TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 141/2021/QĐ-PQTT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 01 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Với Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm có:
Thẩm phán, Chủ tọa phiên họp: Bà Nguyễn Thu Chinh
Các Thẩm phán: Bà Trương Thị Quỳnh Trâm
Ông Lê Công Toại
Thư ký phiên họp: Bà Võ Thu Phương
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên họp: Bà Huỳnh Thị Kim Tuyến - Kiểm sát viên
Ngày 27 tháng 01 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự thụ lý số 182/2020/TLST-KDTM ngày 23 tháng 11 năm 2020 về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo Quyết định mở phiên họp số 04/2021/QĐ-MPH ngày 04 tháng 01 năm 2021.
Người yêu cầu: Tổng công ty K
Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà P, số 673 Nguyễn Hữu T, xã P, huyện N, Thành phố Hồ Chí Minh
Là bị đơn trong phán quyết trọng tài
Đại diện hợp pháp: Ông Huỳnh Quang H, đại diện theo ủy quyền (Theo giấy ủy quyền số 297/GUQ- KVN ngày 14/10/2020)
Người có liên quan: Liên Doanh V
Địa chỉ: Số 105 đường L, phường T, Thành phố V, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Là nguyên đơn trong phán quyết trọng tài.
Đại diện hợp pháp: Ông Vũ Mai K, đại diện theo ủy quyền (Theo giấy ủy quyền số 136/UQ- PL ngày 21/01/2021)
Sau khi xem xét Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Tổng công ty K đối với phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 193/19 HCM ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (gọi tắt là VIAC) giải quyết vụ tranh chấp số 193/19 HCM giữa Liên Doanh V (gọi tắt là V) và Tổng công ty K (gọi tắt là K);
Nội dung tranh chấp: Nguyên đơn - V yêu cầu K phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí phát sinh nhịp treo với số tiền là 6.117.298 USD và tiền lãi do chậm thanh toán với số tiền là 1.678.793,96 USD; Đồng thời buộc K phải chịu phí trọng tài là 2.022.429.705 VND và chi phí pháp lý trong Vụ tranh chấp là 1.029.485.642 VND.
Nội dung phán quyết trọng tài: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn - V, buộc Bị đơn - K thanh toán cho V số tiền chi phí phát sinh nhịp treo
là 6.117.298 USD (tương đương 141.248.410.820 VND); Số tiền phí trọng tài là 1.586.924.000 VND và số tiền chi phí pháp lý là 565.459.000 VND.
Nội dung yêu cầu và căn cứ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: K yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 193/19 HCM lập ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng trọng tài thuộc VIAC với các lý do: Thủ tục tố tụng trọng tài trái với các qui định của Luật Trọng tài thương mại và phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam (vi phạm điểm b và đ khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại), cụ thể là vi phạm tại các điểm như sau:
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp khi đã hết thời hiệu khởi kiện;
Hội đồng trọng tài không xem xét và bỏ qua chứng cứ được quy định trong hợp đồng các bên đã ký về phạm vi công việc tranh chấp;
Hội đồng trọng tài giải thích sai quy định của pháp luật;
Hội đồng trọng tài không xem xét hết các chứng cứ có liên quan đến vụ việc;
Hội đồng trọng tài phân bổ chi phí pháp lý không công bằng;
Hội đồng trọng tài sử dụng chứng cứ không được các bên trình nộp để đưa ra kết luận trong phán quyết;
Hội đồng trọng tài tuyên không đúng yêu cầu của người khởi kiện về lãi suất chậm trả;
Phán quyết được ban hành không đúng thời hạn quy định của Quy tắc tố tụng trọng tài.
Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên họp: Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với các lý do nêu trong đơn yêu cầu của Tổng công ty K (K) và lời trình bày tại phiên họp của người yêu cầu là không có cơ sở. Do đó, đề nghị Hội đồng xét đơn yêu cầu áp dụng Điều 68 Luật Trọng tài thương mại, không chấp nhận yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của K;
XÉT THẤY:
Về thẩm quyền giải quyết:
Đây là việc dân sự về yêu cầu kinh doanh thương mại liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp, nơi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết trọng tài là Thành phố Hồ Chí Minh, do đó căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 31, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm o khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, và Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, yêu cầu này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời hiệu nộp đơn yêu cầu: Ngày 15/9/2020 là ngày ban hành phán quyết trọng tài vụ kiện số 193/19 HCM. Ngày 18/9/2020, VIAC gửi phán quyết trọng tài cho K bằng đường bưu điện. Căn cứ theo dấu bưu điện thì ngày 21/9/2020 K nhận được phán quyết. Ngày 16/10/2020, K nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hủy phán quyết trọng tài là còn trong thời hạn (30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài) theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật Trọng tài Thương mại, do đó khiếu nại của V cho rằng K đã nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không đúng thời hạn luật định là không có cơ sở chấp nhận.
Về nội dung yêu cầu:
Xét các lý do trong đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ngày 15/10/2020 của Người yêu cầu là K, căn cứ các tài liệu chứng cứ đính kèm tại đơn yêu cầu và lời trình bày của các bên tại phiên họp, Hội đồng xét đơn nhận thấy:
: Đối với lý do “ Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp khi đã hết thời hiệu khởi”:
Nhận thấy: Tại Phụ lục 15 quy định tiến độ thanh toán kèm theo Hợp đồng EPC nêu: Sau khi Bên B hoàn thành thi công xử lý nhịp treo, Bên A sẽ thanh toán cho Bên B đến 90% giá trị hạng mục xử lý nhịp treo, trong đó 10% giá trị công việc tương ứng đã tạm ứng sẽ được thu hồi. Hồ sơ thanh toán: Công văn đề nghị thanh toán; Hóa đơn giá trị gia tăng ghi 90% giá trị phần thi công xử lý nhịp treo; Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán; Biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành xử lý nhịp treo do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký.
Tại Biên bản phiên họp số 278/BBH-KVN ngày 26/10/2016, các bên ghi nhận việc bất đồng về việc thanh toán cho 109 vị trí nhịp treo phát sinh. Ngày 29/12/2016, Nguyên đơn gửi hóa đơn tài chính cùng các tài liệu cho bị đơn để bị đơn thanh toán (ghi nhận tại Công văn số 5902/DADV ngày 29/12/2016 của V gửi Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ (chi nhánh trực thuộc K).
Điểm 34.1.2 Khoản 34.1 Điều 34 Hợp đồng EPC quy định: Chi phí phát sinh: là các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện công việc được hai bên thống nhất.
Tại điểm 11.1.1 Khoản 11.2 Điều 11 Hợp đồng EPC quy định: Bên A thanh toán/tạm ứng bằng chuyển khoản cho Bên B số tiền không có tranh chấp, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thanh toán…
Do các bên chưa thống nhất và đang tranh chấp việc thanh toán các nhịp treo phát sinh nên V chưa hoàn tất hồ sơ quyết toán Hợp đồng EPC (chưa thống nhất giá trị và khối lượng công việc phát sinh).
Vì vậy, điều kiện để K thanh toán đối với 109 nhịp treo phát sinh sẽ được tính sau 15 ngày kể từ ngày V chuyển đủ bộ hồ sơ thanh toán cho K. Tuy nhiên các bên đều xác nhận cho đến ngày V nộp đơn khởi kiện tranh chấp thì V vẫn chưa hoàn tất đủ bộ hồ sơ thanh toán gửi K.
Khoản 1 Điều 31 Hợp đồng EPC quy định: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh tranh chấp hoặc bất đồng thì các bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác, hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi. Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được, thì trong vòng 15 ngày bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu đưa vụ việc ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để phân xử theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm này.
Nếu tính thời điểm Nguyên đơn biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, cần xác định thời điểm Bị đơn có sự từ chối rõ ràng là 109 nhịp treo tăng thêm không phải là hạng mục phát sinh được thanh toán theo Hợp đồng EPC. Biên bản số 278/BBH-KVN ngày 26 tháng 10 năm 2016 được lập giữa K và V (mà bị đơn căn cứ vào để cho rằng hết thời hiệu khởi kiện) không phản ánh được rằng Bị đơn từ chối thanh toán. Nhận thấy trong quá trình trao đổi, thương lượng K chưa có bất kỳ văn bản
nào thể hiện từ chối thanh toán toàn bộ hạng mục 109 nhịp treo. Cụ thể, ngày 05/02/2018, tại Công văn số 37/ĐNB-KHTM, K đề nghị VPS đàm phán giảm giá với các nhà thầu trong liên danh. Còn tại Công văn số 822/KVN-TMĐM ngày 25/04/2019, khi việc thương lượng không đạt kết quả, K đề nghị đưa vụ việc tới VIAC để giải quyết. Như vậy, tính đến thời điểm V nhận được Công văn 822/KVN-TMĐM ngày 25/4/2019 của K yêu cầu đưa vụ việc ra VIAC giải quyết tranh chấp là thời điểm các bên không tự giải quyết được tranh chấp, thì quyền và lợi ích hợp pháp của V mới được xem là bị xâm phạm. Do đó, ngày 12/12/2019, V nộp đơn khởi kiện K tại VIAC, Hội đồng trọng tài xác định đơn khởi kiện của V vẫn còn thời hiệu khởi kiện là đúng quy định của pháp luật.
: Xét lý do người yêu cầu cho rằng “Hội đồng trọng tài không xem xét và bỏvà lý do “Hội đồng trọng tài giải thích sai quy định phápđể khẳng định phán quyết đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Sau khi xem xét phán quyết trọng tài, lời trình bày của các bên tại phiên họp và ý kiến trình bày của Hội đồng trọng tài tại công văn số 108/VIAC-HCM ngày 20/01/2021, Hội đồng xét đơn nhận thấy không có cơ sở để cho rằng phán quyết đã vi phạm nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên hoặc nguyên tắc tuân thủ pháp luật như trình bày của người yêu cầu. Mặt khác Hội đồng xét đơn nhận thấy các lý do nêu trên mà người yêu cầu đã phân tích là các vấn đề thuộc về nội dung vụ tranh chấp đã được Hội đồng trọng tài giải quyết nên theo qui định tại Khoản 4 Điều 71 Luật Trọng tài Thương mại 2010, Hội đồng xét đơn không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết.
: Về lý do người yêu cầu cho rằng “Hội đồng trọng tài xác định không có”
Nhận thấy tại mục 137 của phán quyết trọng tài, Hội đồng trọng tài đã lập luận: Hợp đồng EPC và Thỏa thuận số 15/2012/NCS2/PVGASSEG-V ngày 28 tháng 6 năm 2012 là hai Hợp đồng độc lập với nhau, Thỏa thuận số 15/2012/NCS2/PVGASSEG-V không có thỏa thuận trọng tài. V kiện K chỉ dựa trên Hợp đồng EPC, hay nói cách khác, vụ tranh chấp này phát sinh chỉ dựa trên Hợp đồng EPC.
Tuy Điều 7.5 của Thỏa thuận số 15/2012/NCS2/PVGASSEG-V quy định “Thỏa thuận khảo sát này sẽ hình thành một phần không tách rời của Hợp Đồng EPC”. Vào thời điểm đó hai bên chưa xác định được chính xác “Hợp đồng EPC” là hợp đồng nào, khi nào ký, phạm vi công việc ra sao, cho dự án nào. Việc dẫn chiếu đến một hợp đồng không rõ ràng sẽ hình thành trong tương lai không thể được coi là một dẫn chiếu có giá trị pháp lý để gắn kết hai hợp đồng lại với nhau, đặc biệt là khi hợp đồng hình thành sau đã không hề đề cập hay dẫn chiếu đến hợp đồng trước đó với sự xác định rõ ràng đâu là hợp đồng chính, đâu là hợp đồng phụ hay phụ lục sửa đổi hợp đồng chính. Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản là tên gọi của hợp đồng hay điều khoản không làm ảnh hưởng hay quyết định nội dung của hợp đồng hay điều khoản đó. Đồng thời, Hợp
đồng EPC được ký kết sau Thỏa thuận số 15/2012/NCS2/PVGASSEG-V nên luôn có giá trị pháp lý ưu tiên cao hơn trong khi Hợp đồng EPC đã không có thỏa thuận rằng Thỏa thuận số 15/2012/NCS2/PVGASSEG-V là một phần không tách rời của Hợp đồng EPC. Hội đồng xét đơn nhận thấy lập luận nêu trên của Hội đồng trọng tài không vi phạm và không trái với thủ tục tố tụng trọng tài hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam như trình bày của người yêu cầu.
Đối với lý do “Hội đồng trọng tài sử dụng chứng cứ không được bên nào”
Xét tại phiên họp, VIAC đã nộp băng ghi âm kèm theo văn bản trình bày để chứng minh tại Phiên họp giải quyết Vụ tranh chấp số 193/19HCM diễn ra vào ngày 17 tháng 8 năm 2020, đại diện của bị đơn đã trình bày, trình chiếu lên, đọc và giải thích chứng cứ tại Phiên họp là Công văn ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công văn số 2290 ngày 01 tháng 11 năm 2018 của K. Lời trình bày này của bị đơn được nguyên đơn thừa nhận nên lời khai của bị đơn về nội dung các công văn này được xem là chứng cứ theo qui định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đối với lý do: “Phán quyết ban hành không đúng thời hạn quy định của Quy
Tại Khoản 3 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại quy định: Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
Theo phán quyết, Hội đồng trọng tài đã tuyên bố phiên họp giải quyết vụ tranh chấp số 193/19 HCM vào ngày 17/8/2020 là phiên họp cuối cùng và tại mục 3, phần Quyết định của phán quyết có nêu: Phán quyết có hiệu lực kể từ ngày lập phán quyết, tức ngày 15/9/2020. Như vậy phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 193/19 HCM được ban hành ngày 15/9/2020 là phù hợp với qui định tại khoản 3 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại và phù hợp với khoản 3 Điều 32 Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC. Người yêu cầu là K căn cứ dấu bưu điện đóng tại nơi chuyển phán quyết (ngày 18/9/2020) để cho rằng Hội đồng trọng tài đã vi phạm thời hạn ban hành phán quyết là không có cơ sở.
: Đối với lý do: “Hội đồng trọng tài phân bổ chi phí pháp lý không công bằng;
Xét thấy đây là những vấn đề thuộc nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã xem xét giải quyết, căn cứ qui định tại Khoản 4 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại, Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà hội đồng trọng tài đã giải quyết. Vì vậy, các lý do nêu trên của K là không có có sở giải quyết.
Từ những phân tích trên, nhận thấy phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 193/19 HCM ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam không thuộc vào một trong các trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, nên không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số
193/19 HCM ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam của người yêu cầu là K.
Vì các lẽ trên,
Áp dụng các Điều 414, 415 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 68, 71 và 72 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
QUYẾT ĐỊNH:
Không hủy phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 193/19 HCM ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam về việc giải quyết vụ tranh chấp giữa:
Nguyên đơn: Liên Doanh V ( V)
Địa chỉ: Số 105 đường L, phường T, Thành phố V, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Bị đơn: Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (K)
Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà P, số 673 Nguyễn Hữu T, xã P, huyện N, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các bên, Hội đồng trọng tài không có quyền khiếu nại, kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.
Nơi nhận:
| TM. HỘI ĐỒNG XÉT ĐƠN YÊU CẦU THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
Nguyễn Thu Chinh |
Quyết định số 141/PQTT ngày 27/01/2021 của TAND TP. Hồ Chí Minh
- Số quyết định: 141/PQTT
- Quan hệ pháp luật: Yêu cầu liên quan việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Ngày ban hành: 27/01/2021
- Loại vụ/việc: Kinh doanh thương mại
- Tòa án xét xử: TAND TP. Hồ Chí Minh
- Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
- Đính chính: Đang cập nhật
- Thông tin về vụ/việc: Không chấp nhận yêu cầu