Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5655/TB-BNN-VP | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG VŨ VĂN TÁM TẠI HỘI NGHỊ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
Ngày 22/11/2013 tại tỉnh Nghệ An, Thứ trưởng Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đinh Viết Hồng đã chủ trì Hội nghị phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM). Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y của 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên, một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc và đại diện các cơ quan truyền thông. Sau khi nghe Cục Thú y báo cáo tình hình dịch LMLM trong toàn quốc, ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Vũ Văn Tám kết luận như sau:
1. Về nhận định tình hình và phòng chống dịch:
- Dịch LMLM năm nay rất phức tạp, đặc biệt vi rút tuýp A đã xuất hiện từ đầu tháng 3/2013 tại 3 xã của 3 huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ 30/8/2013 đến nay, dịch tiếp tục phát sinh và lây lan trên địa bàn 37 xã của 6/12 huyện của Hà Tĩnh.
- Dịch bùng phát đúng vào đầu mùa dịch, thời tiết chuyển lạnh và mưa ẩm tạo điều kiện cho vi rút tồn tại; mưa lũ gây ngập lụt tại nhiều tỉnh khu vực miền Trung làm cho mầm bệnh phát tán rộng. Đến nay, vi rút LMLM tuýp A đã được phát hiện tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam làm cho công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình dịch LMLM tuýp A có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng nếu không kịp thời ngăn chặn.
2. Một số biện pháp cấp bách cần khẩn trương triển khai thực hiện:
a) Công tác chỉ đạo điều hành:
- Các địa phương có dịch cần huy động cả hệ thống chính trị và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tập trung kiểm soát và khống chế không để dịch lây lan diện rộng trong khu vực miền Trung và lây sang các khu vực khác, cụ thể: Các địa phương cần thực hiện nghiêm các hướng dẫn chuyên môn của Cục Thú y và các Cơ quan Thú y Vùng quản lý; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi cũng như cán bộ của các cơ quan, chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch; cần triển khai các biện pháp quyết liệt hơn nữa: công bố dịch kịp thời theo quy định của pháp luật thú y và áp dụng các biện pháp đồng bộ để khoanh vùng dịch, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cấp và trưởng thôn trong việc để dịch lây lan; công khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người chăn nuôi; đối với gia súc mắc bệnh tổ chức đánh dấu và quản lý theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan thú y; đồng thời tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc trên địa bàn có dịch. Riêng tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu phải công bố dịch trên địa bàn toàn tỉnh và có biện pháp quyết liệt để dập dịch và kiểm soát dịch.
- Các địa phương chưa có dịch cần tăng cường giám sát dịch để phát hiện sớm ổ dịch; giám sát việc vận chuyển gia súc trên các tuyến đường; tổ chức rà soát lại tình hình dịch bệnh LMLM trên địa bàn; chuẩn bị tiêm phòng vắc xin theo chiến lược mới đối với việc sử dụng vắc xin LMLM có tuýp A để tiêm phòng; phát động chiến dịch vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên toàn địa bàn; chủ động bổ sung thêm kinh phí cho công tác phòng chống dịch; đặc biệt phải tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu giám sát lưu hành vi rút để xây dựng chiến lược phòng chống dịch cho phù hợp;
b) Công tác chuyên môn thú y:
- Cục Thú y và các Cơ quan Thú y vùng tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu từ các ổ dịch thực địa, kiểm soát tốt ổ dịch ở các địa bàn có nguy cơ cao để phát hiện, xử lý sớm ổ dịch;
- Cục Thú y phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng thuốc tổ chức rà soát, xác định nguồn vắc xin tiêm phòng, đảm bảo cung cấp kịp thời và đủ số lượng, chủng loại vắc xin phòng được tuýp O và tuýp A phục vụ cho công tác tiêm phòng dịch; khẩn trương trình Bộ điều chỉnh chiến lược tiêm phòng vắc xin, chủng loại vắc xin trong chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM; chỉ đạo, theo dõi sát diễn biến của dịch LMLM, thường xuyên đánh giá lưu hành và biến đổi của vi rút để có phương án sử dụng vắc xin phù hợp, hiệu quả; chỉ đạo Cơ quan Thú y Vùng 6 sớm có kết luận chuyên môn về việc tiêm vắc xin LMLM cho gia súc trong vùng có dịch LMLM.
- Cơ quan Thú y các cấp hướng dẫn, giám sát việc tiêu hủy gia súc mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, kỹ thuật xử lý vết thương đối với gia súc mắc bệnh không tiêu hủy; đồng thời xây dựng biện pháp quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt số gia súc đã mắc bệnh không tiêu hủy để tránh lây lan dịch.
- Các địa phương thường xuyên lập bản đồ dịch tễ về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trong đó có bệnh LMLM để chủ động phòng chống dịch; đảm bảo nguồn kinh phí mua đủ vắc xin đặc hiệu với chủng vi rút lưu hành trên địa bàn để chủ động ứng phó khi có ổ dịch xảy ra.
Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị liên quan được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 975/QĐ-BNN-TY năm 2011 về phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 3929/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia hóa chất sát trùng và vắc xin phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 4149/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia thuốc sát trùng và vắc xin phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 4248/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia Chlorine phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công điện 10091/CĐ-BNN-TY năm 2014 về triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch lở mồm long móng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công điện 2144/CĐ-BNN-TY năm 2015 về phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 7Công văn 10652/VPCP-KTN năm 2015 về Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 523/QĐ-BNN-TY năm 2018 về xuất vắc xin và hóa chất dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Sơn La phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 975/QĐ-BNN-TY năm 2011 về phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 3929/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia hóa chất sát trùng và vắc xin phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 4149/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia thuốc sát trùng và vắc xin phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 4248/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia Chlorine phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công điện 10091/CĐ-BNN-TY năm 2014 về triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch lở mồm long móng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công điện 2144/CĐ-BNN-TY năm 2015 về phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 7Công văn 10652/VPCP-KTN năm 2015 về Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 523/QĐ-BNN-TY năm 2018 về xuất vắc xin và hóa chất dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Sơn La phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông báo 5655/TB-BNN-VP năm 2013 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 5655/TB-BNN-VP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 03/12/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Quốc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra