BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2017/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về hợp tác khoa học và công nghệ, ký tại Béc-lin ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Liên bang Đức, sau đây được gọi là “hai Bên”,
Ý thức được rằng, khoa học và công nghệ là một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước, và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và vì lợi ích của nhân dân hai nước,
Với mong muốn phát triển và tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa hai nước,
Trên cơ sở Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức, ký tại Hà Nội ngày 11 tháng 10 năm 2011,
đã thoả thuận như sau:
Trong Hiệp định có sử dụng các thuật ngữ sau:
1. “Hoạt động hợp tác” là biện pháp mà các Bên thực hiện hoặc hỗ trợ phù hợp với Hiệp định này.
2. “Thông tin” là các dữ liệu khoa học hoặc kỹ thuật, các kết quả hoặc phương pháp nghiên cứu và triển khai có được từ các hoạt động hợp tác, cũng như tất cả các dữ liệu khác liên quan đến các hoạt động hợp tác.
3. “Quyền sở hữu trí tuệ” được định nghĩa theo các đoạn từ 1-7, Phần II của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) ký ngày 15 tháng 4 năm 1994.
4. “Thành viên tham gia” là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này.
5. “Khoa học” có nghĩa là tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.
Việc thực hiện các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định này cần tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Vì lợi ích của hai Bên;
2. Đối xử công bằng và thỏa đáng giữa các thành viên tham gia;
3. Sớm trao đổi các thông tin liên quan đến hoạt động hợp tác;
4. Thu hút các bên thứ ba tham gia vào các hoạt động hợp tác trong sự đồng thuận lẫn nhau;
5. Cùng tài trợ kinh phí cho các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ khả năng sẵn có;
6. Đảm bảo tính bền vững và tận dụng các kết quả đạt được.
Hai bên chỉ định các cơ quan có thẩm quyền sau đây thực hiện Hiệp định:
- Về phía Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Về phía Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức: Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Liên bang.
2. Khi thấy cần thiết và bằng sự đồng thuận, hai Bên có thể đề nghị các tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hỗ trợ và tham gia thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động hợp tác khác trong khuôn khổ của Hiệp định.
1. Trao đổi thông tin và tài liệu khoa học và công nghệ;
2. Trao đổi các đoàn chuyên môn, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu và các cán bộ chuyên môn khác;
3. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội thảo, hội nghị và triển lãm khoa học chung;
4. Thực hiện các dự án nghiên cứu chung, bao gồm cả việc cùng sử dụng các cơ sở và trang thiết bị khoa học và kỹ thuật hoặc cùng xây dựng các cơ sở này;
5. Xây dựng mạng lưới cộng tác gồm các nhà khoa học đã từng học tập và nghiên cứu ở mỗi nước;
6. Ủng hộ và hỗ trợ cùng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cũng như tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ này;
7. Ủng hộ sự kết nối hợp tác trực tiếp giữa các trường đại học;
8. Các hoạt động hợp tác khác có thể thoả thuận
Mỗi Bên cố gắng, đảm bảo sao cho các thành viên tham gia vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này được tiếp cận với các cơ quan, tổ chức và các cộng tác viên cần thiết để thực hiện các hoạt động hợp tác trong lãnh thổ của mình.
2. Nếu không có thoả thuận khác trong từng trường hợp cụ thể, đối với việc trao đổi nhân sự giữa các Bên, Bên cử người đi chịu chi phí đi lại quốc tế và phí bảo hiểm y tế, Bên đón đảm nhận chi phí ăn ở, đi lại trong nước mình.
3. Nếu không có thoả thuận khác trong từng trường hợp cụ thể, đối với các đoàn của một Bên sang thăm Bên kia, Bên cử đoàn đi tự chịu mọi chi phí cho đoàn.
2. Mỗi Bên cố gắng, phù hợp với pháp luật và các quy định của nước mình, sao cho việc nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các nguyên vật liệu và trang thiết bị nhằm mục đích thực hiện các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này hoặc các thỏa thuận riêng theo Khoản 1 Điều 7 được ưu đãi khi nộp thuế hoặc các khoản nộp ngân sách khác.
3. Hai Bên cho phép các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu và các cá nhân sẽ làm việc tại một Bên để thực hiện Hiệp định hay các thỏa thuận riêng theo khoản 1 Điều 7 và chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn làm việc tại Bên đó được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách khác khi nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phù hợp với pháp luật và các quy định của mỗi Bên và trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Các Bên thỏa thuận rằng, việc tài trợ cho các hoạt động hợp tác cần phục vụ cho lợi ích của cả hai nước, do đó, đặc biệt là các Bên sẽ không cản trở bất kỳ thành viên nào khai thác tại nước mình kết quả nghiên cứu được tạo ra từ các hoạt động hợp tác. Các thành viên tham gia phải đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng về quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác vì lợi ích của tất cả các thành viên tham gia; việc cho phép bên thứ ba khai thác kết quả hợp tác phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên tham gia. Các thành viên tham gia phải có nghĩa vụ xây dựng các điều khoản hợp đồng rõ ràng đảm bảo việc thừa nhận các quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra trong các hoạt động hợp tác được tài trợ trong khuôn khổ Hiệp định này cũng như các điều kiện và quy mô sử dụng.
2. Các thành viên tham gia được hỗ trợ trong khuôn khổ của Hiệp định này có trách nhiệm đảm bảo cho lợi ích riêng của họ, nhưng không phương hại đến các quy định trong khoản 1.
3. Các thông tin khoa học và công nghệ được tạo ra bởi các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định này mà không bắt buộc phải bảo vệ theo khoản 1 hoặc các luật pháp quốc gia khác thì có thể được công bố theo cách thức thông thường. Trước khi công bố phải xem xét khả năng thương mại hóa vì lợi ích của cả hai Bên và của các thành viên tham gia. Việc thương mại hóa sẽ được ưu tiên.
- Xây dựng khung hợp tác song phương và kế hoạch hành động;
- Cùng đánh giá kết quả hợp tác song phương theo định kỳ hai năm một lần;
- Quyết định các nội dung, hoạt động hợp tác và lĩnh vực ưu tiên hợp tác và thời gian thực hiện.
2. Ủy ban chung bao gồm đại diện của hai Bộ như nói trong Điều 4. Đồng chủ tịch Ủy ban là một đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ, nước CHXHCN Việt Nam và một đại diện của Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Liên bang, CHLB Đức. Các thành viên tiếp theo là đại diện của các cơ quan sẽ thống nhất ấn định các đồng Chủ tịch Ủy ban, Hai Bên có thể thành lập các nhóm chuyên gia đặc biệt để tư vấn và hỗ trợ cho Ủy ban chung. Tương tự như vậy, Ủy ban chung có thể lập ra các nhóm công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn của các thành viên của Ủy ban chung.
3. Nếu không có thoả thuận khác trong từng trường hợp riêng, Ủy ban chung sẽ họp lần lượt ở CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam.
2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong 5 năm. Sau đó thời hạn hiệu lực sẽ mặc nhiên được gia hạn từng 5 năm một, trừ khi một trong các Bên có văn bản thông báo chấm dứt 6 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của Hiệp định.
3. Khi chấm dứt hiệu lực, các quy định của Hiệp định này vẫn tiếp tục được áp dụng trong thời gian và phạm vi cần thiết để đảm bảo thực hiện các thỏa thuận riêng theo Điều 7 khoản 1 mà tại thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hiệp định vẫn chưa thực hiện xong.
4. Các quyền và nghĩa vụ từ các Hiệp định quốc tế giữa các Bên cũng như các Hiệp ước quốc tế giữa một trong hai Bên với một bên thứ ba sẽ không bị ảnh hưởng bởi Hiệp định này.
5. Hiệp định này có thể được sửa đổi và bổ sung bất cứ lúc nào với sự chấp thuận của các Bên. Những sửa đổi, bổ sung đó sẽ tạo thành một bộ phận không tách rời của Hiệp định này và có hiệu lực theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiệp định được ký tại Berlin ngày 25 tháng 11 năm 2015 lập thành hai bản gốc, mỗi bản được viết bằng tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh, cả ba văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có cách hiểu khác nhau về văn bản tiếng Việt và tiếng Đức thì văn bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
| THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
THE GOVERNMENT OF THE FEDERAL REPUBLIC OF GERMANY
SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL COOPERATION
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Federal Republic of Germany, hereinafter referred to as “the Contracting Parties”
In the awareness that science and technological development are important areas of cooperation between the two countries which foster economic and social development to the benefit of the population of both countries.
Desiring to expand and deepen friendly relations and cooperation in the area of scientific research and technological development between the two countries.
Based on the Hanoi Joint Declaration: Viet Nam and Germany - Strategic Partners for the Future, signed in Hanoi on 11 October 2011.
Have agreed as follows:
For the purposes of this Agreement:
1. “Cooperative activity” means any activity that the Contracting Parties undertake or support pursuant to this Agreement.
2. “Information” means scientific or technical data, results or methods of research and development that stem from cooperative activities, and any other data relating to cooperative activities.
3. “Intellectual property” has the meaning specified in Section 1 to 7 Part II of the Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights signed on 15 April 1994 (TRIPS).
4. “Participant” means any person or entity that participates in a cooperative activity under this Agreement
5. “Science” shall include all fields of research.
1. Mutual benefit;
2. Equitable and fair treatment of the participants;
3. Timely exchange of information that may be relevant for cooperative activities;
4. Involvement of third parties in cooperative activities by mutual agreement;
5. Joint funding of cooperative activities to the extent possible;
6. Sustainability and application of results.
- For the Government of the Federal Republic of Gennany: the Federal Ministry of Education and Research.
- For the Government of the Socialist Republic of Viet Nam: the Ministry of Science and Technology.
(2) If necessary and subject to mutual agreement, the Contracting Parties may request the support and involvement of international organlsations and the European Union in the implementation of programmes, projects and other cooperative activities under this Agreement.
1. Exchange of scientific and technological information and material;
2. Two-way secondments of expert delegations, scientists and other research and specialist staff;
3. Hosting of joint scientific symposia, seminars, conferences and exhibitions;
4. Conducting joint research projects, including the joint use of scientific and technical facilities or the joint establishment of such facilities;
5. Building up of networks for scientists who have studied or done research in the partner country to maintain contact;
6. Supporting and encouraging the mutual training of graduates and doctoral students and their continuing education and training;
7. Supporting the establishment of direct cooperation between universities and other higher education institutions;
8. Other mutually agreed cooperative activities.
Each Contracting, Party shall endeavour to ensure that all the participants involved in the cooperative activities under this Agreement have access to facilities and personnel within its territory as needed to carry out those activities.
(2) Unless otherwise agreed in individual cases of personnel exchange between the Contracting Parties, the sending Contracting Party shall bear the costs of international travel and of medical insurance for the duration of the stay. The receiving Contracting Party shall bear the costs incurred for subsistence and travel within its territory.
(3) Unless otherwise agreed in individual cases of delegation visits by one Contracting Party to the territory of the other Contracting Party shall bear its own costs.
(2) Each Contracting Party shall, in accordance with its national laws and regulations, work towards obtaining favourable conditions with regard to customs duties and other charges for the import of goods, in particular materials and equipment for the purpose of cooperative activities under this Agreement or under special agreements concluded in accordance with Article 7 Paragraph 1.
(3) The Contracting Parties shall allow, in accordance with their national laws and regulations and on the basis of reciprocity, the duty-free import and export of the personal effects of scientists, other research staff and persons responsible for the implementation of this Agreement or special agreements concluded in accordance with Article 7 Paragraph 1 who become active in the other Contracting Party's territory and exit said territory upon termination of their activities.
(2) Notwithstanding the provisions of Paragraph 1 above, the participants funded under this Agreement shall be responsible for safeguarding their own interests.
(3) Scientific and technological information which results from cooperative activities under this Agreement and which is not subject to protection from disclosure pursuant to Paragraph 1 or applicable national law may be made available to the public through customary channels. This must be done in such a way as to ensure prior examination of the commercialisation in the interest of the two Contracting Parties and the participants. Commercialisation shall be given priority.
- Formulation of bilateral framework agreements and action plans,
- Joint evaluation of the results of bilateral cooperation measures, every two years if possible.
- Decision-making, concerning topics, activities and prionties of cooperation and their duration.
(2) The Joint Committee shall be composed of the representatives of the ministries identified in Article 4. It shall be chaired by a representative appointed by the Federal Ministry of Education and Research of the Government of the Federal Republic of Germany together with a representative appointed by the Ministry of Science and Technology of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam. Other members shall be representatives of institutions which the two Chairs shall appoint by mutual agreement. Ad hoc expert groups may be set up to provide counsel and support to the Committee. The Committee may also form working groups on specific subject areas from among its membership.
(3) The Joint Committee shall meet alternately in the Federal Republic of Germany and the Socialist Republic of Viet Nam, unless otherwise agreed in individual cases.
(2) This Agreement shall be valid for a period of five years. It shall be tacitly extended for successive periods of five years unless it is denounced in writing by one of the Contracting Parties six months prior to the expiry of any such period.
(3) Should the Agreement cease to be in force, its provisions shall remain in effect for the time and extent necessary for the implementation of the special agreements concluded in accordance with Article 7 Paragraph 1 which have not yet been executed at the time of the expiry of the Agreement.
(4) This Agreement shall not affect the rights and obligations under other international agreements between the Contracting Parties and under international agreements between either of the two Contracting Parties and third parties.
(5) This Agreement may be amended or supplemented by mutual consent at any time. Amendments or supplements form an integral part of this Agreement and enter into force pursuant to the procedure determined in Paragraph 1.
Done at Berlin on 25 November 2015 in duplicate in the German, Vietnamese and English languages, all three texts being authentic. In case of divergent interpretations of the German and Vietnamese texts, the English text shall prevail.
FOR THE GOVERNMENT
| FOR THE GOVERNMENT |
- 1Hiệp định số 14/2005/LPQT về việc hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-za-ni-a
- 2Hiệp định số 70/2004/LPQT về việc hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa hồi giáo Pakistan
- 3Quyết định 142/2007/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định bổ sung về hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 4Luật điều ước quốc tế 2016
- 5Thông báo 35/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và Hiệp định về hợp tác khoa học, công nghệ và môi trường giữa Việt Nam - Thái Lan
- 6Thông báo 18/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về dự án Thành lập Trung tâm tư vấn và giải pháp công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân quốc
- 1Hiệp định số 14/2005/LPQT về việc hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-za-ni-a
- 2Hiệp định số 70/2004/LPQT về việc hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa hồi giáo Pakistan
- 3Quyết định 142/2007/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định bổ sung về hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 4Luật điều ước quốc tế 2016
- 5Thông báo 35/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và Hiệp định về hợp tác khoa học, công nghệ và môi trường giữa Việt Nam - Thái Lan
- 6Thông báo 18/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về dự án Thành lập Trung tâm tư vấn và giải pháp công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân quốc
Thông báo 24/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam - Đức
- Số hiệu: 24/2017/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 25/11/2015
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Quân, Frank-Walter Steinmeier
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 357 đến số 358
- Ngày hiệu lực: 20/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực