Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2018/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2018

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Ca-ta, ký tại Hà Nội ngày 16 tháng 01 năm 2012, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 25 tháng 02 năm 2018.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai

 

BẢN GHI NHỚ

VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NHÀ NƯỚC QATAR

Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được đại diện bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo,

và Chính phủ Nhà nước Qatar, được đại diện bởi Hội đồng Giáo dục tối cao,

Sau đây gọi là “các Bên ký kết”,

Mong muốn tăng cường và mở rộng mối quan hệ hữu nghị và để khuyến khích và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục và khoa học giữa hai nước,

Để đạt được các mục đích và mục tiêu về lợi ích chung, đã xét đến luật pháp và các quy định ở cả hai nước,

Đã thoả thuận như sau:

Phần 1: Nguyên tắc hợp tác

Điều 1

Các Bên ký kết sẽ phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực giáo dục và khoa học, trong bối cảnh Bản ghi nhớ này, dựa trên:

1. Áp dụng bình đẳng và tôn trọng lợi ích chung.

2. Tôn trọng luật pháp quốc gia của hai nước.

3. Đảm bảo bình đẳng và hiệu quả trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong tất cả các vấn đề liên quan đến kinh doanh, liên doanh, trao đổi thông tin và kinh nghiệm, trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này và theo quy định của luật pháp của các Bên ký kết và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước Qatar là một Bên.

4. Phân phối quyền sở hữu trí tuệ của người tham gia và các dự án hợp tác theo Bản ghi nhớ này, tương xứng với sự đóng góp của mỗi Bên phù hợp với các điều kiện quy định trong các thỏa thuận và hợp đồng cho từng dự án.

Phần 2: Giáo dục phổ thông

Điều 2

Các Bên ký kết sẽ ưu tiên, trong khuôn khổ lợi ích chung để phát triển hiệu suất của hệ thống giáo dục phổ thông của hai nước, hợp tác về các chủ đề và lĩnh vực:

1. Quản lý và lãnh đạo nhà trường

2. Học tập và giảng dạy.

3. Chương trình giảng dạy tiêu chuẩn.

4. Tiêu chuẩn và hiệu suất

5. Chuyên nghiệp.

6. Các nhu cầu hỗ trợ thêm cho học sinh.

7. Quan hệ đối tác trong cộng đồng.

8. Đánh giá giáo dục.

9. Đánh giá kết quả làm việc của các giáo viên và lãnh đạo nhà trường, theo kiểm soát chất lượng.

10. Đánh giá kết quả học tập của học sinh (quốc tế và địa phương).

11. Hỗ trợ sử dụng hoặc phát triển giảng dạy hiện đại do Bên bất kỳ trong các Bên ký kết hợp đồng.

12. Sử dụng hoặc phát triển công nghệ dạy ngôn ngữ nước ngoài bởi Bên bất kỳ trong các Bên ký kết hợp đồng.

Điều 3

Các Bên ký kết sẽ thông qua, trong khuôn khổ hợp tác phát triển chuyên môn, phát triển các nguồn lực và kiến thức trong các chủ đề được nêu trong Điều 2, các hình thức hiệu quả và thuận tiện nhất và các phương thức hợp tác, theo yêu cầu về bản chất của từng chủ đề và đặc biệt:

1. Trao đổi các chuyến thăm của các đoàn đại biểu của các chuyên viên và các chuyên gia trong lĩnh vực được cung cấp Trong Điều 2 của Bản ghi nhớ này.

2. Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về chính sách và giải pháp được thông qua của mỗi Bên ký kết

3. Trao đổi nghiên cứu và kết quả đạt được giữa các Bên ký kết.

4. Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo liên kết.

5. Thành lập các dự án liên kết phát triển.

Điều 4

Các Bên ký kết sẽ khuyến khích sự phát triển của quan hệ hợp tác giữa các trường học trong cả hai quốc gia thông qua các biện pháp như sau:

1. Trao đổi các chuyến thăm của các đoàn đại biểu của học sinh và các đội thể thao trường học.

2. Tổ chức các cuộc triển lãm nhà trường về khoa học, giáo dục, nghệ thuật và văn học.

Phần 3: Giáo dục Đại học, Nghiên cứu khoa học và Công nghệ

Điều 5

Các Bên ký kết sẽ khuyến khích mối quan hệ sâu sắc hơn trong lĩnh vực giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học, và công nghệ bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và hành chính cho các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức công và tư nhân trong cả hai nước để phát triển và thực hiện các chương trình, dự án và các hình thức hợp tác khoa học và kỹ thuật khác dựa trên các thỏa thuận riêng biệt thông qua các kênh ngoại giao và trong khuôn khổ của Bản ghi nhớ này.

Điều 6

Các Bên ký kết sẽ khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức công và tư nhân trong cả hai nước hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học và công nghệ thông qua các dự án hợp tác trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế được tài trợ của các cơ quan và các tổ chức quốc tế.

Điều 7

Các Bên ký kết sẽ khuyến khích thiết lập các quy định công nhận học tập và trao đổi thông tin trên giấy chứng nhận và văn bằng do các cơ sở giáo dục trong cả hai nước và các chương trình học tập đặc biệt cấp.

Điều 8

Các Bên ký kết sẽ khuyến khích việc trao đổi thông tin, tài liệu và tài nguyên về văn hóa, nền văn minh, lịch sử và địa lý của hai nước để đảm bảo diễn đạt chính xác các khía cạnh này trong các cuốn sách, vật liệu và các nguồn trường đại học và các xuất bản phẩm của các chuyên ngành giáo dục và khoa học khác.

Điều 9

Các Bên ký kết sẽ ưu tiên, trong bối cảnh lợi ích của hai Bên trong sự phát triển chung của giáo dục đại học, học tập và nghiên cứu ứng dụng trong mỗi nước, hợp tác về các chủ đề của các lĩnh vực sau đây:

1. Chất lượng và công nhận trong giáo dục đại học.

2. Chương trình giáo dục tiên tiến.

3. Sử dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục đại học.

4. Quản lý nghiên cứu khoa học trong trường đại học.

5. Đào tạo và hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên tốt nghiệp.

6. Tất cả các vấn đề có thể phát sinh trên các thỏa thuận giữa các đối tác từ cả hai nước.

Điều 10

Sự hợp tác nên áp dụng theo các hình thức, phương cách sau đây:

1. Trao đổi các chuyến thăm của các đoàn đại biểu của các thành viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu trong cả hai quốc gia.

2. Tổ chức hội thảo và các bài giảng về các chương trình giáo dục và các chủ đề nghiên cứu tiên tiến.

3. Khuyến khích giảng viên và các nhà nghiên cứu sử dụng kỳ nghỉ giữa hai nước.

4. Trao đổi thông tin và chuyên môn, nghiên cứu và học tập trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại và phát triển các phương tiện truyền thông giáo dục trong giáo dục đại học.

5. Tổ chức các hội nghị, các khóa đào tạo và hội thảo giữa hai nước về các vấn đề cùng quan tâm.

6. Tiến hành nghiên cứu chung về các chủ đề quan tâm cho cả hai nước.

7. Chấp nhận đào tạo đại học cho sinh viên trong các lĩnh vực đã thỏa thuận và mỗi Bên ký kết sẽ cung cấp tất cả các tiện nghi cần thiết cho các sinh viên được cử.

8. Sử dụng giảng viên từ các trường đại học hai nước trong các chương trình học đại học, và giám sát chung các sinh viên, theo các quy định có hiệu lực ở cả hai nước.

Phần 4: Những quy định chung

Điều 11

Phối hợp và thỏa thuận về cơ chế phải được kèm theo mỗi loại hình hợp tác thích hợp, thích hợp với chủ đề hợp tác và nhu cầu của các bên cộng tác ở cả hai nước thông qua các kênh truyền thông được chấp nhận.

Điều 12

Các thành viên của các đoàn đại biểu tham gia trong hội nghị, các khóa học, hội thảo và mọi sự kiện có liên quan đến việc trao đổi các chuyến thăm giữa hai Bên ký kết hợp đồng cũng như ngày tháng và thời gian của các cuộc hội thảo và các khóa học sẽ được xác định bằng thư tín thông qua các kênh truyền thông được chấp nhận, thông báo cho Bên ký kết kia ít nhất là bốn (4) tháng trước sự kiện.

Điều 13

Bên ký kết cử đi phải chịu chi phí đi lại và các Bên ký kết chủ nhà phải chịu chi phí ăn ở, đi địa phương và xử lý trong trường hợp khẩn cấp cho đoàn đại biểu của các Bên ký kết kia phù hợp với các quy định có hiệu lực trong cả hai nước.

Điều 14

Mọi tranh chấp phát sinh giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện các Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết một cách hữu nghị thông qua tham vấn và hợp tác giữa các Bên.

Điều 15

Các quy định của Bản ghi nhớ này hoặc bất kỳ văn bản quy định nào của nó, có thể được sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận của các Bên ký kết bằng văn bản và phù hợp với các thủ tục pháp lý nội bộ có hiệu lực ở cả hai nước.

Điều 16

Bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày thông báo của các Bên ký kết với nhau bằng văn bản, thông qua các kênh ngoại giao, sau khi đã hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ cần thiết Bản ghi nhớ có hiệu lực từ ngày nhận được thông báo cuối cùng do một Bên ký kết ban hành. Bản ghi nhớ này sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian ba (3) năm và tự động gia hạn trong thời gian tương tự, trừ khi một trong các Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia bằng văn bản ý định chấm dứt nó trước ít nhất là sáu tháng kể từ ngày chấm dứt hoặc hết thời hạn thông qua các kênh ngoại giao.

Việc chấm dứt hoặc hết thời hạn Bản ghi nhớ này không ảnh hưởng đến các chương trình và dự án còn tồn tại hoặc đang tiếp tục cho đến khi hoàn thành, trừ khi các Bên ký kết thoả thuận khác.

Bản ghi nhớ này được làm và ký tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 01 năm 2012, tương ứng với    /   / 14 H, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Các văn bản có giá trị như nhau, trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở.

Để làm bằng, những Người ký tên ở dưới đây được Chính phủ của mình ủy quyền, đã ký Bản ghi nhớ này.

 

Thay mặt
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



PHẠM VŨ LUẬN
Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thay mặt
Chính phủ Nhà nước Qatar




KHALED BIN MOHAMED AL-ATTIYAH
Quốc vụ khanh
Bộ Ngoại giao

 

MEMORANDUM OF UNDERSTANDING

FOR COOPERATION IN THE FIELD OF EDUCATION AND HIGHER EDUCATION AND SCIENTIFIC RESEARCH BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE STATE OF QATAR

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam, represented by the Ministry of Education and Training,

and The Government of the State of Qatar, represented by the Supreme Education Council,

Referred to hereafter as the (Contracting Parties),

Desiring to strengthen and expand friendship ties and to encourage and promote cooperation in the fields of education and scientific between the two countries,

To achieve the goals and objectives of common interest,

Taking into account the laws and regulations in both countries,

Have agreed as follows:

Part 1: Principles of cooperation

Article (1)

The Contracting Parties shall develop cooperation relations between the two countries in all educational and scientific fields, in the context of this Memorandum of Understanding (MOU), based on:

1. The adoption of equality and respect for mutual interests.

2. Respect the national legislation of each of the two countries.

3. Ensure equal and effective protection of intellectual property rights in all matters relating to business, joint ventures, exchange of information and experiences in the framework of this memorandum and in accordance with the legislation of the Contracting Parties, and international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam and the State of Qatar is a party.

4. Distribution of intellectual property rights of participants and projects resulting from cooperation under this MOU, commensurate with the contribution of each Party in accordance with the conditions set forth in the agreements and contracts for each project.

Part 2: General Education

Article (2)

The Contracting Parties shall give priority, within the framework of common interest to develop the performance of the general education system in each of the two countries, for cooperation on the following topics and sub-areas:

1. Management and school leadership.

2. Learning and teaching.

3. Curriculum standards

4. Standards and performance.

5. Professional development.

6. Needs of additional support for students.

7. Community partnership.

8. Educational Assessment.

9. Evaluation of the performance of teachers and school leaders, according to quality controls.

10. Evaluation of student performance (internationally and locally).

11. Modern teaching aids used or developed by any of the contracting parties.

12. Technologies used or developed by any of the Contracting Parties to teach foreign languages.

Article (3)

The Contracting Parties shall adopt, within the framework of cooperation for the development of expertise and development of resources and knowledge in the subjects mentioned in the previous article, the most effective and convenient forms and means of cooperation, as required by the nature of each subject and in particular:

1. Exchange of visits of delegations of specialists and experts in the fields provided for in Article (2) of this MOU.

2. Exchange of information and experiences on policies and solutions adopted in each of the Contracting Parties.

3. Exchange of studies and achievements between the Contracting Parties.

4. Organization of training courses and joint workshops.

5. Establishment of joint development projects.

Article (4)

The Contracting Parties shall encourage the development of cooperation relations between the schools in both countries through the following:

1. The exchange of visits of delegations of student and school sports teams.

2. Organization of scientific, educational, artistic and literary school exhibitions.

Part 3: Higher Education, Scientific Research and Technology

Article (5)

The Contracting Parties shall encourage deepening ties in the field of higher education, scientific research and technology by providing financial and administrative support to government agencies, research institutes, universities and public and private institutions in both countries to develop and implement programs, projects and other forms of scientific and technical cooperation between them based on separate agreements through diplomatic channels and in the framework of this MOU.

Article (6)

The Contracting Parties shall encourage universities, research institutes and public and private institutions in both countries to cooperate in the field of higher education and scientific research and technology through partnership projects within the framework of international cooperation programs that are funded by international bodies and organizations.

Article (7)

The Contracting Parties shall encourage setting up regulations of academic recognition and exchange information on the certificates and diplomas granted by educational institutions in both countries and the distinctive academic programs.

Article (8)

The Contracting Parties shall encourage the exchange of information, documents and resources about the culture, civilization, history and geography of the two countries in order to ensure the correct display of these aspects in the books, materials and university sources and other specialized educational and scientific publications.

Article (9)

The Contracting Parties shall give priority, in the context of their interest in the joint development of higher education, academic and applied research in each of the two countries, to cooperation on topics in the following sub-areas:

1. Quality and accreditation in Higher Education.

2. Advanced educational programs.

3. Uses of modern technology in higher education.

4. Management of scientific research within academia.

5. Training and supervision of research for graduate students.

6. All other issues that can arise on the agreement between partners from both countries.

Article (10)

Cooperation should adopt the following forms and means:

1. Exchange of visits of delegations of faculty members and researchers in universities and research centers in both countries.

2. Organization of seminars and lectures on educational programs and advanced research topics.

3. Encourage faculty members and researchers to spend a sabbatical leave between the two countries.

4. Exchange of information and expertise, research and studies in the areas of use of modern technology and the development of educational media in higher education.

5. Organization of conferences, training courses and workshops between the two countries on issues of common concern.

6. Conduct joint research on topics of interest to both countries.

7. Acceptance of graduate students in the areas agreed upon and each Contracting Party shall provide all necessary facilities for the delegated students.

8. Use of faculty members from universities in the two countries in the graduate programs, and joint supervision of them, according to the rules in force in both countries.

Part 4: General Provisions

Article (11)

Coordination and agreement on mechanisms to be followed for each form of the proposed cooperation, as appropriate with the theme of cooperation and the needs of the collaborators in both countries through the adopted channels of communication.

Article (12)

Members of the delegations participating in seminars, courses, workshops, and all that is related to the exchange of visits between the two Contracting Parties, as well as the dates and duration of these seminars and courses, shall be determined by correspondence through the adopted channels of communication, provided that the other Contracting Party is notified at least four (4) months ahead of schedule.

Article (13)

With regards to activities mentioned in Article 12, the delegating Contracting Party shall bear the expenses of travel back and forth and the host Contracting Party shall bear the expenses of accommodation, local transportation and treatment in emergency cases to the delegations of the other Contracting Party in accordance with the rules in force in both countries.

Article (14)

Any dispute that arises between the Contracting Parties concerning the interpretation or implementation of this MOU, shall be settled amicably through consultation and cooperation between them.

Article (15)

The provisions of this MOU or any text of its provisions may be amended by agreement of the Contracting Parties in writing.

Article (16)

This MOU shall enter into force on the date of receipt of the last notification whereby the Contracting Parties notify each other in writing, through the diplomatic channels, that their respective internal procedures required for its entry into force have been completed. This MOU shall remain in force for a period of three (3) years, and automatically renewed for similar periods, unless one of the Contracting Parties notify the other Contracting Party in writing of its intention to terminate it, before at least six months of the date of termination or expiration of term, through diplomatic channels.

The termination or expiration of this memorandum does not affect existing or continuing programs and projects until completed, unless the Contracting Parties agree otherwise.

This MOU is done and signed in Ha Noi, Viet Nam on 16 January 2012, corresponding to __/___/14__H, in two original copies in each of the languages of Vietnamese, Arabic, and English, each being equally authentic, and in case of disagreement in interpretation, the English text is to prevail.

In witness where of the above, the undersigned, authorized by their respective Governments, have signed this MOU.

 

For the Government of the
Socialist Repubblic of Viet Nam

For the Government of the
State of Qutar

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 21/2018/TB-LPQT hiệu lực Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Ca-ta

  • Số hiệu: 21/2018/TB-LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 16/01/2012
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhà nước Ca-ta
  • Người ký: Phạm Vũ Luận, Khaled Bin Mohamed Al-Attiyah
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 535 đến số 536
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản