TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Quyết định giám đốc thẩm Số: 12/2021/KDTM-GĐT Ngày 09/7/2021 V/v “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” |
|
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng gồm có:
Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa: Ông Đặng Kim Nhân.
Các Thẩm phán: Ông Trương Minh Tuấn và ông Trần Minh Tuấn.
Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Nga – Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tham gia phiên tòa: Ông Lê Phước Thạnh - Kiểm sát viên.
Ngày 09 tháng 7 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại B;
Trụ sở: Phòng X tầng K tòa nhà C, số I đường L, phường B, Quận T, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Công ty TNHH K;
Trụ sở: V đường Đ, phường H, quận T, thành phố Đà Nẵng.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại Đơn khởi kiện đề ngày 23/5/2019 và quá trình tố tụng, nguyên đơn là Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại B (sau đây viết tắt là Công ty B) trình bày:
Ngày 08/9/2018, Công ty B ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số 080918/BVS-KL cam kết bán cho Công ty TNHH K (sau đây viết tắt là Công ty K 50.000kg Sợi Polyester chỉ số 30/1, giá 49.954 đồng/kg, tổng giá trị đã bao gồm thuế giá trị gia tăng - VAT là 2.725.030.000 đồng. Thực hiện Hợp đồng, Công ty B đã giao, Công ty K đã nhận khối lượng Sợi với tổng giá trị 2.732.768.541 đồng, cụ thể: Lô hàng thứ nhất: Ngày 01/10/2018 Công ty B xuất Hóa đơn giá trị gia tăng khối lượng 26.027,12kg Sợi, thành tiền đã có VAT là 1.418.493.657 đồng (bút lục 9), ngày 03/10/2018 hàng nhập kho Công ty K (bút
lục 11 - Phiếu nhập kho khối lượng 26.027,12 kg); Lô hàng thứ hai: Ngày 05/10/2018, Công ty B xuất Hóa đơn giá trị gia tăng khối lượng 24.114,87kg Sợi, thành tiền đã có VAT là 1.314.274.884 đồng (bút lục 8), ngày 08/10/2018 hàng nhập kho Công ty K (bút lục 10 - Phiếu nhập kho khối lượng 34.879,97 kg).
Công ty K đã giao trước cho Công ty B 700.00.000 đồng nên số tiền còn phải thanh toán là 2.032.768.541 đồng và theo cam kết trong Hợp đồng thì hạn thanh toán chậm nhất là ngày 11/10/2018 nhưng Công ty K không trả nợ mặc dù Công ty Bông sợi Việt nhiều lần yêu cầu. Ngày 22/11/2018 Công ty K còn gửi văn bản cho rằng chất lượng Sợi không đảm bảo nên đề nghị trả lại toàn bộ hàng, yêu cầu Công ty Bông sợi Việt hoàn trả 700.000.000 đồng đã nhận trước đó. Mặc dù theo Hợp đồng thì thời hạn khiếu nại về chất lượng sản phẩm đã hết nhưng vì coi trọng uy tín nên Công ty Bông sợi Việt đã nhận lại một phần lô hàng và đã tìm đối tác khác bán giúp Công ty K được 13.014,73kg Sợi, tương đương 709.310.594 đồng. Nay, Công ty Sông sợi Việt khởi kiện yêu cầu Công ty K trả số tiền hàng còn thiếu là 1.323.457.947 đồng và yêu cầu trả lãi đến khi thanh toán xong nợ.
- Bị đơn là Công ty K trình bày:
Trước khi ký Hợp đồng thì anh N (Nhân viên bán hàng của Công ty B) chào hàng, giới thiệu sản phẩm là Sợi formosa do Nhà máy Dệt Th sản xuất nên Công ty K mới ký Hợp đồng. Thực hiện Hợp đồng, Công ty K đã chuyển ứng trước 700.000.000 đồng nhưng khi nhận lô hàng đầu tiên thấy Sợi không ghi xuất xứ do Nhà máy Dệt Th sản xuất như Nhân viên bán hàng của Công ty B giới thiệu. Khi đưa Sợi vào dệt thử 300m vải thì Sợi đứt liên tục, đưa vào nhuộm thì Sợi sổ nhiều lông, rất xấu nên Công ty K đã nhắn tin cho anh N thông báo rõ Sợi không đảm bảo chất lượng, đồng thời thông báo không nhận tiếp hàng nhưng anh N nói lô hàng thứ hai đã xuất tiếp rồi. Sau khi nhận lô Sợi thứ hai cũng không ghi nhãn mác do Nhà máy Dệt Th sản xuất nhưng Công ty K vẫn cho dệt thử thì thấy chất lượng Sợi vẫn không đảm bảo. Ngày 17/10/2018, Công ty K gửi mẫu vải đã sản xuất từ hai lô Sợi và gửi kèm Biên bản Test chất lượng Sợi cho anh N nhưng không thấy Công ty B phản hồi.
Ngày 22/11/2018 Công ty K gửi 02 Biên bản về việc sợi không đạt chất lượng cho Công ty B. Ngày 21/12/2018 Công ty K gửi Biên bản yêu cầu Công ty B thu hồi sợi và yêu cầu hoàn trả tiền cho Công ty K. Ngày 04/01/2019, Công ty B ban hành Biên bản thu và trả hàng đợt I, thu hồi 13.014,73kg Sợi, trị giá 709.310.594 đồng. Tiếp đó Công ty B gửi cho Công ty K Biên bản thu và trảthu hồi 49.546kg Sợi, trị giá 1.907.521.000 đồng, đề nghị Công ty K ký trước rồi chuyển lại cho Công Ty B; tuy nhiên, sau khi đối chiếu công nợ, Công ty K yêu cầu Công ty B phải trả ngay 591.042.500 đồng thì mới đồng ý ký Văn bản hoàn trả 49.546kg Sợi thì Công ty B không đồng ý mà khởi kiện tại Tòa án.
Vì các lý do trên, nay Công ty K không đồng ý thanh toán tiền hàng như yêu cầu khởi kiện của Công ty B mà yêu cầu Công ty B trả ngay 591.042.500 đồng thì Công ty K mơi giao trả lại số Sợi đã nhận.
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày 29/11/2019, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê quyết định:
Căn cứ khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 39, Điều
147, 271 và Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự; Căn cứ Điều 39, 40 và 51 của Luật Thương mại; Căn cứ Nghị quyết số 236/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án, xử: 1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện về “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B đối với Công ty TNHH K…. Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
Công ty B kháng cáo.
Tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2020/KDTM-PT ngày 22/5/2020, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định:
Căn cứ khoản 2 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 292 và 297 của Luất thương mại; Khoản 2 Điều 26 và khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội: Chấp nhận kháng cáo của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B. Sửa bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày 29/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, xử:
Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B đối với Công ty TNHH K về yêu cầu tính lãi suất chậm trả.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B đối với Công ty TNHH K. Buộc Công TNHH K phải trả cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại B số tiền mua hàng là 1.323.457.974 đồng.
Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, quyền và nghĩa vụ thi hành án của các đương sự theo quy định của pháp luật.
- Ngày 16/7/2020, Công ty TNHH K có Đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định kháng nghị số 03/2021/KN-KDTM ngày 27/5/2021 của Chánh án tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2020/KDTM-PT ngày 22/5/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2020/KDTM-PT ngày 22/5/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày 29/11/2019, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.
- Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chấp
nhận Quyết định kháng nghị số 03/2021/KN-KDTM ngày 27/5/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 08/9/2018, Điều 2: Quy cách chấtquy định: “...2.2. Về chất lượng: nếu có vấn đề
Công ty K trình bày khi nhận lô Sợi đầu tiên ngày 27/9/2018 không ghi nhãn mác là Sợi formosa do Nhà máy Dệt Th sản xuất như anh N (Nhân viên bán hàng của Công ty B) giới thiệu trước khi ký hợp đồng; tuy nhiên, Công ty K vẫn đưa Sợi vào dệt thử vải thì Sợi đứt liên tục, vải sau khi nhuộm bị sổ lông, rất xấu nên đã nhắn tin cho anh Khánh N , đồng thời thông báo không nhận hàng nữa nhưng anh N nói đã xuất tiếp hàng rồi. Khi nhận lô hàng thứ hai Công ty K cũng thấy không ghi nhãn mác Sợi formosa do Nhà máy Dệt Th sản xuất. Vì không thể sử dụng 02 lô hàng Sợi để dệt vải nên ngày 17/10/2018 Công ty K gửi mẫu vải đã dệt từ 02 lô hàng, kèm Biên bản giám định Test Sợi ngày 21/11/2018 (do Công ty TNHH MTV Dệt vải quốc tế Phong Phú kết luận - bút lục 106) cho Công ty B thông qua anh N nhưng không thấy Công ty B phản hồi.
Ngày 22/11/2018 Công ty K gửi Văn bản số 01/TT thông báo chất lượng Sợi không đảm bảo nên buộc phải trả lại toàn bộ 50.141,99kg Sợi (bút lục 01). Ngày 23/11/2018 Công ty B có Công văn số 01/BSV-SGLA gửi Công ty Cổ phần Sợi Sài Gòn Long An VN phản ánh chất lượng Sợi không đạt tiêu chuẩn, đề nghị trả lại hàng nên ngày 27/11/2018 Công ty Cổ phần Sợi Sài Gòn Long An VN phúc đáp bằng Công văn số 04/2018/CV-SALATEX khẳng định Sợi cung cấp bảo đảm chất lượng, không đồng ý nhận lại hàng (bút lục 02). Ngày 21/12/2018 Công ty K tiếp tục gửi Văn bản số 02/TT cho Công ty B thông báo Sợi kém chất lượng nên trả lại toàn bộ (bl 03). Ngày 04/01/2019 Công ty B và Công ty K ký Biên bản thu và trả hàng đợt I, nội dung Công ty B đồng ý thu hồi (nhận lại) 13.014,73kg Sợi, thành tiền 709.310.594 đồng, đã gồm thuế VAT (bút lục 04).
Nội dung các tin nhắn Zalo giữa nhân viên của Công ty K với người tên là “H, trợ lý của N bên Công ty B” và người tên là “N Nhà máy Sợi Thiên(từ bút lục 86 đến 103) thể hiện người tên “N ” và người tên “H” thừa nhận cả 02 lô Sợi không bảo đảm chất lượng, đã thu hồi đợt I khối lượng 13.014,73kg, đồng ý thu hồi tiếp đợt II khối lượng 35 tấn dự tính vào ngày
15/01/2019 nhưng Nhân viên của Công ty K yêu cầu Công ty B trả lại 700 triệu đã nhận trước thì mới đồng ý trả lại Sợi; người tên “H” đề nghị cho bán từ từ lấy tiền trả dần 700 triệu vì hiện nay Sợi rớt giá, bên Bán lỗ nhiều. Mail ngày 12/01/2019 gửi từ địa chỉ A...vn.com tới “DEAR chị K” gửi kèm Biên bản thu vàđề ngày 12/01/2018 (nội dung đồng ý thu hồi khối lượng 35.000kg Sợi, thành tiền 1.907.521.000 đồng), đề nghị “Công ty K ký trước rồi(bút lục 83, 104).
Xét, Điều 2 và Điều 5 Hợp đồng mua bán hàng hóa ký giữa hai bên ngày 08/9/2018 nêu trên quy định khi nhận hàng nếu thấy không bảo đảm chất lượng thì bên Mua để nguyên hàng hóa, thông báo bằng văn bản cho bên Bán trong 15 ngày, thời hạn khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày nhận hàng và khiếu nại phải bằng văn bản; nếu hai bên không thống nhất về xác định chất lượng hàng hóa thì chọn Viện Dệt hoặc Trung tâm Giám định Chất lượng tương đương thực hiện giám định và căn cứ kết luận giám định để giải quyết. Như vậy, khi nhận hàng nếu thấy không bảo đảm chất lượng thì bên Mua phải giữ nguyên trạng hàng hóa và có quyền khiếu nại bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, nếu bên Bán thống nhất hàng không bảo đảm chất lượng thì đổi hàng khác hoặc lựa chọn Đơn vị giám định chất lượng hàng hóa. Xét, trong vụ án này bên Mua chỉ nhắn tin qua Zalo cho người tên “H”, tên “N ” mà không thông báo, khiếu nại bằng văn bản cho Công ty B (bên Bán) nên bên Mua không có quyền yêu cầu bên Bán đổi hàng, nhưng quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về chất lượng hàng hóa của bên Mua không bị mất mà được thực hiện theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005 (trong hạn 02 năm); do đó, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định bên Mua không khiếu nại về chất lượng hàng hóa bằng Văn bản gửi cho đại diện hợp pháp cho Công ty B (bên Bán) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng là quá hạn khiếu nại nên chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của bên Bán yêu cầu bên Mua thanh toán tiền hàng mà không xem xét, giải quyết trình bày và yêu cầu của bên Mua là không đúng quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005.
Nội dung các tin nhắn Zalo giữa nhân viên của Công ty K với người tên là “H, trợ lý của N bên Công ty B” và người tên là “N Nhà máy Sợi Thiên(bút lục 86 - 103) và nội dung Mail ngày 12/01/2019 gửi từ địa chỉ A...vn.com tới “DEAR chị K”, thể hiện người tên “N ” và người tên “H” thừa nhận 02 lô Sợi đã giao không bảo đảm chất lượng, đồng ý thu hồi toàn bộ và gửi kèm Biên bản thu và trả hàng đợt II đề ngày 12/01/2018, nhưng Nhân viên của Công ty K yêu cầu Công ty B trả lại 700 triệu đã nhận trước thì mới đồng ý ký Biên bản thu và trả hàng đợt II trả lại toàn bộ Sợi. Xét, nội dung các tin nhắn Zalo nêu trên thì người tên“N ” và “H” thừa nhận Sợi không bảo đảm chất lượng là phù hợp với việc ngày 04/01/2019 Công ty B ký với Công ty K Biên, đồng ý thu hồi (nhận lại) 13.014,73kg Sợi, thành tiền 709.310.594 đồng (bút lục 04). Xét, tuy Biên bản thu và trả hàng đợt II đề ngày 12/01/2018 (thừa nhận Sợi không bảo đảm chất lượng, đồng ý thu hồi số Sợi còn lại) hai bên chưa ký nhưng phù hợp với nội dung các tin nhắn Zalo và tại Biên
bản hòa giải ngày 03/10/2019 đại diện của Công ty B khi đại diện Công ty K trình bày Công ty B đã thừa nhận toàn bộ Sợi không bảo đảm chất lượng, đồng ý thu hồi thì đại diện Công ty B không phản đối (bút lục 113). Như vậy, có cơ sở xác định cả 02 lô hàng Sợi mà Công ty B đã giao cho Công ty K không bảo đảm chất lượng theo Hợp đồng nên lẽ ra có tranh chấp giữa hai bên về chất lượng hàng hóa thì Tòa án phải trưng cầu giám định chất lượng hàng hóa, trưng cầu định giá để giải quyết theo quy định của pháp luật mới đúng. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định bên Mua không khiếu nại về chất lượng hàng hóa bằng Văn bản gửi cho đại diện hợp pháp cho Công ty B (bên Bán) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng là quá hạn khiếu nại nên chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của bên Bán yêu cầu bên Mua thanh toán tiền hàng mà không xem xét, giải quyết trình bày và yêu cầu của bên Mua là không đúng quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bên Mua. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của bên Bán yêu cầu bên Mua thanh toán tiền hàng, nhưng không buộc bên Mua hoàn trả hàng (trong khi bên Mua đã nhận hàng) là ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của bên Bán và không giải quyết yêu cầu của bên Mua yêu cầu bên Bán trả lại số tiền đã nhận trước là giải quyết không toàn diện vụ án;
Từ các tài liệu dẫn chứng, được phân tích nêu trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343 và Điều 345 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2020/KDTM-PT ngày 22/5/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày 29/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng;
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.
Nơi nhận:
| TM. ỦY BAN THẨM PHÁN THẨM PHÁN -CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Đặng Kim Nhân |
Quyết định số 12/2021/KDTM-GĐT ngày 09/07/2021 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng về tranh chấp về mua bán hàng hóa
- Số quyết định: 12/2021/KDTM-GĐT
- Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về mua bán hàng hóa
- Cấp xét xử: Giám đốc thẩm
- Ngày ban hành: 09/07/2021
- Loại vụ/việc: Kinh doanh thương mại
- Tòa án xét xử: TAND cấp cao tại Đà Nẵng
- Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
- Đính chính: Đang cập nhật
- Thông tin về vụ/việc: Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2020/KDTM-PT ngày 22/5/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày 29/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; 2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.