Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2017/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2017 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định hàng hải giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ của Vương quốc Bru-nây Đa-ru-xa-lam, ký tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-oan ngày 12 tháng 11 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 02 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỦA QUỐC VƯƠNG BRU-NÂY ĐA-RU-XA-LAM
Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ của Quốc vương Bru-nây Đa-ru-xa-lam, dưới đây được gọi là “các Bên ký kết”, với mong muốn củng cố và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển giữa hai nước dựa trên nguyên tắc tự do thương mại hàng hải.
Đã thỏa thuận như sau:
Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực vận tải biển thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với luật pháp, thông lệ hàng hải quốc tế và pháp luật của mỗi Bên ký kết.
Theo Hiệp định này, trừ trường hợp có quy định khác các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau
1. “Vận tải nội địa” là vận tải hành khách hoặc hàng hóa giữa các cảng của một Bên ký kết.
2. “Cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết” là:
- Đối với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan được ủy quyền,
- Đối với Bru-nây Đa-ru-xa-lam: Bộ Giao thông và các cơ quan được ủy quyền.
3. “Thuyền viên” bao gồm thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ và những người được tuyển dụng làm việc trên tàu của một Bên ký kết có trình độ phù hợp, có tên trong hồ sơ thuyền viên của tàu hoặc danh sách thuyền viên của tàu và có giấy tờ tùy thân do cơ quan, có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết cấp.
4. “Hành khách” là tất cả những người được chuyên chở trên tàu theo hợp đồng vận chuyển hành khách và có tên trong danh sách hành khách.
5. “Cảng của một Bên ký kết” là các cảng biển, bao gồm cả các vùng neo đậu, thuộc lãnh thổ của Bên ký kết đó được công bố là cảng mở cho vận tải biển quốc tế.
6. “Lãnh thổ” vùng đất liền, các hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà các Bên ký kết có chủ quyền và quyền chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
7. “Tàu của một Bên ký kết” là bất kỳ tàu vận tải biển thương mại mang cờ và được đăng ký tại một Bên ký kết, cũng như bất kỳ tàu vận tải biển thương mại mang cờ của nước thứ ba do thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết thuê. Thuật ngữ này không bao gồm tàu quân sự, tàu của cảnh sát biển, tàu nghiên cứu khoa học, thủy văn, tàu đánh cá cũng như các loại tàu khác được sử dụng không phải vì mục đích thương mại.
1. Hiệp định này sẽ được áp dụng trên lãnh thổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bru-nây Đa-ru-xa-lam.
2. Hiệp định này không áp dụng đối với các hình thức vận tải và các hoạt động được dành riêng theo quy định của pháp luật của mỗi Bên ký kết, cụ thể là các quy định về dịch vụ cảng, vận tải nội địa, lai dắt, hoa tiêu, cứu hộ, trợ giúp hàng hải và việc đi lại trên các tuyến đường thủy nội địa.
Theo Điều 1 của Hiệp định này, hai Bên ký kết sẽ dành những trợ giúp cần thiết để các cơ quan quản lý ngành vận tải biển cũng như các công ty vận tải biển của hai nước thiết lập những mối quan hệ song phương và đa phương.
TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
1. Mỗi Bên ký kết, căn cứ theo pháp luật và các quy định của nước mình, tạo thuận lợi cho tàu của Bên ký kết kia tham gia vận tải biển giữa các cảng biển của hai nước và phối hợp nhằm loại trừ bất kỳ sự phân biệt đối xử đối với tàu, thuyền viên, hành khách và hàng hóa, hoặc những cản trở có thể làm phương hại đến sự phát triển vận tải biển và các hoạt động khác liên quan.
2. Mỗi Bên ký kết không cản trở tàu của Bên ký kết kia tham gia vào vận tải biển giữa cảng biển của hai Bên ký kết và cảng biển của nước thứ ba.
3. Các quy định của Điều này không làm phương hại đến quyền của các tàu mang cờ của nước thứ ba tham gia vận tải biển giữa các cảng biển của các Bên ký kết.
1. Tàu của mỗi Bên ký kết có thể tự do đi lại giữa các cảng của hai nước được mở ra cho tàu nước ngoài tham gia vào các dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa giữa hai Bên ký kết hoặc giữa một Bên ký kết với nước thứ ba.
2. Tàu của mỗi Bên ký kết được thực hiện việc đi lại từ cảng này đến cảng khác của Bên ký kết kia nhằm mục đích trả hành khách, hàng hóa hoặc bốc hàng, nhận khách lên tàu để chở đến nước thứ ba. Trong trường hợp này việc vận tải đó không được coi là vận tải nội địa.
Để củng cố và mở rộng mối quan hệ thường xuyên trong lĩnh vực vận tải biển, các công ty vận tải biển của mỗi Bên ký kết có thể lập văn phòng đại diện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, phù hợp với pháp luật hiện hành của Bên ký kết đó.
1. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho tàu của Bên ký kết kia chế độ đãi ngộ tối huệ quốc tại các cảng mở cho thương mại quốc tế phù hợp với luật pháp và các quy định của quốc gia đó.
2. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc được đề cập tới tại khoản 1 của Điều này áp dụng đối với các thủ tục hải quan, phí cảng và các phí khác, quyền vào cảng và sử dụng cảng cũng như các thiết bị dùng cho dịch vụ hàng hải như xe tải, nhà kho, bến côngtennơ, cầu tàu và các thiết bị xếp dỡ.
1. Mỗi Bên ký kết công nhận giấy chứng nhận đăng ký tàu do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia cấp như là bằng chứng đầy đủ về quốc tịch của tàu đó.
2. Các giấy tờ khác được cấp cho tàu của một Bên ký kết hoặc được một Bên ký kết công nhận phù hợp với các Công ước liên quan của Tổ chức hàng hải quốc tế và được mang theo tàu sẽ được Bên ký kết kia công nhận.
3. Các tàu của mỗi Bên ký kết với giấy chứng nhận trọng tải hợp lệ sẽ được miễn đo lại tại các cảng của Bên ký kết kia. Việc tính toán phí trọng tải sẽ được làm trên cơ sở của giấy chứng nhận trọng tải đó. Nếu một Bên ký kết có đủ cơ sở để nghi ngờ về sự chính xác của giấy chứng nhận trọng tải, Bên ký kết đó có thể chỉ định thanh tra viên để giám định tàu đó theo pháp luật hiện hành.
Các Bên ký kết thỏa thuận rằng tất cả các tàu của một Bên ký kết, bao gồm thuyền viên, hành khách, hàng hóa trên tàu, khi đang ở trong lãnh thổ Bên ký kết kia sẽ phải tuân thủ pháp luật của Bên ký kết đó và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Bên ký kết đó về an toàn hàng hải, ngăn ngừa ô nhiễm biển, biên giới, an ninh, nhập cư, hải quan, ngoại hối, y tế, kiểm dịch động, thực vật.
GIẤY TỜ TÙY THÂN CỦA THUYỀN VIÊN
Mỗi Bên ký kết công nhận các loại giấy tờ tùy thân của thuyền viên, do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia cấp.
- Đối với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: hộ chiếu thuyền viên và/hoặc hộ chiếu Việt Nam.
- Đối với Bru-nây Đa-ru-xa-lam là: sổ thuyền viên và lý lịch làm việc và/hoặc hộ chiếu Brunây.
- Đối với thuyền viên của nước thứ ba làm việc trên tàu do thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết thuê phải mang giấy tờ tùy thân hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba cấp.
NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH VÀ LƯU LẠI CỦA THUYỀN VIÊN
1. Thuyền viên của mỗi Bên được phép lên bờ trong thời gian tàu của họ lưu lại cảng của Bên ký kết kia, phù hợp với pháp luật và những quy định hiện hành của Bên ký kết đó. Thuyền viên của mỗi Bên ký kết sẽ được phép tiếp xúc với cán bộ lãnh sự hoặc đại diện ngoại giao của nước mình.
2. Thuyền viên của tàu của mỗi Bên ký kết nếu cần điều trị y tế hoặc khám bệnh sẽ được phép lưu lại trên lãnh thổ của Bên ký kết kia trong khoảng thời gian cần thiết cho việc điều trị phù hợp với pháp luật hiện hành của Bên ký kết đó.
3. Thuyền viên của mỗi Bên ký kết có thể nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia để lên tàu, hồi hương hoặc bất kỳ lý do nào khác được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia chấp nhận sau khi tuân thủ các thủ tục cần thiết phù hợp với pháp luật và quy định hiện hành của Bên ký kết đó.
4. Mặc dù có khoản 1 nêu trên, mỗi Bên ký kết có quyền từ chối việc nhập cảnh vào lãnh thổ của bất kỳ thuyền viên nào phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó.
5. Người có giấy tờ tùy thân như đề cập tại Điều 11 mà không phải là thuyền viên của tàu nhưng được yêu cầu thực hiện các dịch vụ cần thiết cho tàu, có thể quá cảnh qua lãnh thổ của Bên ký kết kia để lên tàu.
CÔNG NHẬN CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Mỗi Bên ký kết sẽ công nhận các chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên do Bên ký kết kia cấp trên cơ sở pháp luật quốc gia của Bên ký kết đó phù hợp với Công ước quốc tế về các Tiêu chuẩn Huấn luyện, Chứng chỉ và Trực ca đối với thuyền viên (STCW) 1978 được sửa đổi.
1. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết sẽ không xem xét bất kỳ tranh chấp dân sự nào phát sinh giữa chủ tàu, thuyền trưởng và các thuyền viên liên quan đến những quy định lao động và công việc trên tàu của Bên ký kết kia.
2. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết sẽ không áp dụng thẩm quyền xét xử đối với những vi phạm hình sự xảy ra trên tàu của Bên ký kết kia khi tàu đó qua lại vùng lãnh hải của quốc gia trừ các trường hợp sau:
a) nếu hậu quả của vi phạm hình sự đó mở rộng ra nước chủ nhà,
b) nếu vi phạm hình sự ảnh hưởng đến hòa bình của nước chủ nhà hoặc trật tự trong vùng nước lãnh hải,
c) nếu thuyền trưởng hoặc cơ quan lãnh sự hay ngoại giao của nước tàu mang cờ yêu cầu sự trợ giúp của cơ quan có thẩm quyền nước chủ nhà, hoặc
d) nếu các biện pháp đó là cần thiết để ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp các chất ma túy và chất gây nghiện.
1. Khi một Bên ký kết được thông báo về hành vi trái pháp luật cố ý chống lại tàu của Bên ký kết kia tại các cảng hay tại vùng lãnh hải của mình, thì Bên ký kết đó sẽ dành các biện pháp có thể để bảo vệ tàu, thuyền viên, hành khách và hàng hóa, tài sản trên tàu phù hợp với pháp luật của mình
2. Hai Bên ký kết sẽ hợp tác để ngăn ngừa và loại bỏ các hành vi di cư bất hợp pháp.
1. Nếu tàu của một Bên ký kết gặp tai nạn hoặc gặp nguy hiểm trong vùng lãnh hải của Bên ký kết kia hoặc các vùng nước lân cận, Cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết đó sẽ:
a) dành sự giúp đỡ và các hỗ trợ cần thiết cho thuyền viên, hành khách, tàu và hàng hóa phù hợp với pháp luật và các quy định hiện hành của Bên ký kết đó.
b) thông báo ngay lập tức đến cơ quan đại diện ngoại giao hoặc đại diện lãnh sự của nước mà tàu mang cờ.
2. Tất cả các hàng hóa và tài sản được bốc dỡ từ tàu gặp tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 1 (a) của Điều này sẽ được miễn các loại thuế với điều kiện không được tiêu thụ hoặc sử dụng trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
THU NHẬP, THANH TOÁN VÀ CHUYỂN TIỀN
Toàn bộ doanh thu do các công ty vận tải biển của một Bên ký kết thu được trong lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được quyết toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi mà hai Bên ký kết chấp thuận. Doanh thu đó được sử dụng để trang trải mọi chi phí trong lãnh thổ của Bên ký kết kia hoặc được chuyển ra nước ngoài phù hợp với pháp luật và các quy định của Bên ký kết đó.
1. Trên tinh thần hợp tác chặt chẽ, theo từng thời điểm, hai Bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến lẫn nhau để đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các khoản của Hiệp định và khi cần thiết sẽ cùng nhau trao đổi ý kiến để bổ sung, sửa đổi Hiệp định.
2. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu tham vấn bằng thảo luận hoặc bằng văn bản, và việc tham vấn sẽ được tiến hành trong thời gian không quá 60 ngày kể từ ngày Bên được yêu cầu nhận văn bản đề nghị, trừ trường hợp cả hai Bên ký kết đồng ý gia hạn thời gian.
Các khoản của Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên ký kết phát sinh từ các công ước quốc tế mà các Bên ký kết đã ký hoặc tham gia.
Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này, trong chừng mực có thể, sẽ được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết. Nếu không thể giải quyết được bởi các cơ quan có thẩm quyền nêu trên thì sẽ giải quyết thông qua đường ngoại giao.
Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung thông qua sự thỏa thuận của các Bên ký kết. Các sửa đổi, bổ sung đối với Hiệp định này phải được các Bên ký kết thỏa thuận bằng văn bản và do đại diện có thẩm quyền của các Bên ký kết ký. Việc sửa đổi sẽ có hiệu lực theo ngày được xác định trong công hàm ngoại giao trao đổi giữa hai Bên ký kết.
Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày có bản thông báo thứ hai qua đường ngoại giao của các Bên ký kết khẳng định các yêu cầu trong nước để đưa Hiệp định đi vào hiệu lực đã được tuân thủ.
Vào bất kỳ thời gian nào, mỗi Bên ký kết có thể thông báo cho Bên ký kết kia ý định chấm dứt Hiệp định này. Hiệp định này sẽ chấm dứt sau sáu tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Bên ký kết kia, trừ khi thông báo việc chấm dứt được rút lại bằng văn bản thỏa thuận trước khi hết hạn.
Để làm bằng, những người có tên dưới đây được Chính phủ của các Bên ký kết ủy quyền đã ký Hiệp định này.
Làm tại Bandar Seri Begawan, Bru-nây Đa-ru-xa-lam ngày 12 tháng 11 năm 2001 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Malay và tiếng Anh, mỗi văn bản đều có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau về việc giải thích Hiệp định này, văn bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1Thông báo 11/2010/TB-LPQT về ngày điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 2Thông báo 25/2015/TB-LPQT về điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao ban hành
- 3Luật điều ước quốc tế 2016
- 4Thông báo 32/2023/TB-LPQT hiệu lực Bản ghi nhớ liên quan Điều 14.18 (Giải quyết tranh chấp) của Chương 14 (Thương mại điện tử) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam
- 5Thông báo 33/2023/TB-LPQT hiệu lực Bản ghi nhớ liên quan Mục D (Dịch vụ thẻ thanh toán điện tử) của Phụ lục 11-B (Các cam kết cụ thể) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam
- 1Thông báo 11/2010/TB-LPQT về ngày điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực đối với Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 2Thông báo 25/2015/TB-LPQT về điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao ban hành
- 3Luật điều ước quốc tế 2016
- 4Thông báo 32/2023/TB-LPQT hiệu lực Bản ghi nhớ liên quan Điều 14.18 (Giải quyết tranh chấp) của Chương 14 (Thương mại điện tử) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam
- 5Thông báo 33/2023/TB-LPQT hiệu lực Bản ghi nhớ liên quan Mục D (Dịch vụ thẻ thanh toán điện tử) của Phụ lục 11-B (Các cam kết cụ thể) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam
Thông báo 11/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-ru-xa-lam
- Số hiệu: 11/2017/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 12/11/2001
- Nơi ban hành: Chính phủ Brunei Darussalam, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Lê Ngọc Hoàn, ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 199 đến số 200
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra