- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 3Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 4Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
- 1Nghị định 78/2010/NĐ-CP cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1205/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 999/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 30 tháng 5 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/6/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28/04/2017 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Quyết định số 1205/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn”, vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);
Căn cứ Hiệp định tín dụng số 2982-VIE ký ngày 07/3/2013 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á;
Căn cứ Quyết định số 1641/QĐ-BKHĐT ngày 07/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt tài trợ tiểu dự án chuẩn bị dự án đầu tư “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn (Biig1) - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn”;
Căn cứ Quyết định số 2129/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt thời gian gia hạn thực hiện tiểu dự án chuẩn bị dự án đầu tư “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn (Biig1) - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn”;
Theo đề nghị của Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 55/TTr- SKHĐT ngày 19/5/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực tỉnh Lạng Sơn, thuộc Hợp phần 3: Cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị nông nghiệp, dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên kế hoạch: Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực tỉnh Lạng Sơn.
2. Tên dự án: “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn.
3. Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn.
4. Mục tiêu đầu tư, phạm vi thực hiện
a) Mục tiêu tổng quát
- Hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị hàng hoá các sản phẩm nông nghiệp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy liên kết kinh tế, thu hút nguồn vốn tại địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo trong khu vực.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách kết nối kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa thị trường của nền kinh tế khu vực Đông Bắc Bộ thông qua việc tăng cường chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nông thôn (ARVC).
b) Mục tiêu xây dựng Kế hoạch: định hướng phát triển, nâng cao giá trị cho bốn (04) nhóm cây trồng bao gồm Hồi, Quế, Rau sạch và Thạch đen, được thực hiện theo lợi thế từng vùng, gắn với thị trường tiêu thụ trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị gia tăng và thu nhập của người dân địa phương nói riêng và ngành trồng trọt của tỉnh Lạng Sơn nói chung.
c) Phạm vi thực hiện
- Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực tỉnh Lạng Sơn sẽ tập trung đầu tư phát triển nâng cao 04 chuỗi giá trị nông nghiệp ưu tiên của tỉnh Lạng Sơn gồm: Hồi, Quế, Rau và Thạch đen.
- Các hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu của 04 chuỗi giá trị Hồi, Quế, Rau, Thạch đen cho các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh.
5. Nội dung kế hoạch nâng cao giá trị sản phẩm
5.1. Chuỗi giá trị Hồi
a) Giai đoạn 2020 - 2023
- Tổng sản lượng hoa Hồi khô toàn tỉnh năm 2023 tăng lên 15.000 tấn, tăng 4% so với năm 2019. Giá trị sản phẩm Hồi tham gia xuất khẩu của toàn tỉnh năm 2023 tăng 10% so với năm 2018.
- Thu nhập từ Hồi của hộ trồng hồi năm 2023 tăng thêm 25% so với năm 2018, tương đương thu nhập đạt bình quân 16,2 triệu đồng/ ha/ năm.
b) Giai đoạn 2024 - 2030
- Tổng sản lượng hoa Hồi khô toàn tỉnh duy trì ổn định ở mức 15.000 tấn/năm.
- Ổn định diện tích trồng Hồi toàn tỉnh ở mức 34.000 ha; thực hiện trồng mới thay thế khoảng 4.000 ha rừng Hồi đang già cỗi.
- Giá trị sản phẩm Hồi tham gia xuất khẩu của toàn tỉnh năm 2030 tăng 20% so với năm 2023.
- Giá trị đầu tư mới vào chế biến, cơ sở vật chất sản xuất và phát triển thị trường Hồi từ nguồn vốn công và tư đạt 500 tỷ đồng trên toàn giai đoạn.
- Thu nhập từ Hồi của hộ trồng Hồi năm 2030 tăng thêm 20% so với năm 2023, tương đương thu nhập đạt bình quân 19,5 triệu đồng/ ha/ năm.
5.2. Chuỗi giá trị Quế
a) Giai đoạn 2020 – 2023
- Tổng sản lượng vỏ Quế khô toàn tỉnh năm 2023 đạt 1.000 tấn, tăng 15% so với năm 2018. Giá trị sản phẩm Quế tham gia xuất khẩu của toàn tỉnh tăng 40% so với năm 2018.
- Thu nhập từ Quế của hộ trồng quế tới năm 2023 tăng thêm 30% so với năm 2018, tương đương thu nhập đạt bình quân 24,5 triệu đồng/ ha/ năm (tính bình quân năm cho toàn chu kỳ).
- Thiết lập 01 nhà máy chế biến quế, sản xuất các sản phẩm tinh chế từ Quế.
b) Giai đoạn 2023 - 2030:
- Sản lượng vỏ Quế khô toàn tỉnh đạt 3.000 tấn/năm.
- Mở rộng diện tích cây Quế lên 8.000 ha.
- 100% sản lượng Quế khai thác hàng năm được đưa vào tinh chế các sản phẩm tại nhà máy chế biến.
- Giá trị sản phẩm Quế tham gia xuất khẩu của toàn tỉnh năm 2030 tăng 40% so với năm 2023.
- Giá trị đầu tư mới vào chế biến, cơ sở vật chất sản xuất và phát triển thị trường Quế từ nguồn vốn đầu tư công và tư nhân đạt 40 tỷ đồng trên toàn giai đoạn.
- Thu nhập từ Quế của hộ trồng Quế tới năm 2030 tăng thêm 27% so với năm 2023, tương đương thu nhập đạt bình quân 31 triệu đồng/ ha/ năm (tính bình quân năm cho toàn chu kỳ).
5.3. Chuỗi giá trị Rau sạch
a) Giai đoạn 2020 - 2023
- Năm 2023, diện tích rau của huyện Văn Quan và thành phố Lạng Sơn đạt 1.400 ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh) với sản lượng tăng 10% so với năm 2019, ước đạt 22.400 tấn (chiếm 21% sản lượng rau toàn tỉnh) tương đương giá trị ước đạt trên 336 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019.
- Thu nhập trung bình hộ trồng rau trong vùng trồng rau chuyên canh năm 2023 tăng 15% so với năm 2020, tương đương thu nhập trung bình đầu người đạt 28,6 triệu đồng/hộ.
b) Giai đoạn 2024 - 2030
- Ổn định diện tích sản xuất rau chuyên canh toàn tỉnh đạt 10.500 ha, trong đó có khoảng 50% diện tích trồng rau công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Sản lượng rau toàn tỉnh tăng 10%/năm nhờ đầu tư vùng trồng rau chuyên canh, công nghệ cao, sản lượng ước đạt 195.000 tấn vào năm 2030;
- Có ít nhất 50 Hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác (THT) sản xuất rau chuyên canh tại các huyện, thành phố trong tỉnh.
- Xây dựng mã vùng sản xuất rau chuyên canh trên tất cả các huyện, thành phố của tỉnh nhằm đáp ứng cung cấp nguồn nguyên liệu rau đủ lớn cho sơ chế, chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
5.4. Chuỗi giá trị Thạch đen
a) Giai đoạn 2020 - 2023
- Diện tích Thạch đen của vùng quy hoạch, tại huyện Tràng Định và huyện Bình Gia tăng lên 2.500 ha vào năm 2023; tỷ lệ tăng 30% trong giai đoạn 2020 - 2023.
- Năm 2023 năng suất cây Thạch đen tăng lên 20%/ ha so với năm 2019 do được đầu tư nghiên cứu quy trình, sản xuất phù hợp. Tổng sản lượng Thạch đen nguyên liệu năm 2023 thu hoạch dự kiến đạt 13.750 tấn, giá trị doanh thu ước đạt 350 tỷ đồng.
- Thu nhập trung bình hộ trồng Thạch đen năm 2023 tăng 15% so với năm 2020, tương đương thu nhập trung bình đầu người đạt 47 triệu đồng/hộ (tương đương là 162,9 triệu đồng/ha).
b) Giai đoạn từ năm 2024 - năm 2030
- Ổn định diện tích canh tác cây Thạch đen ở mức 2.800 ha; sản lượng ước đạt 17.000 tấn/năm.
- Sản lượng cây Thạch đen xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đạt trên 50% tổng sản lượng cây nguyên liệu thu hoạch.
6. Giải pháp nâng cao giá trị các chuỗi sản phẩm
6.1. Chuỗi giá trị Hồi
- Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển thị trường: thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc chính ngạch và các thị trường xuất khẩu cao cấp khác; tăng cường liên kết khối công và khối tư, cấp tỉnh và cấp quốc gia để phát triển ngành Hồi; tăng cường hoạt động chống buôn lậu và quản lý thị trường.
- Nhóm giải pháp liên quan đến quy hoạch và phát triển vùng sản xuất: cập nhật chi tiết, tuân thủ triệt để quy hoạch đã phê duyệt, ổn định diện tích, chỉ trồng thay thế rừng Hồi già; tổ chức lại vùng sản xuất theo tổ nhóm, quản lý bằng mã số theo liên kết chuỗi với doanh nghiệp.
- Giải pháp về cơ sở hạ tầng:
+ Phát triển đường vào vùng sản xuất Hồi (theo danh mục ưu tiên huyện đề xuất hoặc Tiểu dự án tài trợ cạnh tranh theo cơ chế Quỹ cạnh tranh nhỏ cho các Tổ hợp tác hoặc Quỹ cạnh tranh cho các HTX và doanh nghiệp trong dự án đến 2022).
+ Hỗ trợ đầu tư nhà xưởng, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, sân phơi… cho tổ nhóm, HTX, doanh nghiệp theo các Tiểu dự án tài trợ cạnh tranh được lựa chọn theo các gói vốn trong Dự án BIIG 1, tới 2022.
+ Về lâu dài, cần: hỗ trợ phát triển các điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm (trong OCOP, kết hợp với sản phẩm khác); tạo điều kiện về mặt bằng bốc xếp, đóng container, vận chuyển tại các khu vực tập trung cơ sở sơ chế, chế biến tại xã Điềm He, xã Yên Phúc (huyện Văn Quan), thị trấn Bình Gia (huyện Bình Gia); trong khuôn khổ các chương trình dự án, huy động vốn Nhà nước, vốn tài trợ và vốn xã hội hóa (đóng góp của Nhân dân, doanh nghiệp…), kết nối lồng ghép giữa các chương trình dự án (dự án BIIG, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới…) để phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất cho vùng nguyên liệu tập trung.
- Giải pháp về vốn và đầu tư: cải thiện tiếp cận vốn, xúc tiến đầu tư tư nhân phục vụ nâng cấp chuỗi giá trị; hỗ trợ nhà đầu tư trước, trong và sau đầu tư để xây dựng nhà máy chế biến, kết nối trực tiếp với vùng nguyên liệu tại Lạng Sơn.
6.2. Chuỗi giá trị Quế
- Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển thị trường: phát triển Quế liên kết với Hồi và sản phẩm bổ trợ khác tạo danh mục sản phẩm gia vị nhiệt đới toàn diện (Quế, Hồi, Thảo quả, Đinh hương) cho thị trường xuất khẩu cao cấp; tăng cường quảng bá thương hiệu, đảm bảo chất lượng Quế trong chuỗi giá trị chế biến xuất khẩu.
- Nhóm giải pháp liên quan đến quy hoạch và phát triển vùng sản xuất: mở rộng quy mô sản xuất Quế theo quy hoạch chi tiết đến xã; nghiên cứu ứng dụng giống và công nghệ sơ chế bảo quản Quế phù hợp với thị trường định hướng; xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc và liên kết bài bản với doanh nghiệp ngay từ đầu.
- Giải pháp về cơ sở hạ tầng:
+ Phát triển đường vào vùng sản xuất Quế (theo danh mục ưu tiên huyện đề xuất hoặc Tiểu dự án tài trợ cạnh tranh theo cơ chế Quỹ cạnh tranh nhỏ cho các THT hoặc Quỹ cạnh tranh cho các HTX và doanh nghiệp trong dự án đến năm 2022).
+ Hỗ trợ đầu tư nhà xưởng, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, sân phơi… cho tổ nhóm, HTX, doanh nghiệp theo các Tiểu dự án tài trợ cạnh tranh được lựa chọn theo các gói vốn trong dự án BIIG tới năm 2022.
Về lâu dài, cần: hỗ trợ phát triển các điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm (trong OCOP, kết hợp với sản phẩm khác); trong khuôn khổ các chương trình dự án, huy động vốn Nhà nước, vốn tài trợ và vốn xã hội hóa (đóng góp của Nhân dân, doanh nghiệp…), kết nối lồng ghép giữa các chương trình dự án (dự án BIIG1, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới…) để phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất cho vùng nguyên liệu tập trung.
- Giải pháp về vốn và đầu tư: cải thiện tiếp cận vốn, xúc tiến đầu tư tư nhân phục vụ nâng cấp chuỗi giá trị; hỗ trợ nhà đầu tư triển khai xây dựng và vận hành nhà máy chế biến tinh dầu và sản phẩm Quế, kết nối trực tiếp với vùng nguyên liệu tại huyện Tràng Định và vươn tới các vùng trồng quế khác trên địa bàn.
6.3. Chuỗi giá trị Rau sạch
- Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển và quản lý thị trường: tìm kiếm thị trường và đối tác kinh doanh; xúc tiến đầu tư để tìm kiếm doanh nghiệp đầu chuỗi rau; tăng cường quản lý thị trường.
- Giải pháp nâng cao năng lực quản trị và điều hành các HTX sản xuất Rau: nâng cao năng lực quản trị HTX; hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh của HTX; hỗ trợ thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh của HTX.
- Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển vùng nguyên liệu: xây dựng vùng rau công nghệ cao và vùng trồng rau chuyên canh; phát triển cơ sở hạ tầng; quy hoạch điểm giao dịch, bán buôn rau.
- Giải pháp về vốn đầu tư: hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi giá trị rau, đặc biệt là các doanh nghiệp, HTX và Tổ hợp tác, tiếp cận các nguồn vốn khác nhau (như các Ngân hàng, Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND, hợp phần 3 dự án BIIG); các chuyên gia hỗ trợ xây dựng các dự án/kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
- Tăng cường liên kết dọc, liên kết ngang và quản trị chuỗi rau: phát triển và củng cố các Tổ hợp tác và HTX; liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi.
6.4. Chuỗi giá trị Thạch đen
- Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển thị trường: thúc đẩy đưa sản phẩm thạch đen vào danh sách xuất khẩu chính ngạch; tìm kiếm và đánh giá nhu cầu thị trường; xúc tiến thương mại; xây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm xứ Lạng.
- Nhóm giải pháp liên quan đến vùng nguyên liệu: chi tiết hóa quy hoạch vùng trồng thạch; xây dựng và quản lý mã vùng sản xuất nguyên liệu Thạch đen tiêu chuẩn.
- Giải pháp cơ sở hạ tầng: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng công và các tác nhân trong chuỗi giá trị Thạch đen tại huyện Tràng Định và huyện Bình Gia, cũng như nguồn vốn từ hợp phần 3 dự án BIIG1, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố liên quan tiến hành sàng lọc và thẩm định các công trình trực tiếp phục vụ phát triển chuỗi giá trị Thạch đen có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Giải pháp về vốn đầu tư, tiếp cận nguồn vốn: thành lập các HTX và Tổ hợp tác, hỗ trợ xây dựng các đề xuất dự án sản xuất và kinh doanh Thạch đen làm cơ sở tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND và nguồn vốn từ hợp phần 3 dự án BIIG theo cơ chế “đồng đầu tư” và cạnh tranh.
- Nhóm giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu: thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm chế biến sâu; phát triển và nâng cao năng lực cho các cơ sở chế biến.
- Nhóm giải pháp phát triển liên kết ngang, liên kết dọc và quản trị chuỗi: thành lập và phát triển các Tổ hợp tác/HTX; tăng cường liên kết dọc trong chuỗi.
7.1. Giai đoạn 1: năm 2020-2023:
a) Tổng mức đầu tư là: 16.910.178 USD (tương đương 379.464.396.362 đồng).
Trong đó:
+ Đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng cho các công trình đường giao thông liên thôn, đường vào rừng sản xuất, đường nội đồng, công trình thủy lợi, cầu và đường điện hạ thế…
+ Đầu tư công cho các tác nhân tư nhân trong chuỗi (doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác và hộ kinh doanh) thông qua các gói vốn cạnh tranh. Cơ chế chính sách hỗ trợ theo định mức tại Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025.
b) Nguồn vốn: nguồn vay ADB ưu đãi từ ADB: 15 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 42,9 tỷ đồng tương đương 1,91 triệu USD.
7.2 Giai đoạn 2: năm 2024-2030
Tiếp tục nhân rộng mô hình thực hiện giai đoạn 1. Các mô hình thành công sẽ được hỗ trợ thông qua các Chương trình/dự án và các chính sách của Chính phủ và tỉnh Lạng Sơn như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và các chính sách khác.
8. Các nội dung khác: trong quá trình triển khai các bước tiếp theo, chủ dự án có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố có liên quan để điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo về mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.
1. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Lạng Sơn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Là Chủ dự án và là cơ quan thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2023.
b) Chủ trì, hướng dẫn, triển khai, kiểm tra giám sát và báo cáo quá trình thực hiện, các nhiệm vụ chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2020 - 2023 như sau:
- Quản lý triển khai thực hiện dự án phát triển ngành trồng trọt sử dụng vốn vay của ADB thông qua Ban Quản lý tiểu dự án Lạng Sơn; định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch, tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư trung hạn, hàng năm để thực hiện các nội dung dự án đề ra.
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện:
(i) Ban hành các cơ chế, chính sách và danh mục dự án khuyến khích đầu tư;
(ii) Tìm kiếm, thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến vào thời điểm trước, trong và sau đầu tư;
(iii) Tăng cường đầu tư, ứng dụng các trang thiết bị sơ chế, bảo quản, cơ sở hạ tầng kết nối với các chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen.
- Xây dựng quy chế hoạt động cụ thể cho Ban Quản lý dự án cấp huyện để tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ cho các tác nhân trong các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đề xuất trong Kế hoạch.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, hướng dẫn, triển khai, kiểm tra giám sát và báo cáo quá trình thực hiện các giải pháp sau:
- Tuyên truyền, quản lý, đảm bảo việc tuân thủ quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen (phối hợp với UBND các huyện và các xã).
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống và các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thu hoạch, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu giải pháp để hồi sai quả, các giải pháp canh tác thuận lợi cho thu hái.
- Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh chính thức đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành đàm phán đưa sản phẩm cây Thạch đen khô vào danh sách hàng xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Tổ chức kiểm soát truy xuất nguồn gốc sau khi đàm phán thành công.
- Phối hợp Sở Công Thương xây dựng chương trình tập huấn chi tiết cho các HTX và THT về quản trị, tiếp cận thị trường - marketing, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, bố trí trồng Rau và Thạch đen phù hợp cho từng điều kiện nông hộ, điều kiện đất ruộng lúa, đất nương rẫy.
- Hỗ trợ UBND các huyện, UBND các xã trong việc thành lập và củng cố các tổ HTX/THT cũng như tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, hướng dẫn, triển khai, kiểm tra giám sát thực hiện;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các sở ngành liên quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thu hoạch, bảo quản, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen.
c) Phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành liên quan thực hiện các giải pháp phát triển và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen; tư vấn hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân sử dụng nhãn hiệu, công nghệ đóng gói đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen.
5. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đánh giá yêu cầu thị trường về tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi với sản phẩm chuỗi giá trị cho các thị trường khác nhau.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển thị trường sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen.
c) Thúc đẩy các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại với sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen cho các thị trường trong nước và xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành và cơ sở chế biến, doanh nghiệp liên quan xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm chuỗi giá trị của sản phẩm Hồi, Quế, Rau và Thạch đen.
đ) Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình tập huấn chi tiết cho các HTX về quản trị HTX, tiếp cận thị trường - marketing, kế hoạch sản xuất - kinh doanh; thiết lập trang thông tin điện tử (website) giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen cũng như thông tin các HTX, Tổ hợp tác, doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, giá trị sản phẩm, địa chỉ liên hệ cần thiết.
e) Hỗ trợ xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm, trao đổi hàng hóa giữa nông dân từ các vùng trồng sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen với người mua buôn hoặc liên kết với các điểm giới thiệu sản phẩm tại các địa phương trong nước để quảng bá sản phẩm.
6. Sở Tài chính
Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu bố trí kinh phí cho các hoạt động của dự án. Hướng dẫn thực hiện giải ngân, sử dụng các nguồn kinh phí trong thực hiện dự án bảo đảm các quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; giải quyết các thủ tục hành chính, các khó khăn vướng mắc, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp liên quan đến diện tích vùng trồng cây Quế, Hồi, Rau, Thạch đen theo thẩm quyền; tham mưu ban hành các quy chế, chính sách đất đai nhằm khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sử dụng đất phát huy hiệu quả.
8. UBND các huyện, thành phố tham gia dự án
a) Chủ trì, tham gia, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của dự án liên quan trên địa bàn.
b) Sử dụng Ban Quản lý dự án cấp huyện hiện nay hoặc thành lập mới để quản lý các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng trong dự án BIIG1 (cho cả 04 chuỗi giá trị).
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất, thu mua, chế biến các sản phẩm chuỗi giá trị Hồi, Quế, Rau và Thạch đen trên địa bàn theo sổ tay dự án (PAM); hỗ trợ tìm kiếm, thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến trước, trong và sau đầu tư.
d) Thanh tra, kiểm tra, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp cho các sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen.
đ) Chủ động rà soát, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đảm bảo quỹ đất thực hiện chuỗi giá trị Thạch đen, vị trí mặt bằng bố trí trung tâm nghiên cứu giống cho chuỗi giá trị Thạch đen.
e) Chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch sản xuất các sản phẩm chuỗi giá trị của Hồi, Quế, Rau và Thạch đen và công tác quản lý, bảo vệ rừng liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; tạo điều kiện về mặt bằng bốc xếp, đóng container, vận chuyển tại các khu vực tập trung cơ sở sơ chế, chế biến.
f) Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể để thành lập và củng cố hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn, cũng như tăng cường các mối liên kết trong phát triển chuỗi giá trị.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1503/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Danh mục các vấn đề then chốt trong kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Kế hoạch 2835/KH-UBND năm 2018 sửa đổi Kế hoạch hành động 330/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025
- 3Quyết định 2029/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh
- 4Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 78/2010/NĐ-CP cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Quyết định 1503/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Danh mục các vấn đề then chốt trong kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 1205/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- 9Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 10Kế hoạch 2835/KH-UBND năm 2018 sửa đổi Kế hoạch hành động 330/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025
- 11Quyết định 2029/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh
- 12Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
- 13Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 999/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực tỉnh Lạng Sơn Hợp phần 3: Cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị nông nghiệp dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 999/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Hồ Tiến Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết