TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1191/2021/QĐ-PQTT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Với Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm có:
Thẩm phán, Chủ tọa phiên họp: Bà Nguyễn Thị Thùy Dung Các Thẩm phán: Bà Hà Thanh Thuỷ
Bà Trương Thị Quỳnh Trâm Thư ký ghi biên bản phiên họp: Ông Phạm Ngọc Tâm
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên họp: Ông Trần Hồng Long, Kiểm sát viên.
Căn cứ vào Điều 71 của Luật Trọng tài thương mại; Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ kèm theo;
Sau khi xem xét Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ngày 06 tháng 05 năm 2021 của Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA là bị đơn của Phán quyết trọng tài số 49/20/HCM do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ban hành ngày 07/04/2021.
Ngày 16/11/2021 và ngày 01/12/2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự thụ lý số 96/2021/KDTM-ST ngày 05 tháng 7 năm 2021 về việc: “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” theo Quyết định mở phiên họp số 3363/2021/QĐ-MPH ngày 04 tháng 10 năm 2021 và Quyết định hoãn phiên họp số 8222/2021/QĐST-KDTM ngày 26 tháng 10 năm 2021giữa:
- Người yêu cầu:
Công ty TNHH du lịch VH
Địa chỉ: Hà My Đông A, phường Đ, Thị xã Đ, tỉnh Q. Đại diện theo uỷ quyền: Ông Nguyễn MH - Địa chỉ: 25/8 Đường H, Phường 4, quận T, Thành phố H.
Công ty Cổ phần Tập đoàn HA
Địa chỉ: 488 Đường H, phường T, Thành phố H, tỉnh Q. Đại diện theo uỷ quyền: Ông Nguyễn MH - Địa chỉ: 25/8 Đường H, Phường 4, quận T, Thành phố H.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Công ty TNHH AR - Địa chỉ: Tầng 11, Số 157-157A, đường P, phường V, Quận T, Thành phố H.
Đại diện theo ủy quyền: Bà Đào TN theo giấy ủy quyền được lập ngày 01/11/2021.
Các đương sự có mặt tại phiên họp.
NHẬN THẤY:
Theo đơn yêu cầu ngày 06 tháng 05 năm 2021 của Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA trình bày như sau:
Ngày 07/4/2021 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã ban hành phán quyết trọng tài số 49/20/HCM với quyết định:
- Bị đơn Công ty TNHH du lịch VH có trách nhiệm trả cho nguyên đơn Công ty TNHH AR tổng số tiền 8.875.130.030 đồng, trong đó:
+ Thanh toán cho các hóa đơn chưa thanh toán số: 37, 38, 91, 193, 87, 88,
89, 189, 9, 93, 94, 95, 190, 86, 92 tương đương với 7.702.211.000 đồng;
+ Thanh toán phí phát sinh do cắt giảm khối lượng công việc tại Hợp đồng tương đương với 1.007.073.815 đồng;
+ Thanh toán phí trọng tài 165.845.215 đồng.
Các yêu cầu khác của nguyên đơn bị bác bỏ.
Bị đơn Công ty TNHH du lịch VH có nghĩa vụ thanh toán số tiền nêu trên trong vòng 30 ngày kể từ ngày của Phán quyết này. Trong trường hợp bị đơn Công ty TNHH du lịch VH không thanh toán thì sẽ phải trả tiền lãi chậm thanh toán trên số tiền phải thanh toán đối với thời gian chậm thanh toán theo Điều 357 và 468.2 Bộ luật dân sự 2015.
Không đồng ý với phán quyết trên, Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 49/20/HCM ngày 07/04/2021 của Hội đồng trọng tài thuộc VIAC vì:
Giữa Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA mặc dù có quan hệ về sỡ hữu vốn nhưng là hai chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập. Chủ thể ký kết hợp đồng dịch vụ thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-B00 với Công ty TNHH AR là Công ty TNHH du lịch VH, do đó điều khoản thoả thuận trọng tài trong hợp đồng chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với hai bên giao kết hợp đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn HA không ký hơp đồng với Công ty TNHH AR và cũng không ký thoả thuận trọng tài nên việc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) xác định Công ty Cổ phần Tập đoàn HA là bị đơn trong vụ tranh chấp và ban hành Phán quyết số 49/20/HCM ngày 07/04/2021 là trái với quy định tại khoản 1 Điều 5 và Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Do Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-B00 được lập bằng tiếng Việt và hai bên có thỏa thuận trong Hợp đồng là sử dụng tiếng Việt trong thủ tục trọng tài nên ngay sau khi nhận được Thông báo ngày 23/06/2020 của VIAC về việc thụ lý vụ tranh chấp số 49/20 HCM, Công ty VH đã có đơn yêu cầu lựa chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài (Đơn yêu cầu gia hạn thời hạn gửi bản tự bảo vệ, chi định trọng tài viên và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài ngày 20/07/2020). Tuy nhiên, sau đó Trọng tài viên đã quyết định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài bất chấp sự phản đối của Công ty
VH tại Bản tự bảo vệ ngày 28/08/2020, văn bản ngày 14/10/2020 và tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
Việc Trọng tài viên duy nhất chi sử dụng tiếng Anh trong thủ tục tố tụng trọng tài là không phù hợp với thỏa thuận của các bên tại Điều 9.3 của Hợp đồng, trái với quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010, khoản 2 Điều 23 Quy tắc tố tụng của VIAC. Hậu quả là Công ty VH đã gặp phải rất nhiều khó khăn, bất lợi trong quá trình tố tụng trọng tài và trong phán quyết trọng tài.
Sau khi nhận được quyết định của VIAC chi định ông Mark O làm Trọng tài viên duy nhất, các bên đã mất nhiều thời gian để tìm hiểu thì được biết là ông Mark O không có bằng cấp gì về thiết kế và cũng không có kinh nghiệm về lĩnh vực thiết kế. Theo các thông tin tim hiểu được từ trên mạng internet thì bằng cấp chuyên môn của ông Mark O là về chuyên ngành Quantity Surveyor (Kỹ sư Khối lượng). Bằng cấp chuyên môn của ông Mark O không có gì liên quan đến lĩnh vực thiết kế, đồng thời cũng không có bằng chứng nào thể hiện là ông Mark O có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế. Do đó, tại Bản tự bảo vệ và tại phiên họp giải quyết vụ ưanh chấp, các bên đã có ý kiến phản đối ông Mark O làm Trọng tài viên duy nhất. Tuy nhiên, ý kiến phàn đối của các bên không được VIAC và ông Mark O chấp nhận. Do không có chuyên môn về thiết kế nên Trọng tài viên duy nhất đã không đủ khả năng xác định các hạng mục thiết kệ đã hoàn thành hoặc đã được phê duyẹt để lam cơ sở thanh toán khi chấm dứt hợp đồng mà chi căn cứ vào các Hóa đơn do Nhà thầu thiết kế cung cấp để tính toán số tiền mà Công ty VH phải trả.
Việc chi định Trọng tài viên duy nhất không có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế là vi phạm quy định tại Điểm (b) Khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 nêu trên và gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty VH.
Trong quá trình tố tụng trọng tài của vụ tranh chấp số 49/20 HCM, Công ty VH đã nhận được nhiều văn bản từ VIAC. Các văn bản từ VIAC thường có nội dung dẫn chiếu đến yêu cầu của Trọng tài viên duy nhất liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, ngày 15/12/2020 Công ty VH đã nhận được văn bản số 1851/VIAC-HCM của VIAC do ông Châu VB ký với nội dung yêu cầu bị đơn cung cấp văn bản trình bày ý kiến (trong vòng 15 ngày). Qua xem xét văn bản này, Người yêu cầu thấy không có nội dung nào thể hiện việc thu thập tài liệu chứng cứ của VIAC được thực hiện theo yêu cầu hay chỉ thị của Trọng tài viên duỵ nhất. Do đó, Người yêu cầu cho rằng VIAC đã can thiệp vào việc giải quyết vụ tranh chấp số 49/20 HCM.
Việc VIAC tự ý tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài là vi phạm quy tắc độc lập, khách quan trong xét xử trọng tài quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Công ty TNHH AR trình bày:
Liên quan đến các căn cứ dẫn đến yêu cầu hủy Phán quyết số 49/20 HCM đưa ra bởi Công ty TNHH du lịch VH:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 69 Luật trọng tài thương mại 2010 thì Công ty TNHH du lịch VH được quyền yêu cầu hủy phán quyết khi có căn cứ để chứng minh rằng Hội đồng trong tài ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài. Tuy nhiên căn cứ theo tài liệu chứng cứ thể hiện tại hồ sơ vụ việc thì Công ty TNHH du lịch VH không có tài liệu chứng cứ nào chứng minh. Do đó, yêu cầu của Công ty TNHH du lịch VH là không có cơ sở.
Việc yêu cầu hủy phán quyết của Công ty TNHH du lịch VH chỉ nhàm mục đích kéo dài quá trình thi hành án, ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của của Pháp luật Việt Nam. Đồng thời, căn cứ vào khoản 3 Điều 68 Luật trọng tài thương mại thì nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 là nghĩa vụ của bên yêu cầu hoặc Tòa án không phải nghĩa vụ của Công ty TNHH AR.
Liên quan đến các căn cứ dẫn đến yêu cầu hủy Phán quyết số 49/20 HCM đưa ra bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn HA:
Người liên quan cho rằng theo phán quyết trọng tài số 49/20 HCM thì Công ty Cổ phần Tập đoàn HA đã tự nguyện tham gia vào và là một bên trong quan hệ Hợp đồng tư vấn thiết kế giữa chúng tôi và Công ty TNHH du lịch VH, việc thỏa thuận này thể hiện tại Điều 9 của Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-B00, do đó căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 16 Luật trọng tài thương mại có thể xác định Công ty Cổ phần Tập đoàn HA là bị đơn trong vụ án là chính xác.
Việc Công ty Cổ phần Tập đoàn HA cho rằng mình không bị ràng buộc bởi điều khoản trọng tài của Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19- 005-B00 là hoàn toàn không có cơ sở. Hơn nữa, tại phiên họp cuối cùng Công ty TNHH du lịch VH vẫn cử người tham gia và tranh luận với Hội đồng trọng tài thì không thể cho rằng Công ty Cổ phần Tập đoàn HA không phải là bị đơn trong vụ án.
Về việc các bị đơn cho rằng trọng tài sử dụng tiếng anh trong tố tụng trọng tài là trái với quy định Luật trọng tài, Quy tắc trọng tài VIAC và Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Ý kiến này của các bị đơn là không có cơ sở vì:
Trong suốt quá trình làm việc và đi đến ký kết hợp đồng giữa Người liên quan và Công ty TNHH du lịch VH thì Công ty VH đều sử dụng tiếng anh để đàm phán và ký kết hợp đồng, do đó không thể cho rằng Công ty TNHH du lịch VH không thể hiểu hay trình bày tiếng anh tại phiên họp. Hơn nửa, Công ty TNHH du lịch VH phải hiểu khi sử dụng cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp là VIAC thì Công ty TNHH du lịch VH phải dự liệu cho mình khả năng sử dụng ngoại ngữ nhất định cho việc tranh tụng. Mặt khác, Công ty TNHH du lịch VH có thể sử dụng dịch vụ phiên dịch mà không bị cấm trong quá trình tố tụng tại trọng
tài hoặc sử dụng Luật sư có khả năng phát biểu, tranh tụng bằng tiếng anh tốt để tham gia nhưng Công ty TNHH du lịch VH đã không làm tốt trách nhiệm của mình, từ bỏ quyền lợi của mình nên không có cơ sở chấp nhận ý kiến này của bị đơn.
Về việc Công ty TNHH du lịch VH cho rằng chỉ định trọng tài viên duy nhất không phù hợp với quy định của Luật trọng tài thương mại 2010: Chúng tôi không đồng ý với nhận định này vì: Yêu cầu của Công ty TNHH du lịch VH sử dụng trọng tài phải thông thạo tiếng việt là một điều khó có thể thực hiện được và hoàn toàn có khả năng khiến điều khoản thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được trên thực tế, gây ảnh hưởng đến hiệu lực của việc thỏa thuận trọng tài. Chúng tôi khẳng định ông Mark O là trọng tài viên hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được liệt kê trong danh sách trong tài viên của VIAC, hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 20 Luật trọng tài Thương mại. Việc Công ty TNHH du lịch VH cho rằng ông Mark O không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế là không đúng vì Người liên quan cho rằng tranh chấp giữa Người liên quan và Công ty TNHH du lịch VH là tranh chấp liên quan đến việc thanh toán và quyết toán hợp đồng chứ không phải liên quan đến tranh chấp chất lượng sản phẩm thiết kế.
Từ những nhận định trên, Người liên quan đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chì Minh không chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA về việc hủy phán quyết trọng tài số 49/20 HCM.
Tại phiên họp hôm nay, người yêu cầu vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên ý kiến.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến:
Qua kiểm sát vụ việc từ khi thụ lý đến thời điểm này thấy rằng Thẩm phán đã chấp hành đúng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc, Tòa án có quyết định mở phiên họp và gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu đúng thời hạn, cấp và tống đạt các văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng mở phiên họp: Tại phiên họp hôm nay, phiên họp tiến hành đúng trình tự pháp luật Tố tụng dân sự.
Việc chấp hành pháp luật của các đương sự đã thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về nội dung: Không có căn cứ để hủy phán quyết trọng tài.
XÉT THẤY:
Về thẩm quyền giải quyết: Đây là việc dân sự về yêu cầu kinh doanh thương mại liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp, nơi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết trọng tài là Thành phố Hồ Chí Minh, do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm O khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 2, khoản
3 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, yêu cầu này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời hiệu: Ngày 07 tháng 04 năm 2021 là ngày công bố Phán quyết Trọng tài vụ kiện số 49/20 HCM, ngày 06 tháng 05 năm 2021 Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hủy phán quyết trọng tài là còn trong thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Trọng tài Thương mại 2010.
Về việc nhập vụ án: Xét thấy Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA đều yêu cầu hủy cùng một phán quyết Trọng tài vụ kiện số 49/20 HCM ngày 07 tháng 04 năm 2021 bởi Hội đồng trọng tài thuộc VIAC. Yêu cầu của các đương sự được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt thụ
lý số 96/2021 và 97/2019 cùng ngày 05/7/2021. Sau đó, Chánh án Tòa án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định nhập số 941/2021/QĐ- NVV ngày 27/7/2021 nhập các vụ án nói trên để thuận tiện cho việc giải quyết vụ việc.
Về tư cách các đương sự: Do nhập vụ án nên xác định Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA là người yêu cầu, Công ty TNHH AR là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Xét thấy, Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA do ông Nguyễn Phú Quý là người đại diện theo pháp luật của hai công ty trên đều ủy quyền cho Ông Nguyễn MH tham gia tố tụng tại Tòa án. Xét việc ủy quyền nói trên là phù hợp Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Về nội dung: Xét người yêu cầu Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA đề nghị hủy phán quyết Trọng tài vụ kiện số 49/20 HCM ngày 07 tháng 04 năm 2021 bởi Hội đồng trọng tài thuộc VIAC vì cho rằng không có thỏa thuận Trọng tài của Công ty Cổ phần Tập đoàn HA và VIAC vi phạm sự tự nguyện thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng ra Phán quyết trọng tài trái với
các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật dân sự năm 2015. Đây là vấn đề cần xem xét.
[5.1] Lý do hủy phán quyết trọng tài là do Trọng tài không có thẩm quyền: Người yêu cầu cho rằng điều khoản thoả thuận trọng tài trong hợp đồng chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với hai bên giao kết hợp đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn HA không ký hơp đồng với Công ty TNHH AR và cũng không ký thoả thuận trọng tài nên việc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) xác định Công ty Cổ phần Tập đoàn HA là bị đơn trong vụ tranh chấp và ban hành Phán quyết số 49/20/HCM ngày 07/04/2021 là trái với quy định tại khoản 1 Điều 5 và Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Tuy nhiên, qua hợp đồng ngày 14/02/2019 tại Phần 1 định nghĩa và diễn giải đã giải thích khách hàng nghĩa là Công ty Cổ phần Tập đoàn HA. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, phía và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA có nhiều thông báo như Thông báo ngày 05/9/2029, Thông báo ngày 10/9/2019 và Thông báo ngày 18/9/2019 với nội dung về hợp đồng. Điều này thể hiện ý chí của và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA là chủ thể của hợp đồng, do đó, thỏa thuận trọng tài là có hiệu lực pháp luật.
[5.2] Lý do thứ hai yêu cầu hủy phán quyết của Trọng tài là vì Trọng tài viên không có bằng cấp về thiết kế và cũng không có kinh nghiệm về lĩnh vực thiết kế. Về vấn đề này, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản thu thập chứng cứ; Theo văn bản ngày 15/11/2021 của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thì Trọng tài vụ việc ông Mark O quốc tịch Anh quốc, có đủ tiêu chuẩn làm trọng tài vụ việc và có tên trong danh sách trọng tài của VIAC. Phía người yêu cầu đưa ra lý do như trên nhưng không cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh nên Hội đồng xét đơn không có cơ sở chấp nhận.
[5.3] Lý do thứ ba người yêu cầu cho rằng Trung tâm trọng tài đã dùng ngôn ngừ tiếng Anh trong phiên họp là vi phạm nguyên tắc bình đẳng. Xét, do Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-B00 được lập bằng tiếng Việt và hai bên có thỏa thuận trong Hợp đồng là sử dụng tiếng Việt trong thủ tục trọng tài nên ngay sau khi nhận được Thông báo ngày 23/06/2020 của VIAC về việc thụ lý vụ tranh chấp số 49/20 HCM, Công ty VH đã có đơn yêu cầu lựa chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài (Đơn yêu cầu gia hạn thời hạn gửi bản tự bảo vệ, chi định trọng tài viên và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài ngày 20/07/2020). Tuy nhiên, sau đó Trọng tài viên đã quyết định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài bất chấp sự phản đối của Công ty VH tại Bản tự bảo vệ ngày 28/08/2020, văn bản ngày 14/10/2020 và tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Tại khoản 2 Điều 23 của Quy tắc Trọng tài Viac thì “ Đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc vụ tranh chấp trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngôn ngử trọng tài do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, Hội đồng Trọng tài quyết định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, có tính đến các yêu tố có liên quan bao gồm ngôn ngữ của hợp đồng”. Tại Điều 9.3 của Hợp đồng các bên thỏa thuận trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt. Như vậy, các bên thỏa thuận ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh hoặc /và tiếng Việt được hiểu là cả hai ngôn ngữ. Ngay khi Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ban hành quyết định chỉ định trọng tài viên và ngôn ngữ trọng tài, phía bị đơn đã phản đối, trong suốt quá trình tố tụng trọng tài, bị đơn tiếp tục thực hiện quyền phản đối này. Trong vụ việc này, bên nguyên đơn là doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch Hồng Kong, bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam, hợp đồng giữa các bên bằng tiếng Việt, quá trình trao đổi thực hiện hợp đồng cũng bằng tiếng Việt. Do đó, bị đơn phản đối ngôn ngữ của quá trình trọng tài duy nhất bằng tiếng Anh là có căn cứ. Tại phiên họp cũng không có phiên dịch tiếng Việt, điều này chưa đảm bảo tính công bằng, tự nguyện của các bên trong quá trình giải quyết, vi phạm thủ tục trọng tài như đã viện dẫn nêu trên.
[5.4] Do đó, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại 2010 cần hủy Phán quyết trọng tài số 49/20/HCM do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ban hành ngày 07/04/2021.
Tại phiên họp hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân đề nghị không chấp nhận yêu cầu về việc hủy phán quyết trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), đề nghị này của Viện kiểm sát là không có cơ sở.
Về lệ phí: Căn cứ Khoản 3 Điều 39 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì trường hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải chịu lệ phí Tòa án. Tuy nhiên, trong phần danh mục lệ phí Tòa án thì lại không quy định rõ đối với loại việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài lệ phí là bao nhiêu.
Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA không phải chịu lệ phí.
Bởi các lẽ trên,
Căn cứ khoản 2 Điều 31, điểm a khoản 3 Điều 38, khoản 3 Điều 414 và Điều 415 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;
Căn cứ khoản 1 Điều 43, Điều 68, khoản 1 Điều 69, Điều 71, Điều 72 Luật Trọng tài thương mại 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài Thương mại.
QUYẾT ĐỊNH:
Chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA. Hủy Phán quyết trọng tài số 49/20 HCM do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ban hành ngày 07/04/2021.
Công ty TNHH du lịch VH và Công ty Cổ phần Tập đoàn HA không phải chịu lệ phí.
Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 01 tháng 12 năm 2021. Các bên, Hội đồng Trọng tài không có quyền khiếu nại, kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị.
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT ĐƠN YÊU CẦU
TAND Tối cao; THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
TAND Cấp cao;
VKSND Cấp cao;
VKSND TPHCM;
Cục THADS TPHCM;
Hội đồng trọng tài;
Các bên đương sự;
Lưu: VT, hồ sơ.
Nguyễn Thị Thùy Dung
Quyết định số 1191/2021/QĐ-PQTT ngày 01/12/2021 của TAND TP. Hồ Chí Minh
- Số quyết định: 1191/2021/QĐ-PQTT
- Quan hệ pháp luật: Yêu cầu liên quan việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Ngày ban hành: 01/12/2021
- Loại vụ/việc: Kinh doanh thương mại
- Tòa án xét xử: TAND TP. Hồ Chí Minh
- Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
- Đính chính: Đang cập nhật
- Thông tin về vụ/việc: Chấp nhận yêu cầu