BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2023/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2023 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia, ký ngày 08 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2023.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia (sau đây gọi chung là “Các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”),
GHI NHẬN những lợi ích mang lại từ Hiệp định về mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại khu vực biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 26 tháng 11 năm 2001 tại Phnôm Pênh, Campuchia,
CĂN CỨ Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia ký ngày 24 tháng 3 năm 1998 tại Hà Nội, Việt Nam,
THỪA NHẬN việc phát triển thương mại biên giới giữa hai nước là một trong những chiến lược quan trọng để thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại; tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa các Bên, giúp nâng cao mức sống của cư dân biên giới của hai nước và phát triển kinh tế của mỗi Bên trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi,
ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:
Các mục tiêu của Hiệp định này như sau:
1. Cải thiện và nâng cao mức sống của cư dân biên giới hai nước;
2. Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện và phát triển bền vững của các Bên;
3. Tạo mối liên kết phát triển lâu dài, ổn định và bền vững cho nhân dân hai nước;
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân của hai nước.
Hiệp định này điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa tại khu vực biên giới và/hoặc trao đổi hàng hóa tại các chợ biên giới, với thương mại biên giới và chợ biên giới như được định nghĩa trong Hiệp định này, giữa hai nước.
Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây sẽ được hiểu như sau:
1. Thương mại biên giới là hoạt động mua bán hàng hóa ở khu vực biên giới và/ hoặc tại chợ biên giới của thương nhân hoặc cư dân biên giới của hai nước.
2. Khu vực biên giới trong Hiệp định này bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương cấp xã, tiếp giáp với đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.
3. Thương nhân là một tổ chức hoặc cá nhân hoạt động độc lập và có đăng ký kinh doanh theo luật về quy định có liên quan của mỗi nước.
4. Cư dân biên giới là công dân Việt Nam hoặc công dân Campuchia được cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên đăng ký thường trú tại khu vực biên giới theo quy định của pháp luật của mỗi nước.
5. Chợ biên giới là địa điểm được thành lập ở khu vực biên giới theo luật và quy định của mỗi nước để phục vụ hoạt động thương mại biên giới giữa các Bên.
6. Cửa khẩu/trạm kiểm soát biên giới đất liền là cửa khẩu/trạm kiểm soát được xác định theo quy định của pháp luật của mỗi nước (sau đây gọi là “cửa khẩu/trạm kiểm soát”).
Địa điểm thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực biên giới
Mua bán và trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới được thực hiện thông qua các cửa khẩu/trạm kiểm soát biên giới do các Bên chính thức thành lập.
Thúc đẩy phát triển chợ biên giới
1. Các Bên đồng ý tạo điều kiện phát triển chợ biên giới và hệ thống logistics tại khu vực biên giới nhằm thúc đẩy thương mại biên giới và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến mua bán hàng hóa.
2. Thương nhân và cư dân biên giới của mỗi Bên được khuyến khích hoạt động thương mại tại chợ biên giới phù hợp với luật và quy định của mỗi nước.
Hàng hóa trong thương mại biên giới
1. Các Bên cam kết tăng cường và tạo thuận lợi cho thương mọi hàng hóa thông qua các cửa khẩu/trạm kiểm soát biên giới chính thức nêu tại Điều 4.
2. Các Bên thống nhất rằng hàng hóa được giao dịch ở khu vực biên giới không bao gồm hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của luật và quy định của mỗi nước.
3. Danh mục hàng hóa cấm hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng theo luật và quy định của của mỗi Bên và các thỏa thuận song phương có liên quan giữa các Bên và các điều ước quốc tế mà hai Bên là thành viên.
4. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa bởi thương nhân biên giới và quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép và các hình thức quản lý khác như thuế, luật và quy định của mỗi nước sẽ được áp dụng.
5. Các Bên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
6. Hàng hóa có xuất xứ từ một Bên và xuất khẩu sang Bên còn lại có thể được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế theo luật và quy định của mỗi nước.
Thanh toán trong thương mại biên giới
1. Thanh toán trong thương mại biên giới có thể được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Đồng việt Nam hoặc Riel Campuchia theo quy định tại Hiệp định này và luật, quy định của mỗi nước.
2. Phương thức thanh toán trong thương mại biên giới là:
a) Thanh toán qua các ngân hàng được ủy quyền của mỗi nước;
b) Thanh toán bằng tiền mặt theo luật và quy định của mỗi nước;
c) Thanh toán theo phương thức bù trừ hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu.
3. Khuyến khích thanh toán qua ngân hàng đối với thương mại biên giới.
4. Phù hợp với luật và quy định của mỗi nước, các Bên đồng ý khuyến khích thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại hoặc phòng giao dịch tại khu vực biên giới để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thanh toán thương mại biên giới.
5. Lượng tiền mặt có thể mang vào hoặc mang ra khỏi mỗi nước mà không cần khai báo hải quan thực hiện theo luật về quy định của mỗi nước. Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại biên giới giữa hai nước, các Bên nhất trí thúc giục Ngân hàng Trung ương của các Bên tiếp tục làm việc theo hướng tối ưu hóa lượng tiền mặt có thể được đưa vào hoặc đưa ra khỏi mỗi nước mà không cần khai báo hải quan.
6. Số tiền mặt có thể đưa vào hoặc đưa ra khỏi mỗi nước mà không cần khai báo hải quan sẽ được đăng Công báo Chính phủ hoặc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và niêm yết tại trụ sở của tất cả các cửa khẩu/trạm kiểm soát biên giới
Dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới
Các Bên đồng ý thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới, bao gồm nhưng không giới hạn đối với: kho bãi, giao nhận, vận chuyển, chế biến, bảo quản hàng hóa, dịch vụ ngân hàng và tài chính, phù hợp với luật và quy định của mỗi nước.
Tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh qua biên giới
1. Các Bên đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu của thương nhân và cư dân biên giới, người được chủ hàng ủy quyền, phương tiện, người điều hành vận tải, người điều khiển phương tiện và người phục vụ trên phương tiện với điều kiện phải có các giấy tờ cần thiết, bao gồm cả giấy phép của người điều khiển phương tiện theo luật và quy định của mỗi nước.
2. Các Bên đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải xuất/nhập cảnh đến các địa điểm dỡ hàng/chất hàng ở khu vực biên giới phù hợp với luật và quy định của mỗi nước.
Kiểm soát hàng hóa qua cửa khẩu
1. Các Bên đồng ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch đối với hàng hóa vận chuyển qua các cửa khẩu/trạm kiểm soát để đáp ứng các yêu cầu về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm dịch động thực vật; bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người; bảo vệ động thực vật, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
2. Các Bên khuyến khích cơ quan có thẩm quyền của mình phối hợp với nhau để hướng tới việc tạo thuận lợi hơn khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật đối với các giao dịch nhỏ giữa các cư dân biên giới hai nước.
3. Hàng hóa qua cửa khẩu/trạm kiểm soát giữa các Bên phải thực hiện các thủ tục qua biên giới theo luật và quy định của mỗi nước.
Các Bên đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến thương mại do các cơ quan, tổ chức và hiệp hội có liên quan của mỗi Bên thực hiện, bao gồm các hoạt động ở các khu vực biên giới của Bên kia. Tất cả các thương nhân, cư dân biên giới và cá nhân được khuyến khích tham gia vào các hoạt động này.
Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
Các Bên cam kết hợp tác chặt chẽ trong việc phòng, chống và trấn áp buôn lậu và gian lận thương mại, bao gồm nhưng không giới hạn ở các hành vi gian lận thương mại xuyên biên giới, buôn bán trái phép thuốc lá, gỗ, gỗ chế biến, động vật hoang dã, ma túy, tiền chất hóa học, vũ khí, chất nổ và hàng giả. Để hợp tác có hiệu quả, các Bên kêu gọi các cơ quan biên giới tăng cường trao đổi thông tin.
Các Bên đồng ý cung cấp cho nhau, theo yêu cầu, thông tin cập nhật về luật và quy định liên quan đến thương mại, bao gồm các quy định về thủ tục xuất/nhập cảnh biên giới; thủ tục xuất nhập khẩu; danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; thuế, phí và lệ phí và các khoản khác.
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong thương mại biên giới
1. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình theo luật và quy định của mỗi nước, chính quyền cấp tỉnh khu vực biên giới có thể thỏa thuận các biện pháp thích hợp để tăng cường và tạo thuận lợi cho thương mại biên giới.
2. Các Bên khuyến khích chính quyền cấp tỉnh của mình tại các khu vực biên giới tham gia vào mối quan hệ “Các thành phố kết nghĩa" nhằm tăng cường thương mại biên giới và quan hệ giữa nhân dân hai nước.
1. Các Bên thống nhất giao Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia làm đầu mối phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và chính quyền cấp tỉnh thực hiện Hiệp định.
2. Các Bộ, cơ quan liên quan và chính quyền cấp tỉnh của mỗi Bên có trách nhiệm thực hiện Hiệp định này sau khi Hiệp định có hiệu lực.
1. Mọi khác biệt hoặc tranh chấp giữa các Bên phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua tham vấn hoặc thương lượng.
2. Mọi yêu cầu tham vấn hoặc thương lượng phải được thực hiện bằng văn bản và được gửi qua các đầu mối quy định tại khoản 1 Điều 15 của Hiệp định này và qua kênh ngoại giao.
3. Khi một Bên yêu cầu tham vấn hoặc thương lượng theo khoản 1 của Điều này, Bên kia sẽ trả lời trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và sẽ tham gia tham vấn hoặc thương lượng trong một khoảng thời gian hợp lý không quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu nhằm đạt được giải pháp kịp thời và thích hợp cho mỗi Bên.
Một trong hai Bên có thể yêu cầu bằng văn bản, thông qua kênh ngoại giao, về việc sửa đổi một phần nhất định hoặc toàn bộ văn bản của Hiệp định. Bên kia phải trả lời trong vòng 03 (ba) tháng kể từ khi nhận được yêu cầu đó. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung, được các Bên nhất trí, sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định và sẽ có hiệu lực sau 45 (bốn mươi năm) ngày kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản, thông qua kênh ngoại giao, về việc hoàn thành các thủ tục nội bộ của các Bên.
1. Hiệp định này phải được hoàn thiện các thủ tục nội bộ phù hợp với luật pháp và quy định của mỗi quốc gia. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục nội bộ qua đường ngoại giao và sẽ có hiệu lực trong 03 (ba) năm. Thừa thuận sẽ tự động được gia hạn sau mỗi 01 (một) năm nếu không Bên nào thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định, trong vòng 03 (ba) tháng trước ngày Hiệp định bết bạn.
2. Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hoặc chương trình đang diễn ra đã được các Bên thỏa thuận trước ngày chấm dứt Hiệp định này và sẽ được thực hiện cho đến khi kết thúc các hoạt động và chương trình đã định, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.
3. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Hiệp định về mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại khu vực biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 26 tháng 11 năm 2001 tại Phnôm Pênh, Campuchia sẽ hết hiệu lực.
ĐỂ LÀM CHỨNG, những người ký kết dưới đây được sự ủy nhiệm hợp pháp của Chính phủ nước mình, để ký Hiệp định này.
ĐƯỢC LÀM tại Phnôm Pênh ngày 08 tháng 11, 2022, sao thành 02 (hai) bộ bằng tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt về cách diễn giải, bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and tile Government of the Kingdom of Cambodia (hereinafter jointly referred to as the “Parties” or individually referred to as “Party”);
RECOGNISING the benefits brought about by the Agreement on the Commercial Transaction, Exchange of Goods and Services in the Border Areas between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Royal Government of Cambodia signed on 26 November 2001 in Phnom Penh, Cambodia;
PURSUANT to the Trade Agreement between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Kingdom of Cambodia signed on 24 March 1998 in Ha Noi Viet Nam;
RECOGNISING that the development of border trade between the two countries is one of the key strategies to promote economic and trade relations; to further strengthen the friendly relations between the Parties, to help raise the living standard of the border residents of the two countries and to develop the economy of each Party on the basis of equality and mutual benefits;
HAVE AGREED AS FOLLOWS:
The objectives of this Agreement are as follows:
1. To improve and raise living standards of the border residents of the two countries;
2. To strengthen the friendship, comprehensive cooperation and relationship, and sustainable development of the Parties;
3. To create long-lasting, stable, and sustainable development linkages for the people of the two countries;
4. To create favourable conditions for traders of the two countries.
This Agreement covers border trade in goods at the border areas and/or exchange of goods at border markets, with bonder trade and border markets as defined in this Agreement, between the two countries.
In this Agreement, the following terms shall be construed as follows:
1. Border trade means trade in goods carried out in border areas and/or at border markets by traders or border residents of the two countries.
2. Border areas in this Agreement means communes or administrative units equivalent to communes, adjacent to the land borderline between the two countries.
3, Trader means an entity or individual who operates independently and has duly been registered for business activities in accordance with the relevant laws and regulations of each country.
4. Border residents are Vietnamese or Cambodian citizens who have been granted permanent residence registration in the border areas by each Party's competent authority according to the laws and regulations of each country.
5. The border market means a venue established in the border areas under laws and regulations of each country to serve the border trade between the Parties.
6. Land border checkpoints/gates mean checkpoints/gates defined under laws and regulations of each country (hereinafter referred to as “border checkpoints/gates”).
Location for Implementing the Trading Activities at the Border Areas
Trade and exchange of goods in the border areas shall be carried out through border checkpoints/gates, officially established by the Parties.
1. The Parties agree to facilitate the development of border markets and logistics systems at the border areas in order to promote the border trade and supporting services related to trade in goods.
2. Traders and border residents of each Party are encouraged to engage in commercial activities at the border markets in accordance with laws and regulations of each country.
1. The Parties undertake to strengthen and facilitate trade in goods through official border checkpoints/gates referred to in Article 4.
2. The Parties agree that the traded goods in border areas shall not include goods prohibited from export) import or temporarily suspended from export or import as provided for under laws and regulations of each country.
3. The list of the goods prohibited or temporarily suspended from export and import shall be applied according to the laws and regulations of each Party and relevant bilateral agreements between the Parties and international agreements to which both Parties are party.
4. For the import and export of goods carried out by bonier traders and managed by quotas, licenses and other forms of management, such as duties, laws and regulations of each country shall apply.
5. The Parties shall encourage and create favourable conditions for border residents to buy, sell and exchange necessary goods for production and daily lives.
6. Goods originated in one Party and exported to the other Party may be exempted from import duty and taxes according to laws and regulations of each country.
1. Payment for border trade can be made in freely convertible foreign currencies or Vietnamese Dong or Cambodian Riel pursuant to provisions specified herein and laws and regulations of each country.
2. Payment methods for border trade are:
a) Payment through authorized banks of each country;
b) Payment In cash in accordance with laws and regulations of each country;
c) Payment by mode of barter.
3. Payment through banks is encouraged for border trade.
4. In accordance with laws and regulations of each country, the Parties agreed to encourage establishment of the commercial banks' branches or transaction offices in the border areas to promote and facilitate border trade payments.
5. The amount of cash that can be brought into or taken out of each country without customs declaration shall comply with laws and regulations of each country. With a view to further facilitating border trade between the two countries, the Parties agreed to urge the Central Banks of the Parties to continue to work towards optimization of the amount of cash that can be brought into or taken out of each country without customs declaration.
6. The amount of cash that can be brought into or taken out of each country without customs declaration shall be published in the Government Gazette or Government Information Portal and shall be posted at the offices of all border checkpoints/gates.
Border Trade Supporting Services
The Parties agree to promote border trade supporting services, including, but not limited to, warehousing, forwarding, transportation, processing, preservation of goods, banking and financial services, in accordance with laws and regulations of each country.
Facilitation of Border Crossing
1. The Parties agree to facilitate the entry/exit through border checkpoints/gates of traders and border residents, persons authorized by goods owners, vehicles, transport operators, drivers and servants on vehicles; provided that the documents required, including driver’s license, shall be in compliance with laws and regulations of each country.
2. The Parties agree to facilitate the entry/exit of means of transport to reach discharged/loaded venues in the border areas in accordance with laws and regulations of each country.
Control of Goods through Border Checkpoints/Gates
1. The Parties agree to apply technical and quarantine measures for goods being transported through border checkpoints/gates in order to meet the requirements regarding the application of food hygiene and safety measures and sanitary or phytosanitary measures; protecting human health and safely; protecting animal and plant, ecological environment, biodiversity; preventing and fighting contagious diseases.
2. The Parties agree to encourage their competent authorities to work together towards more favourable technical SPS and quarantine measures for small transactions between bonder residents of the Parties.
3. Goods crossing border checkpoints/gates between the Parties shall be subject to border-crossing procedures according to laws and regulations of each country.
The Parties agree to facilitate the trade promotion activities carried out: by relevant authorities, organizations and associations of each Party, including in the border areas of the other Party. All traders, border residents and individuals are encouraged to participate in these activities.
Prevention and Suppression of Smuggling and Frauds
The Parties commit to closely cooperate in preventing, combating and suppressing smuggling and trade frauds; including but not limited to cross-border trade frauds, illegal trafficking of tobacco, timber, processed timber, wildlife, drugs, chemical precursor, weapons and explosive and counterfeiting products. For the effective cooperation, the Parties urge border agencies to enhance information exchange.
The Parties agree to provide each other, upon request, with updated information on laws and regulations related to trade, including regulations on bolder entry/exit procedures; import and export procedures; list of goods banned from export/import or temporarily suspended from export/import; duties, fees and charges and others.
Roles of Provincial Authorities in Border Trade
1. Within their scope of functions and responsibilities provided for under laws and regulations of each country, provincial authorities at the border areas may agree on appropriate measures to enhance and facilitate border trade.
2. The Parties encourage their provincial authorities at the border areas to enter into “Sister Cities” relationship with a view to enhancing border trade and relations between their respective people.
1. The Parties agree to assign the Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Viet Nam and the Ministry of Commerce of the Kingdom of Cambodia as the local points for coordinating with other relevant ministries, agencies and provincial authorities in order to implement this Agreement.
2. After the date of entry into force of this Agreement, relevant ministries, agencies and provincial authorities of each Party shall undertake the responsibilities to implement this Agreement.
1. Any differences or disputes between the Parties arising from the interpretation or application of this Agreement shall be settled through consultation or negotiation.
2. Any request for consultation or negotiation shall be made in writing and sent through the focal points specified in paragraph 1 of Article 15 of this Agreement and via diplomatic channel.
3. When a Party requests consultation or negotiation under paragraph 1 of this Article, the other Party shall respond within 30 (thirty) calendar days including weekends and holidays of the date of receipt of the request and shall enter into consultation or negotiation within a reasonable period of time not exceeding 90 (ninety) calendar days from the date of receipt of the request with a view to achieving a timely and appropriate solution for each Party.
Either Party may request in writing, through diplomatic channel, for the revision of one certain part or the whole text of the Agreement. The other Party shall reply within 03 (three) months since the receipt of such request. Any revisions or amendments, mutually agreed on by the Parties, shall form an integral part of the Agreement and shall enter into force after 45 (forty-five) days of receipt of the final written notification, through diplomatic channel, on the completion of internal procedures of the Parties.
1. This Agreement shall be subject to the completion of internal procedures in accordance with laws and regulations of each country. This Agreement shall enter into force 30 (thirty) calendar days including weekends and holidays after the date of receipt of the final written notification on the completion of internal procedures through diplomatic channel and shall be effective for 03 (three) years. The Agreement shall he automatically renewed for every 01 (one) year if neither Party notifies the other Party in writing vỉa diplomatic channel the intention of terminating the validity of the Agreement; within 03 (three) months prior to the expiration date of Agreement
2. The termination of this Agreement shall not affect the implementation of ongoing activities or programmes which have been agreed upon by the Parties prior to the date of the termination of this Agreement and shall be implemented until the end of planned activities and programs, unless the Parties agree otherwise.
3. Upon the date of entry Into force of this Agreement, the Agreement on the Commercial Transaction, Exchange of Goods and Services in tile Border Areas between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Royal Government of Cambodia signed on 26 November 2001 shall be terminated.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized by their respective Governments, have signed this Agreement.
DONE at on Phnom Penh on November 8th 2022, in duplicate in the Vietnamese, Khmer and English languages, all texts being equally authentic. In case of any divergence in interpretation, the English text shall prevail.
FOR THE GOVERNMENT OF | FOR THE GOVERNMENT OF |
- 1Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 2Thông báo 08/2021/TB-LPQT về hiệu lực Công hàm trao đổi giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc để triển khai nguyên tắc cộng gộp tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
- 3Thông báo 30/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN [ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA)] do Bộ Ngoại giao ban hành
- 4Thông báo 19/2022/TB-LPQT năm 2022 về hiệu lực của Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Thông báo 16/2023/TB-LPQT chấm dứt hiệu lực Hiệp định mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Thông báo 24/2023/TB-LPQT hiệu lực Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Cam-pu-chia giai đoạn 2023-2024
- 1Luật điều ước quốc tế 2016
- 2Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 3Thông báo 08/2021/TB-LPQT về hiệu lực Công hàm trao đổi giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc để triển khai nguyên tắc cộng gộp tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
- 4Thông báo 30/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN [ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA)] do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Thông báo 19/2022/TB-LPQT năm 2022 về hiệu lực của Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Thông báo 16/2023/TB-LPQT chấm dứt hiệu lực Hiệp định mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia do Bộ Ngoại giao ban hành
- 7Thông báo 24/2023/TB-LPQT hiệu lực Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Cam-pu-chia giai đoạn 2023-2024
Thông báo 13/2023/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
- Số hiệu: 13/2023/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 08/11/2022
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cam pu chia
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên, Pan Sorasak
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 855 đến số 856
- Ngày hiệu lực: 20/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực