Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NGOẠI GIAO ******* Số: 15/LPQT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2003 |
Thoả thuận tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp để thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo về quản lý tài chính công và thống kê kinh tế trong chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần hiện đại hóa quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam” có hiệu lực từ ngày 21 tháng 01 năm 2003./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
QUỸ ĐOÀN KẾT ƯU TIÊN THOẢ THUẬN TÀI CHÍNH Số: 2002-56
LỜI NÓI ĐẦU
Thỏa thuận tài chính này bao gồm Các điều khoản riêng, được lập thành văn bản gốc của Thỏa thuận và Các điều khoản chung, là văn bản tham chiếu và không tách rời với văn bản gốc.
Một bên là:
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là phía Việt Nam
Và một bên là:
Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây gọi tắt là phía Pháp
Cùng thoả thuận như sau:
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu do phía Việt Nam cung cấp, khoản hỗ trợ tài chính của phía Pháp từ Ủy ban các dự án Quỹ đoàn kết ưu tiên được xác định là 2.000.000 euro.
Số dự án: 2002-56
Ngày Ủy ban các dự án của phía Pháp phê chuẩn: ngày 05 tháng 11 năm 2002
Ngày phê chuẩn của Bộ trưởng phụ trách về Hợp tác và Pháp ngữ: ngày 22 tháng 11 năm 2002
Ngày Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn: ngày 17 tháng 01 năm 2003
Tên gọi: Nâng cao năng lực đào tạo về quản lý tài chính công và thống kê kinh tế trong chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần hiện đại hóa quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam.
Trị giá: 2.000.000 euro.
Hiện đại hóa Nhà nước Việt Nam trở nên cần thiết trước những yêu cầu về đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong các dịch vụ công và trước đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Nhận thức rõ những thách thức này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn đẩy nhanh công cuộc hiện đại hoá Nhà nước thông qua cải cách hoạt động của các thể chế, nền hành chính và các dịch vụ công. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đề nghị phía Pháp trợ giúp trong lĩnh vực này nhằm xây dựng một dự án hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật. Tại phiên họp mới đây của Ủy ban hỗn hợp Việt – Pháp, hai bên đã thống nhất nguyên tắc triển khai dự án về “nâng cao năng lực của Nhà nước”. Các cuộc tiếp xúc chính thức về chủ đề này giúp xây dựng một dự án nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước, dự án có khả năng hỗ trợ cho các cuộc cải cách về quản trị kinh tế và tài chính, với ba mục tiêu:
Hỗ trợ cho các cuộc cải cách về quản lý tài chính và khu vực công;
Hiện đại hoá hệ thống đào tạo cán bộ thống kê và nâng cao năng lực cho Tổng cục Thống kê;
Hỗ trợ nâng cao năng lực định hướng và giám sát tài chính cho Quốc hội Việt Nam.
Dự án kéo dài ba năm và quy tụ ba cơ quan phía Việt Nam (Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội) và ba cơ quan phía Pháp (Nghị viện, Bộ Ngoại giao và Bộ Kinh tế, Tài chính và công nghiệp). Dự án bao gồm 4 thành phần cơ bản:
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài chính công
Nâng cao năng lực thống kê kinh tế thông qua đào tạo
Hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát tài chính của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Việt Nam
Thực hiện dự án
Thành phần 1: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài chính công
1.1. Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính
1.2. Hỗ trợ việc xây dựng các khoá đào tạo bồi dưỡng cho đối tượng giám đốc doanh nghiệp
1.3. Liên kết hệ thống về quản lý tài chính công và tăng cường quan hệ cộng tác giữa Học viện Tài chính và các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và tài chính
Thành phần 2: Đào tạo cán bộ thống kê và nâng cao năng lực cho Tổng cục Thống kê
2.1. Hỗ trợ cho cải cách thể chế
2.2. Hỗ trợ cho công tác đào tạo ban đầu cán bộ thống kê
2.3. Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ thống kê
2.4. Nâng cao năng lực thống kê và nghiên cứu kinh tế
Thành phần 3: Hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát tài chính của Quốc hội và Ủy ban Kinh tế và Ngân sách
3.1. Hỗ trợ hiện đại hóa các phương thức giám sát ngân sách
3.2. Nâng cao năng lực giám sát tài chính cho Quốc hội Việt Nam
Thành phần 4: Thực hiện dự án
4.1. Quản lý và đánh giá dự án
4.2. Hỗ trợ thực hiện dự án
4.3. Những nội dung khác và hoạt động bất thường.
5.1. Đóng góp từ phía Pháp
Viện trợ trị giá 2.000.000 euro do phía Pháp cấp theo quyết định nêu tại Điều 2 và dùng để thanh toán cho các chi phí sau (tính bằng nghìn euro):
Loại chi phí | Các thành phần |
| ||||
TP1 | TP2 | TP3 | TP4 | Tổng số | ||
1.Đầu tư bất động sản | P |
|
|
|
| 0 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
2.1.Lắp đặt kỹ thuật | P | 50 | 90 | 30 | 0 | 170 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
2.2.Đầu tư khác bao gồm phương tiện vận chuyển | P |
|
|
|
| 0 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
3.Chuyển giao tài chính | P | 155 | 70 |
| 270 | 495 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
4.Văn phòng phẩm đồ tiêu dùng | P |
| 48 | 37 |
| 85 |
S |
|
|
|
|
| |
E |
|
|
|
|
| |
5.1.Nghiên cứu | P | 92 | 65 | 43 | 40 | 200 |
S |
|
|
|
| 40 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
5.2.Hỗ trợ kỹ thuật | P |
|
|
|
| 0 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
5.3.Đào tạo | P | 237 | 200 | 123 |
| 560 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
5.4.Các dịch vụ khác bên ngoài | P |
|
| 5 | 40 | 45 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
5.5.Công tác ngắn ngày | P | 98 | 127 | 95 | 15 | 335 |
S |
|
|
| 15 | 15 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
6.Nhân lực trong nước | P |
|
|
|
| 0 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
7.Các khoản khác | P |
|
|
|
| 0 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
8.Chi phí phát sinh | P |
|
|
| 55 | 55 |
S |
|
|
|
| 0 | |
E |
|
|
|
| 0 | |
Tổng số để thực hiện | P | 632 | 600 | 333 | 380 | 1945 |
S | 0 | 0 | 0 | 55 | 55 | |
E | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
Tổng số theo từng hợp phần |
| 632 | 600 | 333 | 435 | 2000 |
P: Nguồn vốn do Đại sứ quán Pháp tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam triển khai.
S: Nguồn vốn do các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Pháp triển khai.
E: Nguồn vốn do Chính phủ Việt Nam triển khai.
5.2.Đóng góp từ phía Việt Nam
2.280.000.000 đồng Việt Nam (tương đương với 150.000 USD)
Điều 6. Quy định về thuế và hải quan
Theo những quy định hiện hành tại Việt Nam áp dụng cho các dự án viện trợ không hoàn lại, hàng hoá và thiết bị nhập khẩu hoặc mua trong nước để thực thi dự án sẽ được miễn tất cả các loại thuế.
7.1. Cách thức triển khai các hoạt động
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam là cơ quan do phía Pháp chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án và sẽ phối hợp với các đối tác khác nhau (GIP – Cơ quan hỗ trợ Phát triển Trao đổi Công nghệ kinh tế và tài chính, Nghị viện). Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính là cơ quan do phía Việt Nam chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án đồng thời phối hợp với các đối tác khác nhau (Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội). Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng với Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính bảo đảm thực hiện các hoạt động của dự án nêu tại Điều 2 trên đây, tuân theo Bản Thỏa thuận tài chính (gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung) và phù hợp với văn kiện dự án đã được các cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt.
7.2. Cách thức triển khai về tài chính
Bộ Ngoại giao sẽ chịu trách nhiệm triển khai khoản tài trợ của Pháp theo quyết định nêu tại Điều 2 theo phương thức dưới đây:
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa) phụ trách triển khai khoản tiền 1.945.000 euro tương ứng với các mục 2.1, 3, 4, 5.1, 5.3, 5.4, 5.5, 8 của bản dự thảo ngân sách đã nêu tại Điều 5.1 trên đây.
Các Ban của Bộ Ngoại giao Pháp phụ trách triển khai khoản tiền 55.000 euro tương ứng với các mục 5.1 và 5.5 của bản dự thảo ngân sách đã nêu tại Điều 5.1 trên đây.
Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính và các đối tác khác của Dự án (Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội), do chính phủ Việt Nam chỉ định sẽ chịu trách nhiệm triển khai phần tài chính của Việt Nam cho dự án như đã nêu trong Điều 5.2 trên đây.
Thực trạng triển khai những cam kết của mỗi bên sẽ được báo cáo tổng hợp tại kỳ họp Ban chỉ đạo Dự án. Ngoài ra, theo yêu cầu của một trong hai phía, thực trạng triển khai tại từng thời điểm cũng sẽ được thông báo cụ thể.
7.3.Theo dõi và đánh giá dự án
Ban chỉ đạo Dự án sẽ được thành lập trước khi bắt đầu dự án. Ban chỉ đạo dự án sẽ ngang số đại biểu và gồm 8 thành viên, 4 người Pháp và 4 người Việt Nam. Đứng đầu Ban này là một thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam và Đại sứ Cộng hoà Pháp tại Việt Nam hoặc người đại diện của họ, nếu do bận công tác không bố trí được. Các thành viên của Ban chỉ đạo bao gồm:
Phía Việt Nam:
Đại diện của Bộ Tài chính (Học viện Tài chính), Tổng cục Thống kê và Quốc hội (ủy ban Kinh tế và Ngân sách).
Phía Pháp:
Một đại diện của Bộ Ngoại giao tại Pháp, một đại diện của GIP – Cơ quan hỗ trợ Phát triển Trao đổi Công nghệ kinh tế và tài chính và một đại diện của Nghị viện Pháp.
Ban chỉ đạo này sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần, thông báo những hoạt động của dự án cũng như quyết định những biện pháp giải quyết khi gặp khó khăn. Ban chỉ đạo dự án có thể mời, trong trường hợp cần thiết các chuyên gia có thể liên quan đến các vần đề thảo luận để tham khảo ý kiến. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Pháp.
Theo sự thỏa thuận của hai phía, các phương tiện truyền thông sẽ được sử dụng để phát huy kết quả của dự án.
7.4. Điều kiện triển khai
7.4.1. Điều kiện tiên quyết để ký Thỏa thuận tài chính
Dự án được cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt, phù hợp với luật pháp của hai phía.
7.4.2. Điều kiện liên quan đến giải ngân vốn
Các cơ quan có thẩm quyền của Pháp và Việt Nam sẽ trao đổi thư để chỉ định đại diện của mỗi bên trong Ban chỉ đạo.
7.4.3. Điều kiện đình chỉ giữa chừng trong quá trình thực hiện dự án
Việc hai bên không chỉ định thành viên các nhóm thông qua trao đổi thư để bắt đầu triển khai các hoạt động khác nhau của dự án.
Hoạt động đào tạo giám đốc doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội và các cán bộ của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, đội ngũ giảng viên các trường đào tạo của Tổng cục Thống kê, không được bắt đầu trong thời hạn là 12 tháng sau khi dự án bắt đầu khởi động.
Việc thanh toán các khoản chi từ quyết định tại Điều 2 sẽ do Bộ phận Ngân quỹ chung cho nước ngoài của Bộ Ngoại giao Pháp thực hiện theo chỉ thị của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao Pháp.
Thời hạn dự kiến thực hiện dự án được ấn định là 36 tháng, kể từ ngày ký kết Bản Thỏa thuận tài chính này.
Sẽ không có bất cứ cam kết dù dưới hình thức nào được thực hiện sau thời hạn trên, cũng là thời hạn cuối cùng của việc đưa ra các lệnh chi.
Quá thời hạn trên, Thỏa thuận sẽ được coi như kết thúc, trừ trường hợp hai phía gia hạn Bản thỏa thuận này thông qua trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 10. (Điều cuối): Thời hạn hiệu lực và thời hạn kết thúc Thỏa thuận
Thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ngoài trường hợp nêu tại Điều 9 của văn bản này, Thỏa thuận sẽ được kết thúc ngay sau khi dự án đã thực hiện xong theo quyết định của Ủy ban các dự án Quỹ Đoàn kết ưu tiên, hoặc nếu hai bên đều nhận thấy không thể thực hiện dự án như đã mô tả tại Điều 4 của Các điều khoản riêng trong Thỏa thuận này, thể hiện bằng trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khi kết thúc Thỏa thuận, một bản báo cáo về việc thực thi kỹ thuật và tài chính của dự án sẽ được soạn thảo với sự thống nhất của cả hai phía.
Những khoản kinh phí do phía Pháp tài trợ không được sử dụng hết sẽ được chuyển vào ngân sách của Bộ Ngoại giao Pháp.
Làm tại Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2003
Thỏa thuận này được làm thành 4 bản gốc (2 bản tiếng Pháp và 2 bản tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau)./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP |
Điều 1. Những quy định trong Các điều khoản chung này nhằm mục đích xác định các thể thức thực hiện dự án nêu trong bản Thỏa thuận Tài chính và các thể thức triển khai. Các quy định này được bổ sung bởi Các điều khoản riêng của Thỏa thuận Tài chính.
CÁC PHƯƠNG THỨC KỸ THUẬT, HÀNH CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH
Điều 2. Các quy định về kỹ thuật, tài chính của dự án được xác định trong Các điều khoản riêng chỉ có thể được sửa đổi với sự thỏa thuận của hai phía. Tùy theo mức độ sửa đổi, thỏa thuận sửa đổi này sẽ được thể hiện bằng văn bản sửa đổi bổ sung hoặc trao đổi thư.
Điều 3. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, tuyên bố đã biết đầy đủ về các chi phí phụ trong hoặc sau khi đã hoàn thành dự án nêu trong phần đầu tiên của Các điều khoản riêng của Thỏa thuận này và cam kết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc thanh toán các chi phí này trên cơ sở nguồn lực của mình.
Điều 4. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc nảy sinh từ phía Việt Nam, dù dưới hình thức nào trong quá trình thực hiện Dự án.
Đặc biệt là, Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các loại tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và sẽ chịu mọi chi phí về bồi thường giải phóng mặt bằng có thể có theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
Điều 5. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ xác định, trước khi triển khai Thỏa thuận, các cơ quan chức năng (các Bộ và viên chức nhà nước) được chỉ định theo dõi hoặc tham gia thực hiện dự án với Đại sứ quán Pháp, được chỉ định thay mặt Chính phủ Pháp.
Điều 6. Bộ Tài chính, do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, cho phép các chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật công tác tại các vị trí có thể được dự kiến trong phần hai của Các điều khoản riêng, được tham gia vào việc thực hiện dự án dưới sự đồng chỉ đạo của cơ quan do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định làm đại diện và Đại sứ quán Pháp. Việc chỉ định những chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật này phải được sự nhất trí trước của các cơ quan đại diện hai Chính phủ.
Trong khuôn khổ việc triển khai dự án, trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách Nhà nước Pháp có thể sẽ được giao cho một số chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật do Đại sứ quán Pháp chỉ định. Trong trường hợp này, với sự đồng ý của cơ quan đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chuyên viên, cho việc quản lý nêu trên, sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Pháp.
Điều 7. Các trang thiết bị và vật tư cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như các giấy phép, văn bằng được sử dụng phải cấp bởi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc một nước thuộc Liên minh Châu Âu, trừ trường hợp ngoại lệ được các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định chấp thuận trước.
Điều 8. Không một công ty Pháp nào sẽ bị tước quyền được tham gia các đấu giá, đấu thầu hoặc tư vấn khi chưa có sự chấp thuận của các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định.
Việc tham gia vào cuộc cạnh tranh sẽ công khai và bình đẳng về mọi điều kiện./.
- 1Quyết định 432/2003/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo khả thi Dự án "Cải cách quản lý tài chính công" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thoả thuận Tài chính số 35/LPQT về việc hiện dự án Hỗ trợ hiện đại hóa ngành công chứng Việt Nam giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp
- 3Thoả thuận giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Pháp
- 4Thoả thuận về quản lý tài chính và thống kê kinh tế trong chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần hiện đại hoá quản lý kinh tế của Nhà nước VN giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Pháp để thực hiện Dự án Nâng cao năng lực đào tạo
- 5Thông báo hiệu lực của Hiệp định tài chính Dự án Chương trình hiện đại hóa tài chính công của EU tại Việt Nam giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
- 1Quyết định 432/2003/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo khả thi Dự án "Cải cách quản lý tài chính công" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thoả thuận Tài chính số 35/LPQT về việc hiện dự án Hỗ trợ hiện đại hóa ngành công chứng Việt Nam giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp
- 3Thoả thuận giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Pháp
- 4Thoả thuận về quản lý tài chính và thống kê kinh tế trong chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần hiện đại hoá quản lý kinh tế của Nhà nước VN giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Pháp để thực hiện Dự án Nâng cao năng lực đào tạo
- 5Thông báo hiệu lực của Hiệp định tài chính Dự án Chương trình hiện đại hóa tài chính công của EU tại Việt Nam giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Thoả thuận tài chính số 15/LPQT về việc thực hiện Dự án Nâng cao năng lực đào tạo về quản lý tài chính công và thống kê kinh tế trong chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần hiện đại hóa quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Pháp
- Số hiệu: 15/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 23/01/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Trần Văn Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 108
- Ngày hiệu lực: 21/01/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra