- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 3Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1303/QĐ-TTg năm 2017 Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2020 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG TẠI CUỘC HỌP ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2019 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2020
Ngày 15 tháng 01 năm 2020, tại Trụ sở Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đã chủ trì cuộc họp đánh giá công tác ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020. Tham dự cuộc họp có Đồng chí Chuẩn Đô đốc Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các Thành viên Ủy ban cùng đại diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và một số Bộ, ngành liên quan.
Sau khi nghe Đồng chí Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn báo cáo, đánh giá kết quả công tác chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, ý kiến của Đồng chí Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận như sau:
1. Đánh giá cao và biểu dương tinh thần, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các Thành viên Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn. Đặc biệt, biểu dương Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã làm tốt vai trò tham mưu, chủ động điều phối, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện tốt các chỉ thị, công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, luôn sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” giúp Ủy ban chỉ đạo, thực hiện hiệu quả nhiều việc đột xuất, quan trọng. Năm 2019 xảy ra nhiều vụ việc, sự cố phức tạp, nhưng do có sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự cố gắng tích cực, chủ động trong điều hành ứng phó của Lãnh đạo và các Thành viên Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và sự phối hợp thực hiện nghiêm túc của các Bộ, ngành địa phương, các cơ quan, đơn vị, nhất là vai trò của lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong đó lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ là nòng cốt, cùng với sự vào cuộc với trách nhiệm rất cao của người dân nên đã giảm thiểu rất lớn thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.
2. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần tiếp tục được khắc phục, vượt qua để đảm bảo yêu cầu cao nhất là bảo vệ được tính mạng, tài sản của người dân, cụ thể là: Có nơi dự kiến chưa hết phương án ứng phó trước và sau bão nên dẫn đến bị động, lúng túng việc tổ chức sơ tán nhân dân ở các vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân còn lớn; công tác chỉ đạo, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn có lúc, có nơi còn chủ quan, bị động, bất ngờ; công tác giáo dục, tuyên truyền về ứng phó sự cố, thiên tai trong thời gian qua tuy đã được quan tâm, chú trọng hơn, song nhận thức tại một số nơi và người dân chưa đầy đủ, vẫn còn biểu hiện chủ quan, đơn giản; thiệt hại do thiên tai còn lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng của người dân khi xảy ra mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất do thiếu quyết liệt, chủ quan không sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm thiên tai; công tác phối hợp giữa các lực lượng, các địa phương có lúc chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả; công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã có nhiều cố gắng nhưng chưa theo kịp diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp; việc kiểm tra, quản lý tàu thuyền của ngư dân hoạt động trên biển chưa được chặt chẽ, chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ đội, tàu thuyền hoạt động trên biển trong công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn; việc sắp xếp nơi neo đậu tàu thuyền còn bất cập, kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú bão chưa được triệt để, còn một số phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng của bão dẫn đến sự cố chìm tàu; công tác bảo đảm an toàn cho vùng hạ du các hồ, đập thủy lợi, thủy điện chưa được quan tâm đúng mức, một số hồ, đập còn xảy ra sự cố, đe dọa đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và người dân; công tác dự phòng trang bị, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu “4 tại chỗ” tại một số địa bàn nằm trong vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt khi có nhiều tình huống xảy ra trong cùng một thời điểm; ngân sách bảo đảm mua sắm phương tiện, trang bị chuyên dùng phục vụ công tác ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn còn hạn hẹp; duy trì chế độ ứng trực, theo dõi nắm tình hình và thực hiện chế độ báo cáo vụ việc, sự cố theo phân cấp của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp cơ sở có lúc chưa kịp thời, thiếu chính xác khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó và khắc phục hậu quả; công tác phối hợp, tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, phòng cháy rừng còn hạn chế, vẫn xảy ra một số vụ cháy rừng do người dân đốt nương, làm rẫy làm thiệt hại nghiêm trọng về tài nguyên rừng và tính mạng của người dân; việc cung cấp và báo cáo thông tin cứu nạn còn chậm; tổ chức lực lượng cứu nạn khi có tình huống sự cố, thiên tai, cháy nổ xảy ra chưa kịp thời dẫn đến cơ hội cứu sống người chưa cao.
3. Năm 2020, dự báo tình hình thời tiết, khí hậu tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; thời tiết trên biển, vùng ven bờ tiếp tục có khả năng diễn biến phức tạp, các hoạt động sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trên các vùng miền cả nước ngày càng đẩy mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn, sự cố. Để chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2020, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây để chủ động, không bị bất ngờ khi có sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai.
- Rà soát, bổ sung hoàn thiện các tình huống, kế hoạch ứng phó về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phòng chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão không để bị động, bất ngờ sẵn sàng ứng có hiệu quả các tình huống; rà soát, đánh giá chất lượng các công trình dân dụng, công nghiệp, dịch vụ bảo đảm an toàn kết cấu, phòng cháy chữa cháy, môi trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức nâng cao kỹ năng ứng phó bão, lũ, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, đá, phòng chống đuối nước ...vv đến mọi người dân nhằm nâng cao khả năng tự phòng, tránh.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống sự cố, thiên tai, thảm họa và cứu hộ, cứu nạn; tăng cường hợp tác quốc tế và học tập kinh nghiệm của các nước trong thực hiện nhiệm vụ dự báo, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống sự cố, thiên tai, thảm họa và cứu hộ, cứu nạn; chủ động trao đổi thông tin và phối hợp chặt với các nước để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống sự cố, thiên tai, thảm họa và cứu hộ, cứu nạn xảy ra trên các vùng biển quốc tế cũng như trên lãnh thổ Việt Nam.
- Duy trì tốt các chế độ ứng trực về lực lượng và phương tiện để sẵn sàng cơ động ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, nhất là ở các địa bàn trọng điểm; phối hợp tốt giữa các cơ quan, đặc biệt là giữa Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; khi xảy ra sự cố phải khắc phục nhanh để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của người dân và nhà nước.
- Kiện toàn cơ quan chỉ đạo, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.
- Bộ Quốc phòng: Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhất là cơ quan quân sự địa phương làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện theo phương châm: “4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó, xử lý, khắc phục các tình huống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn xảy ra; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn chuyên trách, kiêm nhiệm nhất là đối với các đơn vị làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển, sự cố hóa chất độc xạ, sinh học; xây dựng Chiến lược Quốc gia về phòng thủ dân sự và Kế hoạch phòng thủ dân sự Quốc gia; xây dựng Chương trình nghiên cứu ứng dụng và huy động nguồn lực khoa học công nghệ vào lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực động đất, sóng thần.
- Bộ Công an: Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho người dân; sẵn sàng ứng phó có hiệu quả khi xảy ra cháy ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, nâng cao hiệu quả ứng cứu kịp thời người dân trong các vụ cháy; chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, bão, lũ lụt, sự cố vỡ đê, hồ đập; động đất, sóng thần và sự cố cháy rừng và tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; có phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân và đảm bảo an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố, thiên tai, khu vực sơ tán của người dân.
- Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tập trung chỉ đạo, kiểm tra và triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, di dời dân khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển; tăng cường công tác kiểm tra công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, khu neo đậu tránh, trú bão tại các địa phương khi có bão, áp thấp nhiệt đới; thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu cá, quản lý thuyền viên tàu cá; tổ chức tập huấn cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước khi tham gia hoạt động đánh bắt trên biển nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản trên biển khi có bão, áp thấp nhiệt đới; chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch cấp Quốc gia về ứng phó sự cố vỡ đê, hồ, đập, sự cố cháy rừng; bão, áp thấp, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các loại hình thiên tai khác quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ.
- Bộ Giao thông Vận tải: Tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn kịp thời khi có sự cố tai nạn tàu, thuyền xảy ra trên sông, trên biển và tìm kiếm ngư dân bị nạn; chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan kiểm tra chặt chẽ chuẩn bị khu vực neo đậu, trú ẩn cho các tàu thuyền vận tải cỡ lớn khi có bão, áp thấp nhiệt đới; đầu tư kinh phí đóng tàu tìm kiếm cứu nạn xa bờ, hoạt động dài ngày trên biển và có khả năng chịu sóng gió cao; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung theo quy định của pháp luật về miễn thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ đối với các phương tiện tham gia giao thông mang cờ hiệu, biển hiệu tìm kiếm cứu nạn khi làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ; chỉ đạo cơ quan chức năng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng hoạt động trên biển về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
- Bộ Công Thương: Chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy điện và các công trình hồ, đập; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chủ hồ chứa ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc, dự báo nguồn nước và tính toán vận hành hồ, phối hợp với các cơ quan liên quan vận hành hồ chứa nước thủy điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối; đảm bảo an toàn hệ thống điện trong mùa mưa lũ, không để mất điện kéo dài tại khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai; phối hợp giữa chính quyền địa phương với các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong quá trình điều tiết, xả lũ đúng quy định, không để nguy cơ vỡ đê gây ngập lụt thiệt hại tài sản, hoa màu của Nhân dân; tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất khai thác khoáng sản, hóa chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo và hướng dẫn việc xử lý, ứng phó các sự cố: cháy nổ, sập đổ hầm lò, cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn khí, khu chế xuất lọc dầu và các nhà máy điện khí; tổ chức ứng phó, xử lý sự cố tràn dầu, rò rỉ bức xạ hạt nhân; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trước mùa mưa bão hàng năm có kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt, cô lập, vùng thường xuyên bị ngập úng kéo dài; nghiên cứu, tham mưu đề xuất việc di chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh có chứa hóa chất độc xạ ra khỏi khu vực đông dân cư và tăng cường công tác quản lý các hoạt động liên quan đến bức xạ, hạt nhân; hướng dẫn các địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố theo quy định.
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương kết nối, chia sẻ dữ liệu phần mềm ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để phối hợp, theo dõi chỉ đạo.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, đảm bảo kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giúp người dân chủ động phòng ngừa, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát quy trình vận hành hồ chứa, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể và chính quyền địa phương, hướng dẫn cụ thể rõ ràng, không để lúng túng vận hành hồ chứa nước.
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu, xây dựng các công trình, đề tài khoa học công nghệ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; tập trung nghiên cứu các giải pháp phòng chống lũ quét, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc, sạt lở ven biển, ven sông ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; tập trung đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo trong phòng chống thiên tai; chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ thuộc các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp tỉnh, phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; tăng cường công tác quản lý các hoạt động liên quan đến bức xạ, hạt nhân.
- Bộ Xây dựng: Tập trung chỉ đạo công tác kiểm tra rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy hoạch thoát nước trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, khắc phục tình trạng ngập úng tại các đô thị khi mưa lớn; chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn đứng chân chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; quy hoạch, bố trí lại các khu dân cư ở vùng lũ ống, lũ quyết, sạt lở đất ra nơi an toàn.
- Bộ Y tế: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng chủ động bố trí cơ số dự phòng, lực lượng, phương tiện để cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn khi xảy ra các tình huống sự cố; phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương sẵn sàng cấp cứu, điều trị người bị nạn; phối hợp ứng phó, xử lý sự cố rò rỉ, tán phát hóa chất độc, bức xạ hạt nhân.
- Bộ Ngoại giao: Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan đề nghị các nước, tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với người, phương tiện bị nạn trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn do Việt Nam đảm nhiệm; hỗ trợ thủ tục đối ngoại cần thiết để đưa người, phương tiện bị nạn trên biển sớm về nước an toàn.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng cường các biện pháp, hướng dẫn, cảnh báo người dân và khách du lịch phòng trách những nơi nguy hiểm, có nguy cơ mất an toàn để bảo đảm an toàn cho du khách đến du lịch.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo việc quy hoạch, xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc điểm thiên tai từng vùng, địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu tại một số vùng thường xảy ra thiên tai, bảo đảm an toàn giúp nhân dân tránh trú, cất giữ tài sản khi có thiên tai, thảm họa xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; tăng cường phổ biến và nâng cao kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh.
- Bộ Tài chính: Chỉ đạo tổng hợp và bố trí dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước để chi cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn kịp thời đề xuất với Chính phủ xuất cấp trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các bộ, ngành và địa phương.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ đạo tổng hợp nhu cầu và xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm nguồn ngân sách nhà nước của các bộ, ngành và địa phương bảo đảm cho lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; dự toán bảo đảm ngân sách di dời dân khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, công trình đê điều, hồ đập cần xử lý khẩn cấp do không bảo đảm an toàn.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nắm chắc tình hình thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra, đề xuất việc xuất cấp lương thực dự trữ khi cần thiết, bảo đảm cho người dân các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai không bị thiếu đói; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách trợ giúp đối tượng trực tiếp chịu hậu quả của các sự cố, thiên tai và phối hợp thực hiện chế độ, chính sách với người tham gia làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi bị tai nạn, ốm đau.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam chỉ đạo các cơ quan Thông tấn báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng tránh, ứng phó, sự cố, thiên tai; kịp thời đưa tin về diễn biến tình hình thời tiết nguy hiểm để cộng đồng biết phòng tránh và ứng phó; chỉ đạo hệ thống Đài thông tin Duyên Hải Việt Nam tiếp nhận và phát quảng bá chính xác, kịp thời, đủ tần suất, phủ sóng rộng rãi các tin về cảnh báo khí tượng, dự báo thời tiết biển và các thông tin tìm kiếm cứu nạn; phối hợp xây dựng mạng thông tin liên lạc thông báo giữa các đài quan sát, trạm quan sát với cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn các cấp.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan truyền thông: Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó thiên tai như: Cách chằng chống nhà cho các khu vực thường chịu ảnh hưởng của bão; xử lý nước sạch bằng phương pháp mới sau lũ, những kiến thức nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về công tác phòng, tránh ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống đuối nước cho học sinh; kịp thời nêu gương, các điển hình tiên tiến trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, công điện chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Nghị định của Chính phủ về: Tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; chủ động phối hợp hiệp đồng với các lực lượng chức năng trên địa bàn; rà soát, bổ sung các kế hoạch, phương án; sẵn sàng phương án và chủ động sơ tán nhân dân ở vùng trọng điểm bão, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá; hướng dẫn người dân thu hoạch sớm hoa màu,thủy, hải sản, di dời lồng bè khi có bão, áp thấp nhiệt đới; kiên quyết di dời dân sơ tán đến nơi an toàn; hướng dẫn chằng chống nhà cửa; bảo vệ khu vực sơ tán; chuẩn bị thật đầy đủ, lực lượng, phương tiện, vật tư; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tuyên truyền cho người dân nắm được các nội dung, biện pháp phòng tránh thiên tai; đối với ngư dân đi đánh bắt cá xa bờ phải đi theo tổ đội, mở hệ thống thông tin vệ tinh MOVIMAR, trang bị túi cứu thương bảo đảm công tác sơ cứu ban đầu khi gặp tai nạn, sự cố xảy ra; quan tâm đầu tư ngân sách mua sắm, trang bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, thành lập các tổ, đội kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan Thường trực rà soát, hoàn thiện kịch bản phương án huy động lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và cứu hộ, cứu nạn; chủ động luyện tập Kế hoạch ứng phó với 12 tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nắm chắc tình hình báo cáo kịp thời Chủ tịch Ủy ban và phối hợp tốt các bộ, ngành tham mưu, chỉ đạo xử lý hiệu quả mọi tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo các đơn vị tìm kiếm cứu nạn kiêm nhiệm thuộc Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng Trạm phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn gắn với khu Hậu cần nghề cá tại đảo Đá Tây A quần đảo Trường Sa; tiếp tục đầu tư trang thiết bị, nâng cấp Trung tâm Quốc gia điều hành ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; triển khai thực hiện hiệu quả các dự án mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là phương tiện, trang bị ứng phó sự cố tràn dầu, cứu hộ sập công trình ngầm, sự cố hóa chất; trang bị chuyên dùng ứng cứu, sự cố, công trình ngầm, xe chữa cháy và phương tiện chữa cháy nhà cao tầng; xây dựng mẫu và quy định trang phục cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
- Các thành viên Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn nêu cao hơn nữa vai trò trách nhiệm, theo dõi sát sao, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên các nhiệm vụ theo nhiệm vụ đã phân công tại Quyết định số 1303/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ủy ban.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Quyết định 1304/QĐ-TTg năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Nghị định quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2054/QĐ-TTg năm 2017 về đổi tên "Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn" thành "Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quy định 55/QyĐ-UBQGTKCN năm 2018 về quản lý, phát hành và cấp cờ hiệu, biển hiệu ưu tiên đối với phương tiện làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 4Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ban hành
- 5Quyết định 216/QĐ-UBQGƯPSCTT&TKCN năm 2020 Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia về tai nạn tàu bay dân dụng do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 6Công điện 481/CĐ-TTg năm 2020 về tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công điện 1561/CĐ-BVHTTDL năm 2020 về chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Thông báo 190/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 5216/VPCP-KSTT năm 2020 về thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Công điện 34/CĐ-TW năm 2020 về chủ động ứng phó với bão do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 11Thông tư 05/2021/TT-BCA quy định về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 3Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1304/QĐ-TTg năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Nghị định quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1303/QĐ-TTg năm 2017 Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2054/QĐ-TTg năm 2017 về đổi tên "Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn" thành "Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quy định 55/QyĐ-UBQGTKCN năm 2018 về quản lý, phát hành và cấp cờ hiệu, biển hiệu ưu tiên đối với phương tiện làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 8Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ban hành
- 10Quyết định 216/QĐ-UBQGƯPSCTT&TKCN năm 2020 Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia về tai nạn tàu bay dân dụng do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 11Công điện 481/CĐ-TTg năm 2020 về tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công điện 1561/CĐ-BVHTTDL năm 2020 về chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13Thông báo 190/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Công văn 5216/VPCP-KSTT năm 2020 về thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Công điện 34/CĐ-TW năm 2020 về chủ động ứng phó với bão do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 16Thông tư 05/2021/TT-BCA quy định về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Thông báo 44/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 44/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 06/02/2020
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Cao Lục
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định