- 1Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 2281/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 41/2011/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 303/TB-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2012 |
TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM 2011
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các Bộ, Ngành, các địa phương tình hình tai nạn lao động trong năm 2011 trên toàn quốc như sau:
1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ tai nạn lao động làm 6154 người bị nạn, trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 504 vụ
- Số người chết: 574 người
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 90 vụ
- Số người bị thương nặng: 1314 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 1363 người
2. Tình hình TNLĐ ở các địa phương
2.1. Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người năm 2011
Theo số liệu báo cáo, trong năm 2011, 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sơn La và Thái Nguyên (bảng 1).
TT | Địa phương | Số vụ | Số vụ chết người | Số người bị nạn | Số người chết | Số người bị thương nặng |
1 | Tp. Hồ Chí Minh | 1056 | 81 | 1080 | 82 | 90 |
2 | Bình Dương | 370 | 40 | 370 | 40 | 13 |
3 | Hà Nội | 123 | 34 | 124 | 35 | 76 |
4 | Đồng Nai | 1453 | 24 | 1461 | 25 | 134 |
5 | Quảng Ninh | 484 | 22 | 493 | 25 | 221 |
6 | Hải Phòng | 227 | 15 | 282 | 30 | 44 |
7 | Đà Nẵng | 68 | 15 | 88 | 15 | 37 |
8 | Hà Tĩnh | 38 | 15 | 49 | 15 | 33 |
9 | Sơn La | 21 | 14 | 30 | 22 | 8 |
10 | Thái Nguyên | 90 | 13 | 98 | 16 | 26 |
Bảng 1: 10 Địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất
2.2. Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2011
- 7 giờ 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và 6 người bị thương.
- 16 giờ ngày 29/7/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên nhằm trên địa bàn thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13 công nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng.
- 15 giờ ngày 1/11/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do điện giật tại Thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa làm 06 người bị chết và 02 người bị thương.
- 7 giờ 30 phút ngày 17/12/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do chập điện hệ thống van xả cát tại nhà máy thủy điện Suối sập I, Sơn La làm 08 công nhân thiệt mạng.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
1.1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2011 với năm 2010:
Qua số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2011 so với năm 2010 cho thấy: Số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong năm 2011 tăng, nhưng số vụ tai nạn lao động có người chết giảm 9,02% và số người chết vì tai nạn lao động giảm 4,49% so với năm 2010 (bảng 2).
TT | Chỉ tiêu thống kê | Năm 2010 | Năm 2011 | Tăng/giảm |
1 | Số vụ | 5125 | 5896 | 771 (15,04%) |
2 | Số nạn nhân | 5307 | 6154 | 847 (15,96%) |
3 | Số vụ có người chết | 554 | 504 | -50 (9,02%) |
4 | Số người chết | 601 | 574 | -27 (4,49%) |
5 | Số người bị thương nặng | 1260 | 1314 | 54 (4,28%) |
6 | Số lao động nữ | 944 | 1363 | 419 (44,38%) |
7 | Số vụ có 2 người bị nạn trở lên | 105 | 90 | -15 (14,28%) |
Bảng 2: So sánh tình hình TNLĐ năm 2010 và năm 2011
1.2. So sánh TNLĐ tại 10 địa phương để xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất năm 2011
Theo số liệu báo cáo, Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ TNLĐ nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người cao nhất cả nước, nhưng so với năm 2010 có chiều hướng giảm cả về số vụ và số người chết (bảng 3).
TT | Địa phương | Số vụ | Số vụ chết người | Số người chết | ||||||
2010 | 2011 | Tăng/ giảm | 2010 | 2011 | Tăng/ giảm | 2010 | 2011 | Tăng/ giảm | ||
1 | Tp. Hồ Chí Minh | 892 | 1056 | 164 | 102 | 81 | -21 | 108 | 82 | -26 |
2 | Bình Dương | 185 | 370 | 185 | 27 | 40 | 13 | 27 | 40 | 13 |
3 | Hà Nội | 106 | 123 | 17 | 33 | 34 | 1 | 35 | 35 | 0 |
4 | Đồng Nai | 1176 | 1453 | 277 | 20 | 24 | 4 | 20 | 25 | 5 |
5 | Quảng Ninh | 390 | 484 | 94 | 34 | 22 | -12 | 40 | 25 | -15 |
6 | Hải Phòng | 231 | 227 | -4 | 19 | 15 | -4 | 25 | 30 | 5 |
7 | Đà Nẵng | 67 | 68 | 1 | 10 | 15 | 5 | 10 | 15 | 5 |
8 | Hà Tĩnh | 48 | 38 | -10 | 10 | 15 | 5 | 11 | 15 | 4 |
9 | Sơn La | 15 | 21 | 6 | 7 | 14 | 7 | 10 | 22 | 12 |
10 | Thái Nguyên | 100 | 90 | -10 | 10 | 13 | 3 | 10 | 16 | 6 |
Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2011 với năm 2010 của 10 địa phương xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất
1.3. Tần suất TNLĐ chết người năm 2011.
Tần suất TNLĐ chết người (tính trên 47 địa phương có số liệu thống kê về lực lượng lao động và số liệu thống kê số người chết trên địa bàn) năm 2011 là 5,55/100.000 người lao động giảm 2,42 so với năm 2010 (năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động tính trên 46 địa phương có thống kê số liệu về lực lượng lao động). Địa phương không xảy ra tai nạn lao động chết người trong năm 2011 là Nam Định, Bình Phước, Hà Giang, Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu 03 năm liền không để xảy ra TNLĐ chết người).
2. Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng
Tổng hợp số liệu thống kê TNLĐ thì những ngành nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2011 vẫn là lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị.
2.1. Những nghề có tỷ lệ xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cao: (bảng 4)
- Lao động giản đơn (trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp …): 93 người chết chiếm tỷ lệ 16,2% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Khai thác và xây dựng: 68 người chết chiếm tỷ lệ 11,84% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Gia công kim loại, cơ khí và các thợ có liên quan: 37 người chết, chiếm tỷ lệ 6,44% trên tổng số người chết vì TNLĐ
- Thợ vận hành máy, thiết bị sản xuất vật liệu sản xuất: 30 người chết, chiếm tỷ lệ 5,22% trên tổng số người chết vì TNLĐ
- Lắp ráp và vận hành máy: 20 người chết, chiếm tỷ lệ 3,48% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
NGHỀ NGHIỆP | Tổng số vụ | Số vụ có người chết | Số vụ có 2 người bị nạn trở lên | Số người bị nạn | Số lao động nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng |
Lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp … | 767 | 82 | 11 | 803 | 180 | 93 | 89 |
Thợ khai thác mỏ, xây dựng, | 502 | 100 | 21 | 555 | 49 | 117 | 231 |
Thợ gia công kim loại, cơ khí và các công việc có liên quan | 623 | 36 | 3 | 628 | 137 | 37 | 118 |
Thợ vận hành máy móc, thiết bị sản xuất vật liệu sản xuất | 402 | 29 | 8 | 406 | 54 | 30 | 84 |
Thợ lắp ráp và vận hành máy | 621 | 31 | 1 | 681 | 188 | 31 | 65 |
Bảng 4: Một số nghề nghiệp có tỷ lệ xảy ra TNLĐ chết người cao
2.2. Những yếu tố chấn thương gây chết người có tỷ lệ cao (bảng 5):
- Rơi ngã có 151 người chết, chiếm tỷ lệ 26,3% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động.
- Điện giật có 77 người chết, chiếm tỷ lệ 13,41% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động.
- Do vật rơi, vùi dập có 73 người chết, chiếm tỷ lệ 12,71% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động.
- Mắc kẹt giữa vật thể có 59 người chết, chiếm tỷ lệ 10,27% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động.
YẾU TỐ GÂY CHẤN THƯƠNG | Tổng số vụ | Số vụ có người chết | Số vụ có 2 nạn nhân trở lên | Số người bị nạn | Số lao động nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng |
Rơi ngã | 420 | 133 | 8 | 450 | 48 | 151 | 163 |
Điện giật | 225 | 73 | 5 | 241 | 38 | 77 | 35 |
Vật rơi, vùi dập | 582 | 60 | 20 | 640 | 101 | 73 | 196 |
Mắc kẹt giữa vật thể | 1870 | 55 | 14 | 1884 | 407 | 59 | 282 |
Tai nạn giao thông (Bao gồm cả tai nạn được coi là TNLĐ) | 406 | 40 | 16 | 431 | 102 | 41 | 142 |
Bỏng | 81 | 10 | 4 | 129 | 20 | 24 | 43 |
Bảng 5: Tai nạn lao động theo yếu tố gây chấn thương
3. Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ
3.1. Về phía người sử dụng lao động (bảng 6):
TT | Nguyên nhân | Số vụ | Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo | Năm 2010 |
1 | Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động | 460 | 7,8% | 5,26% |
2 | Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động | 206 | 3,49% | 4,39% |
3 | Do tổ chức lao động | 199 | 3,37% | 2,22% |
4 | Thiết bị không đảm bảo an toàn | 186 | 3,15% | 6,8% |
5 | Không có thiết bị an toàn | 137 | 2,32% | 2,83% |
6 | Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động | 82 | 1,39% | 2,16% |
Bảng 6: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người sử dụng lao động
3.2. Về phía người lao động (bảng 7):
TT | Nguyên nhân | Số vụ | Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo | Năm 2010 |
1 | Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động | 1812 | 30,73% | 29,54% |
2 | Không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân | 282 | 4,78% | 5,03% |
3 | Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động | 199 | 3,37% | 3,45% |
Bảng 7: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người lao động
3.3. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Bảo hộ lao động, ATLĐ hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc triển khai hướng dẫn, thanh kiểm tra việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động, người lao động cố ý không chấp hành.
- Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, nông nghiệp chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về an toàn vệ sinh lao động dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cao.
4. Thiệt hại do tai nạn lao động
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, chi phí do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2011 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương, …) là 298 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 5,85 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ (kể cả nghỉ chế độ) do TNLĐ là 661.374 ngày.
5. Điều tra, xử lý các vụ TNLĐ nghiêm trọng
Việc điều tra, xử lý một số vụ TNLĐ chết người còn chậm. Trong 504 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được biên bản điều tra của 97 vụ. Theo báo cáo, có 02 trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về ATLĐ để xảy ra tai nạn lao động, đó là:
- Vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị chết và 6 người bị thương. Giám đốc công ty, chủ mỏ đá đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Vụ tai nạn lao động do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên nằm trên địa bàn thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13 công nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng. Cơ quan công an đã bắt giữ vợ chồng chủ xưởng may để khởi tố về hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động.
6. Đánh giá công tác thống kê báo cáo tai nạn lao động
- Công tác thống kê báo cáo TNLĐ năm 2011 của các địa phương: số địa phương thực hiện báo cáo là 63/63 địa phương đạt 100% (năm 2010 có 63/63 địa phương, đạt 100%). Số địa phương có báo cáo đến đúng thời hạn là 31/63 đạt 49.2% (năm 2010 là 45/63 địa phương đạt 71,4%). Một số địa phương chưa báo cáo đúng thời gian quy định và chưa đầy đủ theo mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN như không thống kê về ngành nghề, lĩnh vực, số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn và số doanh nghiệp, số lao động trong báo cáo tình hình tai nạn lao động để có đánh giá chính xác tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc, từ đó tính toán được tần suất xảy ra TNLĐ, tần suất xảy ra TNLĐ chết người.
- Nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) không báo cáo TNLĐ theo quy định, công tác thống kê tai nạn lao động gặp nhiều khó khăn do không đủ số liệu thống kê. Trong năm 2011, số doanh nghiệp tham gia báo cáo chiếm 4,4% tổng số doanh nghiệp được thống kê (Tổng hợp từ 47/63 địa phương có báo cáo số liệu lực lượng lao động trên địa bàn).
III. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CẦN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2012
Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra TNLĐ trong năm 2011, để chủ động phòng ngừa TNLĐ trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung chính sau đây:
1. Các Bộ, Ngành, Tập đoàn, Tổng công ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động - vệ sinh lao động và các chế độ BHLĐ. Tăng cường, đổi mới phương thức huấn luyện về an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 và Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đổi mới công tác thống kê báo cáo tai nạn lao động theo hướng đơn giản, nhanh, thuận tiện.
2. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cần chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động, đặc biệt công khai các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh công tác thống kê báo cáo TNLĐ theo quy định; thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời, xác định chính xác nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động chết người trong các doanh nghiệp, đảm bảo thời gian điều tra, lập biên bản các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động trên địa bàn theo đúng quy định.
3. Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động tại doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác phòng ngừa tai nạn lao động của người lao động.
4. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về an toàn lao động - vệ sinh lao động năm 2012 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, bổ sung lao động giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 2281/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 41/2011/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông báo 303/TB-BLĐTBXH về tình hình tại nạn lao động năm 2011 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 303/TB-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 10/02/2012
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Bùi Hồng Lĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định