Hệ thống pháp luật

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/BC-TLĐ

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2006 

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN NĂM 2005, NHIỆM VỤ NĂM 2006 

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NĂM 2005.

I- TÌNH HÌNH CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG

Năm 2005, mặc dù có nhiều khó khăn do những biến động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới; thiên tai xảy ra liên tiếp; dịch cúm gia cầm tái phát và diễn biến phức tạp… nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành nhạy bén và kiên quyết của Chính phủ, sự năng động của các cấp, các ngành các địa phương và cơ sở, với tinh thần vượt khó, lao động sáng tạo của nhân dân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển KTXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt xấp xỉ 8,5%, cao nhất trong 5 năm qua. Lĩnh vực xã hội có tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự xã hội tiếp tục được giữ vững, quốc phòng được củng cố. Hoạt động đối ngoại không ngừng được mở rộng, vai trò và vị thế của nước ta trong khu vực và quốc tế được nâng cao… Những kết quả đó góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001-2005, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiếp theo.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình KTXH nước ta còn bộc lộ một số mặt yếu kém như: mức tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm lực và chưa vững chắc; năng suất lao động xã hội chưa cao, hiệu quả đầu tư thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng chưa được đẩy lùi. Những vấn đề nhức nhối trong xã hội như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tệ nạn xã hội và hoạt động của các loại tội phạm còn diễn biến phức tạp; tình trạng ô nhiễm môi trường còn rất nghiêm trọng.

Những thành tựu và yếu kém trên có sự đóng góp quan trọng cũng như trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ và các cấp CĐ cả nước.

Tình hình lao động và việc làm. Theo số liệu của Ban chỉ đạo điều tra lao động- việc làm TW, tại thời điểm 01/7/2005, cả nước có 44,385 triệu người trong độ tuổi lao động, tăng 1,143 triệu so với năm 2004. Trong đó có 4,413 triệu người làm việc ở khu vực nhà nước (chiếm 10,2%, tăng thêm 72.600 người so với cùng kỳ 2004), 38,355 triệu người làm việc ở khu vực ngoài nhà nước (chiếm 88,2%, tăng thêm 1.022.000 người), hơn 687.000 người làm việc ở khu vực có vốn ĐTNN (chiếm 1,6%, tăng thêm 45.900 người). Có hơn 11.106.000 người làm công ăn lương (chiếm 25,6%, tăng thêm 287.700 người). Số lượng DN NQD và DN có vốn ĐTNN mới thành lập tăng nhanh, với 35.000 DN đăng ký hoạt động theo Luật DN đã giải quyết việc làm cho hàng triệu người. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động; các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung thiếu lao động có trình độ cao; số lao động dôi dư do sắp xếp lại 754 DNNN lên tới hàng trăm ngàn người, chiếm bình quân 20% tổng số lao động trước khi sắp xếp chuyển đổi. Vấn đề đáng quan tâm là ở các DN sản xuất, gia công thuộc ngành dệt - may, da - giày thời gian và cường độ lao động tăng rất cao so với quy định của pháp luật lao động, ảnh hướng lớn đến sức khoẻ của người lao động, nhất là lao động nữ; lao động VN làm việc ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức.

Tiền lương và thu nhập của cán bộ, CNVCLĐ: Các ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện và cơ bản hoàn thành việc chuyển, xếp lương mới cho cán bộ, CNVCLĐ theo quy định của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (8,4%), nên tiền lương thực tế chưa đảm bảo cuộc sống cho người lao động; tiền lương, tiền công của người lao động ở khu vực SXKD có sự khác biệt giữa các vùng và loại hình DN, giữa DN trung ương và DN địa phương; không ít DNNN do SXKD khó khăn, mức lương bình quân hàng tháng của người lao động rất thấp; hầu hết DN xây dựng cơ bản bị nợ đọng vốn rất lớn, nhiều nơi mấy tháng liền công nhân không có lương; rất ít DNNQD xây dựng thang bảng lương theo quy định; tiền lương tối thiểu của người lao động ở các DN có vốn ĐTNN vẫn chưa được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Nhà ở cho CNLĐ ngoại tỉnh làm việc ở các thành phố, khu công nghiệp tập trung, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn là vấn đề rất bức xúc. Một số DN có chủ trương làm nhà ở cho người lao động, nhưng do chưa có cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Đa số công nhân phải tự thuê chỗ ở, sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ, không đảm bảo các điều kiện tối thiểu, là những yếu tố dễ phát sinh tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội.

Việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tình trạng DN nợ đọng, đóng thiếu hoặc không đóng BHXH, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động vẫn tái diễn và ngày càng nghiêm trọng. Hiện cả nước có hơn 10 triệu người có quan hệ lao động, nhưng chỉ có 5,8 triệu người tham gia BHXH, chủ yếu là lao động khu vực nhà nước; chỉ có khoảng 20% số lao động ở các cơ sở SXKD NQD và có vốn ĐTNN thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH có đóng BHXH, nhưng phần lớn chỉ đóng bằng 1/3 mức lương thực tế. Nhiều DN nợ BHXH hàng tỷ đồng, tập trung ở các DN gia công hàng dệt - may, da - giày, DN xây dựng cơ bản, DN làm ăn thua lỗ kéo dài.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: người sử dụng lao động cố tình tìm mọi cách lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động hoặc chiếm dụng để đầu tư vào SXKD; DN thua lỗ, không đủ khả năng đóng BHXH; công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh và thiếu kịp thời nên chưa có tác dụng răn đe; hệ thống văn bản pháp luật về BHXH còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến 31/12, cả nước xảy ra 147 cuộc đình công. Trong đó DNNN xảy ra 08 cuộc (chiếm 5,5%); DN NQD 39 cuộc (chiếm 26,5%), DN có vốn ĐTNN 100 cuộc (chiếm 68%), chủ yếu là của Đài Loan và Hàn Quốc (chiếm 79%). Tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh (52 cuộc), Đồng Nai (36 cuộc), Bình Dương (07 cuộc). Các cuộc đình công diễn ra vào mọi thời điểm trong năm; tính chất phức tạp, nhiều cuộc đã được chuẩn bị trước như in, rải truyền đơn kêu gọi phối hợp, kích động tạo phản ứng dây chuyền. Đặc biệt một số CNLĐ có hành động quá khích, đập phá tài sản của doanh nghiệp, gây mất trật tự xã hội trên địa bàn; có cuộc đình công quy mô lớn với hàng vạn người tham gia, thời gian kéo dài tới 12 ngày. Nguyên nhân dẫn đến đình công, chủ yếu bắt nguồn từ những vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động, người quản lý có hành động xúc phạm nhân phẩm người lao động; bức xúc vì mức lương tối thiểu ở các DN có vốn ĐTNN quá thấp nhưng lại tồn tại quá lâu và không phù hợp với mức trượt chỉ số giá sinh hoạt. Nhận thức về pháp luật của người lao động trong các DN ngoài quốc doanh còn thấp; vai trò của công đoàn cơ sở còn mờ nhạt; một số CNLĐ do nhận thức thấp nên bị các phần tử quá khích lôi kéo. Khi xảy ra đình công, CĐ cấp trên đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tham gia giải quyết. TLĐ chủ động phối hợp với Bộ LĐTBXH kiến nghị Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu ở DN có vốn ĐTNN, bảo đảm lợi ích hợp pháp của người lao động, kịp thời ngăn chặn các cuộc đình công có thể xảy ra.

Tư tưởng, tâm trạng của đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ nhìn chung không có lệch lạc về chính trị và tư tưởng; phần lớn CNVCLĐ có ý thức phấn đấu, khắc phục khó khăn, tự tìm kiếm việc làm để lo cho cuộc sống của bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Điều đó khẳng định bản lĩnh chính trị vững vàng và lòng tin của giai cấp công nhân vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, một bộ phận CNVCLĐ ở DNTN và DN có vốn ĐTNN không có điều kiện sinh hoạt, học tập do cường độ làm việc cao, ít được thông tin, tuyên truyền về các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội, khiến nhận thức chính trị còn nhiều hạn chế.

Đông đảo người lao động lo lắng về tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng cao và phải đóng góp quá nhiều cho các cuộc vận động quyên góp; CNVCLĐ ở các DNNN phải sắp xếp lại lo lắng về việc làm, thu nhập để duy trì cuộc sống. CNVCLĐ bất bình trước tình trạng vi phạm pháp luật của một số người sử dụng lao động cũng như các hành vi trái pháp luật, tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước thoái hoá, biến chất.

II- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN

1- Phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ X của Đảng và Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII được triển khai rộng khắp, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KTXH đất nước năm 2005.

Hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phát động và thực hiện Chỉ thị của Đoàn Chủ tịch TLĐ, trong năm qua, các cấp CĐ đã có những đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức thi đua và công tác khen thưởng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng ngành, địa phương, loại hình cơ sở. 100% LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW đã phát động thi đua đến tận CĐCS và người lao động. Các phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo …” do CĐ phát động đã phát huy trí tuệ, tinh thần chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác của đông đảo CNVCLĐ. Ngoài ra, các cấp CĐ còn phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức các hội thi theo chuyên đề và ngành nghề như: “Tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính” (CĐ Viên chức VN), “Giao dịch viên duyên dáng” (ngành Bưu điện), “Lái xe ô tô, mô tô an toàn” (ngành GTVT), “Bàn tay vàng” (ngành Cao su), “Kiểm ngân giỏi” (ngành Ngân hàng)… Bên cạnh việc chỉ đạo, thực hiện các phong trào thi đua có tính toàn quốc do Đại hội IX CĐVN đề ra, nhiều CĐ ngành, địa phương, cơ sở đã tổ chức những phong trào thi đua liên kết, các hội thi theo chuyên đề, ngành nghề như các phong trào “Thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Chương trình liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà DN), thi đua “4 nhất” trên công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh, “Thi đua liên kết xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La”, xây dựng Trung tâm hội nghị quốc gia ... được CĐ phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt. Nhờ tổ chức tốt thi đua, nhiều đơn vị, DN đã hoàn thành mục tiêu SXKD trước thời hạn. Qua các phong trào thi đua, đã có hàng chục vạn công trình, sản phẩm, sáng kiến được đưa vào ứng dụng, làm lợi hàng trăm tỷ đồng, nhiều công trình được gắn biển chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.

TLĐ đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ; Đại hội thi đua yêu nước trong CNVCLĐ và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VII, khẳng định những đóng góp to lớn của phong trào thi đua đối với sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước; biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tiếp tục khơi dậy truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức CĐVN.

Năm 2005, TLĐ đã xét tặng 591 cờ thưởng các loại, 5160 bằng khen của BCH TLĐ, 571 Bằng Lao động sáng tạo. Đoàn Chủ tịch TLĐ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng 19 cờ thi đua, 90 Huân chương các loại, 273 bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào thi đua vẫn còn những hạn chế, nhất là nhận thức và cách thức tổ chức phong trào chưa theo kịp sự chuyển đổi nhanh chóng của tình hình KTXH đất nước. Việc tổ chức thi đua ở không ít đơn vị còn chung chung, thiếu chỉ tiêu và giải pháp cụ thể; việc kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến chưa thường xuyên. Công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở các DNNQD và có vốn ĐTNN còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

2- Công tác tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ được đẩy mạnh, nhất là trong dịp Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ X của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Năm 2005, là năm đất nước có nhiều sự kiện chính trị trọng đại. Công tác tuyên truyền, giáo dục của CĐ được đẩy mạnh từ cơ sở đến ngành, địa phương và toàn quốc với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Công tác tuyên truyền, giáo dục trong nữ CNVCLĐ, nhất là tuyên truyền giáo dục pháp luật, tập huấn về chế độ chính sách đối với lao động nữ và trẻ em, kiến thức về giới và gia đình được quan tâm hơn. Hệ thống các trung tâm, văn phòng và tổ tư vấn pháp luật của CĐ đã góp phần tư vấn, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người lao động. TLĐ đã thành lập Trung tâm Tư vấn pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của người lao động và đoàn viên CĐ trong tình hình mới.

Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức rộng khắp trong cả nước, thu hút đông đảo người lao động tham gia, tạo không khí sôi nổi, vui tươi, lành mạnh trong CNVCLĐ. TLĐ đã phối hợp với một số cơ quan tổ chức nhiều hoạt động VHTT với chủ đề, nội dung có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, được dư luận đánh giá cao. Đặc biệt, các cấp công đoàn các tỉnh, thành phố phía nam đã tích cực tham gia và là nòng cốt trong các hoạt động chào mừng ngày giải phóng địa phương và kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các chương trình về lao động và CĐ phát trên sóng phát thanh, truyền hình của TW và địa phương có nội dung phong phú, phản ánh sinh động phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ. Các báo, tạp chí, bản tin, nhà xuất bản của tổ chức CĐ đã tập trung tuyên truyền về những sự kiện lịch sử của đất nước, địa phương, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; biểu dương những DN làm ăn giỏi, đề xuất những sáng kiến, kiến nghị trong quản lý; điều tra, phản ánh những vụ việc tiêu cực, đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, được dư luận xã hội đánh giá cao. Công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên, CĐCS khu vực NQD và DN có vốn ĐTNN được các cấp CĐ tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả bước đầu.

Một số CĐ ngành, địa phương, cơ sở đã phối hợp với các cơ quan liên quan và DN mở các lớp dạy nghề, bổ túc văn hoá cho công nhân, vận động người sử dụng lao động tổ chức và tạo điều kiện để mọi người tham gia học tập. TLĐ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký NQ Liên tịch về việc phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong CNVCLĐ giai đoạn 2005- 2010 nhằm nhanh chóng phổ cập trình độ THCS trong CNVCLĐ.

Trước tình hình tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, các cấp công đoàn đã có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục đến CNVCLĐ, góp phần nâng cao nhận thức về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và phòng chống ma tuý cho người lao động.

Công tác tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được các cấp CĐ và đông đảo CNVCLĐ tham gia, nhất là đóng góp ý kiến xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Trong năm, đã có hàng vạn đoàn viên CĐ ưu tú được kết nạp vào Đảng.

Công tác nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học đã tập trung nghiên cứu về tổ chức và nội dung, phương pháp hoạt động CĐ trong cơ chế thị trường định hướng XHCN; tổ chức và hoạt động CĐ khu vực kinh tế NQD, DN có vốn ĐTNN; các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của CNVCLĐ; về môi trường, ATVSLĐ…

Tuy nhiên, việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CNLĐ ở khu vực DNTN và DN có vốn ĐTNN gặp rất nhiều khó khăn vì thời giờ làm việc căng thẳng, hầu hết các DN không bố trí thời gian và thiếu cơ sở vật chất cho công nhân học tập. Mặt khác, hình thức, nội dung tuyên truyền cho người lao động ở khu vực này chậm được đổi mới. Chưa coi trọng công tác tuyên truyền cho người sử dụng lao động. Nhiều CNLĐ chỉ chú trọng đến việc làm và thu nhập mà ít quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp. Vẫn còn hàng nghìn cán bộ, CNVCLĐ sử dụng ma tuý, vi phạm chính sách về DS- KHHGĐ.

3- Chủ động nghiên cứu, tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát và hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội.

Trong năm 2005, TLĐ và các cấp CĐ đã tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến đóng góp xây dựng 24 dự án luật, pháp lệnh, nghị định và nhiều chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức CĐ. Một số dự án luật và chính sách lớn như: Bộ luật Dân sự, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật BHXH, Luật doanh nghiệp mới, Luật Đầu tư mới, Pháp lệnh về đình công và giải quyết đình công, các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách tiền lương mới … đã được TLĐ tập trung nghiên cứu và tổ chức lấy ý kiến đóng góp của CĐ các cấp. Nhiều ý kiến tham gia của CĐ được cơ quan soạn thảo tiếp thu. Đặc biệt, kiến nghị của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN không ban hành Pháp lệnh về Đình công và giải quyết đình công mà sửa đổi, bổ sung chương XIV của Bộ luật Lao động về đình công đã được chấp thuận. Các cấp CĐ đã chủ động tham gia xây dựng và thực hiện phương án sắp xếp lại 754 DNNN và giải quyết đúng chế độ chính sách, đảm bảo các quyền lợi cho gần 121.000 lao động dôi dư.

Năm 2005, đã có trên 93% DNNN mở Đại hội CNVC, trên 95% cơ quan mở Hội nghị cán bộ, công chức; tỷ lệ DN có TƯLĐTT ở DNNN là 96%, DNTN 25%, DN có vốn ĐTNN 40%. Tỷ lệ người lao động có HĐLĐ ở DNNN là 96%, DNTN 45%, DN có vốn ĐTNN 65%. Các đơn vị chưa tổ chức được đại hội CNVC là do SXKD gặp khó khăn hoặc đang sắp xếp lại. Nhiều DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần vẫn duy trì tốt việc xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, có sửa đổi một số điểm cho phù hợp với mô hình quản lý mới. Một số CĐCS DN NQD và DN có vốn ĐTNN hoạt động tốt do chủ doanh nghiệp hiểu và quan tâm, tạo điều kiện nên việc vận dụng tổ chức hội nghị CNLĐ, xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ có thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là: Vai trò đại diện của CĐ ở DNNN đã CPH, DNTN và DN có vốn ĐTNN còn mờ nhạt; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân còn hình thức, kém hiệu quả; việc bỏ phiếu tín nhiệm một số chức danh cán bộ quản lý, công khai tài chính gặp nhiều vướng mắc; nhiều địa phương còn lúng túng trong việc chỉ đạo CĐCS xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị CBCC, không biết thực hiện theo Nghị định 71/1998 (về thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ quan hành chính nhà nước) hay theo Nghị định 79/2003 (về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn).

Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện luật CĐ, luật Lao động và chính sách, chế độ được thực hiện thường xuyên. TLĐ đã phối hợp với Bộ LĐTBXH tiến hành kiểm tra tại 05 Tổng công ty và 30 đơn vị thành viên. Qua kiểm tra cho thấy vi phạm của DN chủ yếu là chưa xây dựng qui chế dân chủ và qui chế phối hợp giữa CĐ với giám đốc, trích nộp kinh phí CĐ chưa đúng quy định, nội dung HĐLĐ chưa rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, đa số TƯLĐTT có nội dung sao chép theo quy định của luật lao động; việc thực hiện chính sách, chế độ đối với lao động nữ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Hầu hết các CĐ ngành, LĐLĐ địa phương đã tổ chức tổng kết 10 năm (1995- 2005) thực hiện NQ 01 của Đoàn Chủ tịch TLĐ về công tác BHLĐ và đóng góp xây dựng NQ của Ban Chấp hành TLĐ về “Đẩy mạnh công tác BHLĐ trong tình hình mới”; duy trì và đẩy mạnh phong trào “Xanh- Sạch- Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”; củng cố bộ máy làm công tác BHLĐ và mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Các cấp CĐ đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ và PCCN lần thứ 7 và hưởng ứng ngày “Môi trường thế giới” với nhiều hình thức, nội dung phong phú…đồng thời tăng cường công tác kiểm tra ATVSLĐ; tuyên truyền, huấn luyện cho hàng ngàn cán bộ CĐ, CNLĐ và hướng dẫn DN về công tác BHLĐ… Các hoạt động trên của CĐ đã góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về ATVSLĐ ở cơ sở.

Mặc dù đã có nhiều biện pháp ngăn chặn và hạn chế TNLĐ nhưng nhìn chung số vụ TNLĐ năm 2005 vẫn tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tính đến 25/11/2005, theo báo cáo chưa đầy đủ, cả nước đã xảy ra 362 vụ TNLĐ chết người, làm chết 396 người, trong đó, DNNN chiếm 45,56%, DNNQD chiếm 40,95%, Công ty cổ phần và công ty nhà nước 10,86%, các đơn vị khác 2,54%. Số vụ TNLĐ còn nhiều hơn nhưng không thống kê được vì chủ sử dụng lao động không khai báo theo quy định. Các đoàn điều tra TNLĐ của các địa phương đã đề nghị khởi tố trách nhiệm hình sự 8 vụ.

Nguyên nhân chính để xảy ra TNLĐ, một mặt do chủ sử dụng lao động thiếu quan tâm cải thiện điều kiện làm việc; mặt khác, không ít người lao động khi vào làm việc không được tập huấn về công tác an toàn, do ý thức chấp hành nội qui, qui chế làm việc của người lao động chưa cao; công tác quản lý về ATLĐ lỏng lẻo, nặng về thủ tục hành chính; mạng lưới ATVS viên ở nhiều cơ sở hoạt động kém hiệu quả; lao động tự do, hợp đồng thời vụ, ngắn hạn không được huấn luyện về ATLĐ; công tác thanh tra, kiểm tra không được tiến hành thường xuyên; tình trạng vi phạm, nguy cơ dẫn đến TNLĐ không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời; việc điều tra, xác minh, xử lý vi phạm chậm, chưa có tác dụng giáo dục và ngăn ngừa.

Trong năm qua, CNVCLĐ luôn là lực lượng nòng cốt, đóng góp chủ yếu trong việc thực hiện các cuộc vận động xã hội, nhân đạo, từ thiện do MTTQ và CĐ phát động với giá trị hàng ngàn tỷ đồng, hỗ trợ cho các đối tượng gia đình chính sách, gia đình CNLĐ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, đồng bào các địa phương bị bão, lũ; mua công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ. Riêng “Quĩ Tấm lòng vàng Lao động” đã vận động và đóng góp được hàng tỷ đồng, quỹ “vì nữ CNLĐ nghèo” của các cấp CĐ đã lên tới 251 tỷ đồng, giải quyết cho 5,5 vạn lượt nữ lao động vay. Từ đầu năm đến 15/11/2005, quĩ hỗ trợ giải quyết việc làm TLĐ đã cho vay từ nguồn vốn mới và vốn đến hạn thu hồi 241 lượt dự án với tổng số tiền là 17.624 triệu đồng, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 6.726 lượt lao động. Ngoài ra, ở nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố còn thực hiện việc bảo lãnh, tín chấp cho người lao động vay vốn qua nhiều hình thức khác nhau với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Các loại quĩ trên đã hỗ trợ giải quyết việc làm và tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hàng vạn gia đình CNVCLĐ.

4- Chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên được các cấp CĐ tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tốt.

Năm 2005, việc thực hiện “Chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên” theo tinh thần NQ đại hội IX CĐVN được triển khai đồng bộ. Các cấp CĐ đã bám sát nội dung chương trình, đề ra giải pháp thích hợp, giải quyết những khó khăn, vướng mắc; đẩy mạnh tuyên truyền về CĐ trong mọi đối tượng lao động và chủ DN; tăng cường cán bộ và nguồn tài chính phục vụ chương trình…so với 31/12/2003, các cấp CĐ đã kết nạp 662.712 đoàn viên, thành lập mới 10.548 CĐCS, trừ đi số lượng giảm, đã tăng thêm 576.090 đoàn viên và 9.708 CĐCS. Trong đó khu vực HCSN tăng 220.362 đoàn viên và 8.657 CĐCS; khu vực DNNN giảm 28.895 đoàn viên và 1.469 CĐCS; khu vực có vốn ĐTNN tăng 205.303 đoàn viên và 2.168 CĐCS; khu vực đơn vị sự nghiệp công lập giảm 2.079 đoàn viên và 29 CĐCS. Đến 6/2005, tổng số cả nước có 5.245.592 đoàn viên và 76.678 CĐCS. Các địa phương đã hoàn thành cơ bản việc thành lập CĐCS xã, phường, thị trấn. TLĐ đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 3b của BCH TLĐ (khoá VIII) về công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh nhằm đánh giá đúng kết quả công tác này, thấy được những thuận lợi, khó khăn, rút ra bài học kinh nghiệm, phương hướng trong thời gian tới.

Một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW có tốc độ phát triển đoàn viên và CĐCS nhanh như: LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, CĐ ngành Công nghiệp VN… Tuy nhiên, có một số tồn tại cần khắc phục, đó là: Công tác tuyên truyền, điều tra, khảo sát nắm chắc số DNNQD có đủ điều kiện thành lập CĐ để có kế hoạch phát triển đoàn viên và CĐCS chưa tốt; nhiều nơi mới tập trung phát triển CĐCS ở khu vực xã, phường, trường mầm non ngoài công lập; các cấp CĐ chưa xác định rõ nguồn lực tài chính và xây dựng qui chế sử dụng ngân sách của chương trình; chưa tranh thủ được sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và ngân sách của chính quyền; cán bộ làm công tác này ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn, nhất là cấp huyện; chưa nắm rõ đối tượng kết nạp vào CĐ ở xã, phường, thị trấn, thậm chí có nơi kết nạp cả cán bộ thôn, xóm không hưởng lương vào CĐ; không ít nơi sau khi thành lập còn lúng túng trong tổ chức hoạt động; công tác thống kê, theo dõi còn bất cập nên không nắm chắc số đoàn viên biến động và giảm sút do sắp xếp, chuyển đổi, giải thể DNNN; việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn điều 153 Bộ luật Lao động về BCH công đoàn lâm thời cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển đoàn viên và CĐCS.

5- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng tổ chức CĐ.

Thực hiện NQ 03/ NQ- TLĐ của Đoàn Chủ tịch TLĐ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được các cấp CĐ quan tâm chỉ đạo thực hiện và có sự chuyển biến rõ rệt. Trong năm, theo thống kê chưa đầy đủ, các cấp CĐ đã đào tạo 583 giảng viên kiêm chức, mở 267 lớp với 146.562 lượt cán bộ CĐ được tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác CĐ và 3.410 lượt cán bộ CĐ được học ngoại ngữ, tin học. TLĐ đã tổ chức 02 lớp tập huấn về công tác tổ chức cán bộ cho hơn 200 cán bộ của các ngành, địa phương; biên soạn và phát hành bộ tài liệu tập huấn cho cán bộ CĐCS. Các cấp CĐ đã mở hàng trăm lớp nâng cao nhận thức về giới, về nghiệp vụ công tác nữ công, về kiến thức pháp luật…thu hút hàng ngàn cán bộ nữ và nữ CNVCLĐ tham gia. TLĐ đã phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ CĐ các cấp. Trường Đại học CĐ và các trường CĐ của một số ngành, địa phương đã mở nhiều lớp đào tạo cho 3.549 cán bộ hệ đại học chính qui tập trung, hệ đại học tại chức, lý luận và nghiệp vụ công tác CĐ. Đoàn Chủ tịch TLĐ đã quyết định thành lập Trường CĐ khu vực Miền trung- Tây nguyên để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở khu vực, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Tuy nhiên công tác qui hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ còn nhiều lúng túng, việc đào tạo, bồi dưỡmg về kiến thức pháp luật cho cán bộ CĐ chưa được nhiều, một số cán bộ chưa phát huy được kiến thức đã được đào tạo tại các trường CĐ vào thực tiễn hoạt động. Chương trình, nội dung đào tạo chưa theo kịp đòi hỏi của tình hình, còn nặng về lý thuyết, thiếu phổ biến kinh nghiệm thực tiễn để cán bộ CĐCS vận dụng. Đoàn Chủ tịch TLĐ đã ban hành Chỉ thị số 02/ CT- TLĐ về việc tuyển cử cán bộ CĐ đi công tác cơ sở, song đến nay chủ trương này vẫn chưa triển khai thực hiện được.

TLĐ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn và tổ chức tập huấn về chế độ lương mới trong hệ thống CĐ. Các cấp CĐ đã tập trung triển khai thực hiện việc chuyển xếp lương mới cho cán bộ, CNVC trong hệ thống CĐ, đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của TLĐ.

Trong dịp Đại hội Đảng cấp trên cơ sở và cấp tỉnh, TP; Đảng Đoàn, Đoàn Chủ tịch TLĐ, ban thường vụ LĐLĐ các tỉnh, TP, CĐ ngành TW đã phối hợp với Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Ban cán sự Đảng và đảng uỷ cùng cấp chủ động chuẩn bị, giới thiệu nhân sự cán bộ chủ chốt của CĐ tham gia cấp uỷ cùng cấp. Nhiều cán bộ CĐ đã trúng cử vào BCH Đảng bộ các cấp.

TLĐ đã phối hợp với một số bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế, xây dựng nội dung, tổ chức các cuộc hội thảo và đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành điều 153 Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành CĐ lâm thời tại DN; tổ chức hội thảo về tổ chức và hoạt động CĐ ở KCX, KCN và DNNQD; phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp VN mở 2 lớp tập huấn cho gần 100 chủ DN làm cho họ hiểu và ủng hộ, tạo điều kiện cho thành lập tổ chức CĐ ở DN. Đoàn Chủ tịch TLĐ đã ban hành quy định về việc phối hợp hoạt động giữa công đoàn ngành TW và CĐ Tổng Công ty trực thuộc TLĐ trong cùng một Bộ, đồng thời chỉ đạo một số CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty, LĐLĐ tỉnh, TP tiến hành khảo sát, lập đề án, tổ chức hội thảo nghiên cứu mô hình hoạt động CĐ trong các DNNN đã cổ phần hoá, chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế, công ty mẹ-con…

CĐ cấp trên cơ sở đã tập trung chỉ đạo Đại hội CĐ cấp cơ sở, nhìn chung đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ CĐCS tổ chức Đại hội ở một số CĐ ngành TW đạt thấp là do cơ sở phải tập trung thực hiện nhiệm vụ SXKD trong những tháng cuối năm hoặc DN trong diện phải sắp xếp lại. Nhiều ngành, địa phương, sau đại hội CĐCS, số cán bộ mới tham gia BCH chiếm tỷ lệ khá cao, từ 25- 40%. Một số mô hình tổ chức CĐ cấp trên được thành lập không có trong quy định của Điều lệ như CĐ khối, CĐ Liên hiệp HTX. Việc chuyển giao và tiếp nhận CĐCS theo quy định ở một số ngành, địa phương thực hiện chậm, chưa đúng chỉ đạo của TLĐ, đến nay vẫn còn 360 CĐCS chưa được chuyển giao theo quy định của Điều lệ CĐVN. Một số CĐ cấp trên cơ sở hướng dẫn chưa đúng quy định của Điều lệ như: cho phép CĐCS kéo dài nhiệm kỳ từ 2,5 năm thành 5 năm; hướng dẫn về mẫu con dấu của CĐ không phù hợp với CĐCS dưới 10 đoàn viên chỉ có chủ tịch, không có BCH.

Các cấp công đoàn đã kiểm tra, đánh giá, phân loại hoạt động CĐCS năm 2005. Tính bình quân, tỷ lệ CĐCS đạt tiêu chuẩn vững mạnh trở lên gần 78%, chủ yếu tập trung ở DNNN và cơ quan nhà nước; khu vực NQD và nghiệp đoàn tỷ lệ đạt thấp, khoảng 30-40%; tuy nhiên, việc chấm điểm, đánh giá phân loại nhiều nơi chưa phản ánh đúng thực chất hoạt động CĐ ở cơ sở. TLĐ cần sớm nghiên cứu sửa đổi nội dung Thông tri 02 về xây dựng CĐCS vững mạnh cho phù hợp với từng loại hình cơ sở. Điều đáng quan tâm là tổ chức và hoạt động của CĐCS ở DNNN đã CPH hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu và ở DN có vốn ĐTNN ngày càng khó khăn hơn; vai trò của CĐ đang dần mờ nhạt và nhiều nơi mang nặng tính hình thức.

6- Hoạt động đối ngoại: Trong năm 2005, TLĐ đã cử nhiều đoàn với hàng trăm lượt cán bộ CĐ các cấp đi công tác nước ngoài và đón các đoàn đại biểu CĐ các nước cùng nhiều cán bộ, chuyên gia vào thăm và làm việc với CĐVN. Các quan hệ quốc tế song phương và đa phương được mở rộng và tăng cường theo đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập quốc tế. Thông qua các hoạt động đối ngoại đã tranh thủ trao đổi kinh nghiệm hoạt động với CĐ các nước và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự hợp tác, hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của CĐ các nước, của tổ chức lao động quốc tế (ILO), của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Với sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức CĐ các nước, hàng trăm lượt cán bộ tham gia các khoá tập huấn, hội thảo với nhiều chủ đề về lao động, CĐ, cơ chế ba bên... Hoạt động đối ngoại của các cấp CĐ đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao vị thế của CĐVN.

7- Công tác tài chính và hoạt động kinh tế CĐ.

Trong năm 2005, các cấp CĐ đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp triển khai thực hiện thông tư liên tịch số 119 của TLĐ và Bộ Tài chính về thu kinh phí CĐ, ước tính thu đạt 96% kế hoạch và chi đạt 90% kế hoạch, góp phần phục vụ tốt công tác CĐ và phong trào CNVCLĐ.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Đoàn Chủ tịch TLĐ đã có Chỉ thị số 01/ CT-TLĐ về việc tăng cường quản lý ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống CĐ. TLĐ đã tham gia xây dựng dự thảo NĐ của Chính phủ về phân cấp quản lý công sản nhằm đảm bảo quyền CĐ trong quản lý tài sản; ban hành quy định chế độ thưởng thu nộp ngân sách CĐ, thưởng, phạt thu nộp kinh phí CĐ; quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị trong hệ thống CĐ. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được TLĐ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung bố trí vốn giải quyết thanh toán dứt điểm các công trình đã hoàn thành những năm trước đây và chỉ duyệt và bố trí vốn cho các công trình trọng điểm nằm trong kế hoạch nhà nước, không duyệt các công trình mới. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, tình trạng thất thu kinh phí CĐ khu vực NQD còn khá phổ biến, chỉ đạt 20- 25%. Nguyên nhân chủ yếu là do trách nhiệm của ban thường vụ, ban chấp hành một số ngành, địa phương, cơ sở chưa cao, bộ máy cán bộ làm công tác tài chính còn nhiều hạn chế. Việc quản lý tài chính, tài sản CĐ một số nơi còn bị buông lỏng, chi tiêu chưa đúng quy định của nhà nước và của TLĐ.

Các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh, đã có 35 đơn vị chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên, 07 đơn vị chuyển sang công ty cổ phần và mô hình khác; giải quyết chế độ cho 55 lao động dôi dư. Hoạt động kinh tế CĐ nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, một số đơn vị còn lúng túng khi chuyển sang loại hình tổ chức mới và SXKD kém hiệu quả.

8- Hoạt động của UBKT: (UBKT có báo cáo riêng).

9- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện từng bước được đổi mới, sâu sát hơn với cơ sở, đáp ứng đòi hỏi của phong trào.

Tổng Liên đoàn và các cấp CĐ đã xây dựng và thực hiện tương đối tốt, chương trình, kế hoạch công tác năm với những nội dung, biện pháp cụ thể. Đoàn Chủ tịch TLĐ và LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW đã tổ chức nhiều cuộc điều tra, khảo sát, hội thảo, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá khách quan tình hình và tìm giải pháp cho nhiều vấn đề của phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy chế hoạt động, nhất là quy chế phối hợp giữa CĐ với các cấp chính quyền được chú trọng hơn. Đến nay, 100% cấp tỉnh, TP, CĐ ngành TW và khoảng 80% công đoàn cơ sở, cấp trên cơ sở có quy chế phối hợp với chính quyền đồng cấp. Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác của CĐ cấp dưới được coi trọng hơn. Tập thể Đoàn Chủ tịch TLĐ đã làm việc với một số LĐLĐ tỉnh, TP, ngành trọng điểm để nắm chắc tình hình CNVCLĐ và hoạt động CĐ. Cơ quan TLĐ và một số LĐLĐ địa phương, CĐ ngành TW đã duy trì tốt chế độ giao ban công tác hàng tháng, xây dựng lịch sinh hoạt hàng tuần, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo các mặt hoạt động. Chế độ thông tin, báo cáo, công tác văn thư, lưu trữ trong hệ thống CĐ ngày một đi vào nề nếp. TLĐ đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch về công tác thông tin báo cáo và nghiên cứu, ban hành các quy định mới về công tác thông tin báo cáo, văn thư, lưu trữ áp dụng thống nhất trong tổ chức Công đoàn. Việc ứng dụng tin học đã góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo điều hành ở cơ quan CĐ các cấp.

Đoàn Chủ tịch TLĐ đã làm việc với Thủ tướng Chính phủ về tình hình CNVCLĐ và hoạt động CĐ, kiến nghị một số vấn đề lớn liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ như chính sách nhà ở cho người lao động; kéo dài thời gian thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN; ban hành NĐ về Thanh tra lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; điều chỉnh mức lương tối thiểu ở khu vực DN có vốn ĐTNN; tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động CĐ; giải quyết tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản; sửa đổi, bổ sung chương XIV của Bộ luật Lao động…Thủ tướng đánh giá cao kết quả phong trào CNVCLĐ và tổ chức CĐ đã đạt được và giao cho các bộ, ngành chức năng nghiên cứu, phối hợp với TLĐ đưa ra biện pháp giải quyết cụ thể các kiến nghị của TLĐ trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Nhiều LĐLĐ tỉnh, TP đã tổ chức hội nghị liên tịch đánh giá kết quả phối hợp hoạt động giữa CĐ với chính quyền và các ngành, đoàn thể cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện các NQ Liên tịch và Chương trình phối hợp . Việc thực hiện một số NQ Liên tịch, Chương trình phối hợp đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CĐ. Song, do nhiều địa phương, ngành, cơ sở ký quá nhiều NQ Liên tịch và Chương trình phối hợp nên không có điều kiện thực hiện đầy đủ theo sự chỉ đạo của CĐ cấp trên. Một số việc triển khai chậm, hiệu quả thấp, thậm chí không triển khai chỉ đạo thực hiện. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các NQ, chương trình công tác hàng năm của CĐ chưa được coi trọng đúng mức.

Tóm lại, mặc dù còn một số hạn chế, song nhìn chung hoạt động CĐ trong năm 2005 đã có những đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, ngày càng có hiệu quả và bắt nhịp được với cơ chế thị trường, nhiều phong trào thi đua do TLĐ phát động đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào phát triển KTXH của đất nước. Công tác tuyên truyền giáo dục và các hoạt động xã hội diễn ra sôi nổi, rộng khắp với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Các cấp CĐ đã tích cực tham gia xây dựng và kiểm tra việc thực hiện luật pháp, chính sách, chế độ ở cơ sở; tích cực tham gia giải quyết việc làm, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công, góp phần ổn định quan hệ lao động và SXKD ở cơ sở. Chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả tốt ở tất cả các ngành, địa phương. Cán bộ CĐ cấp trên đã thường xuyên đi sâu, đi sát nghiên cứu thực tiễn, nắm tình hình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Tuy nhiên, tổ chức và phương thức hoạt động CĐ chưa theo kịp với tình hình mới, rõ nhất là: Nội dung chỉ đạo, hoạt động còn bị dàn trải, một số CĐ ngành, địa phương chưa tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm; chưa làm tròn vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích cho CNLĐ, việc kiến nghị xử lý vi phạm quyền lợi người lao động còn yếu. Hiệu quả của công tác tuyên truyền đối với người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh còn hạn chế. Việc triển khai nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức và phương thức hoạt động CĐ trong các DN cổ phần hoá và các thành phần kinh tế còn chậm. Hoạt động xã hội còn ít quan tâm đến đoàn viên gặp khó khăn. Công tác tổng kết, hội thi, hoạt động văn hoá, thể thao quá nhiều, gây khó khăn cho cơ sở. Kỷ luật thông tin báo cáo, tài chính chưa nghiêm, kinh phí thất thu nhiều ở khu vực DNNQD. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tổ chức Công đoàn còn yếu. Việc sơ kết kiểm điểm thực hiện các nghị quyết của TLĐ đã ban hành còn chưa được chú trọng.

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN NĂM 2006

Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện NQ Đại hội lần thứ X của Đảng và kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2006- 2010, đất nước đứng trước thời cơ và vận hội, đồng thời cũng đứng trước những khó khăn thách thức mới, trong bối cảnh quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và hàng năm phải đối phó với thiên tai, dịch bệnh. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, thế giới và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tạo nên bước phát triển mới trong quan hệ quốc tế, cơ hội và thách thức đan xen nhau và đều lớn hơn trước.

Đặc biệt, nhiều ngành kinh tế phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, sẽ làm cho một bộ phận lao động giản đơn, trình độ thấp mất việc làm và khó kiếm được việc làm. Sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, nghề, địa phương, cơ sở thuộc các thành phần kinh tế tạo ra sự cạnh tranh về lao động. Các quy định về điều kiện lao động ở các ngành nghề, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động dễ bị xâm phạm hơn trong khi trình độ hiểu biết của người lao động về chính trị, xã hội, pháp luật còn hạn chế, tác phong và kỷ luật lao động chưa cao; tranh chấp lao động và đình công còn diễn biến phức tạp; sự phát triển nhanh của các DNNQD, sự hình thành các tập đoàn kinh tế, công ty mẹ- con, nguồn kinh phí cho hoạt động CĐ … là những khó khăn, thách thức của tổ chức CĐ trong năm đầu triển khai thực hiện NQ đại hội X của Đảng, năm thứ ba thực hiện NQ Đại hội IX CĐVN, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của tổ chức CĐ cho phù hợp với tình hình mới.

Xuất phát từ tình hình và yêu cầu mới, năm 2006, các cấp CĐ cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ lập thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội lần thứ X của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KTXH đất nước năm 2006.

- Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong CNVCLĐ và các cấp CĐ cả nước tập trung vào phong trào thi đua lao động sáng tạo, lập thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, công tác chào mừng Đại hội lần thứ X của Đảng với nội dung chủ yếu là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh thắng lợi ở thị trường trong nước và quốc tế.

- Tiếp tục duy trì và phát triển các phong trào thi đua cụ thể do Đại hội IX CĐVN đề ra gắn liền với các cuộc vận động chính trị do Đảng, nhà nước và MTTQ phát động. Cụ thể hoá nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua phù hợp với từng ngành nghề, loại hình DN, nhất là khu vực kinh tế NQD và DN có vốn ĐTNN. Đăng ký và thực hiện nhiều công trình, sản phẩm, sáng kiến, tiết kiệm chào mừng Đại hội lần thứ X của Đảng.

2- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đảng và CĐ, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong CNVCLĐ, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước.

- Mở đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong cán bộ, CNVCLĐ và các cấp CĐ trong cả nước học tập, quán triệt NQ Đại hội X của Đảng. Xây dựng “Chương trình hành động của CĐ thực hiện NQ Đại hội lần thứ X của Đảng”. Vận động cán bộ, CNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển đảng trong CNVCLĐ.

- Tuyên truyền sâu rộng trong CNVCLĐ nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật và có kế hoạch triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật DN, Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật khác Quốc hội mới thông qua có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức CĐ. Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật lao động và tổ chức CĐVN cho người sử dụng lao động và người lao động, nhất là trong các khu công nghiệp tập trung, khu vực kinh tế NQD và DN có vốn ĐTNN.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, VHTT phù hợp với từng loại hình cơ sở, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong CNVCLĐ góp phần nâng cao đời sống văn hoá trong DN và cơ quan, đơn vị.

- Tập trung tuyên truyền trong CNVCLĐ về những khó khăn, thách thức của đất nước, của DN khi hội nhập kinh tế quốc tế. Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng của người lao động, kịp thời phản ánh, thương lượng với người sử dụng lao động và kiến nghị với Đảng, nhà nước giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp tới CNVCLĐ và CĐ, chủ động tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công, ngăn ngừa những hành động quá khích của người lao động khi tham gia đình công.

- Triển khai Nghị quyết Liên tịch giữa TLĐLĐVN và Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong CNVCLĐ giai đoạn 2005 - 2010”. Phát động phong trào học tập nâng cao trình độ chính trị, học vấn, nghề nghiệp, xây dựng tác phong công nghiệp trong CNVCLĐ, nhất là lao động trẻ.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện NQ Liên tịch số 01 giữa TLĐ với Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia về tuyên truyền, vận động CNVCLĐ đảm bảo TTATGT. Đẩy mạnh công tác truyền thông về DS - KHHGĐ, phòng chống ma tuý, phòng chống HIV/AIDS trong CNVCLĐ.

- Coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục và báo cáo viên của các cấp CĐ. Nâng cao chất lượng tuyên truyền của các cơ quan báo chí CĐ. Phát triển các cụm văn hoá - thể thao ở cơ sở. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các nhà Văn hoá Lao động, câu lạc bộ theo tinh thần NQ của Đoàn Chủ tịch TLĐ.

3- Công tác nghiên cứu, tham gia xây dựng kiểm tra và hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan đến CNVCLĐ và CĐ. Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và đẩy mạnh các hoạt động xã hội của CĐ.

- Chủ động nghiên cứu, tham gia xây dựng luật pháp, chính sách chế độ có liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức CĐ theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 của Quốc hội, đặc biệt là tập trung tham gia xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động và đình công, Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Dạy nghề, Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở… Tham gia chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Khảo sát đánh giá và đề xuất những biện pháp đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở và Hội đồng trọng tài lao động.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc ký kết HĐLĐ và TƯLĐTT, về tổ chức và hoạt động Đại hội CNVC trong công ty nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01 ngày 16/5/2005 của Tổng Liên đoàn LĐVN và Bộ LĐTB và Xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động CĐ tham gia xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ cơ sở trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực hiện NĐ của Chính phủ về “Qui chế dân chủ cơ sở ở các loại hình DN là Cty TNHH, công ty cổ phần” và “Tài liệu hướng dẫn mẫu về các Qui chế dân chủ trong DNNN”. Nghiên cứu, hướng dẫn việc mở hội nghị CBCC ở CĐCS xã, phường, thị trấn.

- Tiếp tục tham gia hoàn thiện chính sách tiền lương, hướng dẫn thực hiện Luật DN.

- Phối hợp với cơ quan chức năng cùng cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện pháp luật về lao động và CĐ, nhất là ở các DN NQD và DN có vốn ĐTNN về xây dựng và ký TƯLĐTT, tiền lương làm thêm giờ và tăng ca.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành TLĐ (khoá IX) về “Đẩy mạnh công tác BHLĐ trong tình hình mới”. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức “Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ và PCCN” lần thứ VIII.

- Chủ động hướng dẫn các cuộc đình công hợp pháp, đồng thời tổ chức gặp mặt, đối thoại giữa tập thể người lao động với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động và nhà đầu tư, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định. Nghiên cứu thành lập “Quĩ hỗ trợ cán bộ CĐCS” .

- Triển khai hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật TLĐ và đẩy mạnh nội dung hoạt động các văn phòng tư vấn pháp luật của ngành, địa phương theo hướng dẫn của TLĐ.

- Đẩy mạnh các hoạt động tạo việc làm và giới thiệu việc làm cho CNLĐ, có các giải pháp tích cực cùng các ngành chức năng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động ở các KCN tập trung và CNVCLĐ có thu nhập thấp. Vận động CNVCLĐ hưởng ứng các hoạt động xã hội; phát động phong trào xây dựng quỹ “Mái ấm CĐ” trong CNVCLĐ và các cấp CĐ nhất là CĐCS, nhằm hỗ trợ, giải quyết khó khăn về nhà ở cho CNVCLĐ nghèo, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn từ Quĩ quốc gia giải quyết việc làm và các loại quĩ xã hội của CĐ, nhân rộng mô hình hoạt động của quĩ trợ vốn cho người lao động nghèo (CEP), góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo trong CNVCLĐ và trong xã hội.

4- Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên và thành lập CĐCS.

- Chú trọng tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở DN NQD, DN có vốn ĐTNN. Nghiên cứu và thực hiện đề án quản lý đoàn viên. Nắm chắc số đoàn viên, CĐCS phát triển mới và số đoàn viên bị giảm sút do sắp xếp, chuyển đổi hình thức quản lý, phá sản DN.

- Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp VN tập huấn về CĐ cho chủ DN.

5- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp CĐ cho phù hợp với từng loại hình cơ sở. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ. Củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS.

- Tập trung vào công tác đạo tạo cán bộ CĐ, nhất là cán bộ CĐCS và cấp trên cơ sở nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CĐ đáp ứng yêu cầu chỉ đạo phong trào ngay tại cơ sở. Tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm hoạt động CĐ NQD và kinh nghiệm giải quyết đình công để chỉ đạo phong trào chung.

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của CĐ trong công ty cổ phần, công ty mẹ- con, tập đoàn kinh tế và cơ quan đại diện CĐVN ở một số nước có đông CNLĐ là người Việt Nam đang làm việc. Xác định rõ hơn mối quan hệ CĐ ngành- địa phương phù hợp tình hình mới.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tri 02 về xây dựng CĐCS vững mạnh. Hướng dẫn thực hiện NĐ của Chính phủ về tổ chức và quyền hạn của Ban Chấp hành CĐ lâm thời theo điều 153 của Bộ luật Lao động.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết và chủ trương công tác của CĐ cấp trên đối với công đoàn cấp dưới. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/ CT- TLĐ ngày 24/3/2005 của Đoàn Chủ tịch TLĐ về tuyển cử cán bộ CĐ đi công tác cơ sở và công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, đánh giá cán bộ.

- Nghiên cứu chế độ phụ cấp tiền lương đối với cán bộ CĐ, nhất là cán bộ CĐCS không chuyên trách ở DN thuộc các thành phần kinh tế và xã, phường, thị trấn. Nghiên cứu sửa đổi quy định và sử dụng có hiệu quả tiền lương cán bộ CĐ NQD từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của cán bộ CĐ các cấp, nhất là cấp cơ sở và cán bộ mới tham gia công tác CĐ, phấn đấu 100% cán bộ CĐCS được tập huấn về CĐ. Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện việc củng cố hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ trong cả nước theo chủ trương của Đoàn Chủ tịch TLĐ. Xây dựng đề án “Đào tạo dự bị đại học cho CN ưu tú”.

- Chủ động bố trí cán bộ CĐ sau đại hội đảng bộ các tỉnh, TP và chuẩn bị cho đại hội X CĐVN, đồng thời chuẩn bị nhân sự giới thiệu cán bộ CĐ tham gia Quốc hội khoá XII.

6- Công tác đối ngoại.

- Trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng; nghiên cứu xây dựng chiến lược đối ngoại của CĐ phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhằm tranh thủ hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính trong việc trao đổi kinh nghiệm hoạt động; đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, nhất là về phương thức hoạt động, kinh nghiệm giải quyết các mối quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.

- Góp phần tham gia tổ chức thành công hội nghị APEC năm 2006 tại VN.

- Triển khai tuyên truỳên Đại hội XV Liên hiệp Công đoàn Thế giới.

7- Công tác tài chính, kinh tế.

- Khảo sát thực tế và xây dựng Đề án về kinh phí CĐ phù hợp với tình hình mới.

- Có biện pháp quản lý tài chính, tài sản CĐ. Chỉ đạo kiên quyết công tác thu kinh phí và đoàn phí CĐ, nhất là khu vực NQD, chống thất thu và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và TLĐ về trích nộp, phân phối, chi tiêu tài chính công đoàn. Hướng dẫn CĐ các cấp thực hiện cơ chế tài chính mới theo quy định của Chính phủ.

- Tiết kiệm chi quản lý hành chính, chống lãng phí trong mua sắm tài sản. Quản lý chặt chẽ công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý tài chính đối với các cấp CĐ. Triển khai thực hiện việc khoán chi hành chính ở cơ quan TLĐ và cơ quan CĐ các cấp.

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại các cơ sở kinh tế của CĐ theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của TLĐ. Mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Hoàn thành việc chuyển đổi, sắp xếp lại và xếp hạng, xếp lương cán bộ quản lý của các doanh nghiệp CĐ. Nghiên cứu, xây dựng phương hướng hoạt động kinh tế CĐ đến năm 2015.

8- Công tác tổng kết và chỉ đạo thực hiện.

- Nghiên cứu hướng dẫn đánh giá 15 năm thực hiện Luật CĐ.

- Khảo sát, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị định số 23/CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ. Tổng kết NQ 4c của BCH Tổng Liên Đoàn về công tác nữ.

- Tổ chức tổng kết 10 năm (1996- 2006) phong trào “ Xanh- Sạch- Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”.

- Tổng kết mô hình tổ chức và hoạt động của CĐ cấp huyện.

- Tổng kết 10 năm phong trào lao động sáng tạo.

- Sơ kết nửa nhiệm kỳ thực hiện NQ đại hội IX CĐVN. Định hướng nội dung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu trình đại hội X CĐVN. Xây dựng kế hoạch Đại hội CĐ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ X CĐVN.

- Đẩy mạnh thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức và hoạt động CĐ, nhất là thông tin về việc làm trên trang WEB của TLĐ.

Trên đây là những nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2006. Từng cấp CĐ cần cụ thể hoá thành chương trình công tác cho phù hợp với đặc điểm, tình hình, yêu cầu thực tiễn của địa phương, ngành, cơ sở, có chỉ tiêu, nội dung, biện pháp và định thời gian phấn đấu thực hiện. Đổi mới hơn nữa phương thức hoạt động, đi sâu đi sát cơ sở, chống bệnh hành chính trong chỉ đạo phong trào, đưa phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ nước ta phát triển mạnh mẽ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KTXH của đất nước trong năm 2006.

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Đặng Ngọc Tùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thôg báo số 02/BC-TLĐ về báo tổng kết công tác công đoàn năm 2005, nhiệm vụ năm 2006 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 02/BC-TLĐ
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 16/01/2006
  • Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Người ký: Đặng Ngọc Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/01/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản