Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2020 |
Ngày 28 tháng 4 năm 2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới (trong tháng 5 và cả năm 2020). Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và Lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
Lương thực là cân đối lớn của nền kinh tế. Trong điều kiện dịch bệnh, thiên tai như hiện nay càng phải làm tốt vấn đề an ninh lương thực quốc gia; bảo đảm quyền lợi người nông dân trồng lúa, bảo đảm diện tích trồng lúa, nâng cao năng suất lao động, chất lượng gạo và thực hiện xuất khẩu. Việt Nam là một trong 03 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan liên quan đã tích cực thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ và đề xuất các giải pháp về vốn, đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lúa gạo. Bên cạnh các thành tích đáng ghi nhận, thời gian qua còn một số hạn chế, vướng mắc trong công tác điều hành xuất khẩu gạo khiến người dân và doanh nghiệp lo lắng. Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
a) Bộ Công Thương :
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu gạo; bảo đảm lợi ích chính đáng cho người dân, doanh nghiệp; giữ vững thị trường xuất khẩu gạo, bảo đảm quan hệ, uy tín với quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo dõi thường xuyên tình hình nguồn cung, nhu cầu gạo cho tiêu thụ trong nước, dữ trữ và xuất khẩu gạo; nếu ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp xử lý. Trong quá trình điều hành cần lắng nghe ý kiến của các địa phương sản xuất lúa gạo lớn, doanh nghiệp, người dân.
- Đôn đốc, kiểm tra việc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ việc thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% theo đúng quy định tại Nghị định số 107; đồng thời yêu cầu 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất 01 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp thương nhân không thực hiện, Bộ Công Thương thu hồi Giấy chứng nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân theo quy định.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107 nhằm khắc phục những bất cập phát sinh trong thực tế; chú trọng vai trò của Ủy ban nhân dân các địa phương sản xuất lúa gạo lớn, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Bắc Bộ; có biện pháp, chế tài mạnh hơn đối với doanh nghiệp không dự trữ lưu thông, các doanh nghiệp sau khi trúng thầu nhưng không thực hiện ký hợp đồng mua gạo dự trữ quốc gia...
b) Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ gạo dự trữ quốc gia theo quy định; rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia, đề xuất giải pháp phù hợp, kể cả việc hoàn thiện hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tham gia đấu thầu gạo có trách nhiệm cung cấp gạo dự trữ cho Nhà nước.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sâu bệnh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; bảo đảm diện tích, sản lượng, năng suất, chất lượng gạo để có đủ nguồn cung thóc gạo phục vụ yêu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo thuận lợi về quy trình; thực hiện các biện pháp để nâng cao khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp, bảo đảm thực chất, hiệu quả; nghiên cứu việc giảm lãi suất, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 09 tháng 4 năm 2020.
đ) Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Quốc phòng chỉ (Bộ đội Biên phòng), Bộ Công an, Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường) chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với hoạt động buôn lậu gạo qua biên giới, việc đầu cơ nâng giá gạo để thu lợi bất chính trong điều kiện xảy ra thiên tai, dịch bệnh....
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương đẩy mạnh sản xuất lúa theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm, chỉ đạo các Sở Công Thương tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
g) Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm túc các quy định về xuất khẩu gạo theo đúng quy định tại Nghị định số 107 và các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ chức năng về điều hành xuất khẩu gạo trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo thực hiện biện pháp tái đàn mạnh mẽ trong bối cảnh thiếu nguồn cung như hiện nay; lưu ý việc công bố hết dịch ở những nơi đủ điều kiện, bảo đảm giống và giá thức ăn, đồng thời phải quản lý tốt đầu ra; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương khẩn trương triển khai việc nhập khẩu thịt lợn đủ số lượng cần thiết để góp phần giảm giá thịt lợn trong nước, không để ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, địa phương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 43/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về điều hành xuất khẩu gạo năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 163/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản 2827/VPCP-KTTH; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2824/BCT-XNK năm 2020 thực hiện Thông báo 163/TB-VPCP về điều hành xuất khẩu gạo do Bộ Công thương ban hành
- 4Thông báo 175/TB-VPCP năm 2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội
- 5Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
- 1Thông báo 43/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về điều hành xuất khẩu gạo năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
- 3Thông báo 150/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về chuẩn bị nội dung Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch Covid-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 163/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản 2827/VPCP-KTTH; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2824/BCT-XNK năm 2020 thực hiện Thông báo 163/TB-VPCP về điều hành xuất khẩu gạo do Bộ Công thương ban hành
- 6Thông báo 175/TB-VPCP năm 2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội
- 7Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
Thông báo 172/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 172/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 29/04/2020
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra