Hệ thống pháp luật

Tham gia kháng chiến chống Mỹ được hưởng chế độ gì?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32753

Câu hỏi:

Cha tôi tham gia kháng chiến từ năm 1955 đến năm 1975 giữ nhiều chức vụ và có nhiều danh hiệu chiến sỹ vẻ vang, huân chương kháng chiến bị thất lạc. Năm 1988 cha tôi mất, khi ông mất không được hỗ trợ gì. Me tôi đã làm nhiều đơn yêu cầu nhưng không được chấp nhận. Xin hỏi: Trường hợp của cha tôi có được Nhà nước trợ cấp gì không và trợ cấp như nào? thủ tục phải làm những vấn đề gì?  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg; – Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC. 2. 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;

– Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg quy định về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục vụ, xuất ngũ về địa phương:

Điều 2.

1. Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác thực tế trong quân đội, đủ 15 năm được trợ cấp 600.000 đồng/người/tháng; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% trên mức trợ cấp khởi điểm.

Khi Chính phủ điều chỉnh tiền lương, trợ cấp thì mức hưởng của đối tượng nêu trên được điều chỉnh tương ứng.

2. Người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; thân nhân của người từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.

Trong trường hợp của bạn, bố bạn phục vụ  trong quân đội 20 năm, sau khi xuất ngũ không được hưởng trợ cấp. Do đó mà thủ tục mà mẹ bạn cần làm để được tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ giải quyết chế độ chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên xuất ngũ về địa phương và đã từ trần.

Căn cứ vào Mục IV Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt và hồ sơ xin xét duyệt gủi uỷ ban nhân dân cấp xã bao gồm:

1. Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt

a. Giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc, gồm:

– Quyết định phục viên, xuất ngũ; lý lịch quân nhân; bản trích yếu 63;

– Sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ; phiếu trợ cấp phục viên, xuất ngũ;

– Lý lịch đảng viên (nếu có);

– Giấy xác nhận của đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ (đối với trường hợp không có các giấy tờ nêu trên), kèm theo bản photo hồ sơ lưu trữ, quản lý của đơn vị làm căn cứ để xác nhận (mẫu 08), do Thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ cấp, ký, đóng dấu.

b. Giấy tờ liên quan, gồm:

– Quyết định gọi nhập ngũ; bổ nhiệm chức vụ, đề bạt quân hàm; điều động công tác;

– Giấy đăng ký quân nhân dự bị (phiếu đăng ký; phiếu cán bộ; bản khai phong, thăng quân hàm quân nhân dự bị…);

– Huân, Huy chương Kháng chiến, Giải phóng và các hình thức khen thưởng khác;

– Phiếu chuyển thương, chuyển viện; phiếu sức khoẻ;

– Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sỹ;

– Giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố), kèm theo bản photo danh sách hoặc hồ sơ quản lý quân nhân khi nhập ngũ và xuất ngũ của đơn vị làm căn cứ xác nhận, do Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu (mẫu 08);

– Các giấy tờ liên quan khác.

2. Hồ sơ xét hưởng chế độ

Thành phần hồ sơ:

– Bản khai cá nhân đối tượng (theo mẫu)

– Một trong các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là giấy tờ gốc có liên quan (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo từng bộ hồ sơ). Các giấy tờ phải chứng minh được thời gian nhập ngũ từ trước ngày 30/4/1975 và tổng thời gian công tác thực tế trong quân đội từ đủ 15 năm trở lên.

– Bản sao có chứng thực CMND của thân nhân người hưởng chế độ.

– Giấy chứng tử của người hưởng chế độ (bản sao)

Số bộ hồ sơ: (03 bộ)

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM