Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4914/TB-BNN-VP | Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2013 |
Ngày 27 tháng 9 năm 2013, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan: Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương.
Sau khi nghe báo cáo tóm tắt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hướng dẫn triển khai thực hiện tại địa phương; báo cáo tham luận của các đơn vị thuộc Bộ và một số địa phương về định hướng tái cơ cấu cho từng lĩnh vực cụ thể của ngành và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tại các đơn vị, địa phương; ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:
Chính phủ đã xác định thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp là ưu tiên trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
Đề án của các địa phương, đơn vị phải bám sát tư tưởng, cách tiếp cận mục tiêu nhiệm vụ được nêu trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng tới mục tiêu chính là nâng cao nhanh hơn thu nhập của nông dân, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Trong quá trình xây dựng đề án, cần lưu ý, không chạy theo thành tích số lượng mà chú trọng đến hiệu quả kinh tế, thu nhập của người dân, doanh nghiệp và quốc gia một cách bền vững và công bằng; tiếp tục nghiên cứu, triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhưng cũng không được gượng ép; chú trọng phát triển chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi huyện chọn ra 2-4 cây con chủ lực, mỗi xã chọn 2-3 cây con chủ lực để ưu tiên phát triển. Các cây con lựa chọn (nhất là với cây trồng hàng năm) không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo nhu cầu của thị trường.
Trên cơ sở lựa chọn sản phẩm chủ lực, cần điều chỉnh chính sách và các giải pháp đồng bộ để triển khai thực hiện hiệu quả.
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì, mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hàng hóa; mặt khác, phải có chính sách để đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại đối với nông, lâm, thủy sản.
- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách về đất đai. Trước mắt, sẽ khẩn trương rà soát, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 42/2012/NĐ-CP và khẩn trương xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng đất lúa.
- Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, nhưng phải phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về tín dụng nông nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn tín dụng; khuyến khích các cơ quan, đơn vị và địa phương hình thành các chương trình tín dụng để triển khai các nội dung chính của Đề án Tái cơ cấu đã được phê duyệt.
9. Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương tăng cường các biện pháp kịp thời phát hiện và ngăn chặn những loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường;
- Tiếp tục triển khai các Chương trình giám sát an toàn thực phẩm; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản về đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai "mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn" và tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng;
- Tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành liên quan để quản lý chặt chẽ chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo niềm tin của người dân.
10. Về các kiến nghị của địa phương, đơn vị:
- Về cơ chế chính sách: Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi các chính sách liên quan đến ngành nông nghiệp như: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010; Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010; đồng thời, Bộ đang dự thảo Nghị định về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản;...
- Về tổ chức thực hiện: tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình phải triển khai từng bước, không nóng vội. Các địa phương, đơn vị cần tiến hành xây dựng và tổ chức tổng kết các mô hình để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.
Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH năm 2013 triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 2169/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi Danh mục nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 kèm theo Quyết định 160/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 4203/BNN-KH năm 2013 báo cáo tình hình triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 526/QĐ-TCTL-KHTC năm 2013 về Kế hoạch hành động của Tổng cục Thủy lợi thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"
- 8Thông báo 16/TB-VPCP năm 2014 ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Thông báo 245/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội thảo quốc gia thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Thông báo 10585/TB-BNN-VP năm 2014 kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội nghị khoa học và công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- 1Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 3Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 4Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH năm 2013 triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 2169/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi Danh mục nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 kèm theo Quyết định 160/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 4203/BNN-KH năm 2013 báo cáo tình hình triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 526/QĐ-TCTL-KHTC năm 2013 về Kế hoạch hành động của Tổng cục Thủy lợi thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"
- 11Thông báo 16/TB-VPCP năm 2014 ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Thông báo 245/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội thảo quốc gia thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Thông báo 10585/TB-BNN-VP năm 2014 kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội nghị khoa học và công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Thông báo 4914/TB-BNN-VP năm 2013 kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 4914/TB-BNN-VP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 23/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra