- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Luật người cao tuổi năm 2009
- 3Luật người khuyết tật 2010
- 4Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Hải quan 2014
- 6Luật Đầu tư 2014
- 7Luật Doanh nghiệp 2014
- 8Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- 9Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 11Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
- 12Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6294/TB-TCT | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2016 |
Từ ngày 07/10/2016 đến ngày 14/10/2016, Tổng cục Thuế đã tổ chức Hội nghị tập huấn Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính về quản lý hoàn thuế GTGT, Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế tại 02 miền: Hội nghị phía Nam gồm 32 Cục thuế và Văn phòng đại diện Tổng cục Thuế tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh; Hội nghị phía Bắc gồm 31 Cục thuế tổ chức tại TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa)
Tại hội nghị, Tổng cục Thuế đã giới thiệu nội dung và những điểm cần lưu ý Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 (Thông tư 130); giải đáp một số nội dung thảo luận tại Hội nghị để thống nhất thực hiện (các nội dung giải đáp kèm theo Thông báo này).
Tổng cục Thuế thông báo để các Cục thuế, các Vụ, Đơn vị được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
VỀ THÔNG TƯ SỐ 130/2016/TT-BTC TẠI HỘI NGHỊ TẬP HUẤN
(Kèm theo Thông báo số 6294/TB-TCT ngày 23/11/2016 của Tổng cục Thuế)
I. Về thuế GTGT đối với dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
Thông tư 130 quy định: “Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phục vụ cho nhiều lứa tuổi thì doanh thu đối với khách hàng là người cao tuổi phải được hạch toán riêng? Vậy định nghĩa về người cao tuổi được quy định theo Luật nào (tức từ bao nhiêu tuổi)? (Luật số 39/2009 từ đủ 60 tuổi trở lên).
Trả lời:
Về định nghĩa người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định tại Luật tương ứng của từng đối tượng như Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật để thực hiện thống nhất.
Doanh thu từ dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật là doanh thu không chịu thuế GTGT. Do đó CSKD cần hạch toán riêng doanh thu chịu thuế và doanh thu không chịu thuế GTGT.
II. Về thuế GTGT đối với tài nguyên, khoáng sản
1. Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC hướng dẫn: Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.
Chi phí gián tiếp cụ thể bao gồm những chi phí nào? Có bao gồm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản; phí BVMT, thuế tài nguyên không? Ngoài ra, tỷ trọng trị giá tài nguyên khoáng sản và chi phí năng lượng/giá thành thường xuyên biến động, đề nghị có hướng dẫn cụ thể.
Trả lời:
Tại điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư 130 đã hướng dẫn:
“Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị ghi sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.”
Theo hướng dẫn trên thì CSKD tự xác định chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên khoáng sản và thực hiện ghi chép trên sổ kế toán để xác định giá thành sản phẩm tại Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.
Đề nghị Cục thuế căn cứ hướng dẫn trên, quy định về việc hạch toán kế toán các tài khoản chi phí (chi phí sản xuất chung, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp...) theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và tình hình thực tế khai thác tài nguyên, khoáng sản tại CSKD để hướng dẫn CSKD thực hiện.
Thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng đã được quy định tại điểm 1c, Điều 1 Thông tư số 130 là căn cứ vào quyết toán năm trước hoặc căn cứ vào phương án đầu tư.
2. Tại Điểm 1c, Điều 1 Thông tư số 130 quy định: “Việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng và giá thành sản xuất sản phẩm căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.”
Hỏi việc xác định tỷ lệ 51% là trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng và giá thành sản xuất của kỳ kê khai, hoặc cuối kỳ kế toán, hoặc thực hiện theo quy định tại Thông tư 26 và Thông tư 219 là tạm xác định và cuối kỳ kế toán xác định lại tỷ lệ này?
Trường hợp DN sản xuất đã thành lập trước đây (tức DN cũ) nhưng lần đầu sản xuất sản phẩm mới thì căn cứ vào phương án đầu tư để xác định được không?
Trả lời:
Việc xác định tỷ lệ 51% được căn cứ trên các yếu tố trị giá tài nguyên, chi phí năng lượng và giá thành sản xuất của quyết toán năm trước, trường hợp chưa có báo cáo quyết toán thì căn cứ vào phương án đầu tư.
Trường hợp DN sản xuất đã thành lập trước đây (tức DN cũ) nhưng lần đầu sản xuất sản phẩm mới thì căn cứ vào phương án đầu tư để xác định.
3. Điểm 1c Điều 1 Thông tư 130 hướng dẫn “Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu và phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định.”
Hỏi: Doanh nghiệp mua sản phẩm chế biến từ tài nguyên, khoáng sản từ khâu thương mại thì việc xác định được tỷ lệ % khi doanh nghiệp xuất khẩu như thế nào? Đơn vị kinh doanh thương mại mua hàng hóa của nhiều đơn vị khác nhau trong nước để xuất khẩu (có thể mua trực tiếp của đơn vị sản xuất và mua từ nhà phân phối khác); các đơn vị thương mại chỉ có giá vốn vậy thì việc xác định tỷ lệ 51% ở giá thành đơn vị sản xuất thực hiện như thế nào?
Sản phẩm xuất khẩu ở đơn vị kinh doanh thương mại phụ thuộc vào giá thành sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất trong khi đó Cơ quan thuế tỉnh (thành phố) này không quản lý đơn vị sản xuất ở tỉnh khác vậy khi nhận được hồ sơ đề nghị hoàn thuế Cục Thuế căn cứ nào để giải quyết hoặc từ chối.
Trả lời:
Về nguyên tắc, việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành do doanh nghiệp tự xác định và tự chịu trách nhiệm.
Theo quy định tại Khoản 1c Điều 1 Thông tư 130, doanh nghiệp sản xuất không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác đề xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa là tài nguyên khoáng sản của doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu thì căn cứ để xác định tài nguyên khoáng sản xuất khẩu này áp dụng thống nhất với sản phẩm tài nguyên khoáng sản do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu. Việc cung cấp thông tin xác định tỷ lệ % trị giá tài nguyên khoáng sản trên giá thành sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất tài nguyên khoáng sản xác định và cung cấp.
Trường hợp cần thiết trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế quản lý người mua phối hợp với cơ quan thuế quản lý người bán, người sản xuất để xác định tính chính xác của việc kê khai tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành của đơn vị sản xuất bán ra.
4. Điểm 1c Điều 1 Thông tư 130 hướng dẫn: “23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản.
a) Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.”
Đề nghị giải thích hướng dẫn tài nguyên vì khái niệm tài nguyên rất rộng bao gồm cả tài nguyên nước, đất, gỗ rừng...
Đối với khoáng sản không kim loại thì có bao gồm tài nguyên nước không, vậy nước thô, nước sông có được áp dụng để tính toán theo điểm này không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP thì tài nguyên khoáng sản quy định tại khoản này là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí thiên nhiên, khí than.
Cục thuế chưa nêu rõ sản phẩm được sản xuất từ nước thô, nước sông xuất khẩu là sản phẩm nào.
Trường hợp nước được sử dụng để sản xuất điện (thủy điện) thì không áp dụng quy định trên.
5. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh vừa sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là khoáng sản vừa dùng tài nguyên khoáng sản trong nước khai thác để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu thì tỷ lệ 51% được tính như thế nào?
Trả lời:
Điểm 1c Điều 1 Thông tư 130 hướng dẫn: “23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản.
a) Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.”
Về nguyên tắc, việc xác định tỷ lệ giá trị tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành do doanh nghiệp tự xác định và tự chịu trách nhiệm.
Doanh nghiệp tự xác định riêng giá trị tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước và giá trị tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu.
6. Theo quy định tại Thông tư 130: “Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư” không được hoàn thuế
Đối với những dự án đang thực hiện nhưng được cấp lại sau 01/7/2016 có được hoàn không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130 thì Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ sang kỳ tiếp theo. Các dự án đang thực hiện nhưng được cấp phép lại sau 01/7/2016 thì đề nghị Cục thuế xác định cụ thể về lý do cấp lại, nội dung cấp lại để xử lý.
7. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu than về để sản xuất xi măng thì than nhập khẩu là chi phí năng lượng. Vậy than nhập khẩu trong trường hợp này có đưa vào phần tử số trong công thức xác định tỉ lệ giá trị tài nguyên khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất không?
Trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu than về để sản xuất xi măng, than nhập khẩu được sử dụng làm nhiên liệu thì than được xác định là chi phí năng lượng và giá trị than nhập khẩu được đưa vào công thức xác định tỉ lệ giá trị tài nguyên khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất.
8. Cục Thuế đã căn cứ tỷ lệ % giá trị tài nguyên và năng lượng theo báo cáo tài chính năm trước của doanh nghiệp dưới 51% để hoàn thuế cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu, vậy khi kiểm tra, thanh tra xác định tỷ lệ tài nguyên, năng lượng/giá thành sản phẩm trên 51% thì truy thu thuế như thế nào? có phạt khai sai, chậm nộp không?
Trả lời:
Trường hợp kiểm tra xác định tỷ lệ tài nguyên, năng lượng/giá thành sản phẩm trên 51% thì thu hồi hoàn và xử lý theo quy định tại Luật quản lý thuế.
**: Đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, đề nghị Cục thuế phân công cụ thể các bộ phận chức năng (Phòng Kiểm tra, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ, ...) phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp để đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện theo quy định về chính sách thuế đối với tài nguyên, khoáng sản quy định tại Luật 106, Nghị định 100 và Thông tư 130.
1. Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130 quy định: Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì ... được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Như vậy, cách xác định số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hướng dẫn tại Thông tư số 130 khác với hướng dẫn tại Thông tư số 26, cụ thể:
- Thông tư 130 hướng dẫn: tính ra được VAT đầu vào của HHDV xuất khẩu rồi mới trừ (-) VAT đầu ra để so sánh với 300 triệu;
- Thông tư 26 hướng dẫn: lấy tổng VAT đầu vào trừ (-) VAT đầu ra rồi mới xác định tỷ lệ để tính ra số VAT đầu vào của HHDV xuất khẩu.
Hỏi:
- Trường hợp kỳ đề nghị hoàn vừa chịu sự điều chỉnh của Thông tư 26, vừa chịu sự điều chỉnh của Thông tư 130 (ví dụ từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016) thì việc xác định số thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu được áp dụng theo công thức nào?
- Số thuế GTGT để lại (không được hoàn, do tiêu thức phân bổ như trên hoặc do bị khống chế theo doanh thu xuất khẩu) của các kỳ trước (kể cả kỳ trước tháng 7/2016), khi xác định tổng số thuế GTGT đầu vào trong kỳ sau để phân bổ thì có được cộng vào không?
Trả lời:
Trường hợp kỳ đề nghị hoàn từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 thì việc xác định số thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu được áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 130.
Số thuế GTGT còn được khấu trừ từ các kỳ trước chuyển sang nếu phục vụ xuất khẩu thì tiếp tục được tính để xác định số thuế được hoàn cho hàng xuất khẩu.
2. Đối với doanh nghiệp vừa có doanh thu xuất khẩu vừa có doanh thu nội địa: có được cộng số thuế GTGT sau phân bổ cho hàng nội địa kỳ trước chuyển sang vào số thuế GTGT để phân bổ cho hàng nội địa trong kỳ hoàn để bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hóa tiêu thụ nội địa trong kỳ không?
Trả lời:
Về nguyên tắc, số thuế GTGT còn được khấu trừ của hàng nội địa kỳ trước được chuyển khấu trừ kỳ sau.
3. Tại khoản 4b Điều 1 Thông tư số 130 hướng dẫn:
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.
Hỏi thuế GTGT đầu vào của hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu theo quy định không được hoàn mà phải thực hiện khấu trừ, vậy số thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu này có được bù trừ với số thuế GTGT hàng bán nội địa trong kỳ hoàn thuế không?
Trả lời:
Về nguyên tắc thì số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu (để xuất khẩu) không được hoàn nhưng được bù trừ với số thuế GTGT hàng bán nội địa nếu đáp ứng điều kiện về kê khai khấu trừ.
4. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu qua đường mòn, lối mở không thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì không được hoàn, xử lý thuế GTGT không hoàn như thế nào? Trường hợp xuất khẩu sang Trung quốc qua lối mở, có tờ khai hải quan nhưng lối mở không có trong phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 01/2015/NĐ-CP thì có được hoàn không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130 sửa đổi Điều 18 Thông tư số 219: Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.
Trường hợp lối mở không có trong Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 01/2015/NĐ-CP thì không thuộc trường hợp được hoàn thuế.
Trường hợp thực tế phát sinh vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp luật về hải quan thì đề nghị Cục thuế phối hợp với cơ quan hải quan để xác định cụ thể theo quy định của pháp luật.
5. Việc phân bổ để xác định số thuế GTGT được hoàn thực hiện như Thông tư 26 hay lũy kế từ kỳ phát sinh GTGT còn được khấu trừ đến kỳ đề nghị hoàn?
Trường hợp đơn vị xuất khẩu không có kỳ hoàn thuế liền trước thì khi xác định kỳ hoàn thuế phải tính từ thời điểm nào?
Trả lời:
Tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130 (sửa đổi Điều 18 Thông tư số 219) đã quy định:
“... Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế tiền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.”
Căn cứ quy định trên:
- Việc phân bổ để xác định số thuế GTGT được hoàn được tính lũy kế từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
- Trường hợp đơn vị xuất khẩu không có kỳ hoàn thuế liền trước thì kỳ hoàn thuế được tính từ kỳ phát sinh âm gần nhất.
6. Cơ sở sản xuất kinh doanh vừa có hàng hóa kinh doanh sản xuất để xuất khẩu vừa có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu thì tỷ trọng doanh thu xuất khẩu có bao gồm cả doanh thu xuất khẩu của hàng nhập khẩu?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm 4 khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130 cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào không được hoàn của hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Khi xác định thuế GTGT được hoàn đối với hàng hóa xuất khẩu không tính doanh thu của hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu.
7. Theo Thông tư 130: "Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật."
Đối với các trường hợp đề nghị hoàn thuế cho giai đoạn trước ngày 1/7/2016 nhưng thời điểm đề nghị hoàn thuế sau ngày 1/7/2016 thì xử lý như thế nào?
Trả lời:
Về nội dung này, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
8. Trường hợp trước ngày 01/7/2016 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ hoàn, nhưng do hồ sơ chưa đầy đủ thì có được thực hiện hoàn không?
Trả lời:
Trường hợp hồ sơ hoàn thuế GTGT đã nộp trước ngày 01/7/2016 nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì Cục thuế đề nghị doanh nghiệp bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định, việc xét hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
9. Trường hợp CSKD có số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh trước kỳ hoàn thuế tháng 07/2016 hoặc trước kỳ tính thuế Quý III/2016 nhưng chưa đủ điều kiện hoàn thuế theo Điều 18 Thông tư 219 do số lũy kế chưa khấu trừ hết mới được 10 tháng tính đến tháng 6/2016 nên tiếp tục chuyển số thuế còn được khấu trừ này đến tháng 9/2016 hoặc Q3/2016 mới đủ điều kiện hoàn thuế theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 219 thì có được hoàn thuế không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130: Đến hết ngày 30/6/2016 nếu CSKD không đáp ứng điều kiện hoàn thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì không được hoàn thuế.
10. Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130 về các trường hợp không được hoàn thuế:
c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật; Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định; Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh.
Đề nghị hướng dẫn rõ việc xác định các tiêu chí để ngành nghề kinh doanh có điều kiện chưa đủ điều kiện hoặc không đảm bảo điều kiện, hay không đủ vốn điều lệ khi xét hoàn thuế GTGT.
Trả lời:
Về quy định đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định: dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế khi cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép đầu tư kinh doanh ngành nghề có điều kiện kể từ thời điểm bị thu hồi giấy phép đầu tư kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Theo đó việc xác định các tiêu chí trên thực hiện theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và quy định của văn bản QPPL có liên quan đối với doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện.
11. Dự án đầu tư kinh doanh khách sạn, đến khi hoàn thành thì các ngành công an, du lịch... mới kiểm tra, xác định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Vậy trong quá trình đầu tư thì có được hoàn không nếu thuế GTGT đầu vào phát sinh trên 300 triệu đồng?
Trả lời:
Tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130 sửa đổi Điều 18 Thông tư số 219 hướng dẫn:
“c.2) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
…”
Đề nghị Cục thuế thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.
12. Doanh nghiệp có dự án đầu tư không báo cáo với cơ quan thuế tiến độ góp vốn thì căn cứ vào đâu để xác định đơn vị chưa đóng góp đủ số vốn và không hoàn thuế (trường hợp thuế GTGT đầu vào trên 300 triệu đồng).
Trường hợp hoàn dự án đầu tư: Doanh nghiệp đang hoạt động, có vốn điều lệ là 50 tỷ, đã góp đủ theo quy định. Doanh nghiệp có dự án đầu tư 200 tỷ và lập hồ sơ đề nghị hoàn. Vậy về điều kiện hoàn nếu góp đủ vốn điều lệ sẽ hiểu theo cách nào:
- Chỉ xét vốn điều lệ của công ty, như vậy đã góp đủ à đủ điều kiện hoàn.
- Phải xét việc góp vốn 200 tỷ là như thế nào? tiến độ?
Trả lời:
Việc xác định CSKD không góp đủ vốn điều lệ cần được căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
Theo quy định tại Thông tư 130 thì các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được hoàn thuế.
Như vậy vốn điều lệ được tính đến ngày nộp hồ sơ hoàn thuế, dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế. Trường hợp Cục thuế xác định được doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ theo quy định thì thực hiện hoàn thuế theo quy định tại Thông tư 130.
13. Doanh nghiệp đang hoạt động, do tăng quy mô sản xuất nên tiến hành mở rộng nhà máy sản xuất hoặc xây dựng thêm tại địa điểm đang hoạt động. Như vậy các hóa đơn GTGT mua vào phục vụ cho việc đầu tư mở rộng nhà máy hoặc xây dựng thêm nhà máy có đủ điều kiện kê khai thuế mẫu 02/GTGT (tờ khai dành cho dự án đầu tư) và được hoàn thuế GTGT của dự án đầu tư sau khi đã bù trừ thuế GTGT của hoạt động sản xuất là tờ khai mẫu 01/GTGT hay không?
Trả lời:
Trường hợp dự án đầu tư của CSKD là phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và đủ điều kiện theo quy định thì được hoàn thuế theo trường hợp dự án đầu tư.
14. Điểm 2 Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130 có áp dụng cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành TSCĐ hay không?.
Đối với doanh nghiệp không được hoàn thuế thì cuối kỳ kế toán doanh nghiệp hạch toán GTGT còn được khấu trừ vào giá vốn hoặc chi phí xây dựng cơ bản hoặc nguyên giá TSCĐ thì có được xem là chi phí được trừ hay không?
Trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp có dự án xây nhà để bán hoặc cho thuê thì thuộc trường hợp không hoàn thuế GTGT.
Trường hợp thuế GTGT đầu vào đủ điều kiện khấu trừ nhưng không được hoàn thì được chuyển khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
15. Đối với hồ sơ hoàn thuế cho dự án đầu tư thuộc trường hợp hoàn trước kiểm tra sau, cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở nào để xác định doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, chưa đủ điều kiện kinh doanh, không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh?
Trả lời:
Khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, thì cơ quan thuế căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tình hình góp vốn thực tế.
Quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh để nắm thông tin cụ thể về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp cần thiết cơ quan thuế đề nghị người nộp thuế bổ sung thông tin, bổ sung tài liệu chứng minh đủ điều kiện kinh doanh, đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh, đã góp đủ vốn điều lệ.
16. Theo quy định, doanh nghiệp chuyển nhượng dự án đầu tư cho 1 doanh nghiệp khác để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT thì không phải kê khai tính thuế GTGT.
Vậy, trường hợp doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn thì có bị thu hồi số thuế GTGT đã được hoàn không? Nếu phải thu hồi số thuế GTGT đã được hoàn thì việc thu hồi số thuế GTGT đã được hoàn được xác định tại thời điểm nào nếu đơn vị không làm thủ tục để chấm dứt hoạt động và không còn dự án để tiếp tục hoạt động SXKD?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 219: trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng dự án đầu tư cho một doanh nghiệp khác để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT thì không phải kê khai tính thuế GTGT.
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 14 Thông tư 219: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT trong một số trường hợp hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 219 được khấu trừ toàn bộ. Theo đó trường hợp doanh nghiệp đã được hoàn thuế GTGT của dự án đầu tư, khi chuyển nhượng dự án đầu tư để tiếp tục sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì không điều chỉnh lại.
17. Doanh nghiệp A thành lập mới từ dự án đầu tư, chưa đi vào hoạt động, do khó khăn không thực hiện được dự án. Cơ quan Nhà nước có quyết định thu hồi dự án, Doanh nghiệp A chưa làm thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động. Doanh nghiệp A đã kê khai thuế GTGT đầu vào 39 tỷ và đã được hoàn 32 tỷ.
Toàn bộ tài sản của Dự án bán ra có thuế GTGT là 20 tỷ? thì theo quy định tại Thông tư 130 Doanh nghiệp A có phải khai điều chỉnh lại thuế GTGT đầu vào tương ứng ứng của tài sản bán ra không? Trường hợp doanh nghiệp có nộp lại thì số thuế GTGT đã hoàn là bao nhiêu?
Trả lời:
Điểm c Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn:
“5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.”
Trường hợp Cục thuế nêu dự án bị thu hồi nhưng lại nêu có thuế GTGT đầu ra của dự án thì đề nghị Cục thuế xác định cụ thể để thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.
18. Từ ngày 01/7/2016 hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
- Hoạt động vận tải quốc tế, dịch vụ hàng hải cung cấp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nhưng không thuộc nhóm dịch vụ, hàng hóa xuất khẩu à nhiều doanh nghiệp vận tải biển có doanh thu vận tải quốc tế chiếm tỷ trọng lớn không được hoàn thuế trong khi lĩnh vực này đang khó khăn. Kính đề nghị Tổng cục Thuế xem xét vì đầu vào rất lớn (mua sắm tàu, chi phí trực tiếp lớn)
- Tương tự đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9, Điều 17, 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì: hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% và cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đầu vào.
Về nội dung hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu, tại Luật số 106, Nghị định 100 và Thông tư 130 hướng dẫn: hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu không thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT. Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu khác (không phải hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu), dịch vụ xuất khẩu thực hiện hoàn thuế GTGT như quy định hiện hành.
19. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa hàng hóa, thiết bị vận tải (tầu chở xăng, dầu trên biển). Doanh nghiệp có được thực hiện kê khai riêng đối với hoạt động đầu tư để hoàn thuế không?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm g Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC):
Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện, số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
20. Thông tư 130 quy định: thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (x) 10%. à Vậy: Doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (x) 10% này được xác định tại tờ khai dừng hoàn (chỉ tiêu 29) hay được xác định là tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của các kỳ kê khai tính tình từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại?
Trả lời:
Thông tư 130 quy định: thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (x) 10%, doanh thu này là tổng doanh thu của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
IV. Về tiền chậm nộp tiền thuế
Trường hợp NNT khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2016 nhưng sau ngày 1/7/2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016 đúng không?
Trường hợp NNT khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2016 nhưng sau ngày 1/7/2016, người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0.05%/ngày (hoặc mức phù hợp quy định của văn bản pháp luật từng thời kỳ) từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016 phải không?
Trả lời:
Về nguyên tắc, văn bản pháp luật thời kỳ nào thì áp dụng mức tính tiền chậm nộp của từng thời kỳ đó.
Do đó, đối với mức tính tiền chậm nộp trước ngày 1/7/2016 thì áp dụng mức phù hợp quy định của văn bản pháp luật từng thời kỳ từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016./.
- 1Công văn 13804/BTC-TCT về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng các tháng cuối năm 2016 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 11561/TCHQ-TXNK năm 2016 về thuế giá trị gia tăng đối với hệ thống nhà kính đồng bộ nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 5741/TCT-TNCN năm 2016 vướng mắc về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khoán theo Thông tư 92/2015/TT-BTC do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Quyết định 2541/QĐ-TCT năm 2016 về Kế hoạch cải cách quản lý thuế trung hạn (giai đoạn 2016-2018) do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 1043/TCT-CS năm 2017 xử lý hóa đơn đã lập do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 2587/TCT-CS năm 2018 về quản lý hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Luật người cao tuổi năm 2009
- 3Luật người khuyết tật 2010
- 4Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Hải quan 2014
- 6Luật Đầu tư 2014
- 7Luật Doanh nghiệp 2014
- 8Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- 9Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 11Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
- 12Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 14Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế sửa đổi và sửa đổi các Thông tư về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Công văn 13804/BTC-TCT về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng các tháng cuối năm 2016 do Bộ Tài chính ban hành
- 16Công văn 11561/TCHQ-TXNK năm 2016 về thuế giá trị gia tăng đối với hệ thống nhà kính đồng bộ nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 17Công văn 5741/TCT-TNCN năm 2016 vướng mắc về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khoán theo Thông tư 92/2015/TT-BTC do Tổng cục Thuế ban hành
- 18Quyết định 2541/QĐ-TCT năm 2016 về Kế hoạch cải cách quản lý thuế trung hạn (giai đoạn 2016-2018) do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 19Công văn 1043/TCT-CS năm 2017 xử lý hóa đơn đã lập do Tổng cục Thuế ban hành
- 20Công văn 2587/TCT-CS năm 2018 về quản lý hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
Thông báo 6294/TB-TCT về kết quả Hội nghị tập huấn và giải đáp Thông tư 130/2016/TT-TC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, quản lý thuế và hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 6294/TB-TCT
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 23/11/2016
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Hữu Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định