Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2019/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019

 

THÔNG BÁO

VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi-lê về việc lao động có thu nhập của thân nhân thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế, ký tại Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 4 năm 2019.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Đức Hạnh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA CHI-LÊ VỀ VIỆC LAO ĐỘNG CÓ THU NHẬP CỦA THÂN NHÂN THÀNH VIÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ VÀ PHÁI ĐOÀN THƯỜNG TRỰC TẠI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi-lê, sau đây gọi là “các Bên”;

Mong muốn tạo thuận lợi trong việc cho phép thân nhân thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế của một Bên đóng trên lãnh thổ Bên kia được làm việc có thu nhập.

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Thân nhân cán bộ ngoại giao, lãnh sự, hành chính và nhân viên kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế của một Bên đóng trên lãnh thổ Bên kia có thể thực hiện các hoạt động có thu nhập trên lãnh thổ Bên tiếp nhận đó, sau khi đã được phép lao động theo các quy định tại Hiệp định này.

Điều 2

Vì mục đích của Hiệp định này, thân nhân thành viên cơ quan đại diện gồm:

a. Vợ hoặc chồng;

b. Con dưới 21 tuổi chưa kết hôn phụ thuộc vào cha mẹ hoặc dưới 25 tuổi đang theo học cấp ba hoặc các bậc học cao hơn.

c. Con chưa lập gia đình bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần và phụ thuộc vào cha mẹ.

Điều 3

Không có hạn chế nào về loại công việc mà thân nhân thành viên cơ quan đại diện được phép thực hiện.Tuy nhiên, đối với những nghề nghiệp hoặc công việc đòi hỏi khả năng chuyên môn đặc biệt, thân nhân thành viên cơ quan đại diện phải đáp ứng các quy định trong lĩnh vực liên quan để được phép thực hiện công việc đó trên lãnh thổ Bên tiếp nhận. Ngoài ra, Bên tiếp nhận cũng có thể từ chối cho phép lao động trong trường hợp vì lý do an ninh hoặc chỉ công dân của Bên tiếp nhận được thực hiện các hoạt động có thu nhập đó.

Điều 4

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế của Bên cử gửi Công hàm đề nghị cho phép thân nhân thành viên cơ quan đại diện được làm việc có thu nhập tới cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao Bên tiếp nhận. Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền là Cục Lễ tân Nhà nước và đối với nước Cộng hòa Chi-lê, cơ quan có thẩm quyền là Tổng cục Lễ tân. Đề nghị này phải được thể hiện bằng công hàm.

Đề nghị này phải bao gồm việc chứng minh mối quan hệ thân nhân giữa người thụ hưởng với thành viên cơ quan đại diện và thông tin cụ thể về hoạt động có thu nhập mà họ dự định thực hiện (tên đầy đủ của người nộp đơn, tên và địa chỉ của người sử dụng lao động; và mô tả công việc). Sau khi xác định người đề nghị được cấp phép thuộc đối tượng quy định tại Hiệp định này, cơ quan có thẩm quyền Bên tiếp nhận sẽ thông báo chính thức ngay tới cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hay phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế của Bên cử về việc thân nhân thành viên cơ quan đại diện đó được phép thực hiện hoạt động có thu nhập, với điều kiện phải tuân thủ quy định nội luật liên quan của Bên tiếp nhận.

Nếu thân nhân thành viên cơ quan đại diện muốn thay đổi công việc sau khi đã được cho phép làm việc, người đó phải nộp đề nghị mới.

Điều 5

Thân nhân thành viên cơ quan đại diện được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính theo quy định tại “Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao”, “Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự” hoặc “Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc” hoặc các điều ước quốc tế khác có liên quan và được phép hoạt động có thu nhập phù hợp với Hiệp định này, sẽ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính đối với các hành vi liên quan đến hoạt động đó, và phải tuân thủ pháp luật và quyền tài phán của Bên tiếp nhận chỉ về các hành vi đó.

Điều 6

1. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự theo quy định tại “Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao”, “Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự” sẽ tiếp tục được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ này đối với các hoạt động có thu nhập. Bên tiếp nhận có thể yêu cầu Bên cử bằng văn bản về việc từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ này. Bên cử sẽ xem xét nghiêm túc yêu cầu về việc từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ này.

2. Bên cử sẽ giữ lại quyền quyết định về việc từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ xét xử nếu thấy việc này trái với lợi ích của Bên đó. Trong trường hợp này, Bên tiếp nhận có thể tuyên bố thân nhân thành viên cơ quan đại diện được yêu cầu đó là người không được hoan nghênh.

3. Việc từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ xét xử hình sự không đồng nghĩa với việc từ bỏ quyền miễn trừ thi hành án. Việc từ bỏ này đòi hỏi phải có một văn bản từ bỏ riêng. Trong trường hợp này, Bên cử sẽ xem xét nghiêm túc đề nghị từ bỏ quyền miễn trừ thi hành án của Bên tiếp nhận.

Điều 7

Thân nhân thành viên cơ quan đại diện thực hiện hoạt động có thu nhập, phải tuân thủ chế độ thuế và bảo hiểm xã hội của Bên tiếp nhận đối với các vấn đề liên quan đến công việc mà họ thực hiện.

Điều 8

Các quy định của Hiệp định này không bao gồm việc công nhận bằng cấp, chứng chỉ giữa hai Bên.

Điều 9

Việc cho phép lao động có thu nhập ở Bên tiếp nhận, về nguyên tắc sẽ chấm dứt khi:

(a) Cá nhân liên quan không còn quy chế thân nhân theo định nghĩa trong Hiệp định này.

(b) Cá nhân liên quan không còn cư trú trong hộ gia đình thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Bên tiếp nhận.

(c) Nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế kết thúc.

(d) Việc thực hiện hoạt động có thu nhập kết thúc.

Điều 10

Các Bên áp dụng các biện pháp cần thiết cho việc thực hiện Hiệp định này.

Điều 11

Hiệp định này có giá trị vô thời hạn. Một Bên có thể chấm dứt Hiệp định bằng cách thông báo bằng văn bản qua đường ngoại giao ý định chấm dứt Hiệp định tới Bên kia. Việc chấm dứt Hiệp định sẽ có hiệu lực sáu (06) tháng kể từ ngày Bên kia nhận được thông báo này.

Điều 12

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng của Bên này thông báo cho Bên kia về việc đã hoàn tất các thủ tục nội luật cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc/và bổ sung thông qua thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên qua đường ngoại giao. Các sửa đổi, bổ sung này sẽ có hiệu lực theo quy định tại khổ nêu trên của Điều này.

Làm tại Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2017, thành hai bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh; các bản có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh được dùng làm cơ sở.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM




HÀ KIM NGỌC
Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA CHI-LÊ




HERALDO MUÑOZ VALENZUELA
Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao

 

AGREEMENT

BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF CHILE ON THE FREE EXERCISE OF REMUNERATED ACTIVITIES BY DEPENDENT RELATIVES OF DIPLOMATIC, CONSULAR, ADMINISTRATIVE AND TECHNICAL STAFF OF THEIR DIPLOMATIC MISSIONS, CONSULAR POSTS AND PERMANENT REPRESENTATIVES TO INTERNATIONAL ORGANIZATIONS

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Chile hereinafter referred to as “the Parties”,

Desirous of allowing the free exercise of remunerated activities by dependent relatives of members of the Diplomatic Missions, Consular Posts and Permanent Representatives to International Organizations of one of the Parties in the territory of the other Party,

Have agreed as follows:

Article 1

Dependent relatives of diplomatic, consular, administrative and technical staff of Diplomatic Missions, Consular Post or Permanent Representatives to International Organizations of one Party in the territory of the other Party may exercise remunerated activities in the receiving State, once the required authorization has been obtained, pursuant to the provisions of this Agreement.

Article 2

For the purpose of this Agreement, dependent relatives shall mean:

a. The spouse;

b. Unmarried children under 21 years old dependent under the charge of their parents or under 25 years old studying in tertiary-level institutions of higher education, and;

c. Unmarried children who are physically or mentally disabled and are under the charge of their parents.

Article 3

There shall be no restrictions as regards the nature or type of employment that may be engaged in. It is, however, understood that, in professions or activities requiring special qualifications, dependent relatives shall be required to comply with the rule governing the exercise of such professions or activities in the receiving State. On the other hand, the authorization may be refused in cases in which, for reasons of security, only nationals of the receiving Party may be employed.

Article 4

Requests for authorization to engage in remunerated activities shall be submitted, by the respective Diplomatic Mission, Consular Post or Permanent Representative of the sending Party to the competent authority of the Ministry of Foreign Affairs of the receiving Party. For the Socialist Republic of Viet Nam, the competent authority is the State Protocol Department and for the Republic of Chile, the competent authority is the General Directorate of Protocol. The request shall be submitted through a Verbal Note.

The request shall certify the kinship between the beneficiary and the official of whom he/she is a dependent and the details of the remunerated activity in which beneficiary wishes to engage (the name of the applicant, employer’s name and address and job description). Upon verification that the person for whom authorizationis requested is included in the categories defined in this Agreement, the competent authority of the receiving State shall immediately and officially inform the Diplomatic Mission, Consular Post or Permanent Representative of the sending Party that the dependent relative has been authorized to work, subject to relevant rules of the receiving State.

If the dependent relative wishes to change from employer after having received a work authorization, he/she must submit a new request for authorization.

Article 5

Dependent relatives enjoying immunity from jurisdiction under the “Vienna Convention on Diplomatic Relations of 1961” and the “Vienna Convention on Consular Relations of 1963” or under the “Convention on the Privileges and Immunities of the United Nations of 1946” or any other international instrument, and who are exercising a remunerated activity in accordance with this Agreement, shall not have the benefit of immunity from civil and administrative jurisdiction regarding any actions or omissions arising out of the exercise of such activity, and shall be subject to the legislation and courts of the receiving State only in connection with such activities.

Article 6

1. Dependent relatives enjoying immunity from criminal jurisdiction under the “Vienna Convention on Diplomatic Relations of 1961” and the “Vienna Convention on Consular Relations of 1963” shall keep such immunity even in connection with the exercise of their remunerated activity. The receiving State may request the sending Party in writing to waive such immunity. The request for waiver of immunity from jurisdiction shall be given serious consideration by the sending Party.

2. The sending Party shall retain its right to decide that the waiver of immunity from jurisdiction is contrary to its interests. In this case, the receiving State may declare the dependent relatives in respect of whom waiver has been requested persona non grata.

3. The waiver of immunity from criminal jurisdiction shall not be understood to extend to the execution of the sentence. For which a specific waiver shall be required. In such event, the sending Party shall give serious consideration to a waiver of this immunity.

Article 7

A dependent relative who engages in remunerated activities in the receiving State shall be subject to the applicable laws of that State governing tax and social security matters in relation to the exercise of that remunerated activities.

Article 8

The provisions of this Agreement shall not entail recognition of degrees, diplomas or studies between the Parties.

Article 9

Any authorization to exercise remunerated activities in the receiving Party shall, in principle, be terminated when:

(a) The individual concerned ceases to have the status of a dependent relative within the definition of this Agreement.

(b) The individual concerned ceases to reside in the receiving Party as part of the household of a member of a Diplomatic Mission, Consular Post or Permanent Representative.

(c) The assignment of the member of a Diplomatic Mission, Consular Post or Permanent Representative ends.

(d) The performance of the remunerated activity ceases.

Article 10

The Parties undertake to adopt any measures they may deem necessary for the implementation of this Agreement.

Article 11

This Agreement shall remain in force for an indefinite period. Either Party may denounce this Agreement by written notice to the other Party, through diplomatic channels, of its intention to denounce it. The denouncement shall be effective six (06) months after the date of receipt of such notice.

Article 12

This Agreement shall enter into force on the date of receipt of the last notification by which the Parties inform each other that the requirements of their respective domestic legal regulations for the entry into force have been complied with.

This Agreement may be amended and/or supplemented in writing by mutual consent of the Parties through diplomatic channel. Such amendments or supplements shall enter into force according to the provisions of the preceding paragraph.

Done at Ha Noi, on this 9th day of November 2017 in two originals in the Vietnamese, Spanish and English languages; each text being equally authentic. In case of divergence of interpretation, the English version shall prevail.

 

FOR THE GOVERNMENT OF
THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM




HA KIM NGOC
DEPUTY MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

FOR THE GOVERNMMENT OF
THE REPUBLIC OF CHILE




HERALDO MUÑOZ VALENZUELA
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 17/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về lao động có thu nhập của thân nhân thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế giữa Việt Nam và Chi-lê

  • Số hiệu: 17/2019/TB-LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 09/11/2017
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Chi Lê
  • Người ký: Hà Kim Ngọc, Heraldo Muñoz Valenzuela
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 553 đến số 554
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản