Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2024 |
Ngày 05 tháng 02 năm 2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Văn phòng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng Giám đốc của 19 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban (sau đây gọi là 19 TĐ, TCT). Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi là UBQLV) và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:
Năm 2023, tình hình kinh tế xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đánh giá đạt kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được kiểm soát tốt; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố, đời sống vật chất, tinh thần tăng lên. Trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp của 19 TĐ, TCT, dưới sự điều hành của Chính phủ, trực tiếp là UBQLV. Thay mặt Chính phủ, tôi nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận sự đóng góp nêu trên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 19 TĐ, TCT còn chưa thực sự tương xứng với số vốn, tài sản đang nắm giữ; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chưa cao, đầu tư cho phát triển còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân số vốn đầu tư của 19 TĐ, TCT đạt 80% kế hoạch thấp hơn mức bình quân của cả nước (95%).
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên là do một số lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty, việc quản lý vốn của UBQLV chưa phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; vướng mắc pháp lý còn nhiều, nhất là về đất đai, đầu tư công, phân cấp phân quyền; chính sách đối với cán bộ làm kinh doanh, quản lý vốn còn bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế; hệ thống quản lý doanh nghiệp chưa phù hợp với kinh tế thị trường, còn nhiều cấp trung gian, gây ách tắc; hậu quả của đại dịch Covid-19 còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp ngành vận tải, hàng không trong khi chưa phục hồi, khắc phục ngay được.
1. Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, các kết luận, nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; nắm chắc diễn biến, tình hình thực tế để cụ thể hóa thành kế hoạch, dự án cụ thể, tổ chức thực hiện linh hoạt, hiệu quả.
2. Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về pháp lý tại các văn bản luật, nghị định, thông tư có liên quan về thuế, đất đai, bất động sản, nhà ở..., như Luật số 69/2014/QH13 về Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật số 61/2020/QH14 về Đầu tư, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính hoạt động khoa học và công nghệ... theo tinh thần giảm tối đa thủ tục hành chính làm tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp; phân cấp, phân quyền nhiều hơn đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát.
3. Khắc phục tồn tại, hạn chế của năm 2023 để tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển, trong đó đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 đột phá chiến lược của đất nước (thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực); làm mới 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); bổ sung các động lực tăng trưởng mới như: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ....
4. Tập trung cơ cấu lại 19 TĐ, TCT theo các kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung cơ cấu lại về quản trị gồm: Tổ chức, con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cơ cấu lại về tài chính; cơ cấu lại về ngành nghề, nguyên vật liệu đầu vào,... phù hợp thị trường, xu hướng phát triển. Việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp cần dựa trên hiệu quả tổng thể.
5. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính; chủ động, tích cực dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; kiên định các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước, tuân thủ quy luật kinh tế thị trường. Đẩy mạnh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
6. Phát huy truyền thống, lịch sử thương hiệu phát triển qua nhiều năm, bản lĩnh của mỗi doanh nghiệp để tạo khí thế mới, động lực mới, kết quả mới, thắng lợi mới. Tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân, người lao động theo hướng năm sau phải cao hơn năm trước; đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an sinh xã hội.
III. Nhiệm vụ cụ thể đối với UBQLV và 19 TĐ, TCT:
1. Đối với UBQLV:
a) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các Tập đoàn, Tổng công ty nêu tại Hội nghị để xem xét, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động cùng với các Tập đoàn, Tổng công ty làm việc với các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước liên quan để sớm tìm giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Tổng hợp các vướng mắc, bất cập của Luật số 69/2014/QH13, xác định rõ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cấp bách để tháo gỡ khó khăn, giải phóng nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư phát triển, đóng góp ý kiến gửi Bộ Tài chính trong tháng 02 năm 2024.
b) Bố trí nhân sự đúng, trúng căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, minh bạch; tuyệt đối không để chạy chức, chạy quyền, tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ. Tất cả phải theo quy trình, quy định; không để bất cứ ai can thiệp tiêu cực vào công tác cán bộ.
c) Khẩn trương trình Thường trực Chính phủ các Đề án, Dự án để báo cáo kết quả, trình Bộ Chính trị, Quốc hội (các Dự án: Thép Việt Trung VTM, mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trong tháng 03 năm 2024; Đề án cơ cấu lại VEC trong quý I năm 2024; Nhà máy đóng tàu Dung Quất trong quý I năm 2024; Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021 - 2026 trong tháng 2 năm 2024).
d) Tập trung nghiên cứu các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy mạnh mẽ cho đầu tư phát triển của 19 TĐ, TCT.
2. Đối với 19 TĐ, TCT:
a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển, các chỉ tiêu tài chính nhất là đóng góp ngân sách nhà nước vào tăng trưởng kinh tế năm 2024 phải cao hơn năm 2023; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tốt hơn; tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển; tạo công ăn việc làm, sinh kế cho nhân dân; đóng góp cho an sinh xã hội nhiều hơn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại cuộc sống ngày càng hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
b) Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam trong năm 2024 thực hiện tốt vai trò bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế về điện, xăng dầu, khí đốt. Việc khai thác tài nguyên, khoáng sản cần theo chương trình, kế hoạch dài hạn, chứ không phải chỉ cho mục tiêu trước mắt.
c) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, 19 TĐ, TCT phải chủ động, tích cực, hiệu quả trong việc đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn... dựa trên cơ sở đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ.
IV. Nhiệm vụ cụ thể đối với các Bộ, cơ quan:
1. Các Bộ, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với UBQLV để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đề xuất của doanh nghiệp trên tinh thần tất cả vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của 19 TĐ, TCT; không đùn đẩy, né tránh, không phiền hà, sách nhiễu, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; đẩy mạnh xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
2. Giao Bộ Tài chính:
a) Khẩn trương trình Chính phủ để trình Quốc hội Luật số 69/2014/QH13 (sửa đổi). Trường hợp dự kiến thời gian kéo dài nhiều năm do là dự án Luật khó, trên cơ sở đề xuất của UBQLV tại mục a khoản 1 điểm 3 nêu trên, nghiên cứu đề xuất sửa đổi ngay một số điều trong Luật 69 theo trình tự thủ tục rút gọn có hiệu lực sớm nhất có thể để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải phóng nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp phát triển kinh tế - xã hội.
b) Khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2024 các Nghị định hướng dẫn Luật số 69 (đều đã quá hạn) như: Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 126/2018/NĐ-CP và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cổ phần hóa, thoái vốn, gia tăng nguồn lực cho DNNN từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn lực khác để đầu tư các dự án quan trọng, hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,
c) Khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (nhiệm vụ được giao tại công văn số 9453/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 12 năm 2023).
3. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Khẩn trương tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước, trình Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 02 năm 2024.
4. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình Chính phủ các văn bản quy định chi tiết thi hành các quy định của Luật Đất đai năm 2024.
5. Bộ Công Thương:
a) Đổi mới cơ chế quản lý đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng giảm đầu mối, giảm khâu trung gian nhiều hơn nữa, dễ kiểm tra, giám sát; thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp, không giật cục, không cầu toàn, không nóng vội.
b) Khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2024 Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
c) Khẩn trương xây dựng giá điện khí, điện gió, điện mặt trời phù hợp cơ chế thị trường, trình Chính phủ trong quý II năm 2024.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, phối hợp thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 9734/BKHĐT-PTDN năm 2023 đôn đốc thực hiện Kế hoạch sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định 479/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Công văn 10917/BKHĐT-PTDN năm 2023 đề nghị báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất lại, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025, đề xuất sửa đổi Quyết định 22/2021/QĐ-TTg và tình hình thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Công văn 10149/VPCP-DMDN năm 2023 thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2024 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 214/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 2Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính hoạt động khoa học và công nghệ
- 3Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 4Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước
- 5Luật Đầu tư 2020
- 6Nghị định 126/2018/NĐ-CP về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
- 7Nghị định 140/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP
- 8Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 10Luật Đất đai 2024
- 11Công văn 9734/BKHĐT-PTDN năm 2023 đôn đốc thực hiện Kế hoạch sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định 479/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 12Công văn 10917/BKHĐT-PTDN năm 2023 đề nghị báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất lại, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025, đề xuất sửa đổi Quyết định 22/2021/QĐ-TTg và tình hình thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13Công văn 10149/VPCP-DMDN năm 2023 thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2024 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Thông báo 214/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 51/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Ủy Ban làm đại diện chủ sở hữu về triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 51/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 12/02/2024
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Mai Thị Thu Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra