Hệ thống pháp luật

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 06/2019/QĐ-PQTT Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC KHÔNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

TÒA ÁN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI

Với Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa: ông Hoàng Ngọc Thành.

Các Thẩm phán: bà Nguyễn Thị Thúy Hạnh và ông Lê Thanh Bình.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội tham gia phiên họp:bà Nguyễn Thị Hoa- Kiểm sát viên.

Thư ký ghi biên bản phiên họp:bà Nguyễn Thị Thu Huyền- Thư ký Tòa án.

Căn cứ vào Điều 71 Luật Trọng tài thương mại; Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ kèm theo:

  • Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 21/18 ngày 09/01/2019của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (sau đây gọi tắt là VIAC) tại Hà Nội;

  • Hồ sơ pháp nhân của bên yêu cầu là Tổng công ty PĐ 1;

  • Hợp đồng mua bán và vận chuyển than số 12112016/HĐ/TPMB3- HAIPHONGTRACO & COALORBIS giữa Công ty TNHH VTB và XNK HTK và

    Tổng công ty PĐ 1 (bản sao);

  • Biên bản họp ngày 29/11/2016 và các điều khoản liên quan (bản sao);

  • Email xác nhận đồng ý của Công ty TNHH VTB và XNK HTK liên quan Consigned trên C/O ngày 05/12/2016;

  • Và các tài liệu chứng cứ khác có liên quan.

    Sau khi xem xét Đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài nộp ngày 31/01/2019 của Tổng công ty PĐ 1 là bị đơn trong Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 21/18 ngày 09/01/2019 của VIAC tại Hà Nội giữa nguyên đơn Công ty TNHH VTB và XNK HTK và bị đơn Tổng công ty PĐ 1.

    Các bên tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài gồm:

    Bên yêu cầu:Tổng công ty PĐ 1

    Trụ sở: số …. phố CB, phường TB, quận BĐ, TP HN; Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Hữu T- Tổng giám đốc; Người đại diện theo ủy quyền: ông

    Trần Việt A, bà Trần Thị Thu H, ông Ngô Xuân N, ông Nguyễn Viết T và ông Nguyễn Mạnh L (theo Giấy ủy quyền số 1129/UQ- EVNGENCO 1 ngày 18/4/2019) (ông Việt A, bà H, ông N, ông T và ông L có mặt tại phiên họp).

    Bên liên quan:Công ty TNHH VTB và XNK HTK

    Trụ sở: số … đường ĐN, phường VM, quận NQ, HP; Người đại diện theo pháp luật: ông Vũ Minh H- Giám đốc; Người đại diện theo ủy quyền: ông Tạ Tiến L (theo Giấy ủy quyền số 010/UQ- HTK ngày 18/4/2019), ông Nguyễn Đức H (theo Giấy ủy quyền số 011/UQ- HTK ngày 18/4/2019) và ông Hồ Tuấn H (theo Giấy ủy quyền số 012/UQ- HTK ngày 18/4/2019) (ông H và ông H có mặt tại phiên họp, ông L vắng mặt).

    NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP

    Ngày 12/11/20116,Công ty TNHH VTB và XNK HTK (sau đây gọi tắt là bên liên quan) và Tổng công ty PĐ 1 (sau đây gọi là bên yêu cầu) ký Hợp đồng mua bán và vận chuyển than số 12112016/HĐ/TPMB3- HAIPHONGTRACO & COALORBIS (sau đây viết tắt là Hợp đồng 12112016).

    Quá trình thực hiện hợp đồng hai bên đã phát sinh tranh chấp, theo quy định tại điều GCC 8.2 mục 1 Phần IV Hợp đồng các bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại VIAC và theo Quy tắc trọng tài VIAC.

    Ngày 22/6/2018,bên liên quan đã khởi kiện bên yêu cầu ra VIAC yêu cầu thanh toán phí dôi nhật, tiền lãi phát sinh, 80% chi phí pháp lý và phí Trọng tài.

    Phán quyết trọng tài

    Ngày 09/01/2019, VIAC ban hành Phán quyết vụ tranh chấp số 21/18 với nội dung chấp nhận một phần yêu cầu của bên liên quan và buộc bên yêu cầu phải thanh toán tổng số tiền là 18.279.278.671 đồng, trong đó bao gồm 16.288.859.852 đồng chi phí lưu tàu quá hạn, 1.402.044.499 đồng chi phí chậm thanh toán, 100.000.000 đồng chi phí thuê Luật sư của bên liên quan và 488.374.320 đồng chi phí Trọng tài.

    Không đồng ý với Phán quyết trọng tài nêu trên, ngày 31/01/2019bên yêu cầu nộp đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài và đề nghị Tòa án nhân dân TP Hà Nội hủy Phán quyết trọng tài theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại (sau đây viết tắt là Luật TTTM) với các lý do sau:

    Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam theo quy định tại Điều 68 Luật TTTM. Cụ thể:Phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận, định đoạt theokhoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 là “… pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.

    Theo khoản 1 Điều 11 Luật Thương mại quy định“Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã

    hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó”.

    Trong vụ việc này, các bên thỏa thuận thời hạn gửi thông báoĐiều khoản chung của Hợp đồng (GCC5) quy định các thông báo giữa các Bên phải được thực hiện bằng văn bản, gửi đến địa chỉ trụ sở làm việc của đại diện bên yêu cầu.

    Tại điều 2 Mục 2 của Biên bản họp trao đổi các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng 29112016, bên liên quan và bên yêu cầuđã thông báo tên đại diện và địa chỉ của mỗi bên và “thỏa thuận mọi trao đổi liên quan đến Hợp đồng phải được lập bằng văn bản và được gửi đến tên, địa chỉ của những người đã được đề cập bên trên cùng với chữ ký của những người đó. Để đảm bảo kịp thời thông tin, ở đâu có quy định điều kiện này về việc gửi hay phát hành sự chấp thuận, chứng nhận, đồng ý, xác định, thông báo và yêu cầu, một bên có thể thông báo cho bên kia bằng thư điện tử/ email, nhưng sau đó thông tin này phải được gửi chính thức bằng bưu điện hoặc giao bằng tay.

    Tại Điều 10 Phụ lục 9 Hợp đồng, các bên thỏa thuận bên liên quan được quyền yêu cầu thanh toán phí dôi nhật chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hoàn tất việc bốc dỡ hàng. Nếu bên liên quankhông yêu cầu thanh toán phí dôi nhật trong thời gian 30 ngày, bên yêu cầu sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các phí dôi nhật phát sinh.Như vậy, các bên đã thỏa thuận việc yêu cầu thanh toán phí dôi nhật là một yêu cầu liên quan đến Hợp đồng phải được bên liên quan gửi cho bên yêu cầu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn tất việc bốc dỡ hàng và yêu cầu này phải được lập bằng văn bản và gửi chính thức bằng bưu điện đến địa chỉ trụ sở của đại diện bên yêu cầu hoặc giao bằng tay cho bên yêu cầu trong thời hạn nói trên.

    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Hợp đồng, bên liên quan chỉ đề nghị bên yêu cầu đối chiếu dôi nhật qua email mà không gửi văn bản chính thức bằng bưu điện hoặc giao bằng tay cho bên yêu cầu trong thời hạn 30 ngày như thỏa thuận.

    Ngày 02/03/2017, bên liên quan mới có Văn bản số 072/HPTC-DVVT gửi cho bên yêu cầuđề nghị thanh toán phí dôi nhật. Tuy nhiên, dựa vào ngày phát hành Văn bản 072/HPTC-DVVT (02/03/2017), thì văn bản này đáp ứng yêu cầu về thời hạn thông báo/yêu cầu, nhưng chỉ đáp ứng cho 04 chuyến hàng cuối (trong vòng 30 ngày kể từ sau ngày kết thúc làm hàng).

    Hội đồng trọng tài cho rằng giữa các bên không có thỏa thuận về việc gửi yêu cầu thanh toán phí dôi nhật bằng bưu điện đến tên người đại diện của bên yêu cầu theo địa chỉ đã nêu trong Điều kiện Hợp đồng cũng như Biên bản họp trao đổi các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng 29112016 hoặc giao bằng tay, điều này là trái với thỏa thuận của các bên.

  • Về hiệu lực của “Thông báo sẵn sàng làm hàng”: theo quy định tại điều 8 Phụ lục 9 hai bên thỏa thuậnthông báo sẵn sàng làm hàng được trao không được xem là hiệu lực nếu bản sao tất cả các hồ sơ hợp lệ để thông quan không được Bên bán đệ trình cho Bên mua qua email hoặc fax trong vòng 5 ngày kể từ ngày vận đơn được

    phát hành. Như vậy, thông báo sẵn sàng làm hàng được trao được xem xét có hiệu lực khi việc thông quan đã hoàn tất.

    Điều 24 Luật Hải quan năm 2014 quy địnhtùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Khoản 1 Điều 5 quy định trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này. Với hàng hoá nhập khẩu của Hợp đồng này được tính theo hướng pháp trị giá giao dịch quy định tại Điều 6. Do đó, với lô hàng thanh toán theo giá CIF, nghĩa là đã có chi phí bảo hiểm thì chứng từ theo lô hàng khi khai báo hải quan phải có Chứng nhận bảo hiểm.

    Ngoài ra, tại Phụ lục 5 Điều 2 Hợp đồng quy định về việc phân tích mẫu tại Cảng xếp và trách nhiệm Bên bán phải phát hành Chứng nhận phân tích (COA) đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại Hợp đồng. Bên yêu cầu có quyền không dỡ hàng nếu COA không đạt yêu cầu. Đây là yêu cầu quan trọng để kiểm soát chất lượng hàng hoá cũng như quyền nhận hoặc từ chối nhận lô hàng (nghĩa là hành động này xảy ra trước thông quan (nếu có). Theo quy định trong Hợp đồng, bên liên quan phải nộp đầy đủ số lượng và loại chứng từ quy định để bên liên quankiểm tra, chấp nhận lô hàng, bao gồm: Hóa đơn, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Chứng nhận phân tích tại cảng xếp, Chứng nhận bảo hiểm, Chứng nhận khối lượng tại cảng xếp, vận đơn trước khi hoặc ngay khi tàu đến cảng dỡ.

    Các chứng từ hàng hoá nhập khẩu trong Hợp đồng, ngoài việc đáp ứng quy định thủ tục hải quan (thông quan), còn phải đáp ứng yêu cầu về kiểm soát chất lượng, năng lực thực hiện của bên liên quan khi được chọn là Nhà thắng thầu, ký kết Hợp đồng với bên yêu cầu. Trách nhiệm dỡ hàng (hay Hiệu lực của Thông báo sẵn sàng làm hàng) của bên yêu cầu chỉ phát sinh khi đáp ứng đủ 02 điều kiện: bên liên quan đã nộp đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ quy định tại Phụ lục 4, được gọi là bộ chứng từ hàng hoá vàCác hồ sơ để thông quan theo quy định hải quan đã được nộp để hoàn tất thông quan.

    Hội đồng trọng tài cho rằng hồ sơ hàng hóa nhập khẩu bao gồm: tờ khai hàng hoá nhập khẩu, hoá đơn thương mại, giấy phép nhập khẩu (nếu có), thông báo miễn kiểm tra, kiểm dịch được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật, chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Như vậy, Chứng nhận bảo hiểm và Chứng nhận phân tích chất lượng, khối lượng tại Cảng xếp hàng không thuộc hồ sơ nhập khẩu.

    Hiệu lực của NOR quy định trong Hợp đồng được quy định cho “các hồ sơ hợp lệ phải nộp để thông quan” chứ không quy định cho tất cả hồ sơ của chuyến hàng. Do đó, việc sai sót, thiếu hồ sơ Chứng nhận bảo hiểm, Chứng nhận phân tích chất lượng, khối lượng tại Cảng xếp hàng không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của NOR.

    Điều này hoàn toàn trái với thoả thuận của các bên,Phán quyết trên của VIAC đã vi phạm Điều 4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tàilà Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

  • Về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Biên bản họp trao đổi các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng ngày 29/11/2016. Tại e-mail ngày 04/12/2016, bên liên quan đã được hướng dẫn lập bộ hồ sơ hàng hóa liên quan đến Đơn bảo hiểm, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), theo đó trên C/O phải nêu Người nhận hàng (Consigned) là 3 Bên. Ngày 05/12/2016, bên liên quan đã có email xác nhận đồng ý theo yêu cầu của bên yêu cầu và đã cung cấp 8/11 bộ C/O theo đúng yêu cầu của Hợp đồng và hướng dẫn lập bộ hồ sơ hàng hóa.

    Hội đồng Trọng tài kết luận Chứng nhận xuất xứ hàng hoá do bên liên quan xuất trình không đúng quy định Consigned là hợp lệ do bên yêu cầu đã không xuất trình được bất cứ yêu cầu nào từ cơ quan Hải quan về 03 Consigned khác nhau trên C/O mặc dù tại phiên triệu tập ngày12/12/2018, bên yêu cầu đã trình bày về việc không có quy định nào bắt buộc Hải quan có ý kiến hướng dẫn cách thức ghi Consigned trên chứng từ xuất nhập khẩu. Việc bên yêu cầu phải nêu rõ 03 đơn vị ở mục Consigned là tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nhập khẩu than tại Thông báo số 214/TB-VPCP ngày 07/6/2013 và Thông báo số 346/ TB-VPCP ngày 26/8/2014 của Văn phòng Chính phủ.

    Bên yêu cầu nhận thấy rằng Phán quyết của Hội đồng trọng tài đã vi phạm Điều 4 Luật TTTM là Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Hội đồng Trọng tài đã không tôn trọng tính đặc thù của từng loại Hợp đồng mà nếu không thể thỏa thuận được về những điều khoản đó thì xem như hợp đồng không thể giao kết được. Đề nghị Tòa án hủy Phán quyết Trọng tài vụ tranh chấp 21/18 ngày 09/01/2019 do các luận điểm đưa ra không có cơ sở pháp lý và không đúng với thỏa thuận của các bên.

    Bên liên quan do người đại diện theo ủy quyền trình bày

    Bên liên quan phản đối việc bên yêu cầugửi Đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vụ 21/18 ngày 09/01/2019.Đề nghị Tòa án bác bỏ yêu cầu của bên yêu cầu với các lý do như sau:

    Tất cả các ý kiến mà bên yêu cầu đưa ra đề nghị hủy Phán quyết trọng tài đều liên quan đến nội dung vụ tranh chấp mà VIAC đã giải quyết và bên yêu cầu không chỉ ra được, không chứng minh được có sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam theoquy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM.

    Theo khoản 4 Điều 71 Luật TTTM quy địnhlà khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn căn cứ vào các quy định tại Điều 68 Luật TTTM và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định và không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết.

    Do đó, Tòa án có toàn quyền không xem xét đến các ý kiến khiếu nại của bên yêu cầu do không phù hợp với khoản 4 Điều 71 Luật TTTM.

    Ý kiến của bên yêu cầu về thời hạn gửi thông báo/đề nghị đến các Bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng giữa bên liên quan và bên yêu cầu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc gửi yêu cầu thanh toán phí dôi nhật bằng bưu điện hoặc giao bằng tay. Tại Biên bản cuộc họp chuẩn bị triển khai Hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận là“Vì mục đích kịp thời của thông tin, ở đâu có quy định điều kiện này về việc gửi hay phát hành sự chấp thuận, chứng nhận, đồng ý, xác định, thông báo và yêu cầu, một bên sẽ thông báo cho bên kia bằng điện tín, qua fax hay qua email, sau đó thông tin này sẽ được gửi chính thức qua đường bưu điện hoặc trao tay”.

    Quy định trên chỉ áp dụng đối với các trường hợp cần tính nhanh chóng, kịp thời của thông tin để xử lý nhanh các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng nhằm hạn chế các tổn thất có thể xảy ra cho các bên. Đối với khiếu nại về phí dôi nhật, thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc dỡ hàng là quá dài, không cần tính nhanh chóng, kịp thời của thông tin. Đó chỉ là thời hạn khiếu nại, mà hết thời hạn đó thì bên liên quanmất quyền khiếu nại về phí dôi nhật.

    Về hiệu lực của Thông báo sẵn sàng làm hàng: theo các quy định Hợp đồng, trách nhiệm dỡ hàng của bên yêu cầu chỉ phát sinh khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:Bên bán đã nộp đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ quy định tại Phụ lục 4, được gọi là bộ chứng từ hàng hóa và các hồ sơ để thông quan theo quy định hải quan đã được nộp để hoàn tất thông quan.

    Tại phần III Phán quyết trọng tài, Hội đồng trọng tài đã phân tích tạiđoạn văn 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 là: do Hợp đồng không có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về các từ ngữ “tài liệu đủ điều kiện” và không nêu cụ thể những tài liệu đủ điều kiện được sử dụng để làm thủ tục hải quan, các Bên nên tham khảo mục 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính cho thấy rõ những tài liệu nào phải được áp dụng cho thủ tục hải quan, gồm: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;Hóa đơn thương mại;Giấy phép nhập khẩu (nếu cần);Thông báo miễn kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra do cơ quan chuyên môn ban hành theo quy định của pháp luật;Giấy chứng nhận xuất xứ.Bên liên quan cho rằng Giấy chứng nhận bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng và khối lượng tại cảng xếp không phải là chứng từ bắt buộc để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

  • Đối với Giấy chứng nhận xuất xứ (“C/O”), Hội đồng trọng tài đưa ra kết luận rằng các giấy chứng nhận xuất xứ không phải là tài liệu bắt buộc được sử dụng để làm thủ tục hải quan. Vì liên quan đến hiệu lực của NOR, Hợp đồng chỉ yêu cầu chứng từ hợp lệ để làm thủ tục hải quan, chứ không phải tất cả các chứng từ vận chuyển hợp lệ do bên liên quan gửi.

Bên yêu cầu đã trình bày về việc không có quy định nào bắt buộc Hải quan có ý kiến hướng dẫn cách thức ghi Consigned trên chứng từ xuất nhập khẩu. Việc bên yêu cầuphải nêu rõ 03 đơn vị ở mục Consigned là tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nhập khẩu than tại Thông báo số 214/TB-VPCP ngày 07/6/2013, và Thông báo số 346/TB-VPCP ngày 26/8/2014 của Văn phòng Chính phủ. Do đó, bên yêu cầucho rằng Phán quyết trọng tài đã vi phạm Điều 4Luật TTTM là Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và

trái đạo đức xã hội. Hội đồng trọng tài đã không tôn trọng tính đặc thù của từng loại Hợp đồng mà nếu không thể thỏa thuận được về những điều khoản đó thì xem như hợp đồng không thể giao kết được. Trong Thông báo số 214/TB-VPCP và Thông báo số 346/TB-VPCPcủa Văn phòng Chính phủ không hề có bất cứ một câu, một chữ nào quy định về việc phải nêu rõ 03 đơn vị ở mục Consignee theo như sự bao biện, vòng vo nêu trên của bên yêu cầu.

Bên yêu cầu đã cố tình dịch sai nhiều câu, chữ trong Phán quyết trọng tài để làm sai lệch sự thật,đề nghị Tòa án theo khoản 4 Điều 71 Luật TTTTM quy định là khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn căn cứ vào các quy định tại Điều 68 Luật TTTM và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết.

Bên yêu cầu đã cố tình chậm trễ, thoái thác trách nhiệm và tìm đủ mọi cách để bịa đặt, làm sai lệch sự thật. Đề nghị Tòa ánbác Đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài của bên yêu cầu.

Tại phiên họp xét đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài

Bên yêu cầu đã trình bày lại nội dung đã nêu trong Đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài và đề nghị Hội đồng xét đơn hủy Phán quyết trọng tài do vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 68 Luật TTTM được quy định trong Bộ luật dân sự và Luật Thương mại.

Bên liên quan giữ nguyên quan điểm đã trình bày tại Tòa án trong quá trình chuẩn bị giải quyết Đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài và đề nghị Hội đồng xét đơn không chấp nhận Đơn của bên yêu cầu. Buộc bên yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh Phán quyết trọng tài.

Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên họp phát biểu quan điểm:

Về tố tụng:về đơn yêu cầu huỷ Phán quyết trọng tài nộp đúng thời gian Luật định. Bên yêu cầu đã nộp lệ phí xét đơn nên việc thụ lý việc kinh doanh thương mại là đúng quy định của pháp luật.

Hội đồng xét đơn đã tuân thủ đúng quy định pháp luật tố tụng, đương sự đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Về nội dung vụ việc: các vấn đề bên yêu cầu đưa ra là hai bên khi ký kết Hợp đồng có thỏa thuận, nhưng Hội đồng trọng tài không tôn trọng thỏa thuận của các bên là vi phạm nguyên tắt cơ bản của pháp luật Việt Nam. Căn cứ này của bên yêu cầu đưa ra là không có căn cứ pháp luật, bên yêu cầu đã nêu lại nội dung vụ tranh chấp đã được Hội đồng trọng tài xem xét và đã có lập luận trong Phán quyết. Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét đơn không chấp nhận Đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vì Phán quyết trọng tài đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

XÉT THẤY

Sau khi xem xét Đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc, ý kiến của những người được Tòa án triệu tập đến phiên họp và

quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, Hội đồng xét đơn nhận định:

Về tố tụng:ngày 09/01/2019, VIACban hành Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 21/18.Ngày 31/01/2019,bên yêu cầu nộp đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự, điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 7 và Điều 69 Luật TTTM, việc nộp đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tàilà trong thời hạn và Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiến hành thụ lý, giải quyết là đúng thẩm quyền.

Về nội dung: xét các căn cứ mà bên yêu cầuđưa ra để đề nghị Tòa án hủy Phán quyết trọng tài, Hội đồng xét đơn thấy:

Bên yêu cầu cho rằng Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTMđể cho rằng Phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận, định đoạt của các bên đương sự do các bên thỏa thuận thời hạn gửi thông báo; thông báo giữa các Bên phải được thực hiện bằng văn bản, gửi đến địa chỉ trụ sở làm việc của đại diện bên yêu cầu. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, bên liên quan chỉ đề nghị bên yêu cầu đối chiếu dôi nhật qua email mà không gửi văn bản chính thức bằng bưu điện hoặc giao bằng tay cho bên yêu cầu trong thời hạn 30 ngày như thỏa thuận nhưng Hội đồng trọng tài cho rằng giữa các bên không có thỏa thuận về việc gửi yêu cầu thanh toán phí dôi nhật bằng bưu điện đến tên người đại diện của bên yêu cầu theo địa chỉ đã nêu trong Điều kiện Hợp đồng cũng như Biên bản họp trao đổi các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng 29112016 hoặc giao bằng tay, điều này là trái với thỏa thuận của các bên.

Về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): nội dung này đã được Hội đồng trọng tài xem xét tại mục 66 Phán quyết trọng tài, hơn nữa trong quá trình tố tụng tại Trọng tài bên yêu cầu không đề cập và không xuất trình các tài liệu liên quan.

Xét thấy: các căn cứ mà bên yêu cầu nêu ra để yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài thuộc về nội dung vụ tranh chấp và không nằm trong phạm vi xem xét việc hủy Phán quyết trọng tài. Việc xem xét diễn đạt trong các điều khoản liên quan đến Hợp đồng và Biên bản họp chuẩn bị triển khai Hợp đồng để xác định xem các bên vi phạm thỏa thuận về việc gửi yêu cầu thanh toán tiền dôi nhật hay không là vấn đề thuộc về nội dung vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

Do đó theo quy định tại Điều 71 Luật TTTMthì Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn chỉ căn cứ vào các quy định tại Điều 68 Luật TTTM và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định, không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 15 Luật TTTM quy định khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà cần kiểm tra Phán quyết trọng tài có thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM hay không.Do đó, Hội đồng xét đơn thấy các căn cứ yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài của bên yêu cầu thuộc về nội dung vụ án nên Hội đồng xét đơn không xem xét lại và không có căn cứ để hủy Phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật.

Về lệ phí:bên yêu cầu phải chịu lệ phí xét đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

mại;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 31, Điều 414 và Điều 415 Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 3, Điều 68, Điều 69, Điều 71 và Điều 72 Luật Trọng tài thương

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định

về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

  1. Không chấp nhận yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 21/18 ngày 09/01/2019 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam về việc giải quyết vụ tranh chấp, giữa:

    Nguyên đơn:Công ty TNHH VTB và XNK HTKTrụ sở: …. đường ĐN, phường VM, quận NQ, TP HP. Bị đơn:Tổng công ty PĐ 1

    Trụ sở: số … phố CB, phường TB, quận BĐ, TP HN.

  2. Về lệ phí: Tổng công ty PĐ 1 phải chịu 500.000 (năm trăm nghìn) đồng lệ phí yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài, được trừ vào số tiền tạm ứng lệ phí đã nộp theo biên lai số 17079 ngày 13/03/2019 của Cục thi hành án dân sự TP Hà Nội.

  3. Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các bên đương sự, Hội đồng trọng tài không có quyền khiếu nại, kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.

Nơi nhận:

  • Các bên đương sự;

  • Hội đồng trọng tài VIAC;

  • Cục THADS TP. Hà Nội;

  • VKSND TP Hà Nội;

  • Lưu hồ sơ.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT ĐƠN YÊU CẦU THẨM PHÁN- CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

Hoàng Ngọc Thành

THÔNG TIN BẢN ÁN

Quyết định số 06/2019/QĐ-PQTT ngày 04/07/2019 của TAND TP. Hà Nội

  • Số quyết định: 06/2019/QĐ-PQTT
  • Quan hệ pháp luật: Yêu cầu liên quan việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại
  • Cấp xét xử: Phúc thẩm
  • Ngày ban hành: 04/07/2019
  • Loại vụ/việc: Kinh doanh thương mại
  • Tòa án xét xử: TAND TP. Hà Nội
  • Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
  • Đính chính: Đang cập nhật
  • Thông tin về vụ/việc: Tổng công ty PĐ 1 - Công ty TNHH VTB và XNK HTK
Tải về bản án