Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2018/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Ma-cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký tại Ma-cao, ngày 16 tháng 4 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10 năm 2018.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa,
Mong muốn ký kết một Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và thúc đẩy hợp tác kinh tế,
Đã thoả thuận như sau:
Hiệp định này áp dụng đối với các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Bên ký kết.
CÁC LOẠI THUẾ BAO GỒM TRONG HIỆP ĐỊNH
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Bên ký kết hoặc chính quyền địa phương của Bên đó đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm các loại thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, các loại thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp trả, cũng như các loại thuế đánh trên giá trị tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập.
3. Các loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này cụ thể là:
(a) tại Việt Nam:
(i) thuế Thu nhập cá nhân; và
(ii) thuế Thu nhập doanh nghiệp;
(sau đây được gọi là “thuế Việt Nam”); và
(b) tại Macao:
(i) thuế Phụ thu;
(ii) thuế Ngành nghề; và
(iii) thuế Tài sản;
(sau đây được gọi là “thuế Macao”).
4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng đối với các loại thuế có tính chất tương tự hoặc về cơ bản giống như các loại thuế trên được ban hành sau ngày ký Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng Bên.
1. Trong Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác:
(a) thuật ngữ “Việt Nam” có nghĩa là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khi dùng theo nghĩa địa lý, thuật ngữ này có nghĩa là lãnh thổ đất liền, các hải đảo, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, vùng biển ngoài lãnh hải, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với pháp luật quốc gia và luật pháp quốc tế;
(b) thuật ngữ “Macao” có nghĩa là Khu Hành chính đặc biệt Macao của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, khi dùng theo nghĩa địa lý là bán đảo Macao và các đảo Taipa và Coloane;
(c) thuật ngữ “Bên ký kết” và “Bên ký kết kia” có nghĩa là Việt Nam hoặc Macao tùy ngữ cảnh đòi hỏi;
(d) thuật ngữ “đối tượng” bao gồm một cá nhân, một công ty và bất kỳ tổ chức nào khác của nhiều đối tượng;
(e) thuật ngữ “công ty” có nghĩa là bất kỳ tổ chức công ty hoặc bất kỳ một thực thể nào được coi là một tổ chức công ty cho các mục đích thuế;
(f) thuật ngữ “doanh nghiệp của một Bên ký kết” và “doanh nghiệp của Bên ký kết kia” theo thứ tự có nghĩa là một doanh nghiệp được điều hành bởi một đối tượng cư trú của một Bên ký kết và một doanh nghiệp được điều hành bởi một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia;
(g) thuật ngữ “đối tượng mang quốc tịch Việt Nam” có nghĩa là:
(i) bất kỳ cá nhân nào mang quốc tịch Việt Nam; và
(ii) bất kỳ pháp nhân, công ty hợp danh và hiệp hội nào có tư cách theo các luật có hiệu lực tại Việt Nam;
(h) thuật ngữ “nhà chức trách có thẩm quyền” có nghĩa là:
(i) trong trường hợp của Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ Tài chính của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và
(ii) trong trường hợp của Macao, là Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Macao của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, hoặc người đại diện được ủy quyền của Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Macao;
(i) thuật ngữ “vận tải quốc tế” có nghĩa là bất kỳ sự vận chuyển nào bằng tàu thủy hoặc máy bay được thực hiện bởi một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của một Bên ký kết, trừ trường hợp khi chiếc tàu thủy hoặc máy bay đó chỉ hoạt động giữa các địa điểm trong Bên ký kết kia.
2. Khi một Bên ký kết áp dụng Hiệp định này vào bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ thuật ngữ nào chưa được định nghĩa tại Hiệp định này sẽ có nghĩa theo như định nghĩa tại luật của Bên đó đối với các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng vào thời điểm đó, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác, bất kỳ nghĩa nào theo các luật thuế được áp dụng của Bên đó sẽ có giá trị cao hơn nghĩa của thuật ngữ đó theo các luật khác của Bên đó.
1. Trong Hiệp định này, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Bên ký kết” có nghĩa là bất kỳ đối tượng nào, mà theo các luật của Bên đó, là đối tượng chịu thuế căn cứ vào nhà ở, nơi cư trú, trụ sở đăng ký, trụ sở thành lập, trụ sở Điều hành, hoặc bất kỳ tiêu thức nào khác có tính chất tương tự. Tuy nhiên, thuật ngữ này không bao gồm bất kỳ đối tượng nào là đối tượng chịu thuế tại Bên đó chỉ đối với thu nhập từ các nguồn tại Bên đó.
2. Trường hợp theo các quy định tại khoản 1 mà một cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Bên ký kết, thì thân phận của cá nhân đó sẽ được xác định như sau:
(a) cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà tại đó cá nhân đó có nhà ở thường trú; nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở cả hai Bên, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (trung tâm của các quyền lợi chủ yếu);
(b) nếu không thể xác định được Bên mà ở đó cá nhân đó có trung tâm của các quyền lợi chủ yếu, hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở cả hai Bên, thì cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú chỉ của Bên mà cá nhân đó thường sống;
(c) nếu cá nhân đó thường xuyên sống ở cả hai Bên hoặc không thường xuyên sống ở Bên nào, thì các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ giải quyết vấn đề đó bằng thoả thuận song phương.
3. Trường hợp do các quy định tại khoản 1 mà một đối tượng không phải là cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Bên ký kết, khi đó đối tượng này sẽ được coi là đối tượng cư trú của một Bên ký kết theo quy định của Hiệp định này bằng thoả thuận song phương.
1. Trong Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một địa điểm kinh doanh cố định mà qua đó doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh của mình.
2. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” chủ yếu bao gồm:
(a) trụ sở Điều hành;
(b) chi nhánh;
(c) văn phòng;
(d) nhà máy;
(e) xưởng;
(f) kho hàng, liên quan đến một đối tượng cung cấp các phương tiện lưu kho cho các đối tượng khác;
(g) mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác; và
(h) cấu trúc lắp đặt, hoặc thiết bị được sử dụng để thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” cũng bao gồm:
(a) một địa điểm xây dựng, dự án xây dựng, lắp ráp hoặc lắp đặt hoặc các hoạt động giám sát liên quan, nhưng chỉ khi địa điểm, dự án hoặc các hoạt động này kéo dài hơn sáu tháng;
(b) việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn do một doanh nghiệp của một Bên ký kết thực hiện thông qua những người làm công hoặc những đối tượng khác được doanh nghiệp giao thực hiện các hoạt động trên, nhưng chỉ khi các hoạt động mang tính chất nêu trên kéo dài (trong cùng một dự án hoặc một dự án có liên quan) tại một Bên ký kết trong một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn gộp lại hơn 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng.
4. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” sẽ được coi là không bao gồm:
(a) việc sử dụng các phương tiện chỉ với mục đích lưu kho hoặc trưng bày hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp;
(b) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp chỉ với mục đích lưu kho hoặc trưng bày;
(c) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp chỉ với mục đích để cho doanh nghiệp khác gia công;
(d) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ với mục đích mua hàng hóa hoặc tài sản hoặc để thu thập thông tin cho doanh nghiệp;
(e) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ với mục đích tiến hành bất kỳ hoạt động nào khác mang tính chất chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp;
(f) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ cho bất kỳ sự kết hợp nào các hoạt động nêu tại các điểm từ (a) đến (e), với điều kiện hoạt động nói chung của địa điểm kinh doanh cố định phát sinh từ sự kết hợp này có tính chất chuẩn bị hoặc phụ trợ.
5. Mặc dù đã có những quy định tại các khoản 1 và 2, trường hợp một đối tượng - trừ đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnh bởi khoản 6 - hoạt động tại một Bên ký kết thay mặt cho một doanh nghiệp của Bên ký kết kia, doanh nghiệp đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Bên ký kết thứ nhất đối với bất kỳ hoạt động nào mà đối tượng trên thực hiện cho doanh nghiệp, nếu đối tượng đó:
(a) có và thường xuyên thực hiện tại Bên kia thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên của doanh nghiệp đó, trừ khi các hoạt động của đối tượng đó được giới hạn trong phạm vi các hoạt động nêu tại khoản 4 mà những hoạt động đó nếu được thực hiện thông qua một địa điểm kinh doanh cố định thì sẽ không làm cho địa điểm kinh doanh cố định đó trở thành một cơ sở thường trú theo những quy định tại khoản đó; hoặc
(b) không có thẩm quyền trên, nhưng thường xuyên duy trì tại Bên thứ nhất một kho hàng hóa hoặc tài sản, qua đó đối tượng này thường xuyên thực hiện giao hàng hóa hoặc tài sản thay mặt cho doanh nghiệp.
6. Một doanh nghiệp của một Bên ký kết sẽ không được coi là có một cơ sở thường trú tại Bên ký kết kia chỉ vì doanh nghiệp đó thực hiện hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một đại lý môi giới, một đại lý hoa hồng nói chung hoặc bất kỳ một đại lý nào khác có tư cách độc lập, với điều kiện các đối tượng này hoạt động trong khuôn khổ kinh doanh thông thường của họ. Tuy nhiên, khi các hoạt động của đại lý đó dành toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ đại diện cho doanh nghiệp đó, và các điều kiện được đưa ra hoặc áp đặt giữa doanh nghiệp và đại lý trong các quan hệ tài chính và thương mại của họ khác với các điều kiện được tạo ra giữa các doanh nghiệp độc lập, đại lý đó sẽ không được coi như một đại lý có tư cách độc lập trong phạm vi ý nghĩa của khoản này.
7. Việc một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia, hoặc tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia (có thể thông qua một cơ sở thường trú hoặc dưới hình thức khác), sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.
1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ bất động sản (kể cả thu nhập từ nông nghiệp hoặc lâm nghiệp) có tại Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
2. Thuật ngữ “bất động sản” sẽ có nghĩa theo như luật pháp của Bên ký kết nơi có bất động sản đó. Thuật ngữ này trong mọi trường hợp sẽ bao gồm cả những phần tài sản phụ kèm theo bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền được áp dụng theo như các quy định tại luật chung về điền sản, quyền sử dụng bất động sản và các quyền được hưởng các khoản thanh toán cố định hoặc không cố định trả cho việc khai thác hoặc quyền khai thác các mỏ, nguồn khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; các tàu thủy, thuyền và máy bay sẽ không được coi là bất động sản.
3. Các quy định tại khoản 1 sẽ áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê, hoặc sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào khác của bất động sản.
4. Những quy định tại các khoản 1 và 3 cũng sẽ áp dụng đối với thu nhập từ bất động sản của một doanh nghiệp và thu nhập từ bất động sản được sử dụng để thực hiện các dịch vụ cá nhân độc lập.
1. Lợi nhuận của một doanh nghiệp của một Bên ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó, trừ trường hợp doanh nghiệp đó tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Bên ký kết kia. Nếu doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia nhưng chỉ trên phần lợi nhuận phân bổ cho:
(a) cơ sở thường trú đó;
(b) việc bán tại Bên ký kết kia những hàng hóa hoặc tài sản cùng loại hoặc tương tự như những hàng hóa hoặc tài sản bán qua cơ sở thường trú đó; hoặc
(c) các hoạt động kinh doanh khác được thực hiện tại Bên ký kết kia cùng loại hoặc tương tự với những hoạt động được thực hiện thông qua cơ sở thường trú đó;
với Điều kiện các điểm (b) hoặc (c) sẽ không áp dụng nếu một doanh nghiệp có khả năng chứng minh rằng việc bán hàng hóa hoặc các hoạt động kinh doanh được thực hiện với các lý do không phải để đạt được các lợi ích của hiệp định.
2. Thể theo các quy định tại khoản 3, khi một doanh nghiệp của một Bên ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Bên ký kết kia, thì tại mỗi Bên ký kết sẽ có những khoản lợi nhuận được phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở thường trú đó có thể thu được nếu nó là một doanh nghiệp riêng và tách biệt cùng tham gia vào các hoạt động như nhau hoặc tương tự trong cùng các điều kiện như nhau hoặc tương tự và có quan hệ hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp mà cơ sở đó được coi là cơ sở thường trú.
3. Trong khi xác định lợi nhuận của một cơ sở thường trú, cơ sở này sẽ được phép tính vào các khoản chi phí được trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho mục đích kinh doanh của cơ sở thường trú này, bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung cho dù chi phí đó phát sinh tại Bên nơi cơ sở thường trú đó đóng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, sẽ không cho phép tính vào các khoản chi phí được trừ bất kỳ khoản tiền nào, nếu có, do cơ sở thường trú trả cho (trừ khi là khoản thanh toán các chi phí thực tế) trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc bất kỳ văn phòng nào khác của doanh nghiệp dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản phí hoặc bất kỳ khoản thanh toán tương tự nào khác để được phép sử dụng sáng chế hoặc các quyền khác, hoặc dưới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ riêng biệt hoặc trả cho công việc quản lý, hoặc dưới hình thức lãi tính trên tiền cho cơ sở thường trú vay, trừ trường hợp tiền lãi của tổ chức ngân hàng. Tương tự như vậy, khi xác định lợi nhuận của cơ sở thường trú sẽ không tính đến các khoản tiền (trừ các khoản tiền thanh toán các chi phí thực tế) do cơ sở thường trú thu từ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc bất kỳ văn phòng nào khác của doanh nghiệp, dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản phí hoặc các khoản thanh toán tương tự để cho phép sử dụng sáng chế hoặc các quyền khác, hoặc dưới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ riêng biệt hoặc trả cho công việc quản lý, hoặc dưới hình thức lãi tính trên tiền cho trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc bất kỳ văn phòng nào của doanh nghiệp vay, trừ trường hợp lãi từ tiền cho vay của tổ chức ngân hàng.
4. Trường hợp tại một Bên ký kết vẫn thường xác định các khoản lợi nhuận phân bổ cho một cơ sở thường trú trên cơ sở phân chia tổng lợi nhuận của doanh nghiệp thành các phần khác nhau, không có nội dung nào tại khoản 2 ngăn cản Bên ký kết đó xác định lợi nhuận chịu thuế theo cách phân chia theo thông lệ đó; tuy nhiên, phương pháp phân chia được áp dụng như vậy phải đưa ra kết quả phù hợp với những nguyên tắc tại Điều này.
5. Vì mục đích của các khoản trên, các khoản lợi nhuận được phân bổ cho cơ sở thường trú sẽ được xác định theo cùng một phương pháp qua các năm, trừ khi có đủ lý do chính đáng để xác định theo phương pháp khác.
6. Khi lợi nhuận bao gồm các khoản thu nhập được đề cập riêng tại các Điều khác của Hiệp định này, thì những quy định của các Điều đó không bị ảnh hưởng bởi các quy định tại Điều này.
VẬN TẢI BIỂN VÀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
1. Lợi nhuận của một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ hoạt động của các tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.
2. Những quy định tại khoản 1 cũng sẽ áp dụng cho các khoản lợi nhuận từ việc tham gia vào một tổ hợp, một liên doanh hoặc một hãng hoạt động quốc tế.
1. Khi
(a) một doanh nghiệp của một Bên ký kết tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý, kiểm soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của Bên ký kết kia, hoặc
(b) các đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý, kiểm soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của một Bên ký kết và vào một doanh nghiệp của Bên ký kết kia,
và trong cả hai trường hợp, trong mối quan hệ thương mại hoặc tài chính giữa hai doanh nghiệp trên có những điều kiện được xác lập hoặc áp đặt khác với điều kiện được đưa ra giữa các doanh nghiệp độc lập, lúc đó mọi khoản lợi nhuận mà một doanh nghiệp có thể thu được nếu không có các điều kiện trên, nhưng nay vì những điều kiện này mà doanh nghiệp đó không thu được, sẽ vẫn được tính vào các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đó và bị đánh thuế tương ứng.
2. Khi một Bên ký kết tính vào lợi nhuận của một doanh nghiệp tại Bên đó - và đánh thuế tương ứng - các khoản lợi nhuận mà một doanh nghiệp tại Bên ký kết kia đã bị đánh thuế ở Bên kia và những khoản lợi nhuận được tính vào như vậy là những khoản lợi nhuận lẽ ra thuộc về doanh nghiệp tại Bên thứ nhất nếu những điều kiện được đưa ra giữa hai doanh nghiệp trên là những điều kiện được đưa ra giữa các doanh nghiệp độc lập, khi đó Bên kia sẽ điều chỉnh các khoản thuế tại Bên mình đối với khoản lợi nhuận trên cho phù hợp. Khi xác định sự điều chỉnh này, các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xem xét một cách thích hợp và các nhà chức trách có thẩm quyền của các Bên ký kết sẽ tham vấn lẫn nhau nếu cần thiết.
1. Tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết trả cho một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
2. Tuy nhiên, các khoản tiền lãi cổ phần đó cũng có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú và theo luật pháp của Bên đó, nhưng nếu chủ sở hữu thực hưởng tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia thì thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần.
Khoản này sẽ không ảnh hưởng đến việc đánh thuế công ty đối với lợi nhuận dùng để chia lãi cổ phần.
3. Thuật ngữ “tiền lãi cổ phần” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là thu nhập từ cổ phần, cổ phần khai thác mỏ, cổ phần sáng lập hoặc các quyền khác, không phải các khoản nợ, được hưởng lợi nhuận, cũng như thu nhập từ các quyền lợi công ty khác cùng chịu sự điều chỉnh của chính sách thuế đối với thu nhập từ cổ phần theo luật pháp của Bên nơi công ty chia lãi cổ phần là đối tượng cư trú.
4. Những quy định tại các khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng nếu chủ sở hữu thực hưởng các khoản tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú của một Bên ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh tại Bên ký kết kia, nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Bên ký kết đó, hoặc tiến hành tại Bên ký kết đó các dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Bên đó, và việc nắm giữ mà theo đó các khoản tiền lãi cổ phần được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trong trường hợp như vậy, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Khi một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được các khoản lợi nhuận hoặc thu nhập tại Bên ký kết kia, Bên ký kết kia có thể không đánh bất cứ khoản thuế nào đối với các khoản tiền lãi cổ phần do công ty này trả, trừ trường hợp các khoản tiền lãi cổ phần được trả cho một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia hoặc trừ trường hợp việc nắm giữ cổ phần có các khoản tiền lãi cổ phần được trả có sự liên hệ thực tế với một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định nằm tại Bên ký kết kia, đồng thời Bên kia cũng không buộc các khoản lợi nhuận không chia của công ty trên phải chịu thuế đối với những khoản lợi nhuận không chia của công ty, cho dù các khoản tiền lãi cổ phần được chia hoặc các khoản lợi nhuận không chia bao gồm toàn bộ hoặc một phần các khoản lợi nhuận hoặc thu nhập phát sinh tại Bên ký kết kia.
1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Bên ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
2. Tuy nhiên, khoản tiền lãi này cũng có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi lãi từ tiền cho vay phát sinh và theo luật pháp của Bên đó, nhưng nếu chủ sở hữu thực hưởng lãi từ tiền cho vay là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia, thì mức thuế khi đó được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số khoản lãi từ tiền cho vay.
3. Mặc dù đã có các quy định tại khoản 2 của Điều này, lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Bên ký kết được miễn thuế tại Bên đó nếu khoản lãi này được nhận bởi Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao hoặc bất kỳ tổ chức nào hoàn toàn thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao và được thừa nhận bởi nhà chức trách có thẩm quyền của cả hai Bên.
4. Thuật ngữ “lãi từ tiền cho vay” được sử dụng tại Điều này có nghĩa là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ hình thức nào, có hoặc không được đảm bảo bằng thế chấp, và có hoặc không có quyền được hưởng lợi nhuận của người đi vay, và đặc biệt là khoản thu nhập từ chứng khoán của Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao và thu nhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu công ty, bao gồm cả tiền thưởng và giải thưởng đi liền với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu công ty đó. Các khoản phạt trả chậm sẽ không được coi là lãi từ tiền cho vay vì mục đích của Điều này.
5. Những quy định tại các khoản 1, 2 và 3 sẽ không áp dụng nếu chủ sở hữu thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay là đối tượng cư trú của một Bên ký kết tiến hành kinh doanh tại Bên ký kết kia nơi phát sinh các khoản lãi từ tiền cho vay, thông qua một cơ sở thường trú tại Bên ký kết kia, hoặc tiến hành tại Bên ký kết đó các dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Bên đó và khoản nợ có khoản lãi từ tiền cho vay được trả có sự liên hệ thực tế với (a) cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó, hoặc với (b) các hoạt động kinh doanh nêu tại điểm (c) khoản 1 Điều 7. Trong trường hợp này, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
6. Lãi từ tiền cho vay sẽ được coi là phát sinh tại một Bên ký kết khi người trả là Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao hoặc là một đối tượng cư trú của Bên đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả lãi từ tiền cho vay có ở một Bên ký kết một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định liên quan đến các khoản nợ đã phát sinh các khoản lãi từ tiền cho vay này, và khoản lãi từ tiền cho vay đó do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó chịu thì dù đối tượng có là đối tượng cư trú của một Bên ký kết hay không, khoản lãi từ tiền cho vay này sẽ vẫn được coi là phát sinh tại Bên nơi có cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó.
7. Trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và chủ sở hữu thực hưởng lãi hoặc giữa cả hai đối tượng trên và một đối tượng nào đó mà khoản lãi từ tiền cho vay được trả cho khoản nợ có liên quan vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng trả và chủ sở hữu thực hưởng khi không có mối quan hệ này, thì các quy định tại Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ đặc biệt trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo các luật của từng Bên ký kết có xem xét kỹ các quy định khác của Hiệp định này.
1. Tiền bản quyền phát sinh tại một Bên ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
2. Tuy nhiên, các khoản tiền bản quyền này cũng có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi khoản tiền bản quyền này phát sinh và theo luật pháp của Bên đó, nhưng nếu chủ sở hữu thực hưởng các khoản tiền bản quyền là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia thì mức thuế được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số tiền bản quyền.
3. Thuật ngữ “tiền bản quyền” được sử dụng tại Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bất kỳ bản quyền tác giả nào của một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, kể cả phim điện ảnh, hoặc các loại phim hoặc băng dùng cho phát thanh hoặc truyền hình, bất kỳ sáng chế, nhãn hiệu, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hoặc trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hoặc khoa học hoặc trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hoặc khoa học.
4. Những quy định tại các khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng nếu chủ sở hữu thực hưởng các khoản tiền bản quyền là đối tượng cư trú của một Bên ký kết tiến hành kinh doanh tại Bên ký kết kia nơi tiền bản quyền phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú có tại Bên ký kết kia, hoặc tiến hành tại Bên ký kết đó các dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Bên đó, và quyền hoặc tài sản có các khoản tiền bản quyền được trả có sự liên hệ thực tế với (a) cơ sở thường trú hoặc với cơ sở cố định đó, hoặc với (b) các hoạt động kinh doanh nêu tại điểm (c) khoản 1 Điều 7. Trong trường hợp này, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Tiền bản quyền được coi là phát sinh tại một Bên ký kết khi người trả là Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao hoặc một đối tượng cư trú của Bên đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả tiền bản quyền, có ở một Bên ký kết một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định liên quan đến trách nhiệm trả tiền bản quyền đã phát sinh, và khoản tiền bản quyền đó do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó chịu thì dù đối tượng đó có là đối tượng cư trú của một Bên ký kết đó hay không, khoản tiền bản quyền này sẽ vẫn được coi là phát sinh tại Bên nơi có cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó.
6. Trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và chủ sở hữu thực hưởng hoặc giữa cả hai đối tượng trên và một đối tượng nào đó, khoản tiền bản quyền được trả cho việc sử dụng, quyền hoặc thông tin vượt quá khoản tiền được thoả thuận giữa đối tượng trả và chủ sở hữu thực hưởng khi không có mối quan hệ đặc biệt này, thì khi đó các quy định tại Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo luật pháp của từng Bên ký kết có xem xét kỹ các quy định khác của Hiệp định này.
THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN
1. Thu nhập thu được bởi một đối tượng cư trú của một Bên ký kết từ việc chuyển nhượng bất động sản nêu tại Điều 6 và nằm tại Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.
2. Thu nhập từ việc chuyển nhượng động sản tạo thành một phần tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một doanh nghiệp của một Bên ký kết có tại Bên ký kết kia, hoặc của động sản gắn liền với một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết tại Bên ký kết kia cho mục đích tiến hành các dịch vụ cá nhân độc lập, kể cả thu nhập từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú này (một cách riêng rẽ hoặc cùng với toàn bộ doanh nghiệp) hoặc cơ sở cố định này có thể bị đánh thuế tại Bên kia.
3. Thu nhập do một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được từ việc chuyển nhượng tàu thủy hoặc máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế hoặc từ việc chuyển nhượng động sản gắn liền với hoạt động của các tàu thủy, máy bay đó, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết đó.
4. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần trong vốn cổ phần của một công ty, hoặc phần quyền lợi trong một công ty hợp danh, tín thác hoặc di sản, mà tài sản của các tổ chức này chủ yếu trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm bất động sản có tại một Bên ký kết, có thể bị đánh thuế tại Bên đó.
Vì mục đích của khoản này, thuật ngữ “chủ yếu” có nghĩa là, liên quan đến quyền sở hữu bất động sản, giá trị của bất động sản vượt quá 50% tổng giá trị tài sản do công ty, công ty hợp danh, tín thác hoặc di sản đó sở hữu.
5. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần không phải là các cổ phần được đề cập đến tại khoản 4, không ít hơn 15 phần trăm toàn bộ vốn cổ phần trong một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết đó.
6. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với những tài sản đã được nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú.
1. Thu nhập do một cá nhân là đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ các dịch vụ ngành nghề hoặc các hoạt động khác có tính chất độc lập sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó trừ các trường hợp sau đây, khi đó những khoản thu nhập như vậy cũng có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia:
(a) Nếu đối tượng đó thường xuyên có tại Bên ký kết kia một cơ sở cố định để thực hiện các hoạt động của đối tượng đó; trong trường hợp đó, chỉ phần thu nhập phân bổ cho cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia; hoặc
(b) Nếu đối tượng đó có mặt tại Bên ký kết kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại bằng hoặc vượt quá 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn mười hai tháng nào bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tài chính có liên quan; trong trường hợp đó, chỉ phần thu nhập phát sinh từ các hoạt động của đối tượng đó được thực hiện tại Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
2. Thuật ngữ “dịch vụ ngành nghề” bao gồm chủ yếu những hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hoặc giảng dạy mang tính chất độc lập cũng như các hoạt động độc lập của các thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ và kế toán viên.
1. Thể theo những quy định tại các Điều 16, 18, 19 và 20, các khoản tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó, trừ khi lao động làm công đó được thực hiện tại Bên ký kết kia. Nếu lao động làm công được thực hiện như vậy, tiền công trả cho lao động đó có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
2. Mặc dù có các quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ lao động làm công tại Bên ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên thứ nhất nếu:
(a) người nhận tiền công có mặt tại Bên ký kết kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn mười hai tháng nào bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tài chính có liên quan; và
(b) tiền công được trả bởi chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động không phải là đối tượng cư trú tại Bên kia; và
(c) số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà chủ lao động có tại Bên kia.
3. Mặc dù đã có các quy định trên của Điều này, tiền công thu được từ lao động làm công trên tàu thủy hoặc máy bay do một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của một Bên ký kết điều hành trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.
Các khoản thù lao cho giám đốc và các khoản thanh toán tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được với tư cách là thành viên của Ban giám đốc của một công ty là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
1. Mặc dù đã có những quy định tại các Điều 14 và 15, thu nhập của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được với tư cách một người biểu diễn như diễn viên sân khấu, diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ phát thanh hoặc truyền hình, hoặc nhạc công hoặc với tư cách là vận động viên từ những hoạt động cá nhân của người đó thực hiện tại Bên ký kết kia, có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết kia.
2. Trường hợp thu nhập liên quan đến các hoạt động trình diễn cá nhân của người biểu diễn hoặc vận động viên nhưng không được trả cho bản thân người biểu diễn hoặc vận động viên, mà trả cho một đối tượng khác thì thu nhập đó có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết nơi diễn ra những hoạt động trình diễn của người biểu diễn hoặc vận động viên, mặc dù đã có các quy định tại các Điều 7, 14 và 15.
3. Mặc dù đã có những quy định tại các khoản 1 và 2, thu nhập do các nghệ sĩ hoặc vận động viên là đối tượng cư trú của một Bên ký kết thu được từ các hoạt động trình diễn tại Bên ký kết kia theo một kế hoạch trao đổi văn hóa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao sẽ được miễn thuế tại Bên ký kết kia.
CÁC KHOẢN THANH TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Thể theo các quy định tại khoản 2 Điều 19, tiền lương hưu và các khoản tiền thù lao tương tự khác (kể cả số tiền thanh toán một lần), được trả cho một đối tượng cư trú của một Bên ký kết liên quan đến việc làm công trước đây sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.
2. Mặc dù đã có các quy định tại khoản 1, tiền lương hưu và các khoản tiền thanh toán khác (kể cả số tiền thanh toán một lần) được trả theo một chương trình lương hưu hoặc về hưu mà là:
(a) một chương trình công thuộc một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội của một Bên ký kết; hoặc
(b) một hình thức tổ chức mà các cá nhân có thể tham gia để bảo đảm có các lợi ích khi về hưu và được công nhận cho mục đích thuế tại một Bên ký kết,
sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết đó.
HOẶC CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT MACAO
1. (a) Tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao tương tự khác, trừ tiền lương hưu, do một Bên ký kết hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao trả cho một cá nhân đối với việc phục vụ cho Bên đó hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.
(b) Tuy nhiên, khoản tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao tương tự khác nói trên sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết kia nếu việc phục vụ này được thực hiện tại Bên ký kết kia và nếu cá nhân này là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia, đồng thời:
(i) trong trường hợp của Việt Nam, là đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam, và trong trường hợp của Macao, được coi là đối tượng cư trú theo Luật Cơ bản của Macao; hoặc
(ii) không trở thành đối tượng cư trú của Bên ký kết kia chỉ đơn thuần vì thực hiện những công việc trên.
2. (a) Bất kỳ khoản tiền lương hưu và các khoản tiền thù lao tương tự khác (kể cả số tiền thanh toán một lần) do một Bên ký kết hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao hoặc do các quỹ của Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao lập ra trả cho một cá nhân đối với công việc phục vụ cho Bên đó hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.
(b) Tuy nhiên, khoản tiền lương hưu và các khoản tiền thù lao tương tự này (kể cả số tiền thanh toán một lần) sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết kia nếu cá nhân này là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia và trong trường hợp của Việt Nam, là đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam, và trong trường hợp của Macao, được coi là đối tượng cư trú theo Luật Cơ bản của Macao.
3. Những quy định của các Điều 15, 16, 17 và 18 sẽ áp dụng đối với những khoản tiền lương, tiền công, tiền lương hưu và các khoản tiền thù lao tương tự (kể cả số tiền thanh toán một lần) đối với các công việc liên quan đến một hoạt động kinh doanh được tiến hành bởi Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao.
Những khoản tiền mà một sinh viên hoặc thực tập sinh nhận được để trang trải các chi phí sinh hoạt, học tập hoặc đào tạo mà người sinh viên hoặc thực tập sinh này ngay trước khi đến một Bên ký kết đang hoặc đã là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia và hiện có mặt tại Bên thứ nhất chỉ với mục đích học tập hoặc đào tạo, sẽ không bị đánh thuế tại Bên đó, với điều kiện các khoản tiền nhận được có nguồn gốc từ bên ngoài cho mục đích trang trải các chi phí sinh hoạt, học tập, nghiên cứu hoặc đào tạo; và
Mặc dù đã có những quy định tại Điều 15, khoản tiền thù lao trả cho các dịch vụ được thực hiện bởi một sinh viên hoặc thực tập sinh được đề cập tại khoản trên tại một Bên ký kết sẽ không bị đánh thuế tại Bên đó, với điều kiện là các dịch vụ như vậy có liên quan đến việc học tập, nghiên cứu hoặc đào tạo của đối tượng đó.
1. Các khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết, cho dù phát sinh ở đâu, chưa được đề cập đến tại các Điều trên của Hiệp định này, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.
2. Các quy định tại khoản 1 sẽ không áp dụng đối với thu nhập, trừ thu nhập từ bất động sản được định nghĩa tại khoản 2 Điều 6, nếu đối tượng nhận khoản thu nhập đó là đối tượng cư trú của một Bên ký kết, có tiến hành kinh doanh tại Bên ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú có tại Bên kia, hoặc tiến hành tại Bên kia các dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Bên đó, và quyền hoặc tài sản liên quan đến số thu nhập được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định như trên. Trong trường hợp như vậy, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
3. Mặc dù đã có những quy định tại các khoản 1 và 2, các khoản thu nhập của một đối tượng cư trú chưa được đề cập đến tại các Điều trên của Hiệp định này do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được có nguồn tại Bên ký kết kia cũng có thể bị đánh thuế tại Bên kia, và phù hợp với các luật của Bên kia.
CÁC BIỆN PHÁP XÓA BỎ VIỆC ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
1. Tại Việt Nam, việc đánh thuế hai lần sẽ được xóa bỏ như sau:
(a) Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thu nhập hoặc sở hữu tài sản, lợi nhuận hoặc giá trị tăng thêm mà theo luật của Macao và phù hợp với Hiệp định này, có thể bị đánh thuế tại Macao, Việt Nam sẽ cho phép khấu trừ vào thuế đánh trên thu nhập một khoản tiền bằng số tiền thuế đã nộp tại Macao. Tuy nhiên, khoản tiền thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá số thuế Việt Nam đánh trên thu nhập, lợi nhuận hoặc giá trị tăng thêm được tính phù hợp với các luật và quy định về thuế của Việt Nam;
(b) Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thu nhập hoặc sở hữu tài sản mà theo bất kỳ quy định nào của Hiệp định này sẽ chỉ bị đánh thuế tại Macao, thì khi tính thuế đối với thu nhập còn lại của đối tượng cư trú đó tại Việt Nam, Việt Nam có thể tính đến số thu nhập được miễn thuế.
2. Tại Macao, việc đánh thuế hai lần sẽ được xóa bỏ như sau:
(a) Trường hợp một đối tượng cư trú của Macao nhận được thu nhập mà theo các quy định của Hiệp định này sẽ bị đánh thuế tại Việt Nam, trừ trường hợp áp dụng các quy định tại điểm (b), khoản thu nhập đó sẽ được miễn thuế tại Macao;
(b) Trường hợp một đối tượng cư trú của Macao nhận được thu nhập sẽ bị đánh thuế tại Việt Nam theo những quy định tại các Điều 10, 11 và 12, số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với khoản thu nhập đó sẽ được phép khấu trừ vào số thuế bị đánh tại Macao đối với đối tượng cư trú đó. Tuy nhiên, khoản tiền thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá số thuế Macao đánh trên thu nhập chịu thuế được tính bởi Macao.
3. Theo nội dung của Điều này, thuế thu nhập đã nộp tại một Bên ký kết sẽ được coi là bao gồm bất kỳ khoản thuế nào lẽ ra sẽ phải nộp trong bất kỳ năm nào nhưng được miễn hoặc giảm thuế trong năm đó hoặc bất kỳ thời gian nào trong năm đó do việc áp dụng các quy định của luật của Bên ký kết đó về các ưu đãi thuế có thời hạn nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vì mục đích phát triển. Các quy định của khoản này sẽ chỉ áp dụng trong thời hạn 10 năm từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.
4. Trường hợp một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết trả tiền lãi cổ phần cho một công ty là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia và công ty nhận lãi cổ phần, trực tiếp hoặc gián tiếp, kiểm soát không ít hơn 10 phần trăm cổ phần của công ty trả tiền lãi cổ phần, khoản khấu trừ mà công ty là đối tượng cư trú của Bên kia được hưởng bao gồm khoản thuế do công ty trả tiền lãi cổ phần nộp đối với khoản lợi nhuận mà tiền lãi cổ phần phát sinh trên đó (nhưng không vượt quá tỷ lệ tương ứng của phần lợi nhuận trên đó khoản tiền lãi cổ phần phát sinh).
1. Các đối tượng là đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam, hoặc trong trường hợp của Macao là đối tượng cư trú (được định nghĩa theo Luật Cơ bản hoặc được xác lập hoặc được tạo thành Luật Cơ bản), sẽ không phải chịu tại Bên ký kết kia bất kỳ hình thức thuế nào hoặc bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến hình thức thuế đó khác với hoặc nặng hơn hình thức thuế và các yêu cầu liên quan hiện đang hoặc có thể áp dụng đối với các đối tượng mang quốc tịch của Việt Nam hoặc các đối tượng cư trú của Macao (được định nghĩa theo Luật Cơ bản hoặc được xác lập hoặc được tạo thành Luật Cơ bản), đặc biệt đối với đối tượng cư trú, trong cùng các hoàn cảnh như nhau.
2. Hình thức thuế áp dụng đối với một cơ sở thường trú của một doanh nghiệp của một Bên ký kết có tại Bên ký kết kia sẽ không kém thuận lợi hơn hình thức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp của Bên ký kết kia cùng thực hiện những hoạt động tương tự.
3. Trừ trường hợp các quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 7 Điều 11, khoản 6 Điều 12 được áp dụng, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền, và các khoản thanh toán khác do một doanh nghiệp của một Bên ký kết trả cho đối tượng cư trú của Bên ký kết kia, vì mục đích xác định các khoản lợi nhuận chịu thuế của doanh nghiệp đó, sẽ được trừ vào chi phí theo cùng các điều kiện như thể các khoản đó được trả cho một đối tượng cư trú của Bên thứ nhất.
4. Các doanh nghiệp của một Bên ký kết có toàn bộ hoặc một phần vốn do một hoặc nhiều đối tượng cư trú của Bên ký kết kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, sẽ không phải chịu tại Bên thứ nhất bất kỳ hình thức thuế hoặc yêu cầu nào liên quan đến hình thức thuế đó khác với hoặc nặng hơn hình thức thuế và các yêu cầu liên quan hiện đang hoặc có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp tương tự khác của Bên thứ nhất.
5. Không có nội dung nào tại Điều này sẽ được giải thích là buộc một trong hai Bên ký kết phải cho các đối tượng cư trú tại Bên kia hưởng bất kỳ khoản giảm trừ cá nhân, khoản miễn thuế và giảm thuế vì các quy định dân sự hoặc trách nhiệm gia đình mà Bên đó dành cho các đối tượng cư trú của mình.
6. Những quy định tại Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các loại thuế bao gồm trong Hiệp định.
THỦ TỤC THỎA THUẬN SONG PHƯƠNG
1. Trường hợp một đối tượng là đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận thấy rằng việc giải quyết của nhà chức trách có thẩm quyền của một hoặc cả hai Bên ký kết làm cho hoặc sẽ làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng với các quy định của Hiệp định này, khi đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Bên ký kết nơi đối tượng đó là đối tượng cư trú, mặc dù nội luật của hai Bên đã quy định các chế độ xử lý khiếu nại. Trường hợp đó phải được giải trình trong thời hạn ba năm kể từ thông báo đầu tiên về cách giải quyết dẫn đến hình thức thuế áp dụng không đúng với các quy định của Hiệp định.
2. Nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cố gắng, nếu như việc khiếu nại là hợp lý và nếu bản thân nhà chức trách đó không thể đi đến một giải pháp thỏa đáng, phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của Bên ký kết kia để cùng giải quyết trường hợp khiếu nại bằng thỏa thuận chung, nhằm mục đích tránh đánh thuế không phù hợp với quy định của Hiệp định này. Mọi thỏa thuận đạt được sẽ được thực hiện mặc dù đã có bất kỳ những giới hạn về thời gian quy định tại nội luật của hai Bên ký kết.
3. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ cố gắng giải quyết bằng thỏa thuận chung mọi khó khăn hoặc vướng mắc phát sinh trong quá trình giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên cũng có thể trao đổi với nhau nhằm xóa bỏ việc đánh thuế hai lần trong các trường hợp không được quy định tại Hiệp định.
4. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết có thể liên hệ trực tiếp với nhau nhằm đạt được một thỏa thuận theo nội dung của các khoản trên đây.
1. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Bên ký kết sẽ trao đổi với nhau những thông tin có thể thấy trước là thích hợp cho việc thực hiện các quy định của Hiệp định này hoặc để quản lý hoặc thực thi nội luật của từng Bên ký kết liên quan đến các loại thuế được đánh bởi hai Bên ký kết, hoặc Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao trong phạm vi việc đánh thuế không trái với Hiệp định này. Việc trao đổi thông tin không bị giới hạn bởi các Điều 1 và 2.
2. Mọi thông tin do một Bên ký kết nhận được theo khoản 1 sẽ được giữ bí mật giống như thông tin thu nhận theo nội luật của Bên này và thông tin đó sẽ chỉ được cung cấp cho các đối tượng hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả tòa án và các cơ quan hành chính) có liên quan đến việc tính toán, hoặc thu, cưỡng chế hoặc truy tố hoặc xác định các khiếu nại về các loại thuế nêu tại khoản 1, hoặc giám sát các nội dung trên. Các đối tượng hoặc các cơ quan chức năng này sẽ chỉ sử dụng các thông tin đó vào các mục đích nêu trên. Họ có thể cung cấp các thông tin này trong quá trình tố tụng công khai của tòa án hoặc trong các quyết định của tòa án.
3. Không có trường hợp nào cho phép những quy định tại khoản 1 và khoản 2 được giải thích là buộc một Bên ký kết có nghĩa vụ:
(a) thực hiện các biện pháp hành chính khác với luật pháp và thông lệ về quản lý hành chính của Bên ký kết đó hoặc của Bên ký kết kia;
(b) cung cấp các thông tin không thể đạt được theo luật pháp hoặc thông lệ quản lý hành chính thông thường của Bên ký kết đó hoặc của Bên ký kết kia;
(c) cung cấp các thông tin có thể làm tiết lộ bí mật về thương mại, kinh doanh, bí mật công nghiệp, thương mại hoặc nghề nghiệp hoặc các quy trình kinh doanh, hoặc các thông tin mà việc tiết lộ chúng có thể trái với chính sách công.
4. Nếu thông tin do một Bên ký kết yêu cầu phù hợp với Điều này, Bên ký kết kia sẽ sử dụng các biện pháp thu thập thông tin của mình để có được các thông tin theo yêu cầu, mặc dù Bên kia có thể không cần các thông tin như vậy cho mục đích thuế của chính mình. Nghĩa vụ được quy định tại câu trên phụ thuộc vào các giới hạn tại khoản 3 nhưng trong mọi trường hợp các giới hạn này không có nghĩa là cho phép một Bên ký kết từ chối việc cung cấp thông tin chỉ vì Bên ký kết đó không có lợi ích trong nước đối với các thông tin như vậy.
5. Trong mọi trường hợp, các quy định tại khoản 3 sẽ không cho phép một Nước ký kết từ chối việc cung cấp thông tin chỉ vì thông tin do một ngân hàng, tổ chức tài chính, đối tượng được chỉ định hoặc đối tượng với tư cách đại lý hoặc đối tượng được ủy thác khác nắm giữ hoặc chỉ vì thông tin có liên quan đến các lợi ích về sở hữu trong một đối tượng.
CÁC THÀNH VIÊN CỦA CÁC PHÁI ĐOÀN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM HOẶC CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT MACAO
Không có nội dung nào tại Hiệp định này ảnh hưởng đến các ưu đãi về thuế của các thành viên của các phái đoàn Chính phủ Việt Nam hoặc Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Macao, kể cả cơ quan đại diện lãnh sự theo các quy tắc chung của pháp luật quốc tế hoặc các quy định tại các hiệp định đặc biệt.
1. Mỗi Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau biết bằng văn bản việc hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của luật pháp Bên mình để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo sau cùng.
2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực thi hành:
(a) đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, liên quan đến các khoản thu nhập nhận được vào ngày hoặc sau ngày đầu tiên của tháng Một sau năm dương lịch Hiệp định này có hiệu lực, và trong các năm dương lịch tiếp theo; và
(b) đối với các loại thuế khác, liên quan đến thu nhập, lợi nhuận hoặc giá trị tăng thêm phát sinh vào ngày hoặc sau ngày đầu tiên của tháng Một sau năm dương lịch Hiệp định này có hiệu lực, và trong các năm dương lịch tiếp theo.
Hiệp định này sẽ vẫn còn hiệu lực cho đến khi một trong hai Bên ký kết chấm dứt hiệu lực. Từng Bên ký kết có thể chấm dứt hiệu lực Hiệp định bằng cách gửi cho Bên ký kết kia thông báo chấm dứt hiệu lực, ít nhất sáu tháng trước khi kết thúc bất kỳ năm dương lịch nào bắt đầu sau thời hạn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Trong trường hợp như vậy, Hiệp định này sẽ hết hiệu lực thi hành tại cả hai Bên ký kết:
(a) đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, liên quan đến các khoản thu nhập nhận được vào ngày hoặc sau ngày đầu tiên của tháng Một sau năm dương lịch nhận được thông báo chấm dứt hiệu lực, và trong các năm dương lịch tiếp theo; và
(b) đối với các loại thuế khác, liên quan đến thu nhập, lợi nhuận hoặc giá trị tăng thêm phát sinh vào ngày hoặc sau ngày đầu tiên của tháng Một sau năm dương lịch nhận được thông báo chấm dứt hiệu lực, và trong các năm dương lịch tiếp theo.
ĐỂ LÀM BẰNG những người có tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức, đã ký vào Hiệp định này.
LÀM tại Macao ngày 16 tháng 04 năm 2018 thành hai (02) bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh được dùng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH QUYỀN |
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Macao Special Administrative Region of the People’s Republic of China,
Desiring to conclude an Agreement for the avoidance of double taxation and the prevention of fiscal evasion with respect to taxes on income and to promote economic cooperation,
Have agreed as follows:
This Agreement shall apply to persons who are residents of one or both of the Contracting Parties.
1. This Agreement shall apply to taxes on income imposed on behalf of a Contracting Party or of its local authorities, irrespective of the manner in which they are levied.
2. There shall be regarded as taxes on income all taxes imposed on total income, or on elements of income, including taxes on gains from the alienation of movable or immovable property, taxes on the total amounts of wages or salaries paid by enterprises, as well as taxes on capital appreciation.
3. The existing taxes to which the Agreement shall apply are in particular:
(a) in Viet Nam:
(i) the Personal Income Tax; and
(ii) the Business Income Tax;
(hereinafter referred to as “Vietnamese tax”); and
(b) in Macao:
(i) the Complementary Tax;
(ii) the Professional Tax; and
(iii) the Property Tax;
(hereinafter referred to as “Macao tax”).
4. The Agreement shall also apply to any identical or substantially similar taxes that are imposed after the date of signature of this Agreement in addition to, or in place of, the existing taxes. The competent authorities of the Contracting Parties shall notify each other of significant changes which have been made in their respective taxation laws.
1. For the purposes of this Agreement, unless the context otherwise requires:
(a) the term “Viet Nam” means the Socialist Republic of Viet Nam; when used in a geographical sense, it means its land territory, islands, internal waters, territorial sea and airspace above them, the maritime areas beyond territorial sea including seabed and subsoil thereof over which the Socialist Republic of Viet Nam exercises sovereignty, sovereign rights and jurisdiction in accordance with national legislation and international law;
(b) the term “Macao” means the Macao Special Administrative Region of the People’s Republic of China, in a geographical sense, the peninsula of Macao and the islands of Taipa and Coloane;
(c) the terms “a Contracting Party” and “the other Contracting Party” mean Viet Nam or Macao as the context requires;
(d) the term “person” includes an individual, a company and any other body of persons;
(e) the term “company” means any body corporate or any entity that is treated as a body corporate for tax purposes;
(f) the terms “enterprise of a Contracting Party” and “enterprise of the other Contracting Party” mean respectively an enterprise carried on by a resident of a Contracting Party and an enterprise carried on by a resident of the other Contracting Party;
(g) the term “national of Viet Nam” means:
(i) any individual possessing the nationality of Viet Nam; and
(ii) any legal person, partnership and association deriving their status as such from the laws in force in Viet Nam;
(h) the term “competent authority” means:
(i) in the case of Viet Nam, the Minister of Finance of the Socialist Republic of Viet Nam or his authorized representative; and
(ii) in the case of Macao, the Chief Executive of the Macao Special Administrative Region of the People’s Republic of China, or his authorised representative;
(i) the term “international traffic” means any transport by a ship or aircraft operated by an enterprise which is a resident of a Contracting Party, except when the ship or aircraft is operated solely between places in the other Contracting Party.
2. As regards the application of the Agreement at any time by a Contracting Party, any term not defined therein shall, unless the context otherwise requires, have the meaning that it has at that time under the law of that Party for the purposes of the taxes to which the Agreement applies, any meaning under the applicable tax laws of that Party prevailing over a meaning given to the term under other laws of that Party.
1. For the purposes of this Agreement, the term “resident of a Contracting Party” means any person who, under the laws of that Party, is liable to tax therein by reason of his domicile, residence, place of registration, place of incorporation, place of management, or any other criterion of a similar nature. This term, however, does not include any person who is liable to tax in that Party in respect only of income from sources in that Party.
2. Where by reason of the provisions of paragraph 1 an individual is a resident of both Contracting Parties, then his status shall be determined as follows:
(a) he shall be deemed to be a resident only of the Party in which he has a permanent home available to him; if he has a permanent home available to him in both Parties, he shall be deemed to be a resident only of the Party with which his personal and economic relations are closer (centre of vital interests);
(b) if the Party in which he has his centre of vital interests cannot be determined, or if he has not a permanent home available to him in either Party, he shall be deemed to be a resident only of the Party in which he has an habitual abode;
(c) if he has an habitual abode in both Parties or in neither of them, the competent authorities of the Contracting Parties shall settle the question by mutual agreement.
3. Where by reason of the provisions of paragraph 1 a person other than an individual is a resident of both Contracting Parties, then it shall be deemed to be a resident of a Contracting Party for the purposes of this Agreement by mutual agreement.
1. For the purposes of this Agreement, the term “permanent establishment” means a fixed place of business through which the business of an enterprise is wholly or partly carried on.
2. The term “permanent establishment” includes especially:
(a) a place of management;
(b) a branch;
(c) an office;
(d) a factory;
(e) a workshop;
(f) a warehouse, in relation to a person supplying storage facilities for others;
(g) a mine, an oil or gas well, a quarry or any other place of extraction of natural resources; and
(h) an installation structure, or equipment used for the exploration and exploitation of natural resources.
3. The term “permanent establishment” also encompasses:
(a) a building site, construction, assembly or installation project or supervisory activities in connection therewith, but only if such site, project or activities last more than six months;
(b) the furnishing of services, including consultancy services, by an enterprise of a Contracting Party through employees or other personnel engaged by the enterprise for such purpose, but only if activities of that nature continue (for the same or a connected project) within a Contracting Party for a period or periods aggregating more than 183 days within any twelve-month period.
4. Notwithstanding the preceding provisions of this Article, the term “permanent establishment” shall be deemed not to include:
(a) the use of facilities solely for the purpose of storage or display of goods or merchandise belonging to the enterprise;
(b) the maintenance of a stock of goods or merchandise belonging to the enterprise solely for the purpose of storage or display;
(c) the maintenance of a stock of goods or merchandise belonging to the enterprise solely for the purpose of processing by another enterprise;
(d) the maintenance of a fixed place of business solely for the purpose of purchasing goods or merchandise or of collecting information for the enterprise;
(e) the maintenance of a fixed place of business solely for the purpose of carrying on, for the enterprise, any other activity of a preparatory or auxiliary character;
(f) the maintenance of a fixed place of business solely for any combination of activities mentioned in sub-paragraphs (a) to (e), provided that the overall activity of the fixed place of business resulting from this combination is of a preparatory or auxiliary character.
5. Notwithstanding the provisions of paragraphs 1 and 2, where a person - other than an agent of an independent status to whom paragraph 6 applies - is acting in a Contracting Party on behalf of an enterprise of the other Contracting Party, that enterprise shall be deemed to have a permanent establishment in the first-mentioned Contracting Party in respect of any activities which that person undertakes for the enterprise, if such a person:
(a) has and habitually exercises in that Party an authority to conclude contracts in the name of the enterprise, unless the activities of such person are limited to those mentioned in paragraph 4 which, if exercised through a fixed place of business, would not make this fixed place of business a permanent establishment under the provisions of that paragraph; or
(b) has no such authority, but habitually maintains in the first-mentioned Party a stock of goods or merchandise from which he regularly delivers goods or merchandise on behalf of the enterprise.
6. An enterprise of a Contracting Party shall not be deemed to have a permanent establishment in the other Contracting Party merely because it carries on business in that other Contracting Party through a broker, general commission agent or any other agent of an independent status, provided that such persons are acting in the ordinary course of their business. However, when the activities of such an agent are devoted wholly or almost wholly on behalf of that enterprise, and conditions are made or imposed between that enterprise and the agent in their commercial and financial relations which differ from those which would have been made between independent enterprises, he will not be considered an agent of an independent status within the meaning of this paragraph.
7. The fact that a company which is a resident of a Contracting Party controls or is controlled by a company which is a resident of the other Contracting Party, or which carries on business in that other Contracting Party (whether through a permanent establishment or otherwise), shall not of itself constitute either company a permanent establishment of the other.
INCOME FROM IMMOVABLE PROPERTY
1. Income derived by a resident of a Contracting Party from immovable property (including income from agriculture or forestry) situated in the other Contracting Party may be taxed in that other Contracting Party.
2. The term “immovable property” shall have the meaning which it has under the law of the Contracting Party in which the property in question is situated. The term shall in any case include property accessory to immovable property, livestock and equipment used in agriculture and forestry, rights to which the provisions of general law respecting landed property apply, usufruct of immovable property and rights to variable or fixed payments as consideration for the working of, or the right to work, mineral deposits, sources and other natural resources; ships, boats and aircraft shall not be regarded as immovable property.
3. The provisions of paragraph 1 shall apply to income derived from the direct use, letting, or use in any other form of immovable property.
4. The provisions of paragraphs 1 and 3 shall also apply to the income from immovable property of an enterprise and to income from immovable property used for the performance of independent personal services.
1. The profits of an enterprise of a Contracting Party shall be taxable only in that Party unless the enterprise carries on business in the other Contracting Party through a permanent establishment situated therein. If the enterprise carries on business as aforesaid, the profits of the enterprise may be taxed in the other Contracting Party but only so much of them as is attributable to:
(a) that permanent establishment;
(b) sales in that other Contracting Party of goods or merchandise of the same or similar kind as those sold through that permanent establishment; or
(c) other business activities carried on in that other Contracting Party of the same or similar kind as those effected through that permanent establishment;
provided that (b) or (c) shall not apply where an enterprise is able to demonstrate that the sales or business activities were carried out for reasons other than obtaining treaty benefits.
2. Subject to the provisions of paragraph 3, where an enterprise of a Contracting Party carries on business in the other Contracting Party through a permanent establishment situated therein, there shall in each Contracting Party be attributed to that permanent establishment the profits which it might be expected to make if it were a distinct and separate enterprise engaged in the same or similar activities under the same or similar conditions and dealing wholly independently with the enterprise of which it is a permanent establishment.
3. In determining the profits of a permanent establishment, there shall be allowed as deductions expenses which are incurred for the purposes of the business of the permanent establishment, including executive and general administrative expenses so incurred, whether in the Party in which the permanent establishment is situated or elsewhere. However, no such deduction shall be allowed in respect of amounts, if any, paid (otherwise than towards reimbursement of actual expenses) by the permanent establishment to the head office of the enterprise or any of its other offices, by way of royalties, fees or other similar payments in return for the use of patents or other rights, or by way of commission, for specific services performed or for management, or, except in the case of a banking enterprise, by way of interest on moneys lent to the permanent establishment. Likewise, no account shall be taken, in the determination of the profits of a permanent establishment, for amounts charged (otherwise than towards reimbursement of actual expenses), by the permanent establishment to the head office of the enterprise or any of its other offices, by way of royalties, fees or other similar payments in return for the use of patents or other rights, or by way of commission for specific services performed or for management, or, except in the case of banking enterprise by way of interest on moneys lent to the head office of the enterprise or any of its other offices.
4. Insofar as it has been customary in a Contracting Party to determine the profits to be attributed to a permanent establishment on the basis of an apportionment of the total profits of the enterprise to its various parts, nothing in paragraph 2 shall preclude that Contracting Party from determining the profits to be taxed by such an apportionment as may be customary; the method of apportionment adopted shall, however, be such that the result shall be in accordance with the principles contained in this Article.
5. For the purposes of the preceding paragraphs, the profits to be attributed to the permanent establishment shall be determined by the same method year by year unless there is good and sufficient reason to the contrary.
6. Where profits include items of income which are dealt with separately in other Articles of this Agreement, then the provisions of those Articles shall not be affected by the provisions of this Article.
1. Profits of an enterprise which is a resident of a Contracting Party from the operation of ships or aircraft in international traffic shall be taxable only in that Party.
2. The provisions of paragraph 1 shall also apply to profits from the participation in a pool, a joint business or an international operating agency.
1. Where
(a) an enterprise of a Contracting Party participates directly or indirectly in the management, control or capital of an enterprise of the other Contracting Party, or
(b) the same persons participate directly or indirectly in the management, control or capital of an enterprise of a Contracting Party and an enterprise of the other Contracting Party,
and in either case conditions are made or imposed between the two enterprises in their commercial or financial relations which differ from those which would be made between independent enterprises, then any profits which would, but for those conditions, have accrued to one of the enterprises, but, by the reason of those conditions, have not so accrued, may be included in the profits of that enterprise and taxed accordingly.
2. Where a Contracting Party includes in the profits of an enterprise of that Party - and taxes accordingly - profits on which an enterprise of the other Contracting Party has been charged to tax in that other Party and the profits so included are profits which would have accrued to the enterprise of the first-mentioned Party if the conditions made between the two enterprises had been those which would have been made between independent enterprises, then that other Party shall make an appropriate adjustment to the amount of the tax charged therein on those profits. In determining such adjustment, due regard shall be had to the other provisions of this Agreement and the competent authorities of the Contracting Parties shall if necessary consult each other.
1. Dividends paid by a company which is a resident of a Contracting Party to a resident of the other Contracting Party may be taxed in that other Contracting Party.
2. However such dividends may also be taxed in the Contracting Party of which the company paying the dividends is a resident and according to the laws of that Party, but if the beneficial owner of the dividends is a resident of the other Contracting Party, the tax so charged shall not exceed 10 per cent of the gross amount of the dividends.
This paragraph shall not affect the taxation of the company in respect of the profits out of which the dividends are paid.
3. The term “dividends” as used in this Article means income from shares, mining shares, founders’ shares or other rights, not being debt-claims, participating in profits, as well as income from other corporate rights which is subjected to the same taxation treatment as income from shares by the laws of the Party of which the company making the distribution is a resident.
4. The provisions of paragraphs 1 and 2 shall not apply if the beneficial owner of the dividends, being a resident of a Contracting Party, carries on business in the other Contracting Party of which the company paying the dividends is a resident through a permanent establishment situated therein, or performs in that other Contracting Party independent personal services from a fixed base situated therein, and the holding in respect of which the dividends are paid is effectively connected with such permanent establishment or fixed base. In such case the provisions of Article 7 or Article 14, as the case may be, shall apply.
5. Where a company which is a resident of a Contracting Party derives profits or income from the other Contracting Party, that other Contracting Party may not impose any tax on the dividends paid by the company, except insofar as such dividends are paid to a resident of that other Contracting Party or insofar as the holding in respect of which the dividends are paid is effectively connected with a permanent establishment or a fixed base situated in that other Contracting Party, nor subject the company’s undistributed profits to a tax on the company’s undistributed profits, even if the dividends paid or the undistributed profits consist wholly or partly of profits or income arising in such other Contracting Party.
1. Interest arising in a Contracting Party and paid to a resident of the other Contracting Party may be taxed in that other Contracting Party.
2. However, such interest may also be taxed in the Contracting Party in which it arises and according to the laws of that Party, but if the beneficial owner of the interest is a resident of the other Contracting Party, the tax so charged shall not exceed 10 per cent of the gross amount of the interest.
3. Notwithstanding the provisions of paragraph 2 of this Article, interest arising in a Contracting Party is exempt from tax in that Party if it is received by the Government of the other Contracting Party or any other institutions wholly owned by the Government and mutually recognized by the competent authorities of both Parties.
4. The term “interest” as used in this Article means income from debt-claims of every kind, whether or not secured by mortgage, and whether or not carrying a right to participate in the debtor’s profits, and in particular, income from government securities and income from bonds or debentures, including premiums and prizes attaching to such securities, bonds or debentures. Penalty charges for late payment shall not be regarded as interest for the purpose of this Article.
5. The provisions of paragraphs 1, 2 and 3 shall not apply if the beneficial owner of the interest, being a resident of a Contracting Party, carries on business in the other Contracting Party in which the interest arises, through a permanent establishment situated therein, or performs in that other Contracting Party independent personal services from a fixed base situated therein and the debt-claim in respect of which the interest is paid is effectively connected with (a) such permanent establishment or fixed base, or with (b) business activities referred to in subparagraph (c) of paragraph 1 of Article 7. In such case the provisions of Article 7 or Article 14, as the case may be, shall apply.
6. Interest shall be deemed to arise in a Contracting Party when the payer is the Government itself or a resident of that Party. Where, however, the person paying the interest, whether he is a resident of a Contracting Party or not, has in a Contracting Party a permanent establishment or a fixed base in connection with which the indebtedness on which the interest is paid was incurred, and such interest is borne by such permanent establishment or fixed base, then such interest shall be deemed to arise in the Party in which the permanent establishment or fixed base is situated.
7. Where, by reason of a special relationship between the payer and the beneficial owner or between both of them and some other person, the amount of the interest, having regard to the debt-claim for which it is paid, exceeds the amount which would have been agreed upon by the payer and the beneficial owner in the absence of such relationship, the provisions of this Article shall apply only to the last-mentioned amount. In such case, the excess part of the payments shall remain taxable according to the laws of each Contracting Party, due regard being had to the other provisions of this Agreement.
1. Royalties arising in a Contracting Party and paid to a resident of the other Contracting Party may be taxed in that other Contracting Party.
2. However, such royalties may also be taxed in the Contracting Party in which they arise and according to the laws of that Party, but if the beneficial owner of the royalties is a resident of the other Contracting Party, the tax so charged shall not exceed 10 per cent of the gross amount of such royalties.
3. The term “royalties” as used in this Article means payments of any kind received as a consideration for the use of, or the right to use, any copyright of literary, artistic or scientific work including cinematograph films, or films or tapes used for radio or television broadcasting, any patent, trade mark, design or model, plan, secret formula or process, or for the use of, or the right to use, industrial, commercial or scientific equipment or for information concerning industrial, commercial or scientific experience.
4. The provisions of paragraphs 1 and 2 shall not apply if the beneficial owner of the royalties, being a resident of a Contracting Party, carries on business in the other Contracting Party in which the royalties arise, through a permanent establishment situated therein, or performs in that other Contracting Party independent personal services from a fixed base situated therein, and the right or property in respect of which the royalties are paid is effectively connected with (a) such permanent establishment or fixed base or with (b) business activities referred to in subparagraph (c) of paragraph of Article 7. In such case the provisions of Article 7 or Article 14, as the case may be, shall apply.
5. Royalties shall be deemed to arise in a Contracting Party when the payer is the Government itself or a resident of that Party. Where, however, the person paying the royalties, whether he is a resident of a Contracting Party or not, has in a Contracting Party a permanent establishment or fixed base in connection with which the liability to pay the royalties was incurred, and such royalties are borne by such permanent establishment or fixed base, then such royalties shall be deemed to arise in the Party in which the permanent establishment or fixed base is situated.
6. Where, by reason of a special relationship between the payer and the beneficial owner or between both of them and some other person, the amount of the royalties, having regard to the use, right or information for which they are paid, exceeds the amount which would have been agreed upon by the payer and the beneficial owner in the absence of such relationship, the provisions of this Article shall apply only to the last-mentioned amount. In such case, the excess part of the payments shall remain taxable according to the laws of each Contracting Party, due regard being had to the other provisions of this Agreement.
GAINS FROM THE ALIENATION OF PROPERTY
1. Gains derived by a resident of a Contracting Party from the alienation of immovable property referred to in Article 6 and situated in the other Contracting Party may be taxed in that other Party.
2. Gains from the alienation of movable property forming part of the business property of a permanent establishment which an enterprise of a Contracting Party has in the other Contracting Party or of movable property pertaining to a fixed base available to a resident of a Contracting Party in the other Contracting Party for the purpose of performing independent personal services, including such gains from the alienation of such a permanent establishment (alone or with the whole enterprise) or of such fixed base, may be taxed in that other Party.
3. Gains from the alienation of ships or aircraft operated by an enterprise which is a resident of a Contracting Party in international traffic or movable property pertaining to the operation of such ships, aircraft, shall be taxable only in that Contracting Party.
4. Gains from the alienation of shares of the capital stock of a company, or of an interest in a partnership, trust or estate, the property of which consist directly or indirectly principally of immovable property situated in the other Contracting Party, may be taxed in that other Party.
For the purposes of this paragraph, the term “principally” means, in relation to ownership of immovable property, the value of such immovable property exceeding 50 per cent of the aggregate value of all assets owned by the company, partnership, trust or estate.
5. Gain derived from the alienation of shares, other than the shares referred to in paragraph 4, of not less than 15 per cent of the entire shareholding of a company which is a resident of a Contracting Party may be taxed in that Contracting Party.
6. Gains from the alienation of any property other than that referred to in paragraphs 1, 2, 3, 4 and 5 shall be taxable only in the Contracting Party of which the alienator is a resident.
1. Income derived by an individual who is a resident of a Contracting Party in respect of professional services or other activities of an independent character shall be taxable only in that Party except in the following circumstances, when such income may also be taxed in the other Contracting Party:
(a) If he has a fixed base regularly available to him in the other Contracting Party for the purpose of performing his activities; in that case, only so much of the income as is attributable to that fixed base may be taxed in that other Contracting Party; or
(b) If his stay in the other Contracting Party is for a period or periods amounting to or exceeding in the aggregate 183 days within any twelve-month period commencing or ending in the fiscal year concerned; in that case, only so much of the income as is derived from his activities performed in that other Contracting Party may be taxed in that other Contracting Party.
2. The term “professional services” includes especially independent scientific, literary, artistic, educational or teaching activities as well as the independent activities of physicians, lawyers, engineers, architects, dentists and accountants.
1. Subject to the provisions of Articles 16, 18, 19 and 20, salaries, wages and other similar remuneration derived by a resident of a Contracting Party in respect of an employment shall be taxable only in that Party unless the employment is exercised in the other Contracting Party. If the employment is so exercised, such remuneration as is derived therefrom may be taxed in that other Contracting Party.
2. Notwithstanding the provisions of paragraph 1, remuneration derived by a resident of a Contracting Party in respect of an employment exercised in the other Contracting Party shall be taxable only in the first-mentioned Party if:
(a) the recipient is present in the other Contracting Party for a period or periods not exceeding in the aggregate 183 days in any twelve-month period commencing or ending in the fiscal year concerned; and
(b) the remuneration is paid by, or on behalf of, an employer who is not a resident of the other Party; and
(c) the remuneration is not borne by a permanent establishment or a fixed base which the employer has in the other Party.
3. Notwithstanding the preceding provisions of this Article, remuneration derived in respect of an employment exercised aboard a ship or aircraft operated in international traffic by an enterprise which is a resident of a Contracting Party shall be taxable only in that Party.
Directors’ fees and other similar payments derived by a resident of a Contracting Party in his capacity as a member of the Board of Directors of a company which is a resident of the other Contracting Party may be taxed in that other Contracting Party.
1. Notwithstanding the provisions of Articles 14 and 15, income derived by a resident of a Contracting Party as an entertainer, such as a theater, motion picture, radio or television artiste, or a musician, or as a sportsman, from his personal activities as such exercised in the other Contracting Party, may be taxed in that other Contracting Party.
2. Where income in respect of personal activities exercised by an entertainer or a sportsman in his capacity as such accrues not to the entertainer or sportsman himself but to another person, that income may, notwithstanding the provisions of Articles 7, 14 and 15, be taxed in the Contracting Party in which the activities of the entertainer or sportsman are exercised.
3. Notwithstanding the provisions of paragraphs 1 and 2, income derived by entertainers or sportsmen who are residents of a Contracting Party from activities in the other Contracting Party under a plan of cultural exchange between the Governments of both Contracting Parties shall be exempt from tax in that other Contracting Party.
PENSIONS AND SOCIAL SECURITY PAYMENTS
1. Subject to the provisions of paragraph 2 of Article 19, pensions and other similar remuneration (including lump sum payments), paid to a resident of a Contracting Party in consideration of past employment shall be taxable only in that Party.
2. Notwithstanding the provisions of paragraph 1, pensions and other payments (including lump sum payments) made under a pension or retirement scheme which is:
(a) a public scheme which is part of the social security system of a Contracting Party; or
(b) an arrangement in which individuals may participate to secure retirement benefits and which is recognised for tax purpose in a Contracting Party,
shall be taxable only in that Contracting Party.
1. (a) Salaries, wages and other similar remunerations, other than a pension, paid by a Contracting Party or the Government thereof to an individual in respect of services rendered to that Party or the Government thereof shall be taxable only in that Party.
(b) However, such salaries, wages and other similar remunerations shall be taxable only in the other Contracting Party if the services are rendered in that Contracting Party and the individual is a resident of that Contracting Party who:
(i) in the case of Viet Nam, is a national therein, and in the case of Macao, is treated as a resident in accordance with the Basic Law of Macao; or
(ii) did not become a resident of that Contracting Party solely for the purpose of rendering the services.
2. (a) Any pension and other similar remuneration (including lump sum payments) paid by, or out of funds created by, a Contracting Party or the Government thereof to an individual in respect of services rendered to that Party or the Government shall be taxable only in that Party.
(b) However, such pension and other similar remuneration, (including lump sum payments) shall be taxable only in the other Contracting Party if the individual is a resident of that other Contracting Party and in the case of Viet Nam, is a national therein, and in the case of Macao, is treated as a resident in accordance with the Basic Law of Macao.
3. The provisions of Articles 15, 16, 17, and 18 shall apply to salaries, wages, pensions and other similar remuneration (including lump sum payments) in respect of services rendered in connection with a business carried on by the Government of a Contracting Party.
Payments which a student or business apprentice who is or was immediately before visiting a Contracting Party a resident of the other Contracting Party and who is present in the first-mentioned Party solely for the purpose of his education or training receives for the purpose of his maintenance, education or training shall not be taxed in that Party provided that such payment derived from sources outside for the purpose of his maintenance, education, study or training; and
Notwithstanding the provisions of Articles 15, remuneration for services rendered by a student or business apprentice mentioned in the preceding paragraph in a Contracting Party shall not be taxed in that Party, provided that such services are in connection with his education, study or training.
1. Items of income of a resident of a Contracting Party, wherever arising, not dealt with in the foregoing Articles of this Agreement shall be taxable only in that Party.
2. The provisions of paragraph 1 shall not apply to the income, other than income from immovable property as defined in paragraph 2 of Article 6, if the recipient of such income, being a resident of a Contracting Party, carries on business in the other Contracting Party through a permanent establishment situated therein, or performs in that other Party independent personal services from a fixed base situated therein, and the right or property in respect of which the income is paid is effectively connected with such permanent establishment or fixed base. In such case the provisions of Article 7 or Article 14, as the case may be, shall apply.
3. Notwithstanding the provisions of paragraphs 1 and 2, items of income of a resident not dealt with in the foregoing Articles of this Agreement derived by a resident of a Contracting Party from sources in the other Contracting Party may also be taxed in that other Party, and according to the laws of that other Party.
METHODS FOR ELIMINATION OF DOUBLE TAXATION
1. In Viet Nam, double taxation shall be eliminated as follows:
(a) Where a resident of Viet Nam derives income or owns assets, profits or gains which under the law of Macao and in accordance with this Agreement may be taxed in Macao, Viet Nam shall allow as a credit against its tax on the income an amount equal to the tax paid in Macao. The amount of credit, however, shall not exceed the amount of the Vietnamese tax on that income, profits or gains computed in accordance with the taxation laws and regulations of Viet Nam;
(b) Where a resident of Viet Nam derives income or owns assets which in accordance with any provision of the Agreement are taxable only in Macao, Viet Nam may nevertheless, in calculating the amount of tax on the remaining income of such resident in Viet Nam, take into account the exempted income.
2. In Macao, double taxation shall be eliminated as follows:
(a) Where the income derived by a resident of Macao shall be taxable in Viet Nam in accordance with the provisions of this Agreement, except where the provisions of paragraph (b) apply, the amount of income shall be exempted from tax in Macao;
(b) Where the income derived by a resident of Macao shall be taxable in Viet Nam in accordance with the provisions of Articles 10, 11 and 12, the amount of tax paid in Viet Nam in respect of that income shall be allowed as a credit against Macao tax imposed on that resident. The amount of credit, however, shall not exceed the amount of Macao tax payable in respect of the taxable income computed by Macao.
3. For the purposes of this Article, the income tax paid in a Contracting Party, shall be deemed to include any amount of tax which would have been payable for any year but for an exemption from or a reduction of tax granted for that year or any part thereof as a result of the application of the provisions of the law of that Contracting Party designed to extend time limited tax incentives to promote foreign investment for development purpose. The provisions of this paragraph shall only apply for a period of 10 years from the day on which the Agreement comes into effect.
4. Where a company which is a resident of a Contracting Party pays dividends to a company which is a resident of the other Contracting Party and the latter company, directly or indirectly, controls not less than 10 per cent of the shares of the company which pays the dividends, the credit that the company which is a resident of that other Party is entitled to shall include the tax paid by the company which pays the dividends in respect of the profits from which such dividends are derived (but not exceeding the appropriate portion of profits incidental to the derivation of such dividends).
1. Persons who are nationals of Viet Nam, or in the case of Macao are residents (as defined in accordance with its Basic Law or otherwise are incorporated or constituted therein), shall not be subjected in the other Contracting Party to any taxation or any requirement connected therewith which is other or more burdensome than the taxation and connected requirements to which nationals of Viet Nam or residents of Macao (as defined in accordance with its Basic Law or otherwise are incorporated or constituted therein) which are in the same circumstances, in particular with respect to residence, are or may be subjected.
2. The taxation on a permanent establishment which an enterprise of a Contracting Party has in the other Contracting Party shall not be less favourably levied in that other Contracting Party than the taxation levied on enterprises of that other Contracting Party carrying on the same activities.
3. Except where the provisions of paragraph 1 of Article 9, paragraph 7 of Article 11, paragraph 6 of Article 12, apply, interest, royalties, and other disbursements paid by an enterprise of a Contracting Party to a resident of the other Contracting Party shall, for the purpose of determining the taxable profits of such enterprise, be deductible under the same conditions as if they had been paid to a resident of the first-mentioned Party.
4. Enterprises of a Contracting Party, the capital of which is wholly or partly owned or controlled, directly or indirectly by one or more residents of the other Contracting Party, shall not be subjected in the first-mentioned Party to any taxation or any requirement connected therewith which is other or more burdensome than the taxation and connected requirements to which other similar enterprises of the first-mentioned Party are or may be subjected.
5. Nothing contained in this Article shall be construed as obliging either Contracting Party to grant to residents in that Party any of the personal allowances, reliefs and reductions for tax purposes due to civil obligations or family duties granted by that Party to its own residents.
6. The provisions of this Article shall apply only to the taxes covered in this Agreement.
1. Where a person who is a resident of a Contracting Parties considers that the actions of the competent authority of one or both of the Contracting Parties result or will result for him in taxation not in accordance with the provisions of this Agreement, he may, irrespective of the remedies provided by the internal law of those Parties, present his case to the competent authority of the Contracting Parties of which that person is a resident. The case must be presented within three years from the first notification of the action resulting in taxation not in accordance with the provisions of the Agreement.
2. The competent authority shall endeavour, if the objection appears to it to be justified and if it is not itself able to arrive at a satisfactory solution, to resolve the case by mutual agreement with the competent authority of the other Contracting Party, with a view to the avoidance of taxation which is not in accordance with this Agreement. Any agreement reached shall be implemented notwithstanding any time limits in the internal law of the Contracting Parties.
3. The competent authorities of the Contracting Parties shall endeavor to resolve by mutual agreement any difficulties or doubts arising as to the interpretation or application of the Agreement. They may also consult together for the elimination of double taxation in cases not provided for in the Agreement.
4. The competent authorities of the Contracting Parties may communicate with each other directly for the purpose of reaching an agreement in the sense of the preceding paragraphs.
1. The competent authorities of the Contracting Parties shall exchange such information as is foreseeably relevant for carrying out the provisions of this Agreement or to the administration or enforcement of the internal laws concerning taxes of every kind and description imposed on behalf of the Contracting Parties or the Governments thereof, insofar as the taxation thereunder is not contrary to the Agreement The exchange of information is not restricted by Articles 1 and 2.
2. Any information received under paragraph 1 by a Contracting Party shall be treated as secret in the same manner as information obtained under the internal laws of that Party and shall be disclosed only to persons or authorities (including courts and administrative bodies) concerned with the assessment or collection of, the enforcement or prosecution in respect of, the determination of appeals in relation to the taxes referred to in paragraph 1, or the oversight of the above. Such persons or authorities shall use the information only for such purposes. They may disclose the information in public court proceedings or in judicial decisions.
3. In no case shall the provisions of paragraph 1 and paragraph 2 be construed so as to impose on a Contracting Party the obligation:
(a) to carry out administrative measures at variance with the laws and administrative practice of that or of the other Contracting Party;
(b) to supply information which is not obtainable under the laws or in the normal course of the administration of that or of the other Contracting Party;
(c) to supply information which would disclose any trade, business, industrial, commercial or professional secret or trade process, or information, the disclosure of which would be contrary to public policy.
4. If information is requested by a Contracting Party in accordance with this Article, the other Contracting Party shall use its information gathering measures to obtain the requested information, even though that other Party may not need such information for its own tax purposes. The obligation contained in the preceding sentence is subject to the limitations of paragraph 3 but in no case shall such limitations be construed to permit a Contracting Party to decline to supply information solely because it has no internal interest in such information.
5. In no case shall the provisions of paragraph 3 be construed to permit a Contracting Party to decline to supply information solely because the information is held by a bank, other financial institution, nominee or person acting in an agency or a fiduciary capacity or because it relates to ownership interest in a person.
MEMBERS OF GOVERNMENT MISSIONS
Nothing in this Agreement shall affect the fiscal privileges of members of Government missions, including consular posts, under the general rules of international law or under the provisions of special agreements.
1. Each Contracting Party shall notify the other in writing the completion of the procedures required by its legislation for the entry into force of this Agreement. This Agreement shall enter into force on the date received the later of these notifications.
2. This Agreement shall have effect:
(a) in respect of taxes withheld at source, in relation to taxable amounts as derived on or after the first day of January following the calendar year in which the Agreement enters into force, and in subsequent calendar years; and
(b) in respect of other taxes, in relation to income, profits or gains arising on or after the first day of January following the calendar year in which the Agreement enters into force, and in subsequent calendar years.
This Agreement shall remain in force until terminated by one of the Contracting Parties. Either Contracting Party may terminate the Agreement, by giving to the other Contracting Party, written notice of termination at least six months before the end of any calendar year beginning after the expiry of five years from the date of entry into force of the Agreement. In such event, the Agreement shall cease to have effect in both Contracting Parties:
(a) in respect of taxes withheld at source, in relation to taxable amounts as derived on or after the first day of January following the calendar year in which the notice of termination has been received, and in subsequent calendar years; and
(b) in respect of other taxes, in relation to income, profits or gains arising on or after the first day of January following the calendar year in which the notice of termination has been received, and in subsequent calendar years.
IN WITNESS WHEREOF the undersigned, duly authorized thereto have signed this Agreement.
DONE in duplicate at Macao this 16th day of April of the year two thousand and eighteen in the Vietnamese, Chinese, Portuguese and English languages, all texts being equally authentic. In case of divergence of interpretation, the English text shall prevail.
FOR THE GOVERNMENT OF | FOR THE GOVERNMENT OF |
- 1Thông báo 05/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Pa-na-ma
- 2Thông báo 10/2017/TB-LPQT hiệu lực Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Ấn Độ
- 3Thông báo 33/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định và Nghị định thư của Hiệp định về Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Lát-vi-a
- 4Thông báo 05/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ét-xtô-ni-a
- 5Thông báo 36/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Crô-a-ti-a
- 6Thông báo 08/2024/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, được sửa đổi bởi Nghị định thư sửa đổi Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế do Bộ Ngoại giao ban hành
- 1Luật điều ước quốc tế 2016
- 2Thông báo 05/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Pa-na-ma
- 3Thông báo 10/2017/TB-LPQT hiệu lực Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Ấn Độ
- 4Thông báo 33/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định và Nghị định thư của Hiệp định về Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Lát-vi-a
- 5Thông báo 05/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ét-xtô-ni-a
- 6Thông báo 36/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Crô-a-ti-a
- 7Thông báo 08/2024/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, được sửa đổi bởi Nghị định thư sửa đổi Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế do Bộ Ngoại giao ban hành
Thông báo 51/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ma-cao của Trung Hoa
- Số hiệu: 51/2018/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 16/04/2018
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Ma-cao
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Leong Vai Tac
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 83 đến số 84
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra