BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2017/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtơ-rây-li-a về chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ, ký tại Can-bê-ra ngày 18 tháng 3 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ Ô-XTƠ-RÂY-LI-A
Nhằm củng cố mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước (sau đây sẽ gọi tắt là ʻBên’ và ʻcác Bên’) và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa thanh niên hai nước, hai Bên đã đạt được Thỏa thuận trong việc cấp thị thực căn cứ theo “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” như sau:
Mục đích của các Bên được đưa ra trong Thỏa thuận là công dân của mỗi Bên, phù hợp với Thỏa thuận này và pháp luật của hai Bên, được cấp thị thực theo “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” với mục đích là du lịch và có thể kết hợp làm việc và học tập ngắn hạn.
Mỗi Bên có quyền xác định phương pháp và địa điểm tiếp nhận đơn xin thị thực cho “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” của công dân Bên kia. Các đơn xin thị thực cho “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” chỉ được phép nộp tại những địa điểm quy định.
Ngoài số lượng thị thực quy định tại Điều 2 Thỏa thuận này, mỗi Bên có quyền hạn chế hơn nữa hoặc thay đổi số lượng thị thực cấp mỗi năm cho công dân của Bên kia theo Thỏa thuận này. Một Bên phải thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao khi hạn chế số lượng thị thực nói trên.
ĐIỀU 2. ĐIỀU KIỆN CỦA ỨNG VIÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
a) Theo quy định tại Thỏa thuận này, mỗi Bên (với tư cách là Bên tiếp nhận), căn cứ vào quy định và thủ tục của nước mình, sẽ cấp tối đa mỗi năm hai trăm (200) thị thực nhập cảnh nhiều lần cho công dân của Bên kia (với tư cách là Bên cử), cho phép họ lưu trú trong thời gian mười hai (12) tháng kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên vào Bên tiếp nhận nếu họ đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Có ý định chủ yếu là đi nghỉ tại Bên tiếp nhận trong thời gian tối đa là mười hai (12) tháng kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên vào lãnh thổ Bên tiếp nhận;
(ii) Đủ mười tám (18) tuổi trở lên nhưng không không quá ba mươi mốt (31) tuổi tại thời điểm nộp đơn xin cấp thị thực cho “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ”;
(iii) Không có trẻ em phụ thuộc đi cùng trong thời gian lưu trú tại Bên tiếp nhận;
(iv) Có hộ chiếu còn giá trị và có vé máy bay hoặc có một khoản tiền đủ để để mua vé máy bay đó;
(v) Ngoài khoản tiền được quy định tại mục 2 (a)(iv), có khoản tiền cần thiết để hỗ trợ cá nhân với mục đích đi nghỉ và tìm được việc làm ngẫu nhiên tại Bên tiếp nhận. Việc xác định số tiền được xem là cần thiết sẽ căn cứ vào thông tin được cập nhật hơn trong các thông tin sau: thông tin được Bên tiếp nhận công bố thường xuyên hoặc bất kỳ khuyến nghị nào khác của Bên tiếp nhận liên quan đến số tiền này;
(vi) Đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và nhân thân theo pháp luật của Bên tiếp nhận;
(vii) Chưa từng tham gia “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” của Bên tiếp nhận hoặc Chương trình khác tương tự;
(viii) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc giấy tờ chứng minh đã hoàn thành ít nhất hai (2) năm đại học chính qui;
(ix) Có khả năng sử dụng ngôn ngữ chính thức của Bên tiếp nhận được đánh giá ở mức độ tối thiểu có thể làm việc được; đánh giá này bao gồm cả việc người nộp đơn xin thị thực cung cấp các tài liệu chứng minh khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các yêu cầu của Bên tiếp nhận;
(x) Có thư giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Bên cử trong đó khẳng định rõ Chính phủ Bên cử đồng ý cho lưu trú tại Bên tiếp nhận theo các điều khoản của Thỏa thuận này; và
(xi) Các ứng viên Ô-xtơ-rây-li-a có giấy phép làm việc thuộc Chương trình này trước khi vào Việt Nam làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam
b) Các ứng viên phải chịu toàn bộ các khoản phí liên quan đến việc xin cấp thị thực. Các ứng viên Ô-xtơ-rây-Ii-a phải nộp lệ phí cấp và cấp lại giấy phép làm việc trong kỳ nghỉ theo luật và quy định của Việt Nam.
c) Công dân của mỗi Bên xin cấp thị thực trong khuôn khổ Thỏa thuận này có thể bị Bên kia từ chối cấp thị thực theo luật và quy định của Bên đó.
ĐIỀU 3. NHẬP CẢNH, LƯU TRÚ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
a) Mỗi Bên sẽ cho phép người xin thị thực theo “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” lưu trú trên lãnh thổ nước mình với thời hạn mười hai (12) tháng. Phù hợp với pháp luật của Bên tiếp nhận, người mang thị thực thuộc ʻChương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ’ được phép sử dụng thị thực này để xuất cảnh và nhập cảnh nhiều lần lãnh thổ Bên tiếp nhận trong thời gian lưu trú nói trên.
b) Công dân của một Bên đã nhập cảnh lãnh thổ Bên kia bằng thị thực thuộc “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” phải chấp hành pháp luật và quy định của Bên kia.
c) Công dân của một Bên nhập cảnh lãnh thổ Bên kia để tham gia “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” không được làm những công việc trái với mục đích nhập cảnh, không được làm việc toàn bộ mười hai (12) tháng trong kỳ nghỉ. Cụ thể, người mang thị thực loại này phải:
(i) Có mục đích chủ yếu của việc lưu trú theo loại thị thực này là đi nghỉ, nhưng tìm được việc làm một cách ngẫu nhiên;
(ii) Đối với công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không được làm việc cho bất cứ một (1) chủ sử dụng lao động nào quá sáu (6) tháng, trừ khi đã được cơ quan có thẩm quyền của Ô-xtơ-rây-li-a cho phép; và
(iii) Đối với công dân Ô-xtơ-rây-li-a đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp giấy phép làm việc trong kỳ nghỉ, không được làm việc cho bất cứ một (1) chủ sử dụng lao động nào quá sáu (6) tháng, trừ khi đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
(d) Trong thời gian thị thực thuộc “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” còn giá trị, người mang thị thực này không được tham gia học tập hoặc đào tạo có thời hạn quá bốn (4) tháng.
(e) Công dân của một Bên đã được cấp thị thực theo Thỏa thuận này có thể bị từ chối nhập cảnh hoặc bị buộc rời khỏi lãnh thổ của Bên kia phù hợp với luật và quy định của Bên đó.
(f) Người mang thị thực thuộc “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ” sẽ không được phép tiếp tục lưu trú tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc Ô-xtơ-rây-li-a sau thời hạn lưu trú mười hai (12) tháng được quy định cho thị thực này.
a) Vì mục đích thực hiện Thỏa thuận này, các Bên sẽ chỉ định các cơ quan có thẩm quyền. Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đối với phía Ô-xtơ-rây-li-a, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới.
b) Cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận này.
c) Không ảnh hưởng đến quy định tại mục (a) của Điều này, các Bên có thể chỉ định các cơ quan có thẩm quyền khác phối hợp thực hiện Thỏa thuận này. Một Bên sẽ thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao khi chỉ định cơ quan có thẩm quyền vì mục đích nói trên.
d) Một Bên sẽ thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc thay đổi cơ quan có thẩm quyền.
ĐIỀU 5. YÊU CẦU TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ HỒI HƯƠNG CỦA CÔNG DÂN
a) Các Bên sẽ nhận trở lại công dân của mình không được phép cư trú trên lãnh thổ Bên kia, bao gồm cả những người đã được cấp thị thực nhưng vi phạm pháp luật của Bên kia.
b) Việc nhận trở lại công dân được thực hiện theo các nội dung quy định tại Thỏa thuận liên quan giữa hai Chính phủ hoặc các quy định, luật pháp có liên quan của mỗi nước.
Ngoài trường hợp quy định tại Điều 8 của Thỏa thuận, mỗi Bên có thể, vì lý do chính sách công, đình chỉ tạm thời toàn bộ hoặc một phần các điều khoản liên quan tới việc nhập cảnh hoặc lưu trú trên lãnh thổ nước mình của những người mang thị thực thuộc “Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ”. Việc đình chỉ phải được thông báo ngay lập tức hoặc vào thời điểm sớm nhất có thể cho Bên kia thông qua đường ngoại giao. Văn bản thông báo việc đình chỉ phải ghi rõ ngày kết thúc việc đình chỉ. Trong thời gian đình chỉ Thỏa thuận, các Bên sẽ không triển khai bất cứ công việc nào theo Thỏa thuận này liên quan đến các điều khoản bị đình chỉ.
a) Việc sửa đổi Thỏa thuận này có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào bằng văn bản thỏa thuận giữa các Bên thông qua đường ngoại giao.
b) Ngày hiệu lực của những sửa đổi này sẽ được quy định trong thư từ ngoại giao.
a) Thỏa thuận này, và bất kỳ sửa đổi liên quan sẽ có hiệu lực vào ngày hai Bên thỏa thuận và được thông báo chính thức bằng văn bản qua đường ngoại giao.
b) Một Bên có thể chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận này bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên kia qua đường ngoại giao; trong trường hợp đó, Thỏa thuận sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày muộn nhất trong những ngày sau: ngày chấm dứt Thỏa thuận quy định trong văn bản thông báo hoặc nếu văn bản thông báo không quy định thì chín mươi (90) ngày sau ngày Bên kia nhận được thông báo.
c) Trong trường hợp chấm dứt hoặc đình chỉ Thỏa thuận này hoặc bất kỳ quy định nào của Thỏa thuận này, người đã có thị thực thuộc ʻChương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ’ (tại thời điểm chấm dứt hoặc đình chỉ nói trên) sẽ được phép nhập cảnh và/hoặc cư trú trên lãnh thổ của Bên đã cấp thị thực theo các khoản áp dụng cho thị thực đó cho đến khi thị thực đó hết hạn, phù hợp với luật và quy định của Bên đó.
Mọi tranh chấp nảy sinh giữa các Bên trong việc giải thích và/hoặc áp dụng Thỏa thuận này sẽ được giải quyết thông qua hình thức đàm phán và tham vấn trực tiếp giữa các Bên. Các Bên thỏa thuận không đưa những tranh chấp phát sinh từ Thỏa thuận này ra bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào được thành lập hoặc chỉnh theo pháp luật quốc tế hoặc theo pháp luật quốc gia của mỗi Bên.
Làm tại Can-bê-ra ngày 18 tháng 3 năm 2015 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh; các văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức của Chính phủ mình đã ký Thỏa thuận này.
Thay mặt Chính phủ | Thay mặt Chính phủ |
THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF AUSTRALIA
In the spirit of strengthening the comprehensive partnership between the two countries (hereinafter referred to singularly as ʻthe Partyʼ and collectively as ʻthe Parties’) and promoting improved mutual understanding amongst their young people, the Parties have reached the following Arrangement in relation to granting visas under the ʻWork and Holiday Programme’:
This Arrangement sets out the intention of the Parties that citizens of either Party may, from time to time in accordance with this Arrangement and the laws and regulations of both Parties, be issued visas under the ʻWork and Holiday Programme’ for the purposes of undertaking holiday travel augmented by short-term work and study.
Each Party may specify the method and place of lodgment of visa applications for the ʻWork and Holiday Programme’ by nationals of the other Party. Visa applications for the ʻWork and Holiday Programme’ must be lodged at locations specified.
In addition to the limit specified in provision two (2) of this Arrangement, each Party may further limit or otherwise alter the number of visas granted annually to nationals of the other Party under this Arrangement. A Party will notify the other Party in writing through the diplomatic channel where it imposes such a limit.
ARTICLE 2. PARTICIPANTS’ CONDITIONS
a) Subject to the provisions of this Arrangement, each Parts (in their capacity as the host Party) will grant annually, according to its own laws and procedures, up to two hundred (200) multiple entry ʻWork and Holiday’ visas for a period of twelve (12) calendar months from the date of first arrival in the host Party to nationals of the other Party (in their capacity as the sending Party) who satisfy the following requirements:
(i) intend primarily to holiday in the territory of the host Party for a period up to twelve (12) calendar months from the first date of arrival in the territory of the host Party;
(ii) are at least eighteen (18) years of age but have not turned thirty one (31) at the time of visa application for the ʻWork and Holiday Programme’;
(iii) will not be accompanied by dependent children during the stay in the territory of the host Party;
(iv) hold a valid passport and an onward travel ticket or sufficient funds to purchase such a ticket;
(v) in addition to funds specified in 2(a)(iv), also possess sufficient funds for personal support for the purpose of a holiday which may be supplemented by incidental work in the territory of the host Party. In determining the amount of funds regarded as sufficient, regard may be had to information published from time to time by the host Party or any other advice of the host Party, whichever is the most recent, regarding the amount of funds considered sufficient;
(vi) meet health and character requirements as specified by the host Party's laws;
(vii) have not previously taken part in the host Party’s ʻWork and Holiday Programmeʼ or its equivalent;
(viii) hold tertiary qualifications, or have successfully completed at least two (2) years of full-time undergraduate university study;
(ix) have a level of proficiency in the official language of the host Party which is assessed as at least functional, where such assessment includes the provision by the visa applicant of supporting documentary evidence which complies with the requirements of the host Party;
(x) provide a letter from the relevant government ministry of the sending Party which includes a statement to the effect that their Government has consented to their stay in the territory of the host Party under the terms of this Arrangement; and
(xi) Australian applicants must have been granted a work permit under this Programme prior to their arrival in Viet Nam in accordance with the laws and regulations of Viet Nam.
b) Applicants must pay any fees associated with the visa application. Australian applicants must also pay the fees of work permit application and reissuance in accordance with the laws and regulations of Viet Nam.
c) Nationals of one Party who have applied for a visa under this Arrangement may be denied a visa by the other Party in accordance with the laws and regulations of that Party.
ARTICLE 3. ENTRY, STAY AND WORKING CONDITIONS
a) Each Party will grant permission to stay in their country, for a period of twelve (12) calendar months to applicants for the ʻWork and Holiday Programme’. During this period, and subject to the laws of the host Party, visa holders under the ʻWork and Holiday Prograrame’ are allowed to leave and re-enter the territory of the Party using the same visa.
b) Nationals of one Party who have entered the territory of the other Party with visas under the ʻWork and Holiday Programme’ will be required to comply with the respective laws and regulations of the other Party.
c) Visa holders under the ʻWork and Holiday Program, must not engage in employment that is contrary to the purpose of the ʻWork and Holiday Program’. It is not intended that visa holders under the Work and Holiday Program' work for full twelve (12) calendar months of their visit. In particular, visa holders must:
(i) Have regard to the principal purpose of the stay under the arrangement which is a holiday, with work being incidental to the holiday;
(ii) In the case of nationals of the Socialist Republic of Viet Nam, not be employed by any one (1) employer for more than six (6) months, unless permission has been granted by relevant Australian authorities; and
(iii) In the case of nationals of Australia, be granted a valid work permit by relevant Vietnamese authorities prior to their arrival in Viet Nam, not be employed by any one (1) employer for more than six (6) months, unless permission has been granted by relevant Vietnamese authorities.
d) During the period for which the visa under the ʻWork and Holiday Programme’ is valid, visa holders will not be permitted to engage in study or training for more than four (4) months.
e) Nationals of one Party who have been granted a visa under this Arrangement may be denied entry or removed from the territory of the other Party in accordance with the laws and regulations of that Party.
f) Visa holder under the ʻWork and Holiday Programme’ will not be permitted to remain in Australia or the Socialist Republic of Viet Nam, as the case may be, beyond the authorised period of stay of twelve (12) calendar months on that visa.
ARTICLE 4. COMPETENT AUTHORITIES
a) For the purpose of implementing this Arrangement, the Parties will nominate competent authorities. For the Socialist Republic of Viet Nam, the competent authority will be the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs. For Australia, the competent authority will be the Department of Immigration and Border Protection.
b) The competent authority will, in collaboration with the relevant ministries and agencies, be responsible for guiding the implementation of the Arrangement.
c) Notwithstanding paragraph a) of this provision, the Parties may nominate other competent authorities for coordinating the implementation of this Arrangement. A Party will notify the other Party in writing through diplomatic channels where it nominates a competent authority for such purpose.
d) A Party will notify the other Party in writing through diplomatic channels of a change to a competent authority.
ARTICLE 5. REQUEST FOR DOCUMENTS AND REPATRIATION OF NATIONALS
a) The Parties will re-admit their nationals who have no lawful basis to remain in the territory of the other Party, including those who have been granted visas but violated the laws of the other Party.
b) The repatriation and readmission of persons who hold a visa under the ʻWork and Holiday Programme’ will be conducted in accordance with the relevant agreement between the two Governments or the relevant legislation and policies of each Party.
Subject to provision 8 of this Arrangement, either Party may, for reasons of public policy, temporarily suspend, in whole or in part, the provisions relating to entry into or stay of visa holders under the ʻWork and Holiday Programmeʼ in its own territory. Any such suspension will be notified immediately or otherwise at the earliest available opportunity to the other Party through the diplomatic channel. Any such written notice of suspension with stipulate the date that the suspension ends. During the period of suspension, the Parties will not undertake any task under the Arrangement which concern the suspended provision(s).
a) Amendments to this Arrangement may be made at any time by a written arrangement between the Parties through the diplomatic channel.
b) The date of effect of any such amendment will be stipulated in the diplomatic correspondence.
a) This Arrangement, and any associated amendments, take effect on the date as mutually agreed and officially notified in writing through the diplomatic channel.
b) A Party may terminate this Arrangement by written notice through the diplomatic channel to the other Party, in which case the date of termination will be on the date specified in that written notice or where no date is specified ninety (90) days following the day that the written notice is received by the other Party, whichever is the later date.
c) Notwithstanding any termination or suspension of this Arrangement or of any provisions of this Arrangement, any person who (at the date of such termination or suspension) already holds a valid visa under the ʻWork and Holiday Programme’ will be permitted to enter and/or remain in the territory of the Party for which the visa was granted according to the terms of that visa for as long as that visa remains valid, subject to that Party’s law and regulations.
Any disputes between the Parties which arise over the interpretation and/or application of this Arrangement will be settled through direct negotiations and consultations between the Parties. The Parties agree not to pursue any dispute arising from this Arrangement using any dispute settlement mechanism established or governed under international law or the national laws of either Party.
Signed at Canberra on 1 March 2015 in duplicate in the Vietnamese and English languages; all texts being equally authentic.
In witness thereof, the undersigned, being duly authorized by their respective Governments have signed this Arrangement.
For the Government of | For the Government of |
- 1Nghị quyết 65/NQ-CP năm 2014 Thỏa thuận về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Ốt-xtrây-lia do Chính phủ ban hành
- 2Luật điều ước quốc tế 2016
- 3Nghị quyết 24/NQ-CP năm 2016 phê duyệt Thỏa thuận về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Chính phủ Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 21/2016/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BNG hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận về Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công an - Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Thông báo 34/2018/TB-LPQT về hiệu lực Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau chuyên ngành của ASEAN về hệ thống giám định và chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến (ASEAN Sectoral mutual recognition arrangement for Inspection and Certification systems on food hygiene for prepared foodstuff products) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 1Nghị quyết 65/NQ-CP năm 2014 Thỏa thuận về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Ốt-xtrây-lia do Chính phủ ban hành
- 2Luật điều ước quốc tế 2016
- 3Nghị quyết 24/NQ-CP năm 2016 phê duyệt Thỏa thuận về Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Chính phủ Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 21/2016/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BNG hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận về Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công an - Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Thông báo 34/2018/TB-LPQT về hiệu lực Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau chuyên ngành của ASEAN về hệ thống giám định và chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến (ASEAN Sectoral mutual recognition arrangement for Inspection and Certification systems on food hygiene for prepared foodstuff products) do Bộ Ngoại giao ban hành
Thông báo 04/2017/TB-LPQT hiệu lực Thỏa thuận về chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a do Bộ Ngoại Giao ban hành
- Số hiệu: 04/2017/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 18/03/2015
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Ôxtrâylia
- Người ký: Lê Thị Tuyết Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 185 đến số 186
- Ngày hiệu lực: 01/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực