Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2005/NQ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2005 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 12 NĂM 2005
Trong hai ngày 26 và 27 tháng 12 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12, bàn và quyết nghị những vấn đề sau:
Chính phủ thống nhất đánh giá, năm 2005, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn gay gắt do thiên tai, dịch bệnh và giá cả thị trường thế giới gây ra, nhưng tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại đều đạt được những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, chất lượng tăng trưởng được nâng lên; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế được giữ vững; phòng chống thiên tai, dịch bệnh đạt hiệu quả; các lĩnh vực xã hội có chuyển biến tích cực; an ninh quốc phòng được giữ vững; hoạt động đối ngoại có bước phát triển mới, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ tập trung, kiên quyết hơn, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, đề ra các giải pháp sát thực; phối hợp liên ngành có hiệu quả hơn, đề cao trách nhiệm cá nhân. Tập thể Chính phủ đoàn kết nhất trí, chỉ đạo điều hành linh hoạt; tập trung xử lý các vấn đề chiến lược vĩ mô, coi trọng xây dựng thể chế và tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách, sâu sát cơ sở. Mối quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân và doanh nghiệp, với các cơ quan lập pháp, tư pháp, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được tăng cường hơn. Việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ và chương trình công tác năm 2005 ngày càng đi vào nề nếp.
Tuy vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; nhiều vấn đề xã hội còn rất bức xúc, tội phạm và tệ nạn xã hội chưa giảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn không thể xem thường; cải cách hành chính tiến hành chậm, hiệu quả chưa tương xứng; bộ máy hành chính nhà nước còn những mặt bất cập, một bộ phận cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất đang cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước.
Chính phủ thông qua Báo cáo Kiểm điểm chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006. Giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh Báo cáo Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006 của Chính phủ, gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thực hiện.
a) Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng và Nhà nước, tác động tiêu cực về nhiều mặt đối với chế độ ta. Phòng, chống tham nhũng đang là đòi hỏi bức thiết của nhân dân ta đối với Đảng và Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ khẳng định quyết tâm phòng, chống tham nhũng và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng bằng các giải pháp: khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, thành thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng với nhiệm vụ, quyền hạn xác định; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách hiện hành, nhất là trong các lĩnh vực có nhiều bức xúc, hạn chế sơ hở làm phát sinh tham nhũng; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn hệ thống chính trị, thống nhất tư tưởng và hành động, tạo sức mạnh tổng hợp để phòng, chống tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí trong thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
Giao thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 01 năm 2006. Căn cứ vào Chương trình này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng ngay Kế hoạch hành động phòng, chống tham nhũng của cơ quan, địa phương mình với những công việc cụ thể, triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, coi đây là công việc trọng tâm của năm 2006.
b) Đi đôi với việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ chủ trương chỉ đạo mạnh mẽ việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các nội dung: kịp thời ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chịu trách nhiệm về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến thảo luận tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 01 năm 2006. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở cơ quan, địa phương mình.
a) Kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả bước đầu quan trọng, hoạt động của thị trường chứng khoán còn rất nhỏ bé và đang gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định, nhất là thể chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa đầy đủ. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải sớm ban hành Luật Chứng khoán theo các nguyên tắc: bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định hiện hành; đủ cụ thể, giảm bớt việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, có bước đi thận trọng, bảo đảm an toàn, ổn định vĩ mô; phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Chứng khoán; Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.
b) Về dự án Luật về hội: Trong những năm qua, các tổ chức hội đã phát triển nhanh với mô hình rất đa dạng, hoạt động phong phú trên nhiều lĩnh vực và đã có những đóng góp nhất định vào đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, tổ chức, hoạt động và công tác quản lý nhà nước về hội còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về nội dung; chính sách khuyến khích, hỗ trợ hội tham gia vào công việc xã hội thiếu đồng bộ; việc phối hợp và phân công, phân cấp quản lý về hội chưa được xác định rõ; quy định về trình tự, thủ tục thành lập hội còn có những điểm chưa hợp lý; một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và đang có xu hướng hành chính hoá trong hoạt động ... Những tồn tại trên cần chấn chỉnh kịp thời nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về hội đi vào nề nếp và theo đúng quy định của pháp luật.
Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và đại biểu dự họp đồng thời lấy ý kiến các Ban của Đảng, các Uỷ ban của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật về hội để trình xin ý kiến Bộ Chính trị.
c) Trợ giúp pháp lý là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí cho người nghèo, người hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước và các đối tượng khác theo quy định của phát luật, là một chính sách xã hội đúng đắn, thể hiện bản chất ưu việt của Đảng và Chính phủ ta. Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thúc đẩy phát triển tinh tế, ổn định trật tự xã hội, cần thiết phải ban hành Luật Trợ giúp pháp lý theo hướng thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách về hoạt động trợ giúp pháp lý; thể hiện trách nhiệm chính trị của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với công dân, nhất là những người nghèo về trợ giúp pháp lý, thực hiện chủ trương từng bước xã hội hoá công tác này; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, kế thừa những quy định của pháp luật hiện hành về trợ giúp pháp lý, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Trợ giúp pháp lý; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Trợ giúp pháp lý .
d) Về dự án Luật Tiêu chuẩn hoá, phải bảo đảm các nguyên tắc dựa trên nhũng thành tựu khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng Phát triển kinh tế - xã hội; không phân biệt đối xử về xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tiêu chuẩn, có chất tượng, không gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo đảm sự công khai, minh bạch, sự tham gia và thỏa thuận của các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn; sớm có chính sách thoả đáng để phát triển nhanh hoạt động tiêu chuẩn hoá.
Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Tiêu chuẩn hóa; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2005 tiếp tục phát triển tốt. Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao; nông nghiệp dù gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục phát triển; xuất khẩu duy trì được mức tăng trưởng cao; dịch vụ có nhiều tiến bộ; thu hút vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá; các lĩnh vực xã hội tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực; tai nạn giao thông có xu hướng giảm dần. Cải cách hành chính đã có những chuyển biến nhất định.
Tuy nhiên, khó khăn thử thách còn rất lớn, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm và của cả nền kinh tế còn yếu; chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc; nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và còn diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân; lĩnh vực xuất khẩu đang xuất hiện những khó khăn mới; một số vấn đề xã hội còn rất bức xúc, tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Cải cách hành chính tuy đã làm được nhiều việc nhưng chuyển biến chưa mạnh mẽ, còn chậm so với yêu cầu, kỷ cương kỷ luật hành chính chưa nghiêm. Công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh tiến độ chậm, chất lượng hạn chế, cần tập trung chỉ đạo tạo bước chuyển mạnh trong năm 2006.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách năm 2006; lấy việc tổ chức thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành hết kiệm, chống lãng phí và đẩy mạnh cải cách hành chính làm một trọng tâm chỉ đạo điều hành. Trước mắt là tổ chức tốt việc giao kế hoạch và dự toán ngân sách cho các đơn vị; triển khai đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ngay từ những ngày đầu năm, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; phấn đấu bình ổn giá cả, thị trường, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán; tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm và đại địch cúm ở người có hiệu quả; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân vui tết lành mạnh, tiết kiệm, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là trật tự an toàn giao thông.
| TM. CHÍNH PHỦ |
Resolution No. 17/2005/NQ-CP of December 29, 2005, the Government''s regular meeting - December 2005
- Số hiệu: 17/2005/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 29/12/2005
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra