Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 993/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 19 tháng 09 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và thành lập các phường thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;
Căn cứ các Văn bản của Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị tỉnh Hà Nam đến năm 2020;
Theo Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2003 phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2014 về việc phê duyệt nội dung nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung và dự toán lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng (tại Báo cáo số 917/SXD-KTQH ngày 28 tháng 8 năm 2014 và Tờ trình số 918/TTr-SXD ngày 28 tháng 8 năm 2014),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung sau:
1. Tên Đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
2. Chủ đầu tư: Sở Xây dựng.
3. Đơn vị tư vấn: Liên danh tư vấn AREP Ville (Cộng hòa Pháp) và Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia.
4. Mục tiêu, tính chất, quy mô và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Mục tiêu: Trên cơ sở cập nhật hiện trạng thực hiện Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến nay theo Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh để đề xuất điều chỉnh, bổ sung đảm bảo các yêu cầu phát triển phù hợp với quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch phát triển vùng tỉnh (điều chỉnh) và các yêu cầu phát triển theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
4.2. Tính chất.
- Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Hà Nam.
- Là trung tâm y tế chất lượng cao và các dịch vụ đi kèm (y tế, thương mại) của vùng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Bắc Trung bộ.
- Là nơi đào nguồn nhân lực của vùng Thủ đô Hà Nội và sản xuất công nghiệp sạch, thân thiện môi trường.
4.3. Quy mô.
4.3.1. Quy mô dân số
- Dân số hiện trạng năm 2012: 137.948 người, trong đó:
+ Nội thị: 80.837 người
+ Ngoại thành: 57.075 người
- Dự báo quy mô dân số tới năm 2025: 225.000 người
- Dự báo sơ bộ quy mô dân số tới năm 2035: 310.000 người
Khi nghiên cứu, cần xem xét cụ thể các tác động phát triển của thành phố để có điều chỉnh phù hợp về quy mô dân số.
4.3.2. Quy mô đất đai: Cần nghiên cứu nhu cầu đất đai cho từng giai đoạn phát triển, xem xét đánh giá cơ cấu kinh tế và tính chất chức năng đô thị để đưa ra quy mô đất đai phục vụ phát triển một cách hợp lý, hiệu quả.
- Diện tích thành phố hiện có: 8.787,30ha.
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật dự kiến: (Áp dụng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại II được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ).
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Chỉ tiêu quy hoạch đến 2035 | |
I | Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị đối với khu dân dụng | |||
1 | Đất đơn vị ở trung bình | m2/người | 35÷45 | |
2 | Đất công trình dịch vụ đô thị | m2/người | 6÷10 | |
3 | Đất cây xanh đô thị | m2/người | 8÷12 | |
II | Chỉ tiêu hạ tầng xã hội | |||
1 | Nhà trẻ mẫu giáo | Chỗ/1.000dân | 50 | |
| Quỹ đất cần thiết | M2 đất/chỗ học | 15 | |
2 | Trường tiểu học | Chỗ/1.000dân | 65 | |
| Quỹ đất cần thiết | m2 đất/chỗ học | 15 | |
3 | Trường trung học cơ sở | Chỗ/1.000dân | 55 | |
| Quỹ đất cần thiết | m2 đất/chỗ học | 15 | |
4 | Công trình thương mại, dịch vụ | Ha/ công trình | 0,8÷3 | |
5 | Trạm y tế | Trạm/1.000ng | 1 | |
| Quỹ đất dành cho 1 trạm | m2/trạm | 500 | |
6 | Phòng khám đa khoa | 1 Khu ở | 1 | |
| Diện tích dành cho 1 trạm | m2/trạm | 3000 | |
7 | Trung tâm thể dục thể thao | m2/người | 0,8÷3 | |
8 | Nhà văn hóa, câu lạc bộ | ha/công trình | 1,0÷1,5 | |
9 | Trung tâm thương mại, siêu thị | ha/công trình | 0,8÷1,2 | |
III | Chỉ tiêu hạ tầng Kỹ thuật | |||
1 | San nền |
|
| |
| Tỷ lệ thoát nước mặt | % | 80 | |
| Mạng lưới thoát nước | %/mạng lưới đường | 90 | |
2 | Giao thông |
|
| |
| Mật độ mạng lưới đường | km/km2 | 8÷10 | |
| Tỷ lệ đất giao thông | % | 20÷25 | |
| Bãi đỗ xe | %đất xây dựng khu đô thị | 1÷2 | |
3 | Cấp điện |
|
| |
| Điện sinh hoạt | KW/người | 0,5 | |
| Điện công nghiệp | KW/ha | 200 | |
| Kho bãi | KW/ha | 100 | |
4 | Cấp nước |
|
| |
| Nước sinh hoạt | 1/người/ngđ | 165 | |
| Nước công nghiệp | m3/ha-ngđ | 22 | |
| Nước cho công trình công cộng | %Qsh | 10 | |
| Dự phòng rò rỉ | % | 15 | |
5 | Thoát nước thải | lít/người/ngày,đêm | (90%÷100%) nước cấp | |
Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, công trình công cộng | ||||
6 | Vệ sinh môi trường |
|
| |
| Rác thải dân dụng | Kg/người/ngày,đêm | 1÷1,2 | |
| Rác thải công nghiệp | Tấn/ha/ngày,đêm | 0,5 | |
7 | Đất nghĩa trang | m2/mộ | 3÷5 | |
|
|
|
|
|
4.4. Phạm vi nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch:
4.4.1. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Nghiên cứu quy hoạch thành phố trong mối quan hệ trực tiếp với các vùng lân cận, mối quan hệ trong vùng tỉnh Hà Nam, mối quan hệ vùng liên tỉnh trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Nam Đồng Bằng sông Hồng và hệ thống đô thị của cả nước.
4.4.2. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Phạm vi nghiên cứu được điều chỉnh theo Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Chính, bao gồm toàn bộ diện tích của thành phố Phủ Lý cũ, gồm 11 phường và 10 xã và địa giới mở rộng, gồm 10 địa giới các xã (Liêm Chung, Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Kim Bình) với tổng diện tích đất: 8.787,30ha và kết nối với các diện tích xung quanh.
- Quy hoạch ngắn hạn (đợt đầu): 2025.
- Quy hoạch dài hạn: 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
6. Các yêu cầu về nội dung cần nghiên cứu
6.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng
6.1.1. Vị trí và mối liên hệ vùng: Phân tích vị trí gắn với mối quan hệ vùng trong vai trò đô thị cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội; trung tâm y tế chất lượng cao và các dịch vụ đi kèm (y tế, thương mại) của vùng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Bắc Trung bộ; Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của khu vực.
6.1.2. Đánh giá các điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đặc điểm thủy văn và địa chất thủy văn, tài nguyên thiên nhiên... địa chất công trình, địa chấn, đặc điểm cảnh quan sinh thái của khu vực trong mối liên kết với các khu vực đặc thù liền kề.
- Điều kiện tự nhiên đặc thù và các ảnh hưởng tiêu cực, tích cực đối với khu vực xây dựng và phát triển đô thị. Phân tích ảnh hưởng của thủy văn sông Châu, sông Đáy đến các khu vực có tiềm năng phát triển. Đánh giá chi tiết về quỹ đất xây dựng trên cơ sở phân vùng thuận lợi, không thuận lợi và cần xây dựng.
- Xác định các khu vực tiềm năng về tự nhiên, có thể khai thác tạo động lực phát triển kinh tế, đô thị như khu vực dọc trục hành lang cao tốc Bắc Nam, đường nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường sắt cao tốc.
6.1.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng kinh tế-xã hội; tình hình phát triển đô thị
a) Hiện trạng kinh tế-xã hội:
- Đánh giá về hiện trạng phân bố dân cư, đời sống xã hội, kinh tế và đô thị hóa, tình hình xây dựng và quản lý xây dựng. Thống kê tỷ lệ dân số, lao động, việc làm ở khu vực nội thị và khu vực dự kiến mở rộng. Xem xét mức độ phát triển kinh tế, khả năng tăng trưởng, thu hút nguồn nhân lực và mối liên hệ kinh tế, văn hóa với các khu vực khác.
- Đánh giá các đặc điểm nổi bật của khu dân cư nhằm tạo nên đặc trưng xã hội đô thị. Nghiên cứu tập quán sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân bản địa, trong đó xác định tiềm năng khai thác, nhân rộng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
- Đánh giá các hoạt động sản xuất và lao động trong các ngành nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (quy mô, loại hình sản xuất, thị trường, nguồn nhân lực, mức độ gây ô nhiễm). Các loại hình sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, màu, cây ăn quả...) thương mại, dịch vụ, du lịch (số lượng khách du lịch, loại hình du lịch và khả năng phát triển).
b) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng xây dựng:
Thống kê sử dụng đất khu vực lập quy hoạch, phân tích đánh giá tỷ lệ các loại đất đai trong thành phố, sự phân bố các loại đất đai, nhất là quỹ đất xây dựng đô thị, các quỹ đất sản xuất nông nghiệp, và khả năng chuyển đổi khi phát triển đô thị.
Đánh giá hiện trạng nhà ở (số lượng, tỷ lệ kiên cố hóa) và cơ sở hạ tầng xã hội (quy mô, chất lượng phục vụ, khả năng đáp ứng). Rà soát các dự án quy hoạch trong khu vực.
Nhận xét đánh giá vấn đề cần giải quyết, xác định cơ cấu sử dụng đất hiện nay để làm cơ sở cho lựa chọn phương án phát triển.
6.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường.
- Hiện trạng thoát nước: Hiện trạng nền xây dựng, tình hình thoát nước, thủy lợi, tình hình thiên tai...
- Hiện trạng giao thông: Mạng lưới, công trình và các loại hình giao thông.
- Hiện trạng cấp nước: Nguồn nước, công trình đầu mối, chất lượng và khả năng cung cấp.
- Hiện trạng cấp điện: Nguồn, công trình đầu mối, vị trí trạm biến áp, quy mô trạm, khả năng cung cấp, chất lượng mạng lưới...
- Hiện trạng thu gom, xử lý nước thải, rác thải, nghĩa trang. Hiện trạng các công trình đầu mối cấp vùng liên quan trực tiếp.
Đánh giá các ưu điểm và các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần giải quyết trong quy hoạch chung. Đánh giá mối liên quan về hiện trạng với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật như các tuyến chính, các công trình đầu mối cấp khu vực bên ngoài đô thị. Nêu thực trạng và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái...) và môi trường xã hội. Những vấn đề về môi trường và vùng dễ bị tác động, những khuyến cáo về tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường, xác định nội dung bảo vệ môi trường mà quy hoạch cần giải quyết.
6.1.5. Các dự án chương trình đang triển khai
- Đánh giá quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị (sau điều chỉnh quy hoạch thị xã Phủ Lý năm 2003 đến nay)
- Tổng quan chung về các chương trình dự án trong khu vực như: danh mục và tính chất các dự án về quy hoạch, danh mục các dự án về hạ tầng kỹ thuật, danh mục các dự án về công trình xây dựng.
- Nghiên cứu các dự án đầu tư ngoài ranh giới có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt là các dự án về hệ thống hạ tầng cấp vùng.
- Rà soát mức độ triển khai, chất lượng và phân loại từng dự án với tổng thể chung của toàn thành phố. Xem xét tính hiệu quả và sự phù hợp của các chương trình, dự án với các vấn đề về mục tiêu và tầm nhìn đã đặt ra.
6.1.6. Đánh giá tổng hợp hiện trạng
- Tổng hợp được các vấn đề hiện trạng. Lập phân tích về điểm mạnh, yếu, cơ hội thách thức đối với các yếu tố nhằm phát triển đô thị công nghiệp hiện đại của vùng (SWOT).
- Đề xuất toàn diện các vấn đề cần giải quyết và các ưu điểm cần phải khai thác làm cơ sở hướng đến một đô thị công nghiệp phát triển hài hòa về kinh tế xã hội, bền vững về môi trường.
6.1.7. Các vấn đề cần điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phủ Lý.
- Xác định tầm nhìn và các chiến lược phát triển chính, phát huy các tiềm năng và tạo ra các cơ hội mới cho thành phố Phủ Lý.
- Điều chỉnh phạm vi nghiên cứu theo địa giới mới và định hướng phát triển với tầm nhìn tới năm 2050.
- Bổ sung quỹ đất có khả năng phát triển để tạo động lực cho thành phố.
- Dự báo quy mô dân số, quy mô đất đai: cho các giai đoạn 2025-2035 và tầm nhìn tới năm 2050. Xây dựng các kịch bản phát triển và phân bổ dân số tại các phường, xã của thành phố.
- Điều chỉnh cơ cấu quy hoạch và định hướng liên kết không gian phát triển đô thị vùng lân cận.
- Điều chỉnh các điểm chưa phù hợp với điều kiện mới của các dự án đầu tư xây dựng phát triển các khu đô thị mới, khu du lịch, khu công nghiệp và bổ sung các khu chức năng mới cho đô thị; tạo ra không gian chuyển giao hợp lý giữa các khu chức năng đô thị.
- Cập nhật các định hướng phát triển hệ thống giao thông liên vùng, từ đó vi chỉnh một số tuyến giao thông nội thị.
- Bổ sung một số trung tâm dịch vụ công cộng, trung tâm chuyên ngành cấp vùng, tiểu vùng cho thành phố và các khu đô thị mới.
- Điều chỉnh bổ sung các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đề xuất giải pháp cho các khu vực đang tồn tại khó khăn trong đấu nối và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, gây ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường đô thị.
- Bổ sung và cụ thể hóa các công trình trọng điểm và ưu tiên xây dựng đợt đầu.
6.2. Định hướng quy hoạch chung đô thị
6.2.1. Chọn vị trí và hướng phát triển không gian đô thị: Phân tích yếu tố hiện trạng và tính liên kết tổng thể để lựa chọn vị trí xây dựng các công trình cho thành phố Phủ Lý.
6.2.2. Cơ cấu phân khu chức năng:
- Đề xuất 2-3 phương án cơ cấu phân khu chức năng cụ thể của thành phố Phủ Lý. So sánh lựa chọn phương án phát triển đô thị bền vững đảm bảo khai thác tối đa không gian chức năng.
- Xác định hệ thống các khu chức năng trong đô thị: Các khu hiện có phát triển ổn định, các khu cần chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp, các khu bảo tồn, tôn tạo, các khu chuyển đổi chức năng, các khu quy hoạch xây dựng mới, các khu cấm xây dựng và các khu dự kiến phát triển mở rộng đô thị.
- Xác định và phân bố các đơn vị ở, các khu trung tâm công cộng, các khu dịch vụ, các khu công viên cây xanh, các khu công nghiệp, du lịch, TTCN, kho tàng, bến bãi, các khu cơ quan hành chính, trường chuyên nghiệp.. và các khu chức năng đặc biệt khác.
6.2.3. Quy hoạch sử dụng đất
- Đề xuất cấu trúc tổng thể phát triển không gian đô thị, các cấu trúc không gian đặc trưng phù hợp với các chiến lược phát triển và các nội dung thiết kế đô thị cần thiết. Xác định ranh giới nội thị, vùng phụ cận và ngoại thị trên cơ sở đề xuất các phương án điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Phủ Lý, đề xuất quy hoạch sử dụng đất cho các khu chức năng, các hạng mục công trình chính theo cấu trúc phân khu đã lựa chọn.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan đến xây dựng và sử dụng đất từng khu vực hoặc từng lô đất nhằm phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát phát triển, xác định các chỉ tiêu về diện tích, mật độ dân cư, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao tối đa, tối thiểu của công trình trong các khu chức năng đô thị, điều chỉnh lại các hạng mục công trình được đề xuất theo quy hoạch chi tiết đã lập về phê duyệt nếu cần thiết. Xác định các khu vực sử dụng không gian ngầm đô thị với nội dung về phân bố chức năng và quy mô.
Dự kiến phân bố dân cư (theo các đơn vị ở- tương đương cấp phường)
Nghiên cứu bố trí hành lang cách ly, hành lang hạ tầng chính và vị trí quy mô công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
6.2.4. Quy hoạch tổ chức không gian - thiết kế đô thị tổng thể
Đề xuất bố cục không gian kiến trúc cảnh quan theo phân vùng chức năng, theo các trục không gian (tổ chức các trục không gian xương ngang dọc tuyến hành lang đường bộ, đường sắt cao tốc, nhằm tránh tình trạng Phủ Lý chỉ là nơi giao thông trượt qua, bên cạnh đó đưa được cảnh quan núi và sông Đáy, sông Châu vào không gian đô thị), đề xuất tổ chức không gian các khu trung tâm đô thị, cửa ngõ đô thị, các tuyến phố chính, các trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước và điểm nhấn trong đô thị, nhấn mạnh các nét cảnh quan đặc trưng của Phủ Lý kết hợp chặt chẽ từ yếu tố tự nhiên sông núi và đồng bằng... các liên kết về giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực.
Thiết kế đô thị: Đề xuất được khung thiết kế đô thị tổng thể bao gồm các không gian trọng tâm, trọng điểm và các không gian đặc trưng trong đô thị. Nghiên cứu xác định tầng cao tối đa tối thiểu của công trình xây dựng thuộc các khu chức năng và toàn đô thị.
Đề xuất các quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan.
6.2.5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Chuẩn bị kỹ thuật:
- Phân tích đánh giá về địa hình (vùng phía Nam thủ đô Hà Nội, vùng tỉnh Hà Nam), khoanh định các vùng phát triển, vùng cấm hoặc hạn chế xây dựng.
Đưa ra giải pháp lựa chọn đất xây dựng đô thị
Xác định lưu vực, hướng thoát nước chính trong đó ưu tiên giải pháp thoát nước cho khu chức năng thành phố Phủ Lý.
Đề xuất các giải pháp về nền đất xây dựng, cao trình trong đó quan tâm đến tính phù hợp giữa cao trình tuyến và cao trình các khu chức năng.
Xác định cao độ khống chế xây dựng của từng khu vực, toàn đô thị và các trục giao thông chính đô thị, dự báo khối lượng san nền, đào đắp.
Các giải pháp về đê, kè, đập bảo vệ chống xói lở; các công trình tiêu úng...
b) Giao thông:
- Xác định các chiến lược giao thông của quốc gia, vùng thủ đô Hà Nội, vùng Nam đồng bằng sông Hồng liên quan trực tiếp đến thành phố Phủ Lý và các giải pháp kết nối với các tuyến hành lang quốc gia và vùng.
- Phân tích mô hình phát triển mạng lưới giao thông, tổ chức, phân loại, phân cấp các tuyến giao thông đô thị, đảm bảo kết nối với các tuyến giao thông đối ngoại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các khu vực và tuân thủ theo quy hoạch phát triển giao thông toàn tỉnh, cùng chiến lược giao thông quốc gia.
- Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình giao thông như bãi đỗ xe, bến xe, nhà ga, cầu cống đường bộ, đường sắt...thiết kế mặt cắt ngang và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác phải được xem xét và đánh giá kỹ để đưa vào các giải pháp thiết kế theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành và phù hợp với tình hình mới. Đồng thời xác định mạng lưới giao thông nội thị đảm bảo việc lưu thông thuận tiện đối nội và đối ngoại. Các dự án giao thông ưu tiên đầu tư xây dựng giai đoạn đầu, tổng hợp khối lượng và nhu cầu vốn đầu tư xây dựng.
c) Cấp điện:
- Xác định chỉ tiêu cấp điện cho đô thị loại 2 và dự báo nhu cầu sử dụng điện
- Đề xuất các giải pháp nguồn cho thành phố Phủ Lý, cân đối nhu cầu tiêu thụ điện với khả năng cung cấp, đề xuất giải pháp, dự kiến các công trình đầu mối, tổ chức mạng lưới đường dây, trạm biến áp cho từng giai đoạn quy hoạch;
- Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác.
- Sơ bộ xác định khối lượng xây dựng và khái toán đầu tư.
d) Cấp nước:
- Xác định chỉ tiêu cấp nước và dự báo tổng hợp nhu cầu dùng nước, chỉ tiêu cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.
- Xác định nguồn nước: khả năng khai thác nguồn nước ngầm, nước mặt; giải pháp cân đối nguồn nước.
- Đề xuất các giải pháp cấp nước và bảo vệ nguồn nước.
- Xác định các công trình đầu mối.
- Thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước toàn đô thị.
- Khái toán kinh phí đầu tư và khối lượng xây dựng.
e) Thoát nước thải, thu gom xử lý CTR, nghĩa trang:
- Xác định chỉ tiêu thoát nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang.
- Dự báo khối lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang.
- Định hướng thoát nước, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải cho thành phố.
- Lập khái toán đầu tư, khối lượng xây dựng.
6.2.6. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
a) Đánh giá hiện trạng:
- Môi trường tự nhiên: Điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; khai thác sử dụng tài nguyên, các yếu tố thay đổi khí hậu;
- Chất lượng các thành phần môi trường: Nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn.
- Môi trường xã hội: các vấn đề dân cư, xã hội, văn hóa và di sản.
b) Phân tích, nhận dạng và dự báo các tác động tích cực cũng như tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường của thành phố Phủ Lý; đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.
c) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro đối với dân cư và môi trường tự nhiên khi triển khai thực hiện quy hoạch thành phố Phủ Lý với vị trí đầu mối về giao thông, y tế của thành phố và trong điều kiện biến đổi khí hậu. Các giải pháp cần được phân tích và lồng ghép trong các phương án điều chỉnh quy hoạch thành phố.
+ Khoanh định các vùng bảo vệ thiên nhiên, các vùng cảnh quan, khu vực cấm, khu vực bảo tồn di tích lịch sử văn hóa...
+ Khoanh định các khu vực bảo vệ nguồn nước sạch, xử lý nước thải, bãi thải, vùng ảnh hưởng khói bụi, khí độc hại, tiếng ồn...
- Các giải pháp bảo vệ đất, không khí.
- Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
6.3. Kế hoạch sử dụng đất và các dự án chiến lược
6.3.1. Kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn
- Kế hoạch sử dụng đất đợt đầu giai đoạn đến năm 2020
- Kế hoạch sử dụng đất dài hạn giai đoạn 2020-2035
- Đề xuất kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng, tập trung nguồn vốn và đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho giai đoạn đầu. Hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư hiện trạng khi chưa thực sự cần thiết.
6.3.2. Quy hoạch xây dựng đợt đầu: Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo động lực phát triển đô thị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường đợt đầu.
6.3.3. Đề xuất các dự án chiến lược và lộ trình, phương thức thực hiện
- Trên cơ sở của đồ án quy hoạch và dự báo khả năng đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, xác định các chương trình dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn trước mắt.
- Xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư cho thành phố Phủ Lý với yêu cầu là các dự án mang ý nghĩa tạo lực: dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, thương mại, chế biến nông sản kỹ thuật cao, giáo dục, y tế...
- Xác định các khu vực trọng tâm đầu tư, các công trình trọng điểm cần đầu tư: vị trí khu vực hành chính, các hạng mục công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế ưu tiên đầu tư. Hình thành các chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu và các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo thứ tự ưu tiên giao thông, san nền, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang.
- Hệ thống hóa lại các giải pháp giảm nghèo đô thị
- Hệ thống hóa các giải pháp quy hoạch đáp ứng yêu cầu giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu.
- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển và đề xuất các giải pháp về tài chính đô thị
- Xác định khung kiểm soát và đánh giá phát triển đô thị dựa trên các chỉ tiêu về sử dụng đất, về hạ tầng. Đề xuất quy trình kiểm soát đánh giá và tác động đến lộ trình thực hiện quy hoạch
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch.
Thành phần và nội dung hồ sơ tuân thủ theo Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, các văn bản hướng dẫn có liên quan, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng, sổ tay quy hoạch và thiết kế đô thị có sự quan tâm đến biến đổi khí hậu và theo yêu cầu phát triển cụ thể của thành phố:
7.1. Phần bản vẽ:
TT | Tên bản vẽ | Tỷ lệ | Quy cách bản vẽ | ||
Màu (báo cáo) | Đen trắng (lưu) | A3 | |||
1 | Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng | 1/50.000- 1/100.000 | x | x | x |
2 | Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp | 1/10.000 | x | x | x |
3 | Các sơ đồ phân tích và sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (2 phương án) | 1/10.000 | x | x | x |
4 | Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường: giao thông, cấp nước, cấp điện, TTLL, thoát nước bẩn quản lý CTR và nghĩa trang... | 1/10.000 | x | x | x |
5 | Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch | 1/10.000 | x | x | x |
6 | Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật | 1/10.000 | x | x | x |
7 | Sơ đồ định hướng phát triển không gian | 1/10.000 | x | x | x |
8 | Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, cấp nước, cấp điện, TTLL, thoát nước bẩn quản lý CTR và nghĩa trang, đánh giá môi trường chiến lược | 1/10.000 | x | x | x |
9 | Sơ đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật | 1/10.000 | x | x | x |
10 | Các bản vẽ thiết kế đô thị | Thích hợp | x | x | x |
7.2. Phần văn bản:
- 10 bộ thuyết minh tổng hợp (thuyết minh, bản vẽ thu nhỏ, phụ lục và các văn bản pháp lý liên quan)
- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị.
- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị
- 02 CD lưu các bản vẽ và văn bản.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2254/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai đến năm 2030
- 2Quyết định 3964/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, đến năm 2030
- 3Quyết định 3399/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 4Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Quyết định 03/2008/QĐ-BXD quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- 8Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 9Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 10Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 11Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Nghị quyết 89/NQ-CP năm 2013 điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng thành phố Phủ Lý và thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam
- 13Quyết định 2254/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai đến năm 2030
- 14Quyết định 3964/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, đến năm 2030
- 15Quyết định 3399/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định 993/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 993/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra