công tác khám bệnh, chữa bệnh y, dược cổ truyền ngày 11/12/2023 do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2074/BYT-BM-TE năm 2022 về góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 2594/QĐ-BYT về Kế hoạch hoạt động năm 2022 thực hiện "Cải thiện dinh dưỡng" trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 3452/QĐ-BYT năm 2023 hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Thông báo 358/TB-BYT năm 2024 kết luận của đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị Giao ban công tác khám bệnh, chữa bệnh y, dược cổ truyền ngày 11/12/2023 do Bộ Y tế ban hành
Thông báo 75/TB-BYT năm 2024 kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện nội dung Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2021-2025
- Số hiệu: 75/TB-BYT
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 16/01/2024
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Đức Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra