- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 27/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 19/2014/TT-BTC quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 984/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 04 năm 2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 06 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Quyết định số 984/QĐ-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính)
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện | Đã được công bố tại Quyết định của Bộ Tài chính | Ghi chú | |
A. Thủ tục hành chính cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố | ||||||||
1. | 1.007817 | Cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ | Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính | Hải quan | Cục Hải quan tỉnh, thành phố | STT 1 mục B điểm 2 phần I Quyết định số 671/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 |
| |
2. | 1.007827 | Cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ | Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính | Hải quan | Cục Hải quan tỉnh, thành phố | STT 4 mục B điểm 2 phần I Quyết định số 671/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 |
| |
B. Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan | ||||||||
3 | 1.007888 | Tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ | Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính | Hải quan | Chi cục Hải quan | STT 3 mục C điểm 2 phần I Quyết định số 671/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 |
| |
4 | 1.007887 | Tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ | Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính | Hải quan | Chi cục Hải quan | STT 2 mục C điểm 2 phần I Quyết định số 671/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 |
| |
5 | 1.007826 | Chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ | Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính | Hải quan | Chi cục Hải quan | STT 1 mục B điểm 2 phần I Quyết định số 671/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 |
| |
NỘI DUNG CHI TIẾT TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. Thủ tục hành chính cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
1. Cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ chuẩn bị hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ quy định tại mục (-) thứ 3 dưới đây).
Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ quy định tại mục (-) thứ 3 dưới đây).
Bước 3: Cơ quan Hải quan cấp giấy tạm nhập xe theo Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cho chủ xe 02 bản, chuyển Tổng cục Hải quan 01 bản và lưu giữ 01 bản.
Bước 4: Cơ quan Hải quan cập nhật thông tin giấy tạm nhập lên hệ thống và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Cách thức thực hiện:
+ Thủ công
+ Tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính;
b) Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân): 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu;
c) Giấy xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam về việc di chuyển tài sản hoặc thuyên chuyển nơi công tác từ nước khác đến Việt Nam (đối với đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân): 01 bản chính;
d) Sổ định mức miễn thuế do Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp Sổ định mức miễn thuế đã được cập nhật vào cổng thông tin một cửa quốc gia và trường hợp tạm nhập khẩu vượt định lượng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy
Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương thể hiện người nhận hàng trên các chứng từ này là người đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy hoặc tổ chức, cá nhân được người đề nghị cấp giấy tạm nhập xe ô tô, xe gắn máy ủy thác tạm nhập khẩu: 01 bản chính và 01 bản chụp của hãng vận chuyển (trừ trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy qua cửa khẩu đường bộ hoặc người đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu nhận chuyển nhượng, cho, biếu, tặng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác) và một trong các giấy tờ sau:
đ.1) Giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe ô tô hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận sở hữu xe ô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển đi cấp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô là tài sản di chuyển;
đ.2) Chứng từ thanh toán tiền mua xe ô tô, xe gắn máy qua ngân hàng (01 bản chụp có xác nhận của ngân hàng) hoặc hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại (01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu) đối với trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy từ nước ngoài hoặc nhận chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác.
Trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam mua xe ô tô, xe gắn máy từ nước ngoài thì ngoài các chứng từ quy định tại điểm đ khoản này thì phải nộp 01 bản chụp hợp đồng ủy thác từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu;
Trường hợp nhận biếu, tặng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ khác: 01 bản chụp từ bản chính chứng từ biếu, tặng và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nhận biếu, tặng từ nước ngoài: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính chứng từ biếu tặng từ phía nước ngoài;
đ.3) Giấy tờ điều chuyển xe ô tô, xe gắn máy: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cơ quan, tổ chức nhận điều chuyển xe từ nước ngoài;
đ.4) Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy phù hợp pháp luật Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy phù hợp pháp luật quốc gia của người đang chứng minh quyền sở hữu: 01 bản chụp (đối với giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy của Việt Nam) hoặc 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy của nước ngoài hoặc được Đại sứ quán nước đó xác nhận.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; trường hợp nhận hồ sơ bổ sung thì 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ.
- Cơ quan thực giải quyết tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hải quan tỉnh, thành phố
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cơ quan được tạm nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xe ô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật về thuế có liên quan sau khi được Bộ Ngoại giao cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật.
+ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân được tạm nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xe ô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật về thuế có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
++ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là viên chức ngoại giao: có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 18 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư, còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 12 tháng trở lên, thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp;
++ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là nhân viên hành chính, kỹ thuật: có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 12 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư, còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 09 tháng trở lên, thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp;
+ Được Bộ Ngoại giao cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật
Trường hợp người kế nhiệm đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy, Bộ Ngoại giao chỉ cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức miễn thuế khi có thông báo của cơ quan hải quan việc người tiền nhiệm đã hoàn thành thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy, hoặc người mua xe đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng theo quy định đối với chiếc xe nhận chuyển nhượng từ người tiền nhiệm.
Trường hợp người kế nhiệm nhận chuyển nhượng xe ô tô của người tiền nhiệm, Bộ Ngoại giao thực hiện cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức miễn thuế khi xe ô tô tạm nhập khẩu của người tiền nhiệm chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng theo quy định, Bộ Ngoại giao ghi thông tin về chứng minh thư của người tiền nhiệm (số chứng minh thư, họ và tên, chức vụ, cơ quan, có giá trị đến), thông tin về xe của người tiền nhiệm (loại phương tiện, năm sản xuất, nước sản xuất, số khung, số máy, số, ngày tháng của giấy tạm nhập khẩu xe) trên sổ định mức miễn thuế.
+ Trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy từ nước ngoài hoặc nhận chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác tại Việt Nam, khi thực hiện thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe, chủ xe nộp chứng từ chứng minh quyền sở hữu xe theo hướng dẫn của Bộ Tài chính cho cơ quan hải quan.
+ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng trong các trường hợp sau:
++ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cơ quan sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu, tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy hoặc chuyển nhượng xe ô tô;
++ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy đối với xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 09 tháng trở lên kể từ ngày hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy xe (thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).
+ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ nếu tạm nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng gồm: xe tạm nhập khẩu từ nước ngoài và xe tạm nhập khẩu dưới dạng tài sản di chuyển, phải tuân thủ quy định về nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014
+ Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
+ Khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC |
|
Số: /CV-......1 V/v đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô, xe hai bánh gắn máy | ………., ngày ... tháng ... năm ...... |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố….
Tên cơ quan/ông/bà đề nghị:…………………………………………………………………….
Đối với cá nhân, bổ sung thêm các thông tin sau:
- Chức vụ:…………………………….. là người kế nhiệm ông/bà:……………………. (đối với trường hợp là người kế nhiệm).
- Số chứng minh thư:…………………………….. thời hạn: …………………………………..
- Số sổ định mức miễn thuế:…………………… … ngày....tháng....năm....do………cấp.
Căn cứ quy định tại Thông tư số /2021/TT-BTC ngày / /2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố:………….…… cấp giấy tạm nhập khẩu ... xe ô tô/….. xe hai bánh gắn máy chi tiết như sau:
- Loại phương tiện……….. Nhãn hiệu xe: ………., năm sản xuất:……….., nước sản xuất:…… màu sơn:………., số khung:…………., số động cơ:………..; thể tích làm việc:…………, tình trạng phương tiện:………………………
- Xe tạm nhập khẩu thuộc vận đơn số………. ngày…….. cảng đích:………… hoặc do cơ quan/ ông/bà……………………………………. chuyển nhượng.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC | HỌ VÀ TÊN CÁ NHÂN |
Ghi chú:
- 1 Tên viết tắt của cơ quan/tổ chức ban hành công văn
- 2 Nếu là người đề nghị là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên và có xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác; nếu là cơ quan thì người đại diện ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../TNK-NG | ………., ngày ... tháng ... năm ..….. |
GIẤY
TẠM NHẬP KHẨU XE Ô TÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY
Căn cứ quy định tại Thông tư số /2021/TT-BTC ngày / /2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Cơ quan/ông/bà tại văn bản:…………………… ngày…. tháng....năm……
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ….
Xác nhận Cơ quan/ông/bà…………………
Chức vụ: ………………….; số chứng minh thư ngoại giao: ……………. có giá trị đến ngày……… (đối với xe cá nhân).
Địa chỉ:……………………………………………………………
Số sổ định mức miễn thuế:……….. ngày....tháng....năm do………………………. cấp.
Tạm nhập khẩu ……..ô tô/.... xe hai bánh gắn máy theo chế độ ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam:
- Loại phương tiện……….. Nhãn hiệu xe: ………., năm sản xuất:……….., nước sản xuất:……, màu sơn:………., số khung:…………., số động cơ:………..; thể tích làm việc:…………, tình trạng phương tiện:………………………
- Xe tạm nhập khẩu thuộc vận đơn số ……………… ngày ……………. cảng đích:…………. hoặc do cơ quan/ông/bà………………………… chuyển nhượng.
- Việc tạm nhập khẩu xe ô tô nêu trên được thực hiện theo quy định hiện hành.
Giấy tạm nhập này có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
XÁC NHẬN
Của Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập khẩu:
Xác nhận Cơ quan/ông/bà:…………………………… số chứng minh thư ngoại giao:…………. có giá trị đến ngày……… (đối với xe cá nhân).
Đã làm thủ tục tạm nhập khẩu:………….. xe ô tô/………..xe hai bánh gắn máy theo giấy tạm nhập khẩu số……. ngày....tháng……năm….do Cục Hải quan tỉnh, thành phố……………. cấp.
| …, ngày…tháng…năm 20… |
Ghi chú:
- 1 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
- 2 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
2. Cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam chuẩn bị hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ nêu tại mục (-) thứ 3 dưới đây).
Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ quy định tại mục (-) thứ 3 dưới đây).
Bước 3: Cơ quan Hải quan cấp giấy chuyển nhượng xe theo Phụ lục V ban kèm Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cho đối tượng đề nghị cấp giấy chuyển nhượng 02 bản để đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam lưu 01 bản; chuyển 01 bản cho Tổng cục Hải quan để báo cáo và giao cho đối tượng nhận chuyển nhượng 01 bản để làm thủ tục chuyển nhượng.
Bước 4: Cơ quan Hải quan cập nhật thông tin giấy chuyển nhượng lên hệ thống và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Cách thức thực hiện:
+ Thủ công
+ Tại trụ sở Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Đối với xe ô tô của cơ quan:
Văn bản đề nghị được chuyển nhượng xe ô tô theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC dẫn trên: 01 bản chính.
b) Đối với xe ô tô của cá nhân:
b.1) Văn bản đề nghị chuyển nhượng xe ô tô theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021: 01 bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam hoặc Văn bản đề nghị chuyển nhượng xe ô tô của cơ quan nơi chủ xe công tác đối với trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe ô tô;
b.2) Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc 01 bản chụp có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng ủy quyền công tác đối với trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ này ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe ô tô;
b.3) Giấy ủy quyền cho cơ quan nơi đối tượng công tác làm thủ tục chuyển nhượng xe ô tô theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ: 01 bản chính.
c) Văn bản của Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ địa phương nơi có cơ quan Lãnh sự đóng) về việc chuyển nhượng xe ô tô: 01 bản chính;
d) Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô do cơ quan Công an cấp: 01 bản chính;
đ) Tờ khai nhập khẩu có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật”: 01 bản có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đối với trường hợp khi tạm nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan giấy; Trường hợp chuyển vùng công tác quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 thì nộp bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu.
e) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của xe còn hiệu lực hoặc văn bản xác nhận còn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu hành xe của cơ quan đăng kiểm, đối với trường hợp xe ô tô chuyển nhượng có năm sản xuất của xe quá 5 năm quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; trường hợp nhận hồ sơ bổ sung thì 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hải quan tỉnh, thành phố
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chuyển nhượng xe ô tô.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị chuyển nhượng xe ô tô theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Điều kiện về thời gian đã sử dụng xe ô tô:
+ Đối với đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cơ quan: đã sử dụng xe ít nhất từ 24 tháng trở lên kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;
+ Đối với đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân: đã sử dụng xe ít nhất từ 12 tháng trở lên kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; hoặc đối tượng kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam hoặc nhận nhiệm vụ công tác đột xuất trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
b) Tại thời điểm chuyển nhượng, nếu năm sản xuất của xe quá 5 năm thì đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được chuyển nhượng xe cho đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác tại Việt Nam hoặc các đối tượng khác tại Việt Nam với điều kiện tại thời điểm chuyển nhượng xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe còn hiệu lực hoặc xe được cơ quan đăng kiểm xác nhận còn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu hành.
c) Khi đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân thực hiện chuyển nhượng xe, cơ quan nơi đối tượng công tác có công hàm gửi Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) cam kết đối tượng không tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô để thay thế xe sẽ chuyển nhượng trong thời gian công tác còn lại tại Việt Nam.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014
+ Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của TTCP về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
+ Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
PHỤ LỤC IV
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC |
|
Số: /CV-......1 V/v đề nghị chuyển nhượng xe ô tô | ………., ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố…………….
1. Tên cơ quan/ông/bà đề nghị:…………………………………………………………
Đối với cá nhân, bổ sung thêm các thông tin sau:
- Chức vụ: ………………………………………………
- Chứng minh thư ngoại giao:…………………. thời hạn: …………………….
2. Sổ định mức miễn thuế: Số…………….. ngày....tháng....năm.... do……………….. cấp.
Căn cứ quy định tại Thông tư số /2021/TT-BTC ngày / /2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố…………………....cấp giấy chuyển nhượng ……… xe ô tô chi tiết như sau:
- Loại phương tiện……….. Nhãn hiệu xe: ………., năm sản xuất:……….., nước sản xuất:……, màu sơn:………., số khung:…………., số động cơ:………..; thể tích làm việc:…………, tình trạng phương tiện:………………………cho Cơ quan/ông/bà………………; địa chỉ: ……………………….
- Xe tạm nhập theo giấy tạm nhập số………… ngày ....do Cục Hải quan tỉnh, thành phố………….. cấp cho………………………… cơ quan/ông/bà…………………….., địa chỉ:……….. và tờ khai nhập khẩu số…………….. ngày…………… tại Chi cục Hải quan……….. thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố………………………………
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
| HỌ VÀ TÊN CÁ NHÂN |
Ghi chú:
- 1 Tên viết tắt cơ quan/tổ chức
- 2 Nếu là người đề nghị là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên và có xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác; nếu là cơ quan thì người đại diện ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
PHỤ LỤC V
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .........../CN-NG | ………., ngày ... tháng ... năm .... |
GIẤY
CHUYỂN NHƯỢNG XE Ô TÔ
Căn cứ quy định tại Thông tư số /2021/TT-BTC ngày / /2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Cơ quan/ông/bà tại văn bản: ……………………… ngày… tháng ....năm....
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ……
Xác nhận Cơ quan/ông/bà……………..
Chức vụ:…………………; số chứng minh thư ngoại giao:…………. có giá trị đến ngày…… (đối với xe cá nhân).
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………
Số sổ định mức miễn thuế: …………………….. ngày....tháng....năm….. do ………………... cấp.
Được chuyển nhượng ....ô tô cho cơ quan/ông/bà ………………, địa chỉ:…….. Thông tin về xe chuyển nhượng như sau:
- Loại phương tiện……….. Nhãn hiệu xe: ………., năm sản xuất:……….., nước sản xuất:……, màu sơn:………., số khung:…………., số động cơ:………..; thể tích làm việc:…………, tình trạng phương tiện:………………………
- Đã tạm nhập khẩu theo giấy tạm nhập khẩu số….. ngày…… của Cục Hải quan tỉnh, thành phố…………………., tờ khai nhập khẩu số:……. ngày ……tại Chi cục Hải quan…………………. thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố ………………………………….
Việc chuyển nhượng xe ô tô nêu trên được thực hiện theo quy định hiện hành.
Giấy chuyển nhượng này có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
XÁC NHẬN
Của Chi cục Hải quan làm thủ tục chuyển nhượng:
Xác nhận Cơ quan/ông/bà:……………………… số chứng minh thư ngoại giao:…….. có giá trị đến ngày………… (đối với xe cá nhân).
Đã làm thủ tục chuyển nhượng: …………..xe ô tô theo giấy chuyển nhượng xe ô tô số….. ngày....tháng… năm ....do Cục Hải quan tỉnh, thành phố………………. cấp
| …, ngày…tháng…năm 20… |
Ghi chú:
- 1 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
- 2 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
B. Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan:
1. Tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ chuẩn bị và nộp hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ quy định tại mục (-) thứ 3 dưới đây).
Bước 2: Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu thông tin trên giấy tạm nhập khẩu, hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa thực nhập có sai lệch so với nội dung ghi trên giấy tạm nhập khẩu, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu (kèm các chứng từ liên quan). Cục Hải quan nơi cấp giấy tạm nhập khẩu căn cứ văn bản của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu và chứng từ liên quan để xem xét điều chỉnh nội dung giấy tạm nhập khẩu, ghi nội dung điều chỉnh vào mặt sau giấy tạm nhập khẩu.
Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập khẩu chỉ thông quan xe tạm nhập khẩu khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chất lượng cấp và đã hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định
Bước 3: Kết thúc thủ tục thông quan:
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xác nhận kết quả làm thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô, gắn máy vào 02 bản giấy tạm nhập xe và trả cho người khai hải quan 01 bản
+ Trường hợp thủ tục hải quan giấy:
++ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xác nhận thông quan trên 03 tờ khai hải quan, đồng thời đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe theo quy định của pháp luật” vào 01 bản tờ khai; trả cho người khai hải quan 01 bản có xác nhận thông quan và 01 bản có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe theo quy định của pháp luật”, lưu 01 bản tờ khai;
++ Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập khẩu sao gửi 01 bản từ bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu (có xác nhận thông quan) cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu để theo dõi, quản lý và truyền dữ liệu thông tin về tờ khai về Tổng cục Hải quan để quản lý thông tin tập trung; không cấp tờ khai nguồn gốc đối với xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu;
+ Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan Công an và cơ quan Hải quan theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xe thực hiện xác nhận đã thông quan lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu in từ hệ thống và trả cho người khai hải quan để thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành xe tại cơ quan Công an
- Cách thức thực hiện thủ tục hành chính:
+ Điện tử, thủ công.
+ Tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy: 02 bản chính;
b) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 -Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 03 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chính (có đóng dấu treo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy);
d) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô): 01 bản chính;
đ) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy/động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy): 01 bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa:
++ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
++ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan cửa khẩu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan cửa khẩu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông quan xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đã được cơ quan hải quan cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy.
+ Đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô), Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chất lượng cấp (trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014
+ Điều 45 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
+ Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Điều 6 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
+ Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
+ Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
PHỤ LỤC IV
Mẫu HQ/2015/NK - Tờ khai hải quan giấy
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Tiêu thức | Nội dung hướng dẫn cụ thể |
Góc trên bên trái tờ khai | Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu. |
Phần giữa tờ khai | * Số tờ khai, ngày giờ đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan theo trật tự: Số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai. * Số lượng phụ lục tờ khai: là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên) |
Góc trên bên phải tờ khai | Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu ký tên, đóng dấu công chức. |
A- Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế | |
Ô số 1 | Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của người bán hàng ở nước ngoài bán hàng cho thương nhân Việt Nam (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa) |
Ô số 2 | Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân nhập khẩu; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân). |
Ô số 3 | Người ủy thác/người được ủy quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân ủy thác cho người nhập khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của người được ủy quyền khai hải quan; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu người được ủy quyền là cá nhân). |
Ô số 4 | Đại lý Hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; số, ngày hợp đồng đại lý hải quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan thì khai tên kho ngoại quan. |
Ô số 5 | Loại hình: Người khai hải quan ghi rõ loại hình nhập khẩu tương ứng. |
Ô số 6 | Hóa đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hóa đơn thương mại (nếu có). |
Ô số 7 | Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép (nếu có). |
Ô số 8 | Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng (nếu có). |
Ô số 9 | Vận đơn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị do người vận tải cấp thay thế vận đơn (nếu có). |
Ô số 10 | Cảng xếp hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng, địa điểm (được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại hoặc ghi trên vận đơn) nơi từ đó hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam. |
Ô số 11 | Cảng dỡ hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng/cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận tải xuống (được ghi trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác). Trường hợp cảng/cửa khẩu dỡ hàng khác với địa điểm hàng hóa được giao cho người khai hải quan thì ghi cảng dỡ hàng/ địa điểm giao hàng. Ví dụ: Hàng nhập khẩu được dỡ tại cảng Hải Phòng và giao hàng cho người nhận hàng tại ICD Gia Thụy, người khai ghi Hải Phòng/Gia Thụy |
Ô số 12 | Phương tiện vận tải: Người khai hải quan ghi tên tàu biển, số chuyến bay, số chuyến tàu hỏa, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ. |
Ô số 13 | Nước xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi mà từ đó hàng hóa được chuyển đến Việt Nam (nơi hàng hóa được xuất bán cuối cùng đến Việt Nam). Áp dụng mã nước cấp ISO 3166. (không ghi tên nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa trung chuyển qua đó). |
Ô số 14 | Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. |
Ô số 15 | Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …). (nếu có). |
Ô số 16 | Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD). (nếu có). |
Ô số 17 | Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam. (nếu có). |
Ô số 18 | Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hóa theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: - Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”. - Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng. * Đối với lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục). |
Ô số 19 | Mã số hàng hóa: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: - Trên tờ khai hải quan: không ghi gì. - Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng. |
Ô số 20 | Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166. * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19. |
Ô số 21 | Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. |
Ô số 22 | Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19. |
Ô số 23 | Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc thực tế giao dịch. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19. |
Ô số 24 | Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hóa (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 16, căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, hóa đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Hợp đồng thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 20. |
Ô số 25 | Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (x) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá nguyên tệ (ô số 24)”. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: - Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai. - Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng. |
Ô số 26 | Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đồng Việt Nam. b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai c. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng. * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: - Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế nhập khẩu phải nộp tại ô “tiền thuế” tương ứng. - Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế nhập khẩu phải nộp cho từng mặt hàng2 |
Ô số 27 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hóa được xác định mã số hàng hóa tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB. c. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26. |
Ô số 28 | Thuế bảo vệ môi trường (BVMT), người khai hải quan ghi: a. Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. b. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng. * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26. |
Ô số 29 | Thuế giá trị gia tăng (GTGT), người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá thuế nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hóa được xác định mã số hàng hóa tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT. c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô 26. |
Ô số 30 | Tổng số tiền thuế (ô 26 + 27 + 28 + 29), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế nhập khẩu, TTĐB, BVMT và GTGT; bằng chữ. |
Ô số 31 | Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau: - Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container; - Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container; - Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng; * Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai. |
Ô số 32 | Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu. |
Ô số 33 | Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai. |
B. Phần dành cho cơ quan hải quan | |
Ô số 34 | Lãnh đạo Chi cục nơi đăng ký tờ khai hải quan ghi kết quả phân luồng lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. |
Ô số 35 | Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý …. |
Ô số 36 | Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hóa nhập khẩu. |
Ô số 37 | Xác nhận giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu: Công chức Hải quan ghi tóm tắt nội dung quyết định của cơ quan Hải quan về việc giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản hay hàng chuyển cửa khẩu. |
Ô số 38 | Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in. |
C. Các trường hợp không phải khai tại các ô tương ứng quy định trên tờ khai | |
Các ô số: 6, 8, 13, 14, 15 | 1. Hàng hóa là tài sản di chuyển 2. Hành lý ký gửi của người xuất nhập cảnh. 3. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất 4. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. 5. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành sửa chữa 6. Hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức cá nhân nước ngoài biếu, tặng tổ chức, cá nhân Việt Nam. 7. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này. 8. Hàng mẫu không thanh toán. |
Ô số 9, số 10, số 11 | 1. Hành lý vượt quá định mức miễn thuế quy định tại Điều 61 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh. 2. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định quy định tại Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh. 3. Hàng hóa khác mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh. |
Ô số 15, 16, 17, 21, 26, 27, 28, 29, 30 | Hàng hóa gửi kho ngoại quan |
4. Tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam nộp hồ sơ theo quy định tại mục (-) thứ 3 dưới đây tại Chi cục Hải quan cửa khẩu (Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất khẩu)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ tái xuất khẩu xe được nộp và thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu (số tờ khai tạm nhập khẩu), Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất khẩu thực hiện thủ tục tái xuất khẩu xe theo quy định hiện hành đối với hàng hóa xuất khẩu.
Bước 3: Kết thúc thủ tục tái xuất khẩu: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất khẩu xe có văn bản thông báo đã hoàn thành thủ tục hải quan và sao gửi tờ khai hàng hóa xuất khẩu xe cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô/xe gắn máy để thực hiện thanh khoản giấy tạm nhập khẩu và lưu hồ sơ theo quy định
- Cách thức thực hiện:
+ Điện tử, thủ công.
+ Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Đối với xe ô tô, xe gắn máy của cơ quan:
Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô, xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính.
b) Đối với xe ô tô, xe gắn máy của cá nhân:
+ Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô, xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 27/2021/TT-BTC dẫn trên: 01 bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam hoặc văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô, xe gắn máy của cơ quan nơi chủ xe công tác đối với trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân ủy quyền cho cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục tái xuất xe ô tô, xe gắn máy;
+ Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu; hoặc 01 bản chụp có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng ủy quyền công tác đối với trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân ủy quyền cho cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục tái xuất xe ô tô, xe gắn máy;
+ Giấy ủy quyền cho cơ quan nơi đối tượng công tác làm thủ tục tái xuất xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ: 01 bản chính;
c) Văn bản của Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ địa phương nơi có cơ quan Lãnh sự đóng) về việc tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy: 01 bản chính;
d) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu xe có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật”: 01 bản chính đối với trường hợp khi tạm nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan giấy;
đ) Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô, xe gắn máy do cơ quan công an cấp: 01 bản chính;
e) Biên bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được: 01 bản chính (đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ);
g) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 02 - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Người khai hải quan phải khai thông tin về số tờ khai hàng hóa tạm nhập khẩu xe trên chỉ tiêu thông tin tiêu chí số 2.3 của tờ khai hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tại ô 29 (ghi chép khác) của tờ khai hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan giấy.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
++ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
++ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
- Đối tượng thực hiện: đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan cửa khẩu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan cửa khẩu
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông quan xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tái xuất khẩu.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô/xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021.
+ Tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ không có nhu cầu sử dụng xe ô tô, xe gắn máy đang sử dụng và có nhu cầu tái xuất khẩu xe.
+ Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là cá nhân trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
+ Xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được và đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ không thực hiện tiêu hủy.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014
+ Điều 45 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
+ Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Điều 7 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
+ Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC |
|
Số: /CV-......1 V/v đề nghị tái xuất xe ô tô, xe hai bánh gắn máy | ………., ngày ... tháng ... năm ...…... |
Kính gửi: Chi cục Hải quan cửa khẩu ……… thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố …………
1. Tên cơ quan/ông/bà đề nghị:…………………………………………………………..
Đối với cá nhân, bổ sung thêm các thông tin sau:
- Chức vụ:………………………………………………………………………..
- Số chứng minh thư:……………….. thời hạn:……………………………….
2. Sổ định mức miễn thuế: Số………… ngày....tháng....năm do…………………. cấp.
Căn cứ quy định tại Thông tư số /2021/TT-BTC ngày / /2021 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, đề nghị Chi cục Hải quan…………. thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố:………………………… giải quyết thủ tục tái xuất ……. xe ô tô/ ……. xe hai bánh gắn máy chi tiết như sau:
- Loại phương tiện……….. Nhãn hiệu xe: ………., năm sản xuất:……….., nước sản xuất:……, màu sơn:………., số khung:…………., số động cơ:………..; thể tích làm việc:…………, tình trạng phương tiện:………………………
- Xe tạm nhập khẩu theo giấy tạm nhập số……….. ngày…………. do Cục Hải quan tỉnh, thành phố……………………. cấp và tờ khai nhập khẩu số…………………….
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
| HỌ VÀ TÊN CÁ NHÂN |
Ghi chú:
- 1 Tên viết tắt của cơ quan/tổ chức.
- 2 Nếu là người đề nghị là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên và có xác nhận của cơ quan nơi cá nhân công tác; nếu là cơ quan thì người đại diện ký và ghi rõ tên, đóng dấu.
PHỤ LỤC IV
Mẫu HQ/2015/XK - Tờ khai hải quan giấy
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TRÊN TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Chỉ tiêu thông tin | Nội dung hướng dẫn cụ thể |
Góc trên bên trái TK | Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất khẩu; |
Phần giữa tờ khai | * Số tờ khai, ngày giờ đăng đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình xuất khẩu tại từng Chi cục Hải quan theo trật tự: Số tờ khai/XK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai. * Số lượng phụ lục tờ khai: là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên) |
Góc trên bên phải tờ khai | Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu ký tên, đóng dấu công chức. |
A- Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế | |
Ô số 1 | Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân Việt Nam bán hàng cho người mua hàng ở nước ngoài (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân). |
Ô số 2 | Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của thương nhân nhập khẩu. |
Ô số 3 | Người ủy thác/ người được ủy quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân ủy thác cho người xuất khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của người được ủy quyền khai hải quan; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu người được ủy quyền là cá nhân). |
Ô số 4 | Đại lý hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; Số, ngày hợp đồng đại lý hải quan. |
Ô số 5 | Loại hình: Người khai hải quan ghi rõ loại hình xuất khẩu tương ứng. |
Ô số 6 | Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của giấy phép của các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép (nếu có). |
Ô số 7 | Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng (nếu có). |
Ô số 8 | Hóa đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hóa đơn thương mại (nếu có). |
Ô số 9 | Cửa khẩu xuất hàng: Ghi tên cảng, địa điểm (được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại) nơi từ đó hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu. |
Ô số 10 | Nước nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng được xác định tại thời điểm hàng hóa xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh. Áp dụng mã nước, vùng lãnh thổ cấp ISO 3166. |
Ô số 11 | Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng thương mại |
Ô số 12 | Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …) (nếu có). |
Ô số 13 | Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD). (nếu có). |
Ô số 14 | Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam. (nếu có). |
Ô số 15 | Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng. * Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: - Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”. - Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng. * Đối với lô hàng được áp vào một mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục). |
Ô số 16 | Mã số hàng hóa: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. * Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: - Trên tờ khai hải quan: không ghi gì. - Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng. |
Ô số 17 | Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO. * Trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16. |
Ô số 18 | Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 19. * Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16. |
Ô số 19 | Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc theo thực tế giao dịch. * Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16. |
Ô số 20 | Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hóa bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 13, căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, hóa đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng. * Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16. |
Ô số 21 | Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng xuất khẩu, là kết quả của phép nhân (X) giữa “Lượng hàng (ô số 18) và “Đơn giá (ô số 20)”. * Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: - Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai. - Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng. |
Ô số 22 | Thuế xuất khẩu, người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam. b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 16 theo Biểu thuế xuất khẩu. c. Ghi số thuế xuất khẩu phải nộp của từng mặt hàng. * Trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: - Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế xuất khẩu phải nộp tại ô “cộng” - Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế xuất khẩu phải nộp cho từng mặt hàng. |
Ô số 23 | Thu khác, người khai hải quan ghi: - Trị giá tính thu khác: Ghi số tiền phải tính thu khác. - Tỷ lệ %: Ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định - Số tiền: Ghi số tiền phải nộp * Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 22. |
Ô số 24 | Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế xuất khẩu, thu khác, bằng số và bằng chữ. |
Ô số 25 | Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng container ghi như sau: - Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container; - Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container; - Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng; - Địa điểm đóng hàng: Ghi nơi đóng hàng hóa xuất khẩu vào container; * Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai. |
Ô số 26 | Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hóa xuất khẩu. |
Ô số 27 | Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai. |
B. Phần dành cho cơ quan Hải quan | |
Ô số 28 | Lãnh đạo Chi cục nơi đăng ký tờ khai hải quan ghi kết quả phân luồng lên tờ khai hàng hóa xuất khẩu. |
Ô số 29 | Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý …. |
Ô số 30 | Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in. |
Ô số 31 | Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hóa xuất khẩu. |
C. Các trường hợp không phải khai tại các ô tương ứng quy định trên tờ khai | |
Các ô số: 7, 8, 9, 10, 11, 12 | 1. Hàng hóa là tài sản di chuyển. 2. Hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh. 3. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất. 4. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. 5. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành sửa chữa. 6. Hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam biếu, tặng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. |
5. Chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đối tượng chuyển nhượng xe thực hiện khai báo theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01-tờ khai hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì kê khai theo mẫu theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bước 2: Chi cục Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ chuyển nhượng theo quy định và đối chiếu với thực tế xe ô tô để thực hiện thủ tục chuyển nhượng (bao gồm việc tính thuế, thu thuế, trừ trường hợp đối tượng mua xe ô tô là đối tượng được tạm nhập khẩu, nhập khẩu xe ô tô miễn thuế theo quy định của pháp luật);
Bước 3: Trả biên lai thu thuế (đối với trường hợp cơ quan hải quan thu bằng tiền mặt) cho đối tượng làm thủ tục chuyển nhượng hoặc người được ủy quyền làm thủ tục chuyển nhượng xe ô tô theo quy định của pháp luật để làm các thủ tục đăng ký lưu hành xe; hoặc thu bản chụp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua Kho bạc Nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng từ đối tượng làm thủ tục chuyển nhượng xe ô tô hoặc người được ủy quyền làm thủ tục chuyển nhượng xe theo quy định của pháp luật;
Bước 4: Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan giấy để chuyển nhượng xe ô tô, sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, Chi cục hải quan trả 01 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu cho người khai hải quan;
Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa thực hiện việc chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan công an và cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ: thực hiện xác nhận đã thông quan lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu in từ hệ thống và trả cho người khai hải quan để thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành xe tại cơ quan công an.
- Cách thức thực hiện thủ tục hành chính:
+ Điện tử, thủ công
+ Tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
+ Giấy chuyển nhượng xe ô tô do Cục Hải quan tỉnh, thành phố cấp: 01 bản chính (trừ trường hợp chuyển nhượng đối với xe ô tô tạm nhập khẩu miễn thuế của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam đã bán, cho, biếu, tặng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 9a Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ);
+ Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô do cơ quan Công an cấp: 01 bản chính (trường hợp chuyển nhượng đối với xe ô tô tạm nhập khẩu miễn thuế của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam đã bán, cho, biếu, tặng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 9a Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ);
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu xe (nếu có);
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa:
++ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
++ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng nhận chuyển nhượng xe.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, thu thuế xe chuyển nhượng và thanh khoản giấy tạm nhập khẩu xe.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đã được cấp giấy chuyển nhượng;
+ Xe đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô), Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chất lượng cấp (trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Điều 6 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam;
+ Khoản 3, 4 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
+ Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
PHỤ LỤC IV
Mẫu HQ/2015/NK - Tờ khai hải quan giấy
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Tiêu thức | Nội dung hướng dẫn cụ thể |
Góc trên bên trái tờ khai | Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu. |
Phần giữa tờ khai | * Số tờ khai, ngày giờ đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan theo trật tự: Số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai. * Số lượng phụ lục tờ khai: là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên) |
Góc trên bên phải tờ khai | Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu ký tên, đóng dấu công chức. |
A- Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế | |
Ô số 1 | Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của người bán hàng ở nước ngoài bán hàng cho thương nhân Việt Nam (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa) |
Ô số 2 | Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân nhập khẩu; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân). |
Ô số 3 | Người ủy thác/người được ủy quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân ủy thác cho người nhập khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của người được ủy quyền khai hải quan; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu người được ủy quyền là cá nhân). |
Ô số 4 | Đại lý Hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; số, ngày hợp đồng đại lý hải quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan thì khai tên kho ngoại quan. |
Ô số 5 | Loại hình: Người khai hải quan ghi rõ loại hình nhập khẩu tương ứng. |
Ô số 6 | Hóa đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hóa đơn thương mại (nếu có). |
Ô số 7 | Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép (nếu có). |
Ô số 8 | Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng (nếu có). |
Ô số 9 | Vận đơn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị do người vận tải cấp thay thế vận đơn (nếu có). |
Ô số 10 | Cảng xếp hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng, địa điểm (được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại hoặc ghi trên vận đơn) nơi từ đó hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam. |
Ô số 11 | Cảng dỡ hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng/cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận tải xuống (được ghi trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác). Trường hợp cảng/cửa khẩu dỡ hàng khác với địa điểm hàng hóa được giao cho người khai hải quan thì ghi cảng dỡ hàng/ địa điểm giao hàng. Ví dụ: Hàng nhập khẩu được dỡ tại cảng Hải Phòng và giao hàng cho người nhận hàng tại ICD Gia Thụy, người khai ghi Hải Phòng/Gia Thụy |
Ô số 12 | Phương tiện vận tải: Người khai hải quan ghi tên tàu biển, số chuyến bay, số chuyến tàu hỏa, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ. |
Ô số 13 | Nước xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi mà từ đó hàng hóa được chuyển đến Việt Nam (nơi hàng hóa được xuất bán cuối cùng đến Việt Nam). Áp dụng mã nước cấp ISO 3166. (không ghi tên nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa trung chuyển qua đó). |
Ô số 14 | Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. |
Ô số 15 | Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …). (nếu có). |
Ô số 16 | Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD). (nếu có). |
Ô số 17 | Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam. (nếu có). |
Ô số 18 | Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hóa theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: - Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”. - Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng. * Đối với lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục). |
Ô số 19 | Mã số hàng hóa: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: - Trên tờ khai hải quan: không ghi gì. - Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng. |
Ô số 20 | Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166. * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19. |
Ô số 21 | Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. |
Ô số 22 | Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19. |
Ô số 23 | Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc thực tế giao dịch. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19. |
Ô số 24 | Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hóa (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 16, căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, hóa đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Hợp đồng thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 20. |
Ô số 25 | Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (x) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá nguyên tệ (ô số 24)”. * Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: - Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai. - Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng. |
Ô số 26 | Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đồng Việt Nam. b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai c. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng. * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau: - Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế nhập khẩu phải nộp tại ô “tiền thuế” tương ứng. - Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế nhập khẩu phải nộp cho từng mặt hàng2 |
Ô số 27 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hóa được xác định mã số hàng hóa tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB. c. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26. |
Ô số 28 | Thuế bảo vệ môi trường (BVMT), người khai hải quan ghi: a. Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. b. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường. c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng. * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26. |
Ô số 29 | Thuế giá trị gia tăng (GTGT), người khai hải quan ghi: a. Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá thuế nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hóa được xác định mã số hàng hóa tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT. c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng * Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô 26. |
Ô số 30 | Tổng số tiền thuế (ô 26 + 27 + 28 + 29), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế nhập khẩu, TTĐB, BVMT và GTGT; bằng chữ. |
Ô số 31 | Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau: - Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container; - Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container; - Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng; * Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai. |
Ô số 32 | Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu. |
Ô số 33 | Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai. |
B. Phần dành cho cơ quan hải quan | |
Ô số 34 | Lãnh đạo Chi cục nơi đăng ký tờ khai hải quan ghi kết quả phân luồng lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. |
Ô số 35 | Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý …. |
Ô số 36 | Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hóa nhập khẩu. |
Ô số 37 | Xác nhận giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu: Công chức Hải quan ghi tóm tắt nội dung quyết định của cơ quan Hải quan về việc giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản hay hàng chuyển cửa khẩu. |
Ô số 38 | Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in. |
C. Các trường hợp không phải khai tại các ô tương ứng quy định trên tờ khai | |
Các ô số: 6, 8, 13, 14, 15 | 1. Hàng hóa là tài sản di chuyển 2. Hành lý ký gửi của người xuất nhập cảnh. 3. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất 4. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. 5. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành sửa chữa 6. Hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức cá nhân nước ngoài biếu, tặng tổ chức, cá nhân Việt Nam. 7. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này. 8. Hàng mẫu không thanh toán. |
Ô số 9, số 10, số 11 | 1. Hành lý vượt quá định mức miễn thuế quy định tại Điều 61 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh. 2. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định quy định tại Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh. 3. Hàng hóa khác mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh. |
Ô số 15, 16, 17, 21, 26, 27, 28, 29, 30 | Hàng hóa gửi kho ngoại quan |
- 1Quyết định 1450/QĐ-BTC năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 2Quyết định 2081/QĐ-BTC năm 2020 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 3Quyết định 424/QĐ-BTC năm 2018 công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực chứng khoán thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 4Quyết định 764/QĐ-BTC năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới/được sửa đổi, bổ sung/bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 5Quyết định 2473/QĐ-BTC năm 2021 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 6Quyết định 1681/QĐ-BTC năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1450/QĐ-BTC năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 7Quyết định 2081/QĐ-BTC năm 2020 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 8Quyết định 424/QĐ-BTC năm 2018 công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực chứng khoán thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 9Quyết định 764/QĐ-BTC năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới/được sửa đổi, bổ sung/bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 10Thông tư 27/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 19/2014/TT-BTC quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 2473/QĐ-BTC năm 2021 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- 12Quyết định 1681/QĐ-BTC năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
Quyết định 984/QĐ-BTC năm 2021 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
- Số hiệu: 984/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/05/2021
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Vũ Thị Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực