Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26 BKH/NN

Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2001

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CUỘC HỌP BÀN VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN ĐẾN NĂM 2010

Văn phòng Chính phủ đề nghị có ý kiến về tờ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chương trình phát triển chế biến gỗ và lâm sản đến năm 2010 (văn bản số 122/VPCP-NN ngày 09 tháng 01 năm 2001). Đây là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, địa phương và đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu. Ngày 21 tháng 02 năm 2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức cuộc họp với đại diện các cơ quan có liên quan (có danh sách kèm theo) để bàn về vấn đề này.

Cuộc họp đã nghe đồng chí Nguyễn Ngọc Khanh, Cục trưởng Cục chế biến Nông lâm sản và Ngành nghề nông thôn trình bày nội dung chủ yếu của Chương trình. Đại diện các cơ quan dự họp đã có ý kiến tham gia.

Tổng hợp các ý kiến, đồng chí Nguyễn Xuân Thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì cuộc họp kết luận như sau:

1. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản là đòi hỏi bức thiết nhằm tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, giải quyết việc làm và thu nhập cho đồng bào miền núi; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Chương trình phát triển chế biến gỗ và lâm sản đã nêu ra được nhiều vấn đề về thực trạng, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp thực hiện. Tuy vậy chương trình mới đề cập chủ yếu hướng sản xuất 1 triệu m3 ván nhân tạo đến năm 2010, việc bố trí cụ thể và nhiều vấn đề cần phải bàn kỹ hơn.

3. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, địa phương và các thành phần kinh tế trong phát triển, cần tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010 (số 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998).

4. Một số vấn đề cần nghiên cứu thêm:

4.1- Quy hoạch chế biến gỗ và lam sản ngoài gỗ phải đề cập đến cả quy hoạch phát triển ngành giấy, gỗ trụ mỏ,... để có cái nhìn tổng thể về mạng lưới chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và trồng rừng nguyên liệu trên toàn quốc, đảm bảo tính hợp lý, hợp tác kinh tế giữa các ngành, địa phương. Ví dụ tại vùng Đông Bắc, việc bố trí các nhà máy ván dăm, ván sợi cần cân nhắc kỹ phù hợp với chủ trương của nhà nước về mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy giấy Bãi Bằng, quy hoạch trồng rừng cung cấp gỗ trụ mỏ,...

4.2- Quy hoạch đề cập nhiều mục tiêu, nhưng phải tập trung làm rõ mục tiêu chủ yếu là kinh tế. Vì vậy cần có nghiên cứu kỹ tất cả các khâu từ nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao:

a- Về nguyên liệu:

Trồng rừng cung cấp nguyên liệu đòi hỏi thời gian dài, nhiều rủi ro cho nên cần nghiên cứu và bàn kỹ thêm các vấn đề: khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách,... nhất là quỹ đất trồng rừng, năng suất rừng trồng, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia trồng rừng vùng nguyên liệu.

b- Về chế biến:

- Lựa chọn công nghệ và công suất nhà máy chế biến như thế nào là hiệu quả trong điều kiện của Việt Nam?

Các nhà máy lớn khả năng cạnh tranh cao, nhưng liệu có phù hợp với vùng nguyên liệu, kinh nghiệm quản lý, khả năng vốn đầu tư,... Trong giai đoạn đầu, để có thể bố trí được ở nhiều nơi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên chọn quy mô 15.000 - 20.000 m3/năm.

- Phát triển nhiều các cơ sở chế biến, chúng ta không thể nhập khẩu tất cả dây chuyền thiết bị đồng bộ. Cần có cuộc họp bàn với ngành cơ khí đề xuất các cơ chế ưu đãi để tạo điều kiện đến mức tối đa cho việc sản xuất các thiết bị chế biến trong nước.

- Các giải pháp sản xuất, cung cấp keo và các vật liệu phụ khác.

- Nghiên cứu, đề xuất toàn diện ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo hướng lợi dụng tổng hợp nguyên liệu để nâng cao hiệu quả trồng rừng nguyên liệu và chế biến.

- Cơ chế chính sách để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư công nghiệp chế biến.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, các địa phương có liên quan nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đến năm 2010 để thẩm định trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định hiện hành.

Văn phòng Bộ xin thông báo ý kiến kết luận của hội nghị để các đơn vị liên quan biết./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CHÁNH VĂN PHÒNG




Lê Đình Ân

 

DANH SÁCH

ĐẠI BIỂU DỰ HỌP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN ĐẾN NĂM 2010

Ngày 21 tháng 02 năm 2001

STT

Tên cơ quan

Họ và tên

Chức vụ

1

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nguyễn Xuân Thảo

(Chủ trì hội nghị)

Thứ trưởng

Viện Chiến lược phát triển

Vụ Nông nghiệp và PTNT

Nguyễn Thế Hiển

Lê Hồng Thái

Lê Thị Thống

Lê Cát Tường

Huỳnh Thạch

Đỗ Đức Chi

Trưởng ban

Vụ Trưởng

P.Vụ trưởng

Chuyên viên

Chuyên viên

Chuyên viên

Vụ Kinh tế ĐF và lãnh thổ

Vụ Thương mại và dịch vụ

Nguyễn Minh Sang

Phạm Minh Ngọc

Bùi Đình Hiên

P.Vụ trưởng

P.Vụ trưởng

Chuyên viên

2

Văn phòng Chính phủ

Lương Văn Lĩnh

Chuyên viên

3

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Cục Chế biến NLS & NNNT

Nguyễn Ngọc Khanh

Nguyễn Đức Xuyền

Trịnh Vỹ

Dương Quang Thống

Cục trưởng

P.Cục trưởng

Trưởng phòng

P. Trưởng phòng

Viện Khoa học Lâm nghiệp

Viện Điều tra quy hoạch rừng

Tổng Công ty Lâm nghiệp VN

Nguyễn Trọng Khôi

Nguyễn Văn Hoành

Trần Đức Sinh

Trịnh Văn Cường

Trưởng phòng

Trưởng phòng

Phó TGĐ

Trưởng phòng

4

Bộ Công nghiệp

Hoàng Hữu kháng

Chuyên viên

5

Bộ Tài chính

Vũ Văn Đồng

Chuyên viên

6

Bộ Thương mại

Trần Bích Lộc

Nguyễn Gia Kim

P. Vụ trưởng

Chuyên viên

7

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ninh Đức Nhận

P. Vụ trưởng

8

Bộ Khoa học Công nghệ & MT

Hoàng Xuân Thuận

Chuyên viên

9

Ngân hàng Nhà nước VN

Nguyễn Trịnh Thân

Phùng Thị Vân

P. Vụ trưởng

Chuyên viên

10

Tổng cục Địa chính

Hoàng Ngọc Phương

Chuyên viên

11

Quỹ Hỗ trợ phát triển

Đặng Thị Hạnh

Hồ Thanh Hà

Chuyên viên

Chuyên viên

12

Ban Vật giá Chính phủ

Tạ Thị Diện

Phạm Quang Trung

P. Vụ trưởng

Chuyên viên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 26BKH/NN kết luận cuộc họp bàn về chương trình phát triển chế biến gỗ và lâm sản đến năm 2010 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 26BKH/NN
  • Loại văn bản: Thông báo
  • Ngày ban hành: 02/03/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Lê Đình ân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản